Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

phương pháp,bài làm một số chủ đề văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.26 KB, 133 trang )

Phương pháp học tốt môn Văn và kĩ năng viết bài văn nghị luận
Ngữ văn là bộ môn quan trọng, bắt buộc trong kì thi THPT QG 2016. Tuy nhiên,
nhiều bạn vẫn chưa tìm ra phương pháp học hiệu quả và còn gặp nhiều khó khăn
trong khi viết bài văn nghị luận. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ sau để tìm ra
phương pháp học tốt nhất và những kĩ năng, bí kíp để viết được 1 bài văn hay nhé!
A/ Mục tiêu học tập?
Xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, từng cuộc thi.
B/ Học những gì?
- Chương trình thi tập trung chủ yếu vào lớp 12.
- VB đọc hiểu là các văn bản ngoài chương trình
- Những VB đọc thêm cũng nên xem qua để có thêm kiến thức, dẫn chứng liên hệ
mở rộng cho bài viết của mình.
- Có kiến thức về tác giả, tp, kiến thức VHS, lí luận VH, Tiếng Việt.
I. VỀ VĂN HỌC SỬ:
1. Tổng quan về một nền văn học:
- Các thành phần (bộ phận) và các giai đoạn phát triển của nền VH
- Những thành tựu lớn (nội dung, nghệ thuật) của nền VH
- Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
2. Khái quát một thời kì văn học:
- Mốc thời gian, đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng.
- Các bộ phận, giai đoạn phát triển của thời kì VH đó.
- Đặc điểm phát triển của VH
- Những thành tựu về nội dung, nghệ thuật
3. Khát quát về một khuynh hướng (trào lưu) văn học:
- Khái niệm và cơ sở hình thành khuynh hướng (trào lưu) VH
- Đặc trưng thi pháp của khuynh hướng (trào lưu) đó
- Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Tác gia VH (Xuân Diệu, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu)
- Tiểu sử, con người và cuộc đời -> Ảnh hưởng tới thơ văn?



- Sự nghiệp sáng tác: các tác phẩm chính, giá trị nội dung, thể loại sở trường.
- Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật.
- Vị trí văn học sử.
II. VỀ MỘT VĂN BẢN VĂN HỌC:
- Thuộc văn bản
+ Thơ: học thuộc lòng
+ Truyện, kí…: biết tóm tắt, nắm được cốt truyện và các chi tiết đặc sắc, tiêu biểu;
thuộc lòng những câu, đoạn văn hay, quan trọng.
+ Kịch: thuộc cốt truyện, nắm được đặc điểm các nhân vật và các chi tiết quan
trọng.
- Để phân tích văn bản:
+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác?
+ Thể loại, đặc trưng thể loại?
+ Ý nghĩa nhan đề? Lời đề từ? (nếu có)
+ Kết cấu của văn bản?
+ Đề tài, chủ đề, giá trị nội dung, nghệ thuật?
- Tích lũy có hệ thống các nhận định về tác phẩm.Vị trí, vai trò, đóng góp của tác
phẩm đối với sự nghiệp sáng tác của nhà văn nói riêng và với nền VH, giai đoạn
VH, trào lưu VH nói chung?
- Đặt văn bản trong hệ thống những văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng khuynh
hướng, thể loại,… ra đời cùng thời và ở các thời kì khác nhau, thuộc các nền VH
khác nhau để hình tư duy so sánh, chỉ ra cái riêng của tác phẩm đó.
III. LÍ LUẬN VĂN HỌC:
- Đặc trưng, chức năng, vai trò, tác dụng của VH.
- Các thể loại văn học và đặc trưng của nó.
- Nhà văn và quá trình sáng tạo.
- Tiếp nhận văn học
- Phong cách nghệ thuật của nhà văn.
C/ Học như thế nào để có hiệu quả cao?



1/ Chăm chỉ:
- Chăm học, đọc, viết, thuộc lòng
- Đọc: đọc lướt nắm nội dung chính? Đọc lần 2 có định hướng, về 1 vấn đề nào đó
để tìm các chi tiết biểu hiện? Đọc lần 3 để thuộc.
2/ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp:
3/ Ghi chép bài:
- Chú ý nghe giảng
- Chia vở 2 cột: ý chính, phần mở rộng.
- Sạch, đẹp.
4/ Học theo sơ đồ tư duy:
- Tìm từ khóa?
- Tác dụng: ghi nhớ hình ảnh sẽ nhanh hơn nhớ câu chữ; có cái nhìn toàn diện về
vấn đề, thấy mối liên hệ giữa các phần/ khía cạnh của vấn đề; đi sâu vào vấn đề
nhỏ hơn.
5/ Hình thành tư duy so sánh:
6/ Tìm ra công thức chung cho từng dạng bài:
- Nghị luận XH: 1 vấn đề, hiện tượng XH/ 1 tư tưởng đạo lí, lối sống/ 1 vấn đề đặt
ra trong tp 1 văn bản cho sẵn.
- NLVH: phân tích tp/ đoạn trích/ hình tượng NT/ nhân vật/ tình huống truyện/ NT
của tp/ so sánh…
7/ Tài liệu tham khảo:
- Sách nghiên cứu: Lã Nhâm Thìn, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Chu Văn
Sơn.
- Văn mẫu – loigiaihay.com
D/ NHỮNG KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐỂ VIẾT MỘT BÀI HAY:
1. Tìm hiểu đề:
- Xác định yêu cầu của đề:
+ Vấn đề cần nghị luận? Vấn đề đó được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào?
+ Thao tác nghị luận cần vận dụng? (chứng minh, giải thích, bình luận, thuyết



minh,…) Xác định thao tác chính và các thao tác bổ sung?
+ Phạm vi yêu cầu của đề? (1 hay nhiều tác phẩm? 1 đoạn, 1 khía cạnh của tác
phẩm?...)
- Xác định các loại kiến thức cần vận dụng? (Về lí luận VH, về tác giả, tác phẩm,
kiến thức xã hội, kinh nghiệm sống…)
2. Lập dàn ý: 1O phút
- Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng cần trình bày.
- Xác định trọng tâm bài, đâu là ý chính, ý phụ để bài viết có điểm nhấn, lướt,
tránh lan man, dàn trải, không có trọng tâm.
- Tổ chức, sắp xếp các ý: chính trước phụ sau hoặc phụ trước chính sau.
3. Viết bài:
- Mở bài và kết bài:
+ Diễn đạt ngắn gọn, nội dung chính xác, lời văn hấp dẫn
+ Mở bài và kết bài phải hô ứng với nhau. MB đặt vấn đề, KB khẳng định, mở
rộng, nâng cao vấn đề.
+ Có thể mở bài trực tiếp, gián tiếp: đề tài, chủ đề, 1 nhận định,... nhưng ko quá
dài dòng, lan man, xa đề,…
- Thân bài:
+ Nhiệm vụ: giải quyết vấn đề đã nêu ra ở mở bài bằng các luận điểm, luận cứ,
luận chứng chính xác, cụ thể, logic, chặt chẽ, phù hợp.
+ Triển khai nội dung từ khái quát đến cụ thể.
+ Có thể viết đoạn văn theo các kiểu diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song
hành,… [tốt nhất là viết đoạn diễn dịch] Bố cục rõ ràng, mạch lạc, tách câu, tách
đoạn hợp lý.
+ Biết cách chuyển ý, chuyển đoạn, liên kết đoạn văn.
+ Để viết được câu văn hay cần phải viết đúng ngữ pháp, có sự liên tưởng, so sánh
hoặc sử dụng kiểu câu tu từ…
+ Tích lũy vốn từ theo trường nghĩa (đồng nghĩa/ trái nghĩa); liên hệ các nhận định

của các tác giả, các nhà phê bình cho bài văn thêm sinh động, thuyết phục.


4. Sửa bài:
- Sau khi viết phải đọc rà soát lỗi và sửa lỗi, hoàn thiện bài.
- Những lỗi thường gặp: lan man, xa đề, diễn đạt lủng củng, thiếu ý, sắp xếp ý lộn
xộn, thiếu dẫn chứng thuyết phục, xáo rỗng, “tán văn”.
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: BẢN CHẤT CỦA THÀNH CÔNG
Gợi ý
Nêu khái niệm về thành công:
– Thành công là những gì mình thực hiện được, có khi là rất giản dị, bé nhỏ nhưng
mang lại cho bạn, cho gia đình niềm vui và thanh thản.
– Thành công có được nhờ công sức lao động nghiêm túc và say mê.
– Thành công từ lao động nghiêm túc, giúp ta hoàn thiện nhân cách.
– Sẽ không có cơ hội thành công cho những ai lười biếng và ảo tưởng xa rời cuộc
sống.
– Liên hệ bản thân.
Bài làm
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo
đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng
chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống
giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng
mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công
theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn
mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có
màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười.
Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại
thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả
những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.Thành công còn

là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ


nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu
bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính
thức ra sân. Nhưng đổ không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi
cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo
đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử
sĩ". Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy
phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công bị trì hoãn mà
thôi. Cuộc sống vân chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết
sức để khẳng định mình. Đố là ý nghĩa vẹn nguyên của các kì thi, và cũng là bản
chất của thành công. Ngày còn nhỏ, tôi đả được đọc một câu chuyện rất xúc động.
Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ, người phụ nữ đã che chở
cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mối tóc pha sương, với đôi bàn tay
ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người
mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đờỉ. Bài văn lạc
đề, phải về nhà viết lại Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó
chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành
công nào tình cảm nào thiêng liêng hơn thế? Nhiều năm trước, báo chí từng vinh
danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó
một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao đó là
chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích 15 nuôi con ăn học. Bao
niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày
con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khóa-học-của-một-người-cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi
năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự
nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ
hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của

hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn
nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành


công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ây, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hanh phúc, là
thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó. Con người
luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô
nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành ti phú như Bill Gates? Vậy thì hãy
gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc
làm đẹp đẽ ây, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất
mà còn giàu có về tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công. Cũng có khi bạn
ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội
bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian
chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. ở đó, bạn nhận dược tình yêu thương
vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta.
Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm cùa
bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê
nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh
từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận
mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, chỉ đơn sơ là khi có ai đó đọc được bài viết
nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những nghĩ suy của
mình vào trang viết. Với tôi đó là đã là một thành công.
HS Hà Minh Ngọc
(khối chuyên văn – Trường ĐHSP Hà Nội)

Nghị luận xã hội về chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích:
- Chiến thắng là thắng được sau một thời gian đấu tranh, là vượt qua, khắc phục

được những thử thách.
- Chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên cái xấu,


cái không tốt, cái tầm thường, thấp hèn trong chính con người mình (con người có
hai phần tốt/ xấu, cao cả/ thấp hèn…)
- Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất: Chiến thắng bản thân là cuộc
đấu tranh đầy khó khăn, không đơn giản bởi đối tượng đấu tranh không dễ nhận
diện… Đó là chính ta nên ta dễ thỏa hiệp, dễ ngụy biện cho sự đầu hàng…
=> Ý nghĩa cả câu: Đánh giá cao khả năng tự vượt thoát cái xấu xa, thấp hèn trong
chính mỗi con người.
2. Phân tích – chứng minh:
Ý 1: Sống là đấu tranh, con người phải đấu tranh và phải chiến thắng.
- Để tồn tại, con người luôn phải luôn đấu tranh với nhiều thế lực để sinh tồn:
+ Đấu tranh với thiên nhiên…
+ Đấu tranh với kẻ xấu – kẻ ác…
+ Đấu tranh với đói nghèo …
+ Đấu tranh với…
Ý 2: Đấu tranh với bản thân, với chính mình là cuộc chiến vô cùng khó khăn:
- Con người phải phân thân về hai phía hai chiến tuyến đối lập để đi đến quyết
định đúng đắn, tốt đẹp.
- Trong cuộc chiến này không ai giúp ta giải quyết mâu thuẫn đó ngoài chính bản
thân ta.
- Những điều không tốt ở chính ta không phải lúc nào cũng dễ nhận ra – nhât là
khi ta gặp khó khăn hay đứng trước những cám dỗ.
- Con người phải đấu tranh với chính bản thân để bảo vệ danh dự, nhân cách dù
phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát.
* Dẫn chứng:
- Socrate: nói ngọng bẩm sinh nhưng ông đã chiến thắng trong cuộc chiến đấu với
phần khiếm khuyêt của bản thân bằng cách tập nói, luyện diễn thuyết trước sóng

biển để trở thành nhà hùng biện
- Nguyễn Ngọc Kí: chiến thắng những lúc muốn bỏ cuộc khi luyện viết bằng chân.
- Pa-ven Cooc-sa-ghin: chiến thắng những phút đau đớn về thể xác, những lúc


muốn kết thúc cuộc đời bởi nghĩ mình đã trở thành người tàn phế..
3. Đánh giá- mở rộng:
- Câu nói chứa đựng một quan niệm sống đúng đắn – hướng con người vươn tới
những giá trị đích thực của bản thân.
- Phê phán lối sống dễ dãi, buông thả, thiếu nghiêm khắc với bản thân.
- Xã hội phát triển nhưng cũng đầy những thử thách và cám dỗ, cho nên hơn lúc
nào hết, con người cần thật bản lĩnh- trước hết là chiến thăng chính mình.
4. Bài học:
* Nhận thức:
- Đấu tranh với với chính mình là điều cần thiết. Đó cũng là cách để con người
hoàn thiện nhân cách – như thế con người đáng được trân trọng.
- Đấu tranh và chiến thắng bản thân cũng là biểu hiện của sự dũng cảm và bản
lĩnh.
* Hành động:
- Với học sinh, chiến thắng trước những cám dỗ của tệ nạn học đường (quay cóp
trong kiểm tra, thi cử, nghiện games…
- Phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, ý chí, kĩ năng sống… để có đủ sáng suốt,
có khả năng chiến thắng bản thân.
Bài tham khảo 1
Chúng ta thường rất khó khăn trong việc chiến thắng bản thân mình dù ai cũng
biết chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. Tại sao chúng ta trù trừ
trước những thói quen xấu của mình như trễ hẹn, sợ hãi vì điều gì thậm chí chỉ
mỗi việc rửa bát lau nhà, nhiều lúc chúng ta cũng cố gắng để dây dưa? Bạn sẽ làm
thế nào để chiến thắng bản thân mình?
Ma lực của thói quen trì trệ là gì? Đó chẳng phải là khiến cho chúng ta tìm

kiếm được những lý do để biện hộ cho cá nhân trước những việc gấp gáp cần phải
làm, hay chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng không muốn thay đổi? Lý do cho việc
này là gì nếu không phải là sự lười biếng và vô trách nhiệm? Đó chính nguyên
nhân chính cản trở chúng ta đến với những thành công của mình. Bạn chưa từng


nghe Lỗ Tấn nói sao: Trên bước đường thành công không có bước chân của kẻ
lười biếng.
Khi đi học chúng ta thường tìm ra những lý do để bao biện cho việc đi trễ hay
chưa làm bài tập, lớn lên những kế hoạch những công việc phải hoàn thành thường
trễ hẹn, hay làm qua loa cho xong chuyện đã khiến cho chúng ta không ít lần điên
đảo với sự giận dữ của thầy cô và cấp trên. Nhưng bạn không thay đổi, hay không
thể thay đổi để có được kết quả tốt đẹp hơn? Sự trì trệ này chính là việc bạn đã hài
lòng và đồng tình với chính bản thân mình.
Trước tiên, bạn phải biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân đế có
hướng xử lý đúng đắn với sự lười biếng này. Nêu bạn thường trễ hẹn và dây dưa
khi phải làm việc thì cách tốt nhất để châm dứt tình trạng trên là cố gắng làm đúng
kế hoạch và hiệu quả công việc. Muốn có được điều này bạn phải quyết tâm và có
ý chí mới hoàn thành được. Không quá khó khăn với những ai thực sự muốn thành
công, vì thế hãy biết những thói quen xấu là gì và tìm ách tiêu diệt chúng.
Tiếp theo hãy hình thành cho mình những thói quen tích cực như dậy sớm, tập
thể dục, nghỉ ngơi đúng lúc và làm việc đúng thời gian, dành thời gian cho những
việc khác như trồng cây, tưới hoa hay nói chuyện cùng cha mẹ người thân. Những
thói quen này sẽ giúp bạn thay đổi rất nhiều đấy. Mọi người ngạc nhiên khi bạn
không còn lúc nào cũng than thở. Tôi không có thời trong khi bạn đang ôm chiếc
gối trên giường. Hãy thay đổi chính mình những thói quen tích cực nếu như đến
những việc này bạn cũng chần chừ bạn sẽ chẳng thể nào thay đổi được bản thân và
chiến thắng chính mình Hãy cố gắng lên nào, chúng ta sẽ vượt qua được chính bản
thân mình.
Cuối cùng, muốn chiến thắng được bản thân bạn cần có ý chí và sự tâm thật

lớn, tập trung ý chí và sự quyết tâm cho một mục tiêu đã đặt ra cách để bạn rèn
luyện ý chí của mình. Bạn biết đây nếu chúng ta thiếu đi quyết tâm thì chẳng có
việc gì chúng ta có thể hoàn thành được. Thế nên, vì ngồi chờ mọi sự tự thay đổi
thì bạn hãy làm gì đó để thay đổi chúng.
Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất mà chúng ta ai cũng cần


đạt được. Bạn đừng bao giờ hòa hoãn vói bản thân để duy trì những quen xấu,
chính những thói quen này níu giữ bạn trước những thành công. Bạn sẽ chẳng bao
giờ đạt được điều mình muốn nêu như không cố gắng không quyết tâm và không
thực sự muốn thành công. Hãy chiến thắng bản thân để có được sức mạnh vươn
tới những vì sao.
Bài tham khảo 2
Cuộc đời của mỗi người từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành rồi nhắm mắt
xuôi tay đều phải trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Nhưng thực chất, thứ
đáng sợ nhất ngăn cản bước chân của bạn tiến đến thành công chính là nỗi sợ hãi,
sự tự ti ẩn sâu bên trong con người bạn, khiến bạn không dám đối mặt và vượt qua
chông gai chứ không phải là những khó khăn bên ngoài. Chính vì thế, điều quan
trọng là bạn có dám đương đầu với những trở ngại của chính mình hay không, bởi
“Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.
Chiến thắng là từ dùng để chỉ một kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau quãng
thời gian vất vả đấu tranh, vượt qua thử thách. Bởi vậy, chiến thắng bản thân, thực
chất chính là vượt lên nỗi sợ hãi, sự tự ti, yếu đuối và những cái xấu bên trong con
người bạn, cản trở bạn đến với thành công, đến với những điều tốt đẹp. Câu nói
"Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” cũng nhằm nhấn mạnh ý
nghĩa của việc mỗi người có thể thoát khỏi lớp vỏ bọc yếu kém của bản thân để
dũng cảm đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.
Có thể, bạn sẽ vượt qua được khó khăn, thử thách, nhưng cũng có thể bạn sẽ
không thành công tại thời điểm đó, nhưng chỉ cần bạn dũng cảm, tự tin chiến đấu
đến cùng thì dù kết quả thế nào, bạn cũng vẫn là người chiến thắng.

Ngay từ khi sự sống mới bắt đầu, con người ta đã phải đổi diện với vô vàn
hiểm họa từ thiên nhiên tới những tai nạn cho chính con người gây ra. Nếu bạn
chán nản, buông xuôi hay tự cho rằng mình không có khả năng chiến thắng mà từ
bỏ ngày từ đầu thì sự sống của bạn sẽ chấm dứt. Cho dù bạn đang sống thì cũng
chỉ đơn giản là sự tồn tại mà thôi.
Trên thế giới đã có muôn vàn những tâm gương minh chứng cho thành công


của sự dũng cảm đương đầu và tinh thần tranh đấu đến cùng, như Bill Gate, như
Jackma, như Nick Vujicic, như cả dân tộc Việt Nam đã đấu tranh hàng nghìn năm
để chống ách đô hộ và giặc ngoại xâm… Hay gần gũi nhất với các thế hệ học trò
chính là tâm gương sáng mang tên Nguyễn Ngọc Ký. Mặc dù mất cả hai tay từ
nhỏ, nhưng với những nỗ lực hết mình, tinh thần tranh đấu quyết không từ bỏ, ông
đã có thể viết bằng chân và trở thành một thầy giáo đáng kính, được lớp lớp thế hệ
học trò yêu mến.
Đáng tiếc là hiện nay, nhiều bạn trẻ vì được nuông chiều, được sống trong sự
bao bọc từ nhỏ, nên khi bước ra ngoài cuộc sống, đối mặt với chút khó khăn liền
nhanh chóng nản chí. Thậm chí có nhiều bạn quen với lối sống hưởng thụ mà
không có tinh thần tự lập, dễ dàng buông thả bản thân để rồi sa đà vào những cám
dỗ, những tệ nạn và dần hủy hoại cuộc sống của chính mình.
Tất nhiên, vẫn có những người dù sinh ra, lớn lên trong hoàn cảnh nào cũng ý
thức rõ được tầm quan trọng của việc tự kiểm soát và chiến thắng bản thân. Để có
thể vượt qua mọi khó khăn, thách thức cũng như những cám dỗ của cuộc sống, các
bạn cần phải tự tin, bản lĩnh để đối mặt và trước hết là phải chiến thắng chính bản
thân mình.
Chỉ cần bạn có thể chiến thắng được nỗi sợ hãi, sự tự ti và cả những ham
muốn, dục vọng tồn tại bên trong con người mình thì chắc chắn, thành công sẽ đến
với bạn vào một ngày không xa. Hãy nhớ rằng, ở bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh
nào thì "chiến thắng bản thân vẫn là chiến thắng hiển hách nhất".


Nghị luận xã hội: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích :
– Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt của con người.
– Đức hạnh được thể hiện qua lời nói và những việc làm cụ thể, qua mối quan hệ
giữa cá nhân với tập thể, xã hội…Hành động là thước đo phẩm giá của mỗi con


người.
2. Phân tích, chứng minh:
Ý 1: Đức hạnh con người thể hiện ở hành động vì con người, vì sự sống:
– Từ xưa, nhân dân ta đã ca ngợi và đề cao những hành động thiết thực mang lại
lợi ích cho con người:
+ Chàng Thạch Sanh: thật thà, dũng cảm, giàu lòng thương người, sẵn sàng cứu
giúp kẻ bất hạnh ( chém chằn cứu dân lành, giết đaị bàng tinh cứu công chúa…)
+ Lục Vân Tiên: Vẻ đẹp con người vị nghĩa qua hành động đánh tan bọn cướp cứu
Kiều Nguyệt Nga.
+ Có những câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng của hành động: Nói hay
không bằng cày giỏi”. Nhân dân cũng phê phán, chê cười những kẻ: “Ăn như rồng
cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”; “Ăn thì ăn những miếng ngon/ Làm
thì chọn việc cỏn con mà làm”.
Ý 2: Phẩm chất cao quý của con người thể hiên ở hành động vì nước, vì dân:
– Trong văn chương cũng như trong thực tế lịch sử có rất nhiều gương sáng hành
động vì lợi ích của đất nước, nhân dân.
+ Nguyễn Trãi: thực thi lời cha dạy, tìm minh chủ đánh đuổi giặc Minh cứu giang
san (tìm về dưới cờ Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách làm cuộc kháng chiến chống giặc
Minh, lập nên chiến thắng oanh liệt ngàn năm).
+ Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ: đánh tan hai hơn hai mươi vạn quân Thanh đem
lại cuộc sống thanh bình cho dân. Chiến thắng Đống Đa, Hà Hồi, Ngọc Hồi đã
biến ý chí của vua Quang Trung thành hiện thực bằng hành động: Đánh cho để dài

tóc, đánh cho để răng đen, đánh cho chích luân bất phản, phiến giáp bất hoàn,
đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh: ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi xiềng
xích nô lệ, giành độc lập tự do, thành lập nên nước VNDCCH.
+ Những tấm gương anh hùng liệt sĩ: Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Trừ
Văn Thố đem thân mình bít lỗ châu mai vô hiệu hóa hỏa lực đối phương, Tô Vĩnh
Diện lấy thân chèn cứu pháo…à hành động dũng cảm, vì nước quên mình.


3. Đánh giá – mở rộng:
– Ý kiến có ý nghĩa như kim chỉ nam cho mỗi con người trong cuộc sống, hướng
con người sống trung thực và tích cực.
– Phê phán những lối sống, những hành động biểu hiện không xứng đáng là một
con người đức hạnh: sống vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình, sống vô bổ, đua đòi, giả
dối…
4. Bài học
* Nhận thức:
– Hành động còn là dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm để sửa chữa, khắc
phục để vươn lên, có tinh thần cầu tiến để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản
thân.
* Hành động:
– Hành động thiết thực của tuổi trẻ ngày nay là không ngừng học tập, tu dưỡng và
rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết để đáp ứng yêu cầu của xã hội, xứng đáng
là người vừa có tài vừa có đức.
Bài tham khảo 1
Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết
rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác những
lời của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong
hành động".
Mỗi con người khi sinh ra đều co mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần

chính là đức hạnh của mỗi người. Đức hạnh là đạo đức, là phẩm chất, là những
đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có
được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm có thể được bộc lộ
hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là
phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông
mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể
hiện ở trong những hành động cụ thể.
Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn


phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ
là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường nhường chỗ
cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm đến người khác và đối xử tốt
với mọi người xung quanh. Đó chi là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất
phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái dẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính
là sự thể hiện của đức hạnh.
Người ta thường nói rằng:
"Ý nghĩa là nụ, Lời nói là bông hoa, Việc làm mới là quả ngọt."
Khi ta có ý nghĩa về một việc làm tốt, ta cần nói ra để xem xét. Nhưng không
phải là nói suông, ta cần phải thực hiện điều đó. Chúng ta làm điều đó bằng tất cả
tấm lòng, biến những điều ấy từ suy nghĩ, lời nói thành vệc làm như thế, như vậy
mới tạo thành "quả ngọt".
Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh.
Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác
sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó
lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu
đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì
thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỉ riêng cho chính họ. Chúng ta
không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy.
Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết

tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ đức hạnh ta hay
cũng chính là sự thể hiện của một con người có mọi phẩm chất tốt đẹp từ đức
hạnh.
Nhạc sỹ thiên tài người Đức Beettoven có nói "Trong cuộc sống, không có gì
cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Ý kiến đó có còn
nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay? "Hạnh phúc" chính là cuộc tốt
đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người... Còn "cao
quý" và "tốt đẹp" là những cụm từ có ý tôn vinh, ca ngợi. Câu nói "Trong cuộc
sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác" của


Beettoven thể hiện quan niệm sống đẹp, khẳng định, ca ngợi quan niệm sống
hướng về cống hiến, vị tha... Trong cuộc sống, ai cùng tìm kiếm hạnh phúc nhưng
quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật
chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan
niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa
khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế.
Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác, là
những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân
trọng.. Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người
khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một
cụ già qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt... Tất cả
những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm
mọi người vui vẻ. Và không dừng ở đó, hạnh phúc cũng ở tại với chúng ta khi ta
làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao cả
và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội,
các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các
anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự
độc lập, tự do cho cả dân tộc. Thật cao quý và tốt đẹp đáng tôn vinh nhường nào!
Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý.

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không
làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong
gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc
những đứa con bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau
lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại bất hạnh cho chính những
người thân yêu nhất của mình?... Ngoài xã hội, hiện có một lóp thanh niên, thay vì
giúp đỡ người già yếu, họ lại lợi dụng để cướp giật, móc túi... Những kẻ lấy sự bất
hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!. "Trong cuộc
sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác". Đó
là một quan điểm sống mang tính nhân văn. Nêu có một điều ước thì tôi sẽ ước


cho tất cả mọi người trên thế giới này đều được hạnh phúc. Muốn vậy, ngay từ bây
giờ mỗi người chúng hãy cố gắng làm thật nhiều điều, dù lớn, dù nhỏ, để đem lại
hạnh phúc cho mọi người, cho gia đình và cũng là cho bản thân chúng ta...
Bài tham khảo 2
Nói đến đức hạnh của con người, điều đầu tiên chúng ta phải đề cập tới là yếu
tố hành động, vì hành động là biểu hiện cao nhất, rõ nét nhất của đức hạnh. Đúng
như nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông đã nói: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong
hành động.
Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt (Từ điển Tiếng Việt). Đức hạnh được thể
hiện qua cảm xúc, lời nói, hành động hằng ngày của từng cá nhân trong các mối
quan hệ gia đình và xã hội.
Hành động chính là phẩm chất quan trọng của đức hạnh bởi vì nó vừa là sự
chuyển hóa vừa là kết tinh của các phẩm chất khác. Hành động là thước đo đánh
giá đức hạnh của một cá nhân, một tập thể và cộng đồng dân tộc. Hành động là
yếu tố cao nhất trong bậc thang giá trị nhân phẩm, đồng thời cũng là động lực thúc
đẩy quá trình phát triển của cá nhân và xã hội.
Từ xưa, nhân dân ta đã đề cao và đặt ra yêu cầu cụ thể của đức hạnh, trong đó,
hành động được đặt lên hàng đầu. Có những câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan

trọng của hành động như là: Trăm nghe không bằng một thấy; Trăm hay không
bằng tay quen ; Nói hay không bàng cày giỏi… Đồng thời nhân dân cũng chê
cười, phê phán những kẻ: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa ,
Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn con mà làm…
Trong văn học nước ta có nhiều nhân vật chứng minh rằng mọi phẩm chất của
đức hạnh là ở trong hành động. Chàng Thạch Sanh thật thà, dũng cảm, giàu lòng
thương người sẵn sàng giúp đỡ kẻ bất hạnh. Chàng Sọ Dừa dị dạng nhưng làm
việc giỏi, học hành giỏi, thi đỗ Trạng nguyên. Cậu bé làng Gióng lên ba mà vẫn
không biết nói, không biết đi nhưng khi nghe sứ giả rao loa rằng nhà vua cần
người tài giỏi đứng ra đánh giặc ngoại xâm thì cậu bé nói lời đầu tiên là lời nhận
trách nhiệm đánh tan quân giặc. Lòng yêu nước khiến cậu bé lớn nhanh như thổi


và trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đủ sức đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi.
Hành động dũng cảm phi thường ấy đã đem lại thái bình cho đất nước nên cậu bé
làng Gióng được nhân dân tôn vinh là Thánh Gióng và thờ phụng muôn đời. Trong
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, người anh hùng Từ Hải: Chọc trời khuấy
nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Chàng khinh bỉ và coi thường
cái triều đình phong kiến thối nát đương thời và luôn đặt nghĩa vụ của người anh
hùng lên trên hết: Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng
tha. Trước ý nguyện đền ơn báo oán của Thúy Kiều, Từ Hải sốt sắng giúp nàng
thực hiện công lí không chỉ của riêng nàng mà còn là của chung dân chúng bị áp
bức. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu trên đường lai kinh ứng thí thì gặp đảng cướp Phong Lai đang phá phách,
bắt bớ dân lành. Chàng đã nổi giận bừng bừng, nhanh chóng Bẻ cây làm gậy tìm
đàng xông vô, đánh tan bọn cướp cứu tiểu thư Kiều Nguyệt Nga và tì nữ Kim
Liên. Khi được Kiều Nguyệt Nga ngỏ lời tạ ơn, chàng đã khẳng khái chối từ: Làm
ơn há dễ trông người trả ơn, bởi chàng cho rằng làm việc nghĩa là bổn phận của
nam nhi. Quan niệm của Lục Vân Tiên cũng chính là quan niệm của nhân dân
Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Lịch sử nước ta còn lưu danh muôn thủa những vị anh hùng suốt đời hành
động, cống hiến, hi sinh cho quyền lợi của đất nước và dân tộc. Hai Bà Trưng cưỡi
voi dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Hán, khiến cho
chúng hồn bay phách lạc. Triệu Thị Trinh với câu nói nổi tiếng: Tôi muốn cưỡi
cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, muốn chém cá kình ngoài biển Đông, chứ không
muốn làm tì thiếp người ta. Bà đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi
nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc. Tướng Trần Bình Trọng khi sa vào tay
giặc, bị dụ dỗ, đe dọa, ông đã hùng hồn tuyên bố: Ta thà làm ma nước Nam còn
hơn làm vương đất Bắc. Suốt ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên –
Mông, quân dân Đại Việt trên dưới đoàn kết một lòng. Từ nhà vua cho đến các
tướng sĩ, từ các bô lão trong hội nghị Diên Hồng cho tới chàng thiếu niên mười
sáu tuổi Trần Quốc Toản đều cùng một quyết tâm Sát Thát, đánh đuổi chúng ra


khỏi bờ cõi nước ta, tạo nên hào khí Đông A lẫy lừng muôn thủa.
Ở thế kỉ XV, lòng yêu nước thương dân, căm hờn quân xâm lược đã thôi thúc
Nguyễn Trãi hành động. Sau khi tiễn chân cha lên đến ải Bắc (Nguyễn Phi Khanh
bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc), Nguyễn Trãi nghe theo lời căn dặn tâm
huyết của cha nên đã trở về thành Đông Quan, nung nấu ý chí diệt thù cứu nước,
ông miệt mài ngày đêm viết Bình Ngô sách rồi lặn lội tìm đường vào Lam Sơn
phò chủ tướng Lê Lợi, cùng Lê Lợi nếm mật nằm gai, vượt qua bao gian lao, thử
thách, lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh, làm nên chiến thắng oanh liệt
ngàn năm. Tên tuổi và sự nghiệp lớn lao của Nguyễn Trãi được dân tộc ta ngàn đời
ghi nhớ.
Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ là một trong những tấm gương điển hình của
con người hành động. Bất bình trước cảnh bè lũ chúa Trịnh lộng hành ăn chơi xa
xỉ, lấn át quyền hành của vua Lê, biến vua Lê thành bù nhìn; căm phẫn quân
Thanh mượn cớ cướp nước ta, Nguyễn Huệ đã trực tiếp dẫn quân ra Bắc, vừa đi
vừa chiêu mộ binh sĩ, tạo thành một đạo quân hùng hậu đủ sức đánh tan hơn hai
mươi vạn quân Thanh trong một thời gian rất ngắn. Lòng yêu nước của ông đã

biến thành hành động có sức mạnh như triều dâng bão cuốn, quét sạch quân thù,
đem lại cuộc sống thanh bình cho muôn dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương chói lọi bởi những hành dộng
cách mạng cao cả của Người. Thấm thía và đau đớn trước tình cảnh lầm than của
dân tộc, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Ba mươi năm lênh đênh khắp bốn biển
năm châu, Bác đã tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi xích
xiềng nô lệ của thực dân, phong kiến; giành chủ quyền độc lập, tự do; thành lập
nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca về hành động, về đức hi
sinh quên mình cho dân, cho nước. Sau ngày nước nhà độc lập, Bác kêu gọi đồng
bào cả nước một tuần nhịn ăn một bữa để góp phần cứu đói và Bác là người gương
mẫu thực hiện đầu tiên. Chúng ta không thể quên hình ảnh Bác đến thăm một đơn
vị bộ đội trong đêm trước chiến dịch Biên giới 1951. Bác thức suốt đêm để suy


nghĩ về trận đánh mở màn ngày mai.
Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ và canh cho bếp lửa hồng luôn
cháy sáng. Bác không ngủ vì: Bác thương đoàn dân công, Đêm nay ngủ ngoài
rừng, Trải lá cây làm chiếu, Manh áo phũ làm chăn, Trời thì mưa lâm thâm, Làm
sao cho khỏi ướt…
Kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến
thắng Điện Biên Phủ vang dội hoàn cầu, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Trong
cuộc sống hòa bình, Bác vẫn ở trong căn nhà sàn đơn sơ, ăn uống thanh đạm như
bao người dân lao động khác. Điều tâm huyết mà suốt đời Bác phấn đấu để biến
thành hiện thực là làm sao giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất
nước, dân tộc; là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; là
chiến đấu quét sạch ngoại xâm, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tư
tưởng, phẩm chất đạo đức tuyệt vời thanh cao, tuyệt vời trong sáng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh mãi mãi là bài học nhân sinh sâu sắc cho dân tộc và nhân loại.
Cách đây hơn thế kỉ, trong một lần trò chuyện với con gái, Các Mác – vị lãnh

tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới có câu nói nổi tiếng định nghĩa về hạnh phúc:
Hạnh phúc là đấu tranh. Câu nói đó nhấn mạnh vai trò quyết định của những hành
động thiết thực đòi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và quyền được hạnh phúc
của con người. Tinh thần câu nói trên của Các Mác nhất quán với tinh thần câu nói
của nhà văn Xi-xê-rông: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Theo
Các Mác, hạnh phúc không phải tự nhiên mà có; hạnh phúc không phải là ngọn
lửa thần hay phép màu nhiệm như trong thần thoại, cổ tích… mà hạnh phúc là kết
quả của hành động do chính con người tạo nên. Hành động – đó là quy luật sinh
tồn, vận động và phát triển của xã hội loài người.
Ngày nay, đất nước Việt Nam đang tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế.
Nền kinh tế thị trường toàn cầu đòi hỏi mỗi con người phải thực sự có tài, có đức.
Đức và tài thể hiện ở từng hành động cụ thể, ở hiệu quả làm việc cao nhất hằng
ngày. Thuận lợi và thách thức đan xen, đòi hỏi mỗi thanh niên phải biết vươn lên
trong học tập. Học, học nữa, học mãi (Lê-nin). Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi, là


hành động cách mạng của thanh niên. Hành động thiết thực của chúng ta hiện nay
là dám nhìn nhận những khuyết điểm, sai lầm, dám khắc phục, sửa chữa, vươn lên
tiếp cận cái mới, cái tiến bộ để làm giàu cho bản thân và đất nước. Điều đáng quý
của tuổi trẻ ngày nay là thái độ cầu tiến, biết hành động đúng đắn, kịp thời để tự
khẳng định mình. Đó mới là con đường tốt nhất để thể hiện phẩm chất và đức
hạnh của bản thân.
Trước đây, trong chiến tranh, lớp lớp thanh niên hi sinh xương máu ngoài
chiến trường để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày
nay, trong cuộc sống hòa bình, tuổi trẻ chúng ta phải không ngừng phấn đấu vươn
lên, học tập và cống hiến để góp phần vào sự nghiệp làm cho dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như
sinh thời Bác Hồ hằng mong ước.
Bài tham khảo 3
Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết

rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác như lời
của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông:
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Mỗi con người khi sinh ra đều có mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần
chính là đức hạnh của mỗi người. Đức hạnh là đạo đức, là phẩm chất, là những
đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có
được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm cụ thể, được bộc lộ
hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là
phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông
mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể
hiện ở trong những hành động cụ thể.
Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn
phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ
là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường, nhường chỗ
cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm dến người khác và đối xử tốt


với mọi người xung quanh. Đó chỉ là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất
phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái đẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính
là sự thể hiện của đức hạnh.
Người ta thường nói rằng:
“Ý nghĩa là nụ
Lời nói là bông hoa
Việc làm mới là quả ngọt.”
Khi ta có ý nghĩa về một việc làm tốt, ta cần nói ra để xem xét. Nhưng không
phải là nói suông, ta cần phải thực hiện điều đó. Chúng ta làm điều đó bằng tất cả
tấm lòng, biến những điều ấy từ suy nghỉ, lời nói thành vệc làm cụ thể, như vậy
mới tạo thành “quả ngọt”.
Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh.
Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác

sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó
lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu
đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì
thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỉ riêng của chính họ. Chúnh ta
không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy.
Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết
tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ đức hạnh hay
cũng chính là sự thể hiện của một con người có mọi phẩm chất tốt đẹp từ đức
hạnh.
Nhạc sỹ thiên tài người Đức Beettoven có nói “Trong cuộc sống, không có gì
cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Ý kiến đó có còn
nguyên giá trị trong cuộc sống của ngày hôm nay?. “Hạnh phúc” chính là cuộc
sống tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người ….
Còn “cao quý” và “tốt đẹp” là những cụm từ có ý tôn vinh ca ngợi. Câu nói
“Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho
người khác” của Beettoven thể hiện quan niệm sống đẹp ,khẳng định ca ngợi quan


niệm sống hướng về cống hiến,vị tha…
Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc
của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng
mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống
hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh
cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế. Những người biết sống vì
người khác , đem lại hạnh phúc cho người khác , là những người có tấm lòng nhân
hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả , đáng trân trọng…Thật vậy, trong cuộc sống
nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh
phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ giá qua đường, hay nhường
chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt… Tất cả những điều đó thật đơn giản
nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ. Và không

dừng ở đó hạnh phúc cũng ở lại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có
ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao quý và tốt đẹp hơn, to lớn hơn
chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã
đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc
cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập tự do cho cả dân tộc. Thậ
cao quý và tốt đẹp dáng tôn vinh biết nhướng nào!
Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý.
Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không
làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong
gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc
những đứa com bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau
lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại sự bất hạnh cho chính
những người thân yêu nhất của mình?… Ngoài xã hội, hiên có một lớp thanh niên,
thay vì giúp đỡ người giá yếu , họ lại lợi dụng để cướp giất, móc túi… Những kẻ
lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!.
“Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho
người khác”. Đó là một quan điểm sống mang tính nhân văn. Nếu có một điều ước


thì tôi sẽ ước cho tất cả mọi người trên thế giới này đều dược hạnh phúc. Muốn
vậy, ngay từ bây giờ mỗi người chúng ta hãy cố gắng làm thật nhiều điều , dù lớn,
dù nhỏ, để đem lại hạnh phúc cho cho mọi người, cho gia đình và cũng là cho bản
thân chúng ta…

Nghị luận về câu nói “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và
nói ít hơn”
Đề bài: Bạn nghĩ như thế nào khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264
trước Công nguyên) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một
mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn".
Bài văn mẫu 1

Ai cũng có mồm để ăn nói, có tai để nghe. Nói như thế nào, nghe như thế nào,
là cả một nghệ thuật sống trong giao tiếp hằng ngày, trong ứng xử giữa người với
người trong cộng đồng.
Câu nói của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên) với
một người bẻm mép là một lời khuyên sâu sắc để chúng ta ghi lòng và suy nghĩ:
“Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.
Câu nói trên đây của Dê-nông hướng tới kẻ bẻm mép. Kẻ bém mép còn gọi là
kẻ trém mép, nhừng kẻ nói hay mà ít làm, không chịu làm. Hai chữ “chúng ta”
trong câu nói cùa Dê-nông như một lời tâm sự, một điều chiêm nghiệm nên không
làm mất lòng đối với người đang đối thoại, dù đó là kẻ bẻm mép. Dê- nông đã từ
một hiện thực cụ thể hiển nhiên là “chúng ta có hai tai và một mồm” để rút ra một
bài học, một chân lí, một lời khuyên giản dị mà sâu sắc: Ai cũng nên nghe nhiều
hơn và nói ít hơn.
Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn
Tại sao trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Kẻ bẻm mép thường
ăn nói ba hoa, khoe mẽ; nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Ăn nói khoe khoang là
bản tính của kẻ bẻm mép. Lúc giao tiếp, lúc đối thoại với bất cứ ai, kẻ bẻm mép


bao giờ cũng vậy, ăn nói huyên thuyên, hết đưa xa cái lí lẽ này, lời bình phẩm nọ,
tung ra mọi tin tức thông báo, rồi nhận xét, đánh giá. Anh ta cũng có hai tai đấy,
nhưng không biết lắng nghe mà chỉ huyên thuyên khoe biết, khoe tài, khoe giỏi.
Anh ta có biết đâu, nhưng người đang nghe anh ta nói khó chịu và coi thường anh
ta.
Trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn, nói ít hơn. Nói là để biểu đạt tình cảm, tư
tưởng, nhận thức, sự hiểu biết của mình. Phải biết làm chủ bản thân mình nên phải
nói ít. Biết mười nói một, làm nhiều nói ít là người khôn. Tục ngữ có câu:
- Người khôn nói ít làm nhiều,
Không như người dại lắm điều rởm tai.
- Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều,

Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn.
Nói ít nghe nhiều lúc giao tiếp là thể hiện sự khiêm nhường, lịch sự, đức tính
chín chắn. Ngay cả lúc tranh luận, bàn cãi bất cứ về chuyện gì, ta cũng phải làm
chủ thái độ, làm chủ ngôn ngữ, đừng cướp lời, đừng đỏ mặt tía tai, đừng vừa nói,
vừa vung tay! Nói ít nghe nhiều thì mới học được điều hay, điều tốt đẹp. Ông bà,
cha mẹ thường dạy bảo con cháu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Học ăn,
nói, gói, mở, để ứng xứ, để giao tiếp, để tu dưỡng nhân cách, đạo đức, trình độ học
vấn của mỗi người. Trong giao tiếp, bất cứ ai cũng vậy, nên nói ít nghe nhiều, phải
suy nghĩ chín chắn rồi mới nói. Nghe nhiều, nói ít mới đúng là người có nhân cách
văn hóa.
Đó đây trong nhà trường, ở đường phô, trên báo chí; .. ta thường bắt gặp
những kẻ đa sự, nói nhiều. Có kẻ nói nhiều đã trở thành bệnh lí, cố tật. Kẻ bẻm
mép có biết đâu bị thiên hạ cười chê. Nói dài, nói dai, nói dại: Đất xấu trồng cây
khẳng khiu / Những người thô tục nói điều phàm phu – những lời châm biếm ấy
của dân gian hình như những kẻ bẻm mép chưa bao giờ được nghe, chưa hao giờ
được nghĩ tới.
Trong xã hội mới, trong nền kinh tế trí thức, bài học nghe nhiều, nói ít vẫn rất
thiết thực và bổ ích đối với thế hệ trẻ chúng ta. Học cho rộng, suy cho kĩ, nghĩ cho


×