Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.79 KB, 12 trang )

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống của mỗi con người việc thiết lập các mối quan hệ xã hội
nhằm trao đổi thông tin giữa mọi người để có thể đạt được mục đích nào đó rất
quan trọng. Quá trình thiết lập cá mối quan hệ xã hội đó trải qua các trạng thái
như trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lí để có thể hiểu biết lẫn nhau và từ đó sẽ tác
động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa người với người. Quá trình đó gọi là giao tiếp.
Giao tiếp không chỉ là sự trao đổi thông tin và tạo quan hệ giữa người với người
mà còn là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người.
Giao tiếp có chức năng quan trọng trong trao đổi thông tin giữa người với
người, tạo nên những ấn tượng, cảm xúc từ đó hình thành nên những tình cảm
của con người, thể hiện bản thân, thay đổi hành vi cá nhân của mình, tạo nên
những mối quan hệ xã hội cùng nhau hoạt động để giải quyết mục tiêu chung …
Giao tiếp còn có vai trò quan trọng sự hình thành và phát triển hình thành tâm
lý, ý thức và giá trị nhân cách của mỗi con người.
Để giao tiếp con người thường sử dụng các kỹ năng như nói để giao tiếp
trực tiếp hay viết và đọc để giao tiếp gián tiếp để biểu đạt ý nghĩ của mình và để
trao đổi thông tin với người khác. Tuy nhiên, giao tiếp đó thành công hay không
thì phải có người thấu hiểu chính vì vậy giao tiếp tốt không chỉ đơn giản là biết
cách nói mà còn phải biết lắng nghe.
Vậy lắng nghe có vai trò đối với giao tiếp nói riêng và cuộc sống con
người nói chung. Con người khi giao tiếp thường mắc phải những sai lầm khi
lắng nghe và để lắng nghe hiểu quả con người sẽ phải có những kỹ năng nghe
phù hợp mang lại hiệu quả khi giao tiếp và tạo mối quan hệ xã hội.
Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về lắng nghe và kĩ năng lắng nghe khi
giao tiếp của con người.

2



NỘI DUNG
I. Khái quát về lắng nghe.
1. Khái niệm
Nghe và lắng nghe khác nhau. Bởi vậy cần phải phân biệt nghe và lắng
nghe. Nghe là thụ động, là trạng thái tự động mang tính chất vật lý, là một tiến
trình sinh lí của con người. Lắng nghe là chủ tâm, chủ động, là một tiến trình
tâm lí. Lắng nghe đòi hỏi tập trung, tìm kiếm tích cực ý nghĩa thông tin mà đối
tượng nói đến.
Cụ thể hơn, Bạn có thể nghe âm thanh rất nhỏ từ rất xa nhưng đó chỉ là
khả năng nghe chứ không phải là lắng nghe, thấu hiểu. Bạn nghe tốt nhưng chưa
chắc bạn biết lắng nghe, chưa chắc đã thấu hiểu, chưa chắc vận dụng vào cuộc
sống tươi đẹp hơn, xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Hay nói theo ngôn ngữ khoa học, những gì bạn nghe được từ cuộc sống
được gọi là nghe. Nghe là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên
não. Nhưng quá trình lắng nghe thì chỉ được nối tiếp ngay sau quá trình nghe.
Nó biến đổi sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Quá trình này cần sự tập trung và
chú ý rất cao.
Như vậy có thể hiểu, Lắng Nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã
sóng âm thanh thành ngữ nghĩa.
2. Mức độ lắng nghe
Trong quá trình lắng nghe sẽ có các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghe
và lắng nghe. Trong quá trình đó các yếu tố sẽ tác động lên quá trình nghe và
lăng nghe tạo nên những kết quả lắng nghe tương ứng, có thể gọi đó là mức độ
nghe. Theo tôi, có 5 mức độ lắng nghe:
Đầu tiên, là lờ đi, không nghe gì cả hay là phớt lờ. Chủ thể lắng nghe
đang có một yếu tố nào đó làm ảnh hưởng đến sự tập trung và lắng nghe một
vấn đề nào đó mà đối tượng giao tiếp muốn truyền đạt. Ví dụ như sinh viên đang
mải mê chơi game trong giờ giảng của giáo viên không chú ý đến bài giảng trên
giảng đường.

