Tải bản đầy đủ (.docx) (156 trang)

Lập kế hoạch dự trữ và cung ứng vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2015 tại công ty than nam mẫu TKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 156 trang )

Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

MỤC LỤC

1
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất
MỞ ĐẦU

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảng và nhà nước
ta luôn quan tâm đến sự phát triển của ngành than. Bởi lẽ đây là một ngành kinh
tế mũi nhọn cung cấp nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác như
điện lực, hóa chất, luyện kim, ngoài ra than còn được xuất khẩu đem lại nguồn
ngoại tệ lớn cho đất nước, là nguồn chất đốt phục vụ cho đời sống sinh hoạt của
nhân dân.
Thấy rõ được tầm quan trọng của ngành than, trong những năm qua, nhất
là từ khi đổi mới, đảng và nhà nước ta đã chú trọng đầu tư rất nhiều hạng mục,
trang thiết bị cho ngành, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân của ngành
để đáp ứng nhu cầu than cho đất nước. Đẩy mạnh khả năng sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường,
nâng cao thị phần hoạt động, nâng cao doanh thu, lợi nhuận và xa hơn nữa là
thoả mãn nhu của người tiêu dùng đang ngày càng biến đổi.
Công Ty Than Nam Mẫu-TKV là một doanh nghiệp thuộc Tập Đoàn ThanKhoáng Sản Việt Nam, Công ty đã và đang phấn đấu tăng sản lượng khai thác
than và hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch do tập đoàn giao, đảm bảo chất lượng sản
phẩm để tiêu thụ, giảm giá thành, đa dạng hoá thị trường sản phẩm, mở rộng thị


trường tiêu thụ rộng rãi và đạt hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được mục tiêu đó,
một yêu cầu khách quan là công ty phải tổ chức phân công lao động hợp lý, tiết
kiệm tối đa chi phí sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống
công nhân viên.
Việc lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng rất lớn tới
hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.Do nhận thức được về tầm quan
trọng của vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh nên tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Lập kế hoạch dự trữ và cung ứng vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2015 tại
công ty Than Nam Mẫu_TKV”
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công
Ty Than Nam Mẫu-TKV.
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty than
Nam Mẫu – TKV năm 2014
Chương 3: Lập kế hoạch dự trữ và cung ứng vật tư chủ yếu năm 2015 của
Công ty Than Nam Mẫu_TKV.
2
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Sau thời gian thực tập, lấy số liệu và được sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TSNguyễn Đức Thành, các thầy cô giáo trong bộ môn và các anh chị ở các
phòng ban trong công ty Cổ phần than Nam Mẫu - TKV, tác giả đã hoàn thành bài
luận văn tốt nghiệp.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế của em còn nhiều hạn chế nên luận văn

không tránh khỏi những thiếu sót nhất định cả về nội dung và hình thức trình bày.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô cũng như sự góp ý của
các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Em xin được bảo vệ luận văn trước hội đồng.
Hà Nội, Ngày ...... tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hiền

3
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN
XUẤT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
THAN NAM MẪU-TKV

4
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất


1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Than Nam MẫuTKV.
Tên Công ty: Công ty than Nam Mẫu – TKV.
Công ty Than Nam Mẫu trước đây là đơn vị trực thuộc Công ty Than Uông
Bí. Được thành lập ngày 01/04/1999 theo quyết định số 502/QĐ-TCCB-ĐT ngày
23/3/1999, trên cơ sở sát nhập giữa hai mỏ than: Than Thùng và Yên Tử.
Ngày 16 tháng 10 năm 2001 đổi tên từ Mỏ Than Nam Mẫu thành Xí nghiệp
Than Nam Mẫu trực thuộc Công ty Than Uông Bí.
Ngày 15 tháng 5 năm 2006 được chuyển thành Công ty TNHH MTV Than
Nam Mẫu trực thuộc Công ty Than Uông Bí.
Ngày 01 tháng 7 năm 2008 chuyển thành Công ty con của Tập đoàn Công
nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, tên gọi là Công ty TNHH MTV Than Nam
Mẫu-TKV, viết tắt là Công ty Than Nam Mẫu-TKV.
Ngày 19 tháng 8 năm 2010 đổi tên là Công ty TNHH MTV Than Nam MẫuVinacomin, viết tắt là Công ty Than Nam Mẫu-Vinacomin.
Ngày 01 tháng 8 năm 2013 đến nay đổi thành Chi nhánh Tập đoàn Công
nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam-Công ty Than Nam Mẫu-TKV, viết tắt là Công
ty Than Nam Mẫu-TKV.
Trụ sở của Công ty Than Nam Mẫu: Số 1A đường Trần Phú phường Quang
Trung – Thành Phố Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 0333.854.293 - Fax: 0333.845.360.
* Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty Than Nam Mẫu – TKV bao gồm:
- Khai thác, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác.
- Thăm dò, khảo sát địa chất và địa chất công trình.
- Sản xuất, sửa chữa cơ khí, thiết bị mỏ, phương tiện vận tải.
- Vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ.
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Sản xuất, kinh doanh nước uống tinh khiết, hàng hoá phục vụ sản xuất và
đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn của vùng.
1.2.1. Vị trí địa lý
Khu văn phòng Công ty được đặt trên quả đồi rộng nhìn xuống trung tâm

thị xã Uông Bí. Khai trường của Công ty nằm cách cơ quan trung tâm khoảng 27
km, thuộc xã Thượng Yên Công (khu vực Than thùng - Yên Tử). Bên cạnh khu vực
khai thác than còn có lâm trường trồng cây và bảo vệ môi trường. Nhìn chung về
vị trí địa lý thì Công ty Than Nam Mẫu không được thuận lợi, khai trường nằm
xa trung tâm nên việc điều hành sản xuất gặp nhiều khó khăn.
5
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Công ty Than Nam Mẫu nẳm ở 21017' vĩ độ Bắc, 106059' kinh độ Đông. Công
ty cách thủ đô Hà Nội 160 km, cách thành phố Hạ Long 40 km, phía Bắc giáp núi
Bảo Đại, phía Đông giáp Công ty than Uông Thượng (Công ty Việt Min Đô).
1.2.2. Điều kiện khí hậu
Công ty Than Nam Mẫu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ
rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa hè thường có mưa to, nhiệt độ cao, có khi lên tới
360 - 470 C; mùa đông ít mưa, nhiệt độ có lúc hạ xuống 7 0 - 90C, có gió mạnh. Lượng
mưa trung bình hàng năm 1.800 ÷2.000 ml, mưa phân bổ không đều trong năm,
lượng mưa khoảng 70 ÷ 80 % tập trung vào mùa xuân, hè. Nhìn chung điều kiện
địa lý kinh tế của vùng ảnh hưởng cho việc thăm dò và khai thác than, quá trình sản
xuất trong năm sẽ mang tính chất mùa vụ: Sản lượng than tập trung vào những
tháng mùa khô; cuối quý II và đầu quý III, sản lượng than khai thác thường thấp.
1.2.3. Điều kiện dân cư kinh tế vùng
Mạng lưới giao thông trong khu mỏ tương đối phát triển, năm 1994 tới
1998 mỏ đã tiến hành làm đường bê tông từ khu Yên Tử ra tới Lán Tháp đi Uông
Bí.
Nhìn chung điều kiện giao thông từ mỏ ra tới nhà sàng Khe Ngát ra Cảng

như đi các nơi khác tương đối thuận lợi.
Công ty nằm trong khu vực miền núi dân cư thưa thớt chủ yếu là cán bộ một
số lâm trường và đồng bào dân tộc, kinh tế kém phát triển. Do vậy khả năng cung
cấp lao động chủ yếu là từ các tỉnh đồng bằng lân cận như Thái Bình, Hải
Dương...
1.2.4. Điều kiện địa chất của Công ty
Khai trường nằm trong địa hình bị phân cách nhiều, độ cao tuyệt đối dao
động từ 450 ÷ 810 m. Quặng than nằm sâu khoảng 500 m với các vỉa có thông số
kỹ thuật được kê ở bảng sau:

6
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Bảng kê thống kê chiều dày vỉa trong biên giới mỏ
Bảng 1-1
TT

Tên
vỉa

Chiều dày vỉa

Cấu tạo vỉa

Khoảng cách TB


Mức độ

giữa các vỉa

ổn định
Không ổn định

1

V9

0,39 - 5,72; 1,98 (46)

Phức tạp

30,00

2

V8

0,26 - 4,76; 1,91 (58)

Phức tạp

44,00

3


V7

Phức tạp

28,00

4

V7T

5

6a

6

V6

7

V5

8

V4

1,49 - 11,07; 4,99
(20)
0,93 - 3,91; 1,87 (7)


Tương đối

(53)
0,53 - 13,20 ; 4,40
(47)
0,81 - 13,50; 5,16
(35)
0,51 - 14,83 ;3,52

(42)
9
V3
0,45 - 7,53 ;2,53 (29)
1.2.5. Địa tầng.

định
Tương đối ổn
định
Không ổn định

phức tạp

0,53 - 11,45; 3,28

Tương đối ổn

22,00

Tương đối ổn
định

Tương đối ổn

Phức tạp

42,00

Phức tạp

42,00

Rất phức tạp

45 - 50,00

Không ổn định

Rất phức tạp

38,00

Không ổn định

định
Tương đối ổn
định

Toàn bộ trầm tích chứa than khu Nam Mẫu là một phần cánh nam nếp lồi
Bảo Đài, tuổi trầm tích chứa than đã được xếp vào kỷ Triat - Jura, trong đó phụ
điệp dưới than có tuổi T2L - T3C và phụ điệp chứa than có tuổi T3- J1.
* Cấu trúc địa chất

Có thể phân chia khoáng sàng than Mỏ thành các khối cấu tạo sau đây:
+ Khối I: Được giới hạn phía Đông là đứt gẫy F12, phía Tây là tuyến I a. Các vỉa
than có giá trị công nghiệp vỉa 4,5,6,7,8,9. Kiến tạo phát triển chủ yếu là nếp uốn,
làm thế nằm của đất đá và vỉa than thay đổi lớn, từ dốc đứng trên mặt đến rất thoải
xuống sâu, yếu tố này không gây ảnh hưởng lớn vì diện tích nhỏ.
+ Khối II: Được giới hạn phía Đông là tuyến I a, phía Tây là tuyến Vb. Có các
vỉa than từ vỉa 2 đến vỉa 9, đây là khối có trữ lượng than lớn nhất trong khu Nam
Mẫu. Trong khối ít bị các đứt gẫy và nếp uốn làm phức tạp, chỉ có phía Tây có đứt
gãy F400 và một vài uốn nếp nhỏ làm gián đoạn và thay đổi đường phương của
7
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

vỉa than phần dưới sâu, đầu lộ các vỉa than được các công trình trên mặt và khai
thác khống chế tương đối tốt, nên việc nối vỉa than trong khối này khá chắc chắn.
*Cấu tạo các vỉa than
Địa tầng chứa than khu Nam Mẫu có 10 vỉa than, từ vỉa 2 đến vỉa 9 (V2, V3, V4,
V5, V6a, V7. V7trụ, V8, V9), trong đó có 9 vỉa có giá trị công nghiệp (vỉa 2 không
tham gia tính trữ lượng). Theo hướng cắm của vỉa, chiều dầy vỉa than ít biến đổi
(trừ V9, V6, V4, V3) và có chiều hướng giảm chiều dày vỉa từ trên mặt xuống sâu.
Đặc tính chung của các vỉa than theo hướng từ Đông sang Tây, chiều dày
các vỉa than đã thống kê thường thay đổi không lớn, không theo quy luật từ V7
và V5 trong đó V5 chiều dày tương đối ổn định và các vỉa 7, 8, 9 có chiều dày
giảm dần từ Đông sang Tây, còn các vỉa khác có chiều hướng giảm dần về trung
tâm. Góc dốc của vỉa thay đổi từ 30 ÷ 500, có nơi từ 60 ÷700, đôi chỗ có các đứt
gẫy lớn làm vỉa than và đất đá vây quanh bị biến dạng và dịch chuyển. Địa tầng

chứa than đất đá bị nứt nẻ, phân lớp cường độ kháng nén thay đổi lớn như sét
kết γ n =311 kg/cm2, bột kết γ n = 618 kg/cm2, cái kết γ n = 1.067 kg/cm2.
1.2.6. Điều kiện địa chất thuỷ văn
Điều kiện địa chất thủy văn của Công ty phức tạp; trong đó, các vỉa than
của Công ty có chiều dày không ổn định theo cả đường phương và hướng cắm,
hoạt động kiến tạo và các hệ thống đứt gãy đã làm cho các vỉa than và đất đá vây
quanh bị biến dạng và dịch chuyển.
- Nước mặt: Chủ yếu là nước mưa trong sản xuất chảy xuống khai trường
làm ảnh hưởng sản xuất.
- Nước dưới đất: Có áp lực cục bộ, nhiều nơi mực thuỷ áp cao hơn mặt đất đến
5m.
Nước mặt và nước dưới mặt đất có quan hệ thuỷ lực, nói chung điều kiện
địa chất thủy văn của Công ty phức tạp.
1.2.7. Địa chất công trình
Địa tầng mỏ Nam Mẫu bao gồm các trầm tích đệ tứ và trầm tích T 3 - J1.
Trầm tích đệ tứ gồm cát, sét, đá lăn, cuội sỏi khả năng ổn định bền vững kém.
Trầm tích T3 - J1 gồm: cát kết, bội kết, sét kết, than, cuội và sạn kết, chiều
dài nham thạch không ổn định hiện tượng vót nhọn, thấu kính theo cả đường
phương và hướng cắm. Các vỉa than có hướng cắm ngược với địa hình.
Đặc tính của các loại nham thạch chủ yếu như sau:
- Sét kết có cấu tạo phân lớp mỏng, chiều dày lớp từ 0,2 - 0,5m. Cường độ
kháng nén từ 110 - 400kg/cm3, trung bình 331kg/cm3. Chiều dày địa tầng sét kết
trung bình 23m, chiếm 15% so với tổng chiều dày địa tầng Mỏ.
8
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất


- Bột kết có cấu tạo phân lớp, ít nứt nẻ. Chiều dày địa tầng bột kết trung
bình 130 m, chiếm 42,69% so với tổng chiều dày địa tầng mỏ.
- Cát kết, sạn kết có cấu tạo phân lớp dày hoặc dạng khối, kết cấu rắn chắc.
Chiều dày địa tầng cát kết và sạn kết trung bình 112,36 m, chiếm 42,31% so với
tổng chiều dày địa tầng mỏ.
- Nham thạch có trong khu mỏ thuộc loại đá cứng, nứt nẻ ít. Các hiện tượng
địa chất vật lý có liên quan đến hoạt động nước mặt, nước dưới đất như xói mòn,
sụt lún cát chảy không xảy ra trong khu mỏ.
Độ cứng trung bình đất đá f = 7,82, mỏ thuộc nhóm VIII ( là nhóm mỏ ổn
định về ĐCCT)
1.2.8. Đặc điểm khí mỏ
Các vỉa than của Công ty đều tuân theo quy luật chung là chứa các khí cháy
nổ (CH4; H2) và khí độc, ngạt ( CO2 + CO), hàm lượng (%) các loại khí của từng vỉa
thay đổi không lớn.
- Hàm lượng khí mê tan và Hyđro thay đổi từ 0,00% ÷ 22,71%, trung bình
22,63%.
- Khí CO2 thay đổi 0,00% ÷ 22,71%, trung bình 4,25%.
- Hàm lượng khí Nitơ thay đổi từ 41,80% ÷ 99,59%, trung bình 79,74%.
Không phát hiện thấy đới khí mê tan, các vỉa than nằm trong đới khí phong
hoá. Thành phần và hàm lượng khí thuộc đới khí mê tan - Nitơ có thể tạm thời
xếp độ chứa khí các vỉa than thuộc loại cấp khí loại I về Mê tan.
Thực tế trong thời gian khai thác của mỏ, chưa xảy ra hiện tượng ngạt và
cháy nổ. Tuy vậy do khu mỏ có nhiều nếp uốn nên trong các cấu tạo đó có thể là
nơi tích tụ khí tự nhiên. Vì vậy, Công ty cần đầu tư nghiên cứu để làm rõ đặc điểm
và quy luật phân bố khí, để có biện pháp chủ động phòng ngừa.
1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty Than Nam Mẫu
Công ty Than Nam Mẫu - TKV là Công ty khai thác than hầm lò, áp dụng
công nghệ khai thác lò chợ dây diều, khoan nổ mìn kết hợp với thủ công là chủ
yếu.

1.3.1. Hệ thống mở vỉa
Công ty Than Nam Mẫu tiến hành mở vỉa bằng lò bằng (lò xuyên vỉa). Sau đó
là các đường lò dọc vỉa, thượng khai thác, lò song song đầu và lò song song chân.
* Sơ đồ mở vỉa:

9
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất


nh 1-1: Sơ đồ mở vỉa 7, vỉa 8 Than Thùng
1.3.2. Công nghệ khai thác than và vận chuyển than, đất đá trong hầm lò
Công ty Than Nam Mẫu là đơn vị khai thác bằng phương pháp hầm lò với
công nghệ khai thác than chủ yếu là thủ công kết hợp với khoan nổ mìn nên công
nghệ khai thác, vận chuyển than, đất đá trong hầm lò như hình sau:
Bãi đổ than
Khoan lỗ nạp nổ mìn thông
Chống
gió giữ,
đào lò
khấu
CBSX
và lắp đặt đường ray

V/C than


Quang
lật

V/C
đất đá

Quang
lật

Bốc xúc lên tầu điện

Bãi thải

Hình 1-2: Sơ đồ khai thác và vận chuyển than, đất dá trong hầm lò
Than lò chợ khai thác bằng công nghệ khai thác cột dài theo phương, khấu
phân tầng. Hệ thống khai thác than lò chợ của Công ty có thể được mô tả như
sau: ở các phân tầng khác nhau và tại vị trí thích hợp ngoài mặt đất các lò xuyên
vỉa được mở vào gặp các vỉa than, tại đây mở các lò dọc vỉa chạy dọc theo các vỉa
than tới biên giới trữ lượng của mỏ, các lò dọc vỉa này là lò dọc vỉa vận tải. Để
đảm bảo an toàn cho công tác vận tải than lò chợ, từ các lò dọc vỉa này người ta
mở các lò song song chân lò chợ, nối giữa lò song song và lò dọc vỉa là các họng
sáo. Khoảng cách an toàn giữa lò song song và lò dọc vỉa cũng chính là bề dầy
của trụ than bảo vệ lò dọc vỉa vào khoảng 8 ÷10 mét. Từ lò song song chân mở lò
chợ lên gặp lò dọc vỉa thông gió ở mức trên, chiều dài trung bình của một lò chợ
10
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

khoảng 80 ÷ 120 mét. Lò song song chân được mở từ biên giới trữ lượng mỏ về
lò xuyên vỉa trung tâm và được mở từng đoạn phù hợp với khả năng khai thác và
chống giữ nhằm giảm thiểu khối lượng chống giữ và củng cố lò. Việc khấu than
được thực hiện từ biên giới ruộng mỏ ngược về lò xuyên vỉa trung tâm, tại đây
luôn để lại các trụ than để bảo vệ các đường lò xuyên vỉa trung tâm, bề dày trung
bình các trụ than là 8 ÷ 10 mét.
Với công nghệ khai thác này tổn thất than khai thác là thấp, cho phép thăm
dò tỉ mỉ địa hình địa chất, công tác vận tải thuận lợi không có sự ảnh hưởng giữa
công tác
đào lò và công tác khai thác, khi xảy ra sự cố dễ dàng cách ly với các khu vực lân cận,
ngoài ra các đường lò nằm trong vùng than nguyên ít bị biến dạng và chịu sự tác
động của áp lực mỏ, đảm bảo thuận lợi cho vận chuyển, thông gió, rò gió ít. Tuy
nhiên khối lượng đào lò chuẩn bị ban đầu lớn kéo theo vốn đầu tư ban đầu lớn, thời
gian đưa mỏ vào sản xuất lâu.
Chuyển cột
Chống
Khoan nổ
mìn

Nạp nổ mìn và
thông gió tích
cực

Chống
Dặm
Khấu chống tải
than


Hạ nền
sang máng
Chuyển cột chống
để phá hoả

Hình 1- 3: Các bước công việc trong khai thác than lò chợ
1.3.3. Trang thiết bị kỹ thuật
a. Trang thiết bị cho bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất chính của Công ty gồm 10 phân xưởng khai thác và phân
xưởng cơ giới hoá, và phân xưởng K1 cũng sử dụng phương pháp khai thác than
11
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

hầm lò. Những trang thiết bị khấu than phù hợp với dây chuyền sản xuất của
Công ty; đầy đủ về mặt số lượng, dự phòng đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt
động liên tục, không bị gián đoạn và đáp ứng tốt khi Công ty có công suất lớn
hơn. Để thấy được sự đầu tư trang thiết bị của Công ty, có bảng thống kê sau:
Thống kê máy móc thiết bị sản xuất chính
Bảng 1-2
TT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Tên thiết bị
Máy nén khí

Máy khoan
Máy phát điện
Máng cào cứng
Máng cào mềm
Quang lật goòng
Tời điện
Tàu điện
Tủ nạp tàu
Quạt gió cục bộ
Cầu dao phòng nổ
Đèn ác quy lò
Khởi động từ
Biến áp khoan
Biến áp chiếu sang
Rơ le rò 380V
Khoan điện cầm tay
Tủ nạp ác quy đèn lò
Máy chưng cất nước
Bơm nhũ tương
Búa khoan hơi
Búa chèn
Goòng chở than 3T
Cưa đĩa
Máy trộn bê tông
Đầm rung
Bơm nước
Máy bào gỗ
Máy tiện
Máy hàn các loại
Máy biến áp 3 pha

Máy đào lò combai

ĐVT

Sản xuất

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Bộ
Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Bộ
Trạm
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc

21
7
5
25
81
12
26
21
22
141
105
3421
168
56
36
19
81
29
3
11
51

29
214
2
3
4
29
1
4
31
39
1

12
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56

Dự
phòng
2
1
1
2
4
1
2
1
1
7
5
320
12

2
4

Sửa chữa
1
1
14
15
2
2
2
2
31
21
415
20
9
5

10
1

4
2

2
2
9

11

6
39

5

4

4
5

2
2


Luận văn Tốt nghiệp
33
34
35
36
37
38
39
40
41

Máy công cụ các loại
Giá khung các loại
Máy tháo cột
Máy xúc đá các loại
Băng tải các loại

Máy cào đá
Cột chống thuỷ lực
Xà thuỷ lực các loại
Dây chuyền sàng

42 Thiết bị phòng KCS
43 Tổng đài điện thoại

Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chiếc
Bộ
Chiếc
Chiếc
Bộ
Chiếc
Chiếc
Cái
D/chuyề

19
340
1
13
27
4
8.129
5.219
5

n

Bộ
Trạm

3
01

13
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56

2

1
1

159
184

745
445


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

b. Trang bị kỹ thuật dùng vào sản xuất phụ trợ
Bộ phận sản xuất phụ trợ là các bộ phận tạo điều kiện cho bộ phận sản
xuất chính, bộ phận sản xuất phụ trợ của Công ty gồm: phân xưởng Vận tải, phân
xưởng Cơ khí, phân xưởng sửa chữa Cơ điện lò, phân xưởng Xây dựng và hoàn
nguyên môi trường; ngoài ra còn các bộ phận khác. Hiện nay các bộ phận phụ trợ

của Công ty sử dụng những máy móc thiết bị sau:
Thống kê trang thiết bị kỹ thuật dùng vào sản xuất phụ trợ
Bảng 1-3
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Tên thiết bị
Xe gạt
Máy xúc
Máy nén khí
Máy khoan CBY
Máy phát điện 75KVA
Xe HUYNDAI
Xe KPAZ
Xe KAMAZ
Xe Scania

Xe tải bệ
Xe ôtô con
Xe ôtô ca
Xe cẩu
Xe chuyên dung
Xe cứu thương

ĐVT

Sản xuất

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc

4
5
4

5
1
22
19
24
5
4
9
14
4
3
1

Sửa

Thanh

chữa
1



2

Qua số liệu thống kê cho thấy: trang thiết bị của Công ty là những thiết bị
phổ thông chuyên dùng. Máy móc thiết bị của Công ty đều được huy động vào sản
xuất và giữ vai trò quan trọng. Nó quyết định đến năng suất, đảm bảo tính chủ
động trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động


1.4.1 Bộ máy quản lý của công ty:
Công ty Than Nam Mẫu đang áp dụng sơ đồ quản lý trực tuyến chức năng
với 20 phòng ban và 30 phân xưởng.
Trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty có 3 cấp quản lý:
Giám đốc - Quản đốc - Tổ trưởng sản xuất. Phân xưởng sản xuất chịu sự quản lý
của nhiều bộ phận cấp trên. Các phòng ban chịu sự điều hành của ban Giám đốc
14
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

theo các chức năng quản lý: Kỹ thuật, Vật tư thiết bị, Điện, Trắc địa - Địa chất, Lao
động - Tiền lương, An ninh - Trật tự...
Đứng đầu là Giám đốc Công ty, là đại diện tư cách pháp nhân của Công ty, chịu
trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiệnnghĩa vụ
với Nhà nước. Giám đốc điều hành bộ máy quản lý của Công ty theo chế độ thủ
trưởng và tập trung quyền hạn.
Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc phụ trách về các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh, tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý và ra quyết định,
nhận uỷ quyền điều hành công việc sản xuất khi Giám đốc đi vắng.
- PGĐ kỹ thuật chịu trách nhiệm trong công tác kỹ thuật mỏ.
- PGĐ sản xuất-đời sống chịu trách nhiệm về công tác đời sống, thi đua văn
hoá thể thao và điều hành sản xuất trong công ty.
- PGĐ an toàn chịu trách nhiệm về công tác an toàn của toàn Công ty.
- PGĐ cơ điện phụ trách mảng cơ điện và vật tư của Công ty.
- PGĐ đầu tư quản lý công tác lập các dự án đầu tư mở rộng phát triển mỏ.
Giúp việc về mặt tài chính có kế toán trưởng là người đứng đầu trong bộ máy

kế toán của Công ty, chịu trách nhiệm trong công việc theo điều lệ kế toán trưởng.
Các phòng ban chuyên môn có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các
công tác của Công ty theo sự phân công cụ thể. Trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Giám
Đốc, Phó Giám Đốc theo các chức năng cụ thể. Ngoài ra các phòng ban còn có
nhiệm vụ tham mưu hướng dẫn các đơn vị trực tiếp sản xuất trên các lĩnh vực được
phân công. Thu thập các thông tin từ các đơn vị sản xuất, báo cáo Giám Đốc để từ
đó Giám Đốc có những điều chỉnh phù hợp.
*Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
+ Phòng chỉ đạo sản xuất: Tham mưu giúp giám đốc trong việc chỉ đạo và
điều hành toàn bộ các hoạt động SXKD của công ty, đảm bảo sản xuất và tiêu thụ
an toàn, và hiệu quả. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra toàn bộ mọi hoạt động
sản xuất hàng ca, hàng ngày, tuần, tháng...
+ Phòng bảo vệ quân sự: Tham mưu cho giám đốc công ty và Chủ tịch công ty
trong việc tổ chức thực hiện công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ tài sản, bảo vệ
an ninh trật tự nội bộ, thực hiện công tác quân sự địa phương và công tác gác cửa lò
của Công ty.
+ Phòng kỹ thuật công nghệ: Tham mưu cho giám đốc và Chủ tịch Công ty
trong việc tổ chức, quản lý, chỉ đạo và kiểm tra công tác kỹ thuật công nghệ khai
thác mỏ và xây dựng các công trình phục vụ cho duy trì và phát triển Công ty. Lập
kế hoạch, phương án kỹ thuật cho các công tác sản xuất, tổ chức các công tác quản
lý hệ thống kỹ thuật trong công ty. Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật,
15
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

phối hợp với phòng Tổ chức lao động làm công tác đào tạo, thi nâng bậc, kèm cặp,

thi thợ giỏi, huấn luyện công nhân bắn mìn, bảo quản vật liệu nổ...
+ Phòng trắc địa địa chất: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công
ty trong việc tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác trắc địa, địa chất, sửa
chữa vật kiến trúc và các hạng mục công trình chuẩn bị sản xuất ngoài mặt bằng để
thực hiện nhịêm vụ SXKD, XDCB và phục vụ đời sống của Công ty. Tổ chức lập
kế hoạch, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đề xuất các công tác trắc địa của các đơn vị...
+ Phòng kỹ thuật thông gió: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch
công ty trong công tác thông gió và chế độ bụi khí của Công ty để thực hiện an toàn
và hiệu quả. Lập kế hoạch, thực hiện, đôn đốc, quản lý mọi quy trình liên quan đến
các quá trình thông gió...
+ Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và Chủ
tịch Công ty trong lĩnh vực tổ chức quản lý công tác đầu tư XDCB các công trình
hầm lò và mặt bằng, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao đưa
vào sử dụng, nhằm duy trì và phát triển SXKD của Công ty. Tổ chức lập kế hoạch,
lập các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra giám sát, nghiệm thu, quản lý liên quan đến các
công trình đầu tư XDCB...
+ Phòng kỹ thuật an toàn: Tham mưu cho Giám đốc công ty và Chủ tịch Công
ty trong việc tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện công tác kỹ thuật an toànBảo hộ lao động của Công ty.
+ Phòng cơ điện- vận tải: Tham mưu cho Giám đốc công ty và Chủ tịch Công
ty trong việc tổ chức, quản lý, kiểm tra, vận hành, sửa chữa trong công tác kỹ
thuậtcơ điện- xe máy để thực hiện nhiệm vụ SXKD, XDCB và phụ vụ đời sống của
công ty. Tổ chức lập, trình duyệt, các dự án, tổ chức nghiệm thu, thanh toán bàn
giao các hạng mục công trình thuộc lĩnh vực cơ khí, cơ điện, xe máy...
+ Phòng vật tư: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty trong
việc tổ chức, quản lý, việc mua sắm, bảo quản, cấp phát vật tư, thiết bị phục vụ cho
sản xuất kinh doanh, XDCB và phục vụ đời sống của Công ty. Tổ chức triển khai
việc mua sắm vật tư, thiết bị, theo yêu cầu kế hoạch, tổ chức cấp phát vật tư kịp
thời. Kết hợp cùng các phòng ban lập kế hoạch cung ứng, thu mua, dự trữ vật tư
hợp lý...
+ Văn phòng quản trị: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công

ty trong việc tổ chức, quản lý, công tác hành chính- quản trị, thi đua tuyên truyền,
văn hóa thể thao của Công ty. Chuẩn bị báo cáo, dự thảo nghị quyết, chỉ thị của
giám đốc, tổng hợp chương trình kế hoạch của Giám đốc, phó Giám đốc hàng
tháng, quý...Đôn đốc việc thực hiện các quyết định của Giám đốc.
16
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

+ Phòng tổ chức lao động: Tham mưu gió Giám đốc Công ty và Chủ tịch
Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty việc quản
lý chỉ đạo công tác: Tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương và chế độ cho
công nhân viên chức. Lập phương án tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty, cân
đối giúp Giám đốc bố trí sử dụng hợp lý lao động, xây dựng và thực hiện quy chế
lương, thưởng... lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo, bổ túc nâng cao tay
nghề cho công nhân kỹ thuật, thợ...
+ Phòng thống kê- kế toán- tài chính: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và
Chủ tịch Công ty trong việc tổ chức, quản lý công tác thống kê, hạch toán kế toán,
quản lý tài chính của Công ty. Lập kế hoạch về vốn, chi phí, giá thành...,ghi chép
đầy đủ các chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách, tập hợp đầy đủ các chi phí sản xuất
trong kỳ, lập báo cáo hàng tháng, quý, năm...
+ Phòng kế hoạch: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty
trong việc tổ chức, quản lý, theo dõi thực hiện công tác kế hoạch, dự toán, hợp
đồng, tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Tổ chức triển khai việc lập kế hoạch bộ phận
cho các đơn vị. Tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, tính toán yêu cầu vật tư, cấp
hạn mức vật tư, lập và quản lý các loại hợp đồng, phối hợp cùng các phòng ban liên
quan thực hiện công tác kế hoạch....

+ Phòng KCS- tiêu thụ: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công
ty về quản lý công tác chất lượng than từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Lập kế
hoạch về sản phẩm, chỉ đạo các phân xưởng, phối hợp cùng các phòng ban làm tốt
công tác chất lượng sản phẩm. Lập kế hoạch tiêu thụ than hàng tháng, quý,
năm...cùng các phòng liên quan xác định khối lượng than vận chuyển giao cho
khách hàng làm cơ sở thanh toán lương cho các phân xưởng cơ khí- vận tải...
+ Phòng kiểm toán- thanh tra: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch
Công ty thực hiện chế độ kiểm toán, thanh kiểm tra hoạt động quản lý. Xét giải
quyết đơn thư khiếu tố; xây dựng các biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các
hành vi vi phạm pháp luật và quản lý công tác kiểm toán, thanh tra trong phạm vi
Công ty. Xây dựng chương trình kế hoạch thanh kiểm tra quý, năm và thanh tra việc
thực chính sách kinh tế xã hội, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch được giao...Tổ chức
thực hiện các chương trình, nhận xét đánh giá và xác nhận việc chấp hành các chính
sách, đề xuất với giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu tố,....
+ Phòng tin học quản lý: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công
ty trong lĩnh vực tổ chức, quản lý mạng vi tính của Công ty. Tổ chức quản lý, lập
các biện pháp và triển khai thực hiện nâng cao chất lượng, xây dựng các phương án
phần mềm, bảo mật thông tin, bảo dưỡng sửa chữa, đào tạo bồi dưỡng cán bộ...liên
quan đến mạng máy vi tính và các thiết bị máy vi tính trong Công ty.
17
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

+ Phòng Quản trị chi phí: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công ty việc quản lý chỉ đạo
côngtác: quản trị chi phí của công ty, quản lý tài sản, trang thiết bị được trang bị, hồ sơ

sổ sách có liên quan đến nhiệm vụ của phòng... Tổng hợp và xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh hàng năm của công ty, phương án giao khoán chi phí quý, năm giao khoán
cho các đơn vị trong công ty thực hiện, quyết toán khoán chi phí cho các đơn vị hàng
tháng, quý trong công ty…
Sơ đồ bộ máy của công ty than Nam Mẫu-TKV được thể hiện trong hình 1-4.

18
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Giám đốc

PGĐ sản xuất-đời sống

PGĐ đầu tư

PGĐ an toàn

PGĐ cơ điện

PGĐ kỹ thuật

Chỉ đạo Ph.
P.Bảo
SX vệ quânV.P
sự Quản trTrạm

đầu tư xâyP.dựng
qlý dự ánmỏ
P. KT anP.KT
toàn thông
P. gió
cơ điện -VT
P. vật
P.KT
tư CN
P. địa
tổ chức
TC TK
P.kế
KThoạch
P. kiểm
GTtoánP.thanh
KCS tra
–P.
tiêu
tinthụ
học quản
Công
lý đoàn P.Q
ị P.Y.tế
P .môi
KT trường
trắc địa
chấtlaoP .động
T
Chip



Px phục
Px cơ khí
Px cơ điệnPx
lòSTPx
Px khaiPx
thác
khai
1Px
thác
khai
2Px
thác
khai
3Px
thác
khai
5Px
thác
khai
6 Px
tháckhai
8Pxthác
khai
9 Px
thác
khai
Px
10thác

khaiPx
11
thác
12Px
Px2Xây dựng
Px vụ
TG đo khí
Đào
lò Đào
1Px lò2
ĐàoPxlòĐào
3Px
lò Đào
lò 6lòPxCom-bai
Px MTPx ĐS
Px5 Đào
lòcơ
2 giới
1 ST
VậnPx
tảiVận
lò 1 tảiPx

Hình 1-4 : Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty.

19
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Cơ cấu tổ chức
Tại Công ty Than Nam Mẫu diện sản xuất gồm 10 lò khai thác than được phân
cho 11 phân xưởng quản lí và khai thác, tại các phân xưởng đều có các tổ đội sản
xuất.Các phân xưởng phục vụ có nhiệm vụ kết hợp các phân xưởng khai thác để
khai thác nguồn lực một cách liên tục và nhịp nhàng.
Các bộ phận sản xuất chính của mỏ đều phải chịu trách nhiệm và thực hiện
khối lượng công việc do Phó giám đốc giao, còn trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, giám
sát là phòng Chỉ đạo sản xuất đảm bảo làm việc 3 ca liên tục theo đúng tiến độ kế
hoạch và an toàn trong sản xuất.
Quản Đốc

Quản đốc
đi ca 1 Q

Quản đốc
đi ca 2

Tổ sản
xuất ca

Tổ sản
xuất ca

Quản đốc
đi ca 3

Tổ sản

xuất ca 3

Cơ điện
trưởng

Thống kê
kế toán

Tổ cơ
điện

Hình 1-5: Sơ đồ quản lý bộ phận sản xuất chính
Qua sơ đồ ta thấy, bộ máy quản lý phân xưởng có mối quan hệ thống nhất chỉ huy.
Quản đốc có vai trò chỉ đạo, phân công công việc, đôn đốc giám sát sản xuất. Các
phó quản đốc có trách nhiệm chỉ đạo ca sản xuất của mình. Cơ điện trưởng chịu
trách nhiệm quản lý tổ cơ điện phục vụ cho sản xuất của phân xưởng.Thống kê kế
toán chịu trách nhiệm chấm công, quản lí vật liệu phục vụ cho sản xuất.
1.4.2. Chế độ công tác của công ty
Công ty thực hiện chế độ công tác năm, theo chế độ công tác liên tục.
Đối với bộ phận sản xuất chính, các phân xưởng sản xuất phụ trợ và một số phân
xưởng khác làm việc theo chế độ liên tục (300x3x8), làm việc theo chế độ đảo ca nghịch.
Đối với bộ phận gián tiếp và một số phân xưởng phụ khác làm việc theo chế độ
công tác gián đoạn: ngày làm việc 8 giờ theo giờ hành chính, nghỉ chủ nhật.
Thời gian làm việc trong ca được bố trí như sau:
- Thời gian ca làm việc: 8 giờ.
- Thời gian chuẩn kết: 30 phút.
- Thời gian ngừng nghỉ giữa ca: 30 phút.
20
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56



Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Thời gian làm ra sản phẩm: 7 giờ.
Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9

1 1 1 1 1

1 1 1 1 1 2 2

2 2 2 2 2 2 2

2 3

0 1 2 3 4

5 6 7 8 9 0 1

2 3 4 5 6 7 8

9 0

Ca 1
Ca 2
Ca 3
Hình 1-6: Sơ đồ lịch đi ca của khối sản xuất chính
∗ Cải tiến bộ máy quản lý:
Trong thời gian gần đây cải tiến tổ chức sản xuất nói chung và cải tiến bộ

máy nói riêng cũng là mối quan tâm của toàn Công ty. Qua các năm, Công ty đã
thường xuyên cải tiến bộ máy quản lý cho phù hợp với tình hình sản xuất như:
- Công ty luôn quan tâm đến đầu tư theo chiều sâu tạo điều kiện cho đội ngũ
cán bộ quản lý không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để
giảm dần bộ máy quản lý gián tiếp cho phù hợp và đem lại hiệu quả trong công
việc, góp phần nâng cao năng suất lao động, tổng hợp và kiểm tra việc thực hiện các
quy định của Công ty ở các đơn vị sản xuất.
- Xây dựng và ban hành các quy chế tuyển dụng, quy chế trả lương, thưởng,
nội quy, kỷ luật lao động, giao khoán giá thành và giao khoán quỹ lương trên đơn
vịsản phẩm, thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy chế
trên tại các đơn vị.
- Xây dựng và có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ kinh
tế, công nhân ngành nghề bậc cao theo yêu cầu sản xuất của Công ty. Hàng năm,
Công ty vẫn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên của Công ty theo học tại các
trường Đại học, cao đẳng, trung cấp để nâng cao trình độ văn hoá và trình độ
chuyên môn.
1.4.3. Tình hình sử dụng lao động trong công ty:
Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập với số cán bộ công nhân viên bình quân
năm 2014 là: 5.192 người
Trong đó tổng số công nhân kỹ thuật là 4.530người. Bậc thợ bình quân
của khối khai thác và chế biến than là 4. Như vậy có thể nói đây là một cơ cấu
tương đối hợp lý với doanh nghiệp khai thác mỏ. Trình độ trung học phổ thông
trở lên của công nhân là rất cao công nhân có học thức tốt lên vận hành, làm chủ
các công nghệ mới thuận lợi hơn.
Về chất lượng lao động của Công ty trong năm 2014 đã và đang ngày
càng tốt hơn. Công ty đã trú trọng hơn việc đào tạo, nâng cao trình độ cho đội
ngũ công nhân viên trong toàn Công ty chính vì vậy nhìn chung chất lượng đội
ngũ công nhân kỹ thuật của Công ty đáp ứng được đầy đủ yêu cầu được đặt ra.
21
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56



Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Công ty Than Nam Mẫu có đội ngũ trẻ, khỏe, có năng lực quản lí đủ khả năng đáp
ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của công việc. Đội ngũ cán bộ của Công ty được đào tạo
cơ bản, giàu kinh nghiệm và ngày càng được trẻ hóa, năng động. Bên cạnh đó còn
thêm truyền thống lao động anh hùng của công nhân vùng mỏ trở thành yếu tố
cơ bản quyết định sự phát triển ổn định lâu dài của Công ty. Tuy nhiên Công ty
cũng cần chú trọng đến công tác bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ
văn hóa qua các lớp đào tạo do Công ty tự tổ chức, tham gia các phong trào thi
thợ giỏi để cho các công nhân giữa các đơn vị trong Công ty học tập, trao đổi kinh
nghiệm có hiệu quả sản xuất.
1.5. Kế hoạch phát triển của công ty trong năm 2015
Trong thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty không tránh khỏi sự tăng giảm
sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Đôi khi vì nhu cầu thực tế của khách hàng mà Công
ty phải điều chỉnh việc cung ứng. Vì vậy kế hoạch đã lập ra không còn sát với thực
tế và cần được điều chỉnh để nhanh chóng thích ứng với nhu cầu của thị trường.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty luôn lấy kế hoạch đã
đặt ra làm mục tiêu phấn đấu.Ngoài việc thực hiện kế hoạch đã lập, Công ty luôn
xúc tiến công tác marketing tìm kiếm thị trường, khách hàng mới để đẩy mạnh công
tác tiêu thụ sản phẩm.
*Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015
-Năm 2015 điều kiện địa chất các khu vực khai thác vẫn còn diễn biến phức
tạp, đòi hỏi Công ty phải tập trung chỉ đạo điều hành và chuẩn bị tốt các biện pháp
và công nghệ, biện pháp thi công và đặc biệt là công tác AT - BHLĐ.
Tuy nhiên, năm 2015 có những thuận lợi cơ bản đó là:
Công ty thường xuyên nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của ban lãnh

đạo Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, của chính quyền địa
phương.
Tổ chức của Công ty đã được củng cố ổn định cơ chế quản lý hoàn thiện và
ngày càng chặt chẽ hơn. Công ty chủ động hơn trong đầu tư, điều hành, đời sống
công nhân viên chức được nâng lên sẽ tạo đà cho công nhân viên tin tưởng, hăng
say lao động sản xuất xây dựng Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015.
- Năm 2015 Công ty đề ra những phương hướng phấn đấu thông qua một
số chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Sản lượng khai thác than đạt: 2.150.000 tấn.
Than khai thác hầm lò: 2.000.000tấn
Than giao thầu: 150.000 tấn
+ Tiêu sạch thụ than đạt : 1.980.000 tấn. (đã trừ than thuê thầu)
+ Tổng doanh thu : 2.395.000 Tr.đồng.

22
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua các nội dung trình bày ở cho thấy thấy một số khó khăn và thuận lợi
ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty than Nam Mẫu như
sau :
-Thuận lợi:
Toàn bộ dây chuyền công nghệ nằm trong một khâu khép kín từ khâu đầu
đến khâu cuối tạo cho dòng sản phẩm được liên tục.
Công ty có một khối lượng lớn về máy móc thiết bị, đồng bộ tạo điều kiện tốt

cho sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài.
Nguồn nhân lực dồi dào, có một số lượng lớn CBCNVC có trình độ tay nghề,
chuyên môn cao, với đông đảo cán bộ khoa học quản lý là kỹ sư và trung cấp.
Với bộ máy quản lý đảm bảo cả về chất và lượng đáp ứng được nhu cầu
quản lý kinh tế, quản lý sản xuất và điều hành sản xuất, theo công nghệ sản xuất
hiện đại cơ giới hoá cao. Trong những năm gần đây, Công ty luôn thay đổi và cải
tiến, hoàn thiện dần bộ máy quản lý của doanh nghiệp để đáp ứng với những tình
hình khách quan. Sắp xếp, bố trí phù hợp giữa công tác sản xuất và công tác tiêu
thụ phù hợp với diện sản xuất, khu vực sản xuất, nâng cao trình độ của cán bộ
công nhân viên trong toàn Công ty nhằm tiếp cận, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất và giảm một lượng công nhân viên sản xuất gián tiếp. Phương pháp
quản lý của Công ty kết hợp được các ưu điểm của việc thống nhất chỉ huy theo
tuyến và chuyên môn hoá.
Là một doanh nghiệp trẻ, cán bộ công nhân viên có sức khoẻ và được mỏ
quan tâm tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề, cử đi học nâng cao trình độ nghiệp
vụ chuyên môn. Đây là nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu và nắm bắt được các
công nghệ khai thác hiện đại. Đội ngũ lãnh đạo có chuyên môn cao nhiều kinh
nghiệm, tổ chức và điều hành tốt. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ có trình độ mạnh
dạn đứng ra áp dụng các công nghệ mới vào khai thác. Công ty đã áp dụng cột
chống thuỷ lực đơn vào chống giữ lò chợ, áp dụng khấu than bằng giá khung di
động và máy khấu than với dàn tự hành cơ giới hoá. Trong công tác đào lò đã
đầu tư mua máy đào lò combai để phục vụ đào lò chuẩn bị sản xuất.
Những thuận lợi trên đã giúp công ty hoàn thành tốt kế hoạch sản lượng năm
2014.
-Khó khăn:
Nằm trong một địa bàn đồi núi, khu vực sản xuất trong hầm lò nên ảnh
hưởng lớn đến việc đi lại và giá thành sản xuất.
Năm 2014 Công ty than Nam Mẫu đã gặp không ít khó khăn trong công tác
sản xuất: Diện khai thác bị thu hẹp hẹp lại, các vỉa than có độ dầy không ổn định
23

Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

ảnh hưởng đến quá trình khai thác dẫn đến chất lượng than giảm do đó công tác
nâng cao chất lượng than gặp không ít khó khăn. Dây chuyền công nghệ chưa
hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu khai thác và sản lượng ngày càng tăng cao. Càng
xuống sâu hệ thống thoát nước càng gặp nhiều khó khăn, chi phí cho thoát nước
cũng tăng cao ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm.
Là một Công ty sản xuất than nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới mưa nhiều,
vì vậy ảnh hưởng rất lớn cho việc sản xuất, nhất là về mùa mưa, máy móc thiết bị
không tận dụng được hết khả năng, năng lực của sản xuất.
Số lượng máy móc thiết bị lớn làm cho tỷ lệ khấu hao thiết bị chiếm một tỷ
trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Thiết bị máy móc không đồng bộ cũng là
nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty.
Không chủ động về thị trường, khách hàng vì phải phụ thuộc vào chỉ đạo
của Tập đoàn.
Với những khó khăn và thuận lợi trên Công ty đã và đang khắc phục những
khó khăn và phát huy những thuận lợi để tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

24
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56


Luận văn Tốt nghiệp


25
Sv: NguyÔn ThÞ HiÒn Líp: QTKD D – K56

Trường Đại học Mỏ - Địa chất


×