Thứ hai, Giả vờ nghe, trường hợp này chủ thể nghe thường đang suy nghĩ
một vấn đề nào đó nhưng lại tỏ vẻ chú ý lắng nghe đến người đối thoại để giao
tiếp xã giao, duy tri mối quan hệ với người đối thoại,và cũng che giấu việc
mình không nghe gì cả
3


Thứ ba, Nghe có chọn lọc, nghe theo từng phần. Tức là chỉ nghe phần
mình quan tâm , cách nghe này khó có hiệu quả tiếp thu thông tin cao, bởi vì
người nghe không lắng nghe lien tục nên không nắm được đầy đủ thông tin
chính xác những nội dung thông tin người đối thoại muốn gửi tới.
Thứ tư, Nghe chăm chú, hay là chú ý lắng nghe. Tập trung mọi sự chú ý
tới người đối thoại để lắng nghe và hiểu thông tin họ muốn gửi tới.
Cuối cùng, Nghe thấu hiểu, cảm nhận. Tức là người nghe đặt mình vào vị
trí người đối thoại để hiểu được người đó cảm nghĩ gì. Như vậy, nghe thấu cảm
không những hiểu được lời nói mà còn hiểu được tại họ nói như vậy,họ muốn gì,
có nhu cầu gì. Nghĩa là đang đi sâu vào nội tâm họ để lắng nghe bằng cả trái tim
và có thể nghe được điều không thể nói thành lời.
3. Tầm quan trọng của lắng nghe.
"Nói là gieo, nghe là gặt” là câu tục ngữ rất đúng với cuộc sống hàng
ngày. Chúng ta không thể nói khi chưa nghe, chưa hiểu về câu chuyện chúng ta
đang muốn nói.
Trong giao tiếp lắng nghe sẽ tiếp nhận đầy đủ, trọn vẹn thông tin, giúp lợi
thế trong giải quyết vấn đề và đàm phán với đối tác. Lắng nghe còn thể hiện sự
tôn trọng đối tác và sự hợp tác làm việc và giải quyết vấn đề. Lắng nghe kết hợp
quan sát còn có thể nghe được những gì mà người ta không nói bằng lời.
Lắng nghe sẽ làm thỏa mãn người nói, thể hiện mình tôn trọng người nói.
Lắng nghe sẽ nhận nhiều thông tin dẫn tới việc ra quyết định chính xác hơn.
Lắng nghe người khác sẽ làm cho người khác có cảm tình với mình, thân thiện
với mình khi làm việc. Lắng nghe làm cho mình nắm bắt chính xác tính cách,

tính nết và quan điểm của người nói chuyện. Lắng nghe giữa hai bên tạo không
khí trao đổi thẳng thắn, hiểu nhau dẫn tới giải quyết mâu thuẫn, tìm kiếm giải
pháp nhanh hơn.
Lắng nghe sẽ nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông
tin, đánh giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt.
Song song đó, lắng nghe sẽ tạo sự liên kết giữa người vời người đó là liên kết về
xúc cảm,. Lúc này sự lắng nghe lại có thêm những mục đích mới tích cực về
cảm xúc hơn như: tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, chia sẻ sự cảm
thông với người khác và khám phá ra những tính cách mới mẻ của một người đã
quen. Ngoài ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột,
mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối
4


phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau đó
những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng. Những
người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông tin mới,
những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung quanh,
thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm được
thông tin, khả năng cập nhật hóa thông tin và khả năng giải quyết được vấn đề.
II. Kỹ năng lắng nghe
1. Vì sao phải học cách lắng nghe?
Vấn đề "thích nói không thích nghe" là một nhược điểm nhân tính của con
người. Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu chứng minh rằng người ta lắng nghe
nội dung chỉ được 25% hoặc ít hơn, hầu hết mọi người thích nói hơn là nghe.
Chúng ta chưa học được cách lắng nghe có hiệu quả vì thế khi một ai đó hỏi
chúng ta về những điều vừa nghe thì họ sẽ nhận được những câu trả lời lộn xộn,
không đúng với nội dung câu hỏi. Hoặc trong khi giao tiếp, nếu chúng ta cứ
“thao thao bât tuyệt” sẽ gây sự nhàm chám với người đối diện. Lắng nghe một
cách hiệu quả là một cách tốt nhất để cải thiện khả năng giao tiếp của mình và

thăng tiến.
Nghe quan trọng hơn nói, vì người biết nói tạo ấn tượng thông minh trước
người khác, còn người biết nghe, tuy không tạo ra sự lóa mắt như người nói,
nhưng tạo cảm giác quan tâm, gần gũi, thân thiết với người khác, càng có sức
thu hút hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà câu thành ngữ "Nói là bạc, im lặng là vàng,
lắng nghe là kim cường" được mọi người công nhận là đúng. Biết lắng nghe điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì lắng nghe
là một hoạt động thường nhật hàng ngày, cho nên chỉ có một số ít người quan
tâm tới việc phát triển kỹ năng nghe của mình.
Dẫn chứng là các hậu quả của việc không biết lắng nghe.Vì không biết
lắng nghe nên không thể cập nhật tin tức đầy đủ, chính xác,do đó gây ra những
hậu quả nghiêm trọng: Nhiều doanh nghiệp thua lỗ hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm
chỉ vì truyền thông giao tiếp bị lệch lạc, bắt nguồn từ thất bại không biết lắng
nghe và không hiểu được nhu cầu của khách hàng; Sinh viên không hiểu bài
hoặc không nắm vững vấn đề của bài giảng; Nhân viên không nắm vững chủ
trương chính sách của cơ quan; cấp quản trị lãnh đạo cơ quan không thành
công.Trong giải quyết xung đột, điều làm nên xung đột đó là vì ai cũng nói và
5


chẳng người nào chịu lắng nghe người khác nói nên không ai hiểu vì thế chẳng
thể giải quyết được xung đột mà ngược lại xung đột càng ngày càng thêm gay
gắt.
Mọi cuộc giao tiếp thất bại đều xuất phát từ việc người đối thoại không có
kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe không phải là một bản năng mà là một nghệ thuật
thấu hiểu người khác bởi lẽ "Con người mất 3 tuổi để học nói nhưng phải mất cả
cuộc đời để học lắng nghe".
Vậy, Kĩ năng lắng nghe là khả năng quan tâm đến lời nói, tâm trạng,
cảm xúc của đối tác giao tiếp, nhận diện được nhu cầu của người nói, thể hiện
sự tôn trọng đối với người nói.

2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc lắng nghe kém hiệu quả:
Sau đây là những lí do khiến 75% chúng ta lắng nghe kém hiệu quả.
- Lười lắng nghe: Như đã nói ở phần trên, phần lớn chúng ta thích nói
hơn là thích lắng nghe. Một người trung bình chỉ nhớ một nửa những gì đã nghe
trong vòng mười phút nói chuyện và quên đi một nửa trong vòng bốn mươi tám
tiếng đồng hồ. Chúng ta có khuynh hướng nhàm chán những chủ đề khô khan,
không chú ý lắng nghe nếu người nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe
người khác nói (suy nghĩ lan man, lo ra)... Chính những phản xạ có điều kiện
này sẽ giết chết cái tôi biết lắng nghe trong bạn.
- Thái độ lắng nghe thiếu tích cực: Thái độ này xuất phát từ sự ích kỷ, vị
kỷ trong mỗi con người chúng ta. Những lúc này cái tôi của bạn quá lớn, bạn cứ
cho rằng bạn là người biết tất cả rồi, những vấn đề của họ chẳng thấm vào đâu
so với bạn nên không cần quan tâm đến vấn đề mà người khác đang nói hay tiêu
cực hơn là bạn chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi sai của người nói để phản bác lại.
Vì thế bạn cũng đừng ngạc nhiên khi nhận lấy hậu quả từ thái độ này: bạn sẽ
chẳng có thêm chút kiến thức nào cả nếu có chỉ là sự hài lòng một cách ngộ
nhận về kiến thức của bản thân; bạn sẽ làm mếch lòng rất nhiều người nếu thái
độ này tiếp diễn ngày càng nhiều và điều này sẽ tệ hơn khi bạn gặp một người
nói có bản lĩnh cũng phản bác lại ý kiến mà bạn đã chống đối họ một cách xác
đáng, lúc này bạn sẽ vô cùng ê chề giống như chúa sơn lâm bị một con kiến quật
ngã.
- Một rào cản phổ biến khác là lắng nghe có chọn lọc. Bạn đã có kinh
nghiệm lắng nghe có chọn lọc nếu bạn đã từng ngồi họp và để cho tư tưởng của
6


bạn suy nghĩ mông lung cho đến khi bạn nghe được một từ hoặc một cụm từ gây
cho bạn chú ý trở lại. Một trong những vấn đề của việc nghe có chọn lọc là nó
đọng lại trong tâm trí bạn không phải những gì người khác nói mà là những gì
bạn nghĩ rằng người ta lẽ ra phải nói.

3. Những kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Khi muốn thay đổi một điều gì đó thì cần phải có thời gian, ở đây cũng
vậy, không cần phải trở thành người biết lắng nghe ngay tức thì, kiên nhẫn là
đức tính cần được phát huy tối đa ngay lúc này. Chỉ cần nỗ lực hết sức mình thì
kết quả bạn đạt được sẽ là những"trái ngọt" xứng đáng. Sau đây là những chiến
lược để rèn luyện:
- Khi một người nào đó nói, bạn có thực sự nghe được những gì họ nói
không, hoặc bạn có nhắc lại bạn sẽ trả lời như thế nào chưa? Điều đầu tiên là
hãy cố gắng để đầu óc cởi mở đón nhận thông tin mới dựa trên tinh thần hiểu
biết và tôn trọng nhau
- Đừng chú trọng phong cách của người nói bằng cách hãy tự hỏi rằng
diễn giả biết được điều gì mà bạn không biết.
- Hãy khách quan khi lắng nghe để bạn giảm được ảnh hưởng của cảm
xúc khi nghe và kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được toàn bộ thông tin.
-Hãy tránh lo ra bằng cách đóng cửa lại, tắt điện thoại di động, và tiến gần
tới người nói chuyện hơn.
- Hãy đi trước người nói bằng cách đoán trước những gì họ sẽ nói và suy
nghĩ về những gì họ đã nói.
- Hãy tìm kiếm thông tin không lời. Thường thì giọng nói hoặc cách diễn
tả của diễn giả sẽ bộc lộ thông tin nhiều hơn là bằng lời.
- Hãy xem lại những điểm quan trọng. Nó có ý nghĩa không? Những khái
niệm có được minh họa bằng sự kiện không?
- Hãy cởi mở bằng cách nêu các câu hỏi làm sáng tỏ sự hiểu biết của bạn;
hãy khoan phán đoán phê bình cho đến khi diễn giả kết thúc phần trình bày.
- Đừng ngắt lời, bởi vì việc ngắt lời có thể gây lơ là trong khi bạn đang nỗ
lực đạt tới trọng điểm của vấn đề
- Hãy phán đoán và phê bình nội dung chứ không phải phê bình người
nói.
7



- Hãy đưa ra ý kiến phản hồi và ghi nội dung một cách ngắn gọn.
Và cuối cùng, hãy lắng nghe bằng cả con tim và khối óc.
Ngoài ra để lắng nghe hiệu quả khi giao tiếp nên tránh một vài điểm,
chúng có thể tác động xấu đến kỹ năng lắng nghe của bạn như Có định kiến
hoặc cố chấp không đồng tình với lý lẽ của người nói, ngôn ngữ và cử chỉ không
phù hợp, Gây ồn ào, trạng thái tình cảm quá mức bình thường như: Lo lắng,
khiếp sợ, giận dữ hay tỏ ra không nhiệt tình.
4. Chu trình lắng nghe hiệu quả
Kết quả của của việc lắng nghe hiệu quả sẽ tuân thủ theo quy trình sau:
Tập trung:
Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Tập trung
lắng nghe còn là sự biểu hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin
tưởng để giao tiếp một cách cởi mở hơn giúp người nhận thông tin đầy đủ hơn.
Cởi mở đón nhận thông tin mới dựa trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng
nhau. Hãy tự hỏi bản thân: Khi một người nào đó nói, bạn có thực sự nghe được
những gì họ nói không? Bạn nắm được bao nhiêu phần trăm nội dung cuộc giao
tiếp của người đối diện?
Đừng chú trọng phong cách của người nói bằng cách hãy tự hỏi rằng
người nói biết được điều gì mà bạn không biết.
Hãy khách quan khi lắng nghe để bạn giảm được ảnh hưởng của cảm xúc
khi nghe và kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được toàn bộ thông tin.
Hãy lắng nghe để nắm được những khái niệm và tư tưởng cũng như các
sự kiện; biết được sự khác biệt giữa sự kiện và nguyên tắc, ý kiến và ví dụ, bằng
chứng và lập luận. Hãy xem lại những điểm quan trọng. Nó có ý nghĩa không?
Những khái niệm có được minh họa bằng sự kiện không?
Chú ý lắng nghe không chỉ vào nội dung được trình bày mà còn ở ngữ
điệu, giọng điệu, cử chỉ điệu bộ để nắm tốt hơn các thông tin, ẩn ý mà người nói
muốn đưa đến.
Nên lặp lại và tóm tắt nội dung của người nói sau khi họ nói xong.

Tham dự: Đó chính là sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp, đúng lúc
Nhìn thẳng người nói để hiểu được những tín hiệu không lời. Nhìn người
nói giúp họ biết rằng chúng ta đang thật sự lắng nghe và vì thế mà truyền đạt tốt
hơn.
8


Đáp lại người nói bằng cách gật đầu, hướng người về phía trước hay mỉm
cười. Những dấu hiệu này cho thấy sự lắng nghe một cách chăm chú.
Vẻ mặt chú ý lắng nghe nhằm chứng tỏ người nghe không xao nhãng
hoặc thờ ơ với vấn đề.
Không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi
chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình
máy tính hay đọc sách báo.
Hãy thực sự chú tâm vào người nói.
Hiểu:
Hãy đưa ra ý kiến phản hồi bằng những câu hỏi nếu còn vấn đề nào đó
bạn chưa sáng tỏ, hoặc nếu không chắc về những điều được trình bày. Cách tốt
nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn
thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem
đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào
những gì người kia đang nói
Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn
vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn
là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ
là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà
ngay chính họ cũng không định nói đến.
Ghi nhớ:
Ghi nhớ thông điệp của quá trình giao tiếp. Chọn lọc những thông điệp
chính mà người nói muốn truyền tải. tuy nhiên không phải là lược bỏ đi hết

những thông tin mà người đối thoại muốn truyền đạt. Đây là nguyên nhân khá
phổ biến mà người nghe hay gặp phải. Được biểu hiện khi người nghe không tôn
trọng người đối thoại. Chính vì vậy phải lọc đẩy đủ, lược bỏ những vấn đề ngoài
lề để tránh vấn đề những thông tin đọng lại trong tâm trí người nghe không phải
những gì người khác nói mà là những gì người nghe nghĩ rằng người nói lẽ ra
phải nói
Hồi đáp:
Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều giữa người gửi và người
nhận. Sau khi nhận thông điệp, người nhận giải mã thông điệp bước tiếp theo
cần có sự hồi đáp với người gửi. Có đi có lại mới toại lòng nhau, mới có thể
hoàn chỉnh quá trình giao tiếp cũng như lắng nghe.
Phát triển:
9


Giao tiếp không phải là một thời điểm mà là một quá trình. Quá trình hối
đáp là sự chấm dứt cho một chu trình giao tiếp và tìm hiểu thông điệp. Phát triển
sẽ giúp cho quá trình giao tiếp được bước sang một chu trình mới. Chu trình
lắng nghe được mô tả như trên là một mô hình khép kín và diễn ra liên tục theo
chiều xoáy trôn ốc đi lên.

10


KẾT LUẬN
Trong cuộc sống của chúng ta vấn đề giao tiếp rất quan trọng. Giao tiếp
vừa là khoa học vừa là nghệ thuật là nhu cầu của mỗi con người, cuộc sống hàng
ngày hay trong công việc kinh doanh của bạn. Ngày nay mọi loại hình công việc
đều đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Đây là một yếu tố quan
trọng bên cạnh chuyên môn bởi nó giúp bạn trở thành một nhân viên hoàn hảo

và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
Một trong những kỹ năng quan trọng đó, kỹ năng lắng nghe trong giao
tiếp cực kì quan trọng. Lắng nghe là một yếu tố tạo dựng những mối quan hệ
bền lâu và hạnh phúc. Lắng nghe có nghĩa là làm thế nào chúng ta tìm ra mã số,
sở thích,mong muốn nhu cầu của người khác. có nghĩa là làm thế nào chúng ta
học được cách truyền tải thông điệp của mình tới những người đối diện. trong tất
cả các kĩ năng mang lại nhiều lợi ích trong giao tiếp thì đó là kĩ năng nghe.
Biết lắng nghe không phải chỉ là nhìn vào ai đó gật đầu và đông ý mà phải
nhận thức được điều gì đối phương đang nói tới và thể hiện điều đang nói ấy cho
người ấy biết mình hiểu họ.
Lắng nghe giúp cho quá trình giao tiếp thành công hơn, nhất là đối với
những nhà quản trị thì việc lắng nghe và thấu hiểu được khách hàng, đối tác và
nhân viên cần cái gì và mong muốn thế nào để giúp nhà quản trị kịp thời đáp
ứng nhu cầu của họ. Như vậy chúng ta cần thay đổi những thói quen sau:
- Thay đổi thái độ: Muốn lắng nghe hiệu quả thì đầu tiên phải “Muốn” có
nghĩa là tự tạo ra nhu cầu cho chính bản thân. Ví dụ như lắng nghe để học hỏi,
để biết thông tin, tìm hiểu người nói, chia sẻ…
- Thay đổi cử chỉ: Thay vì nhìn lơ đãng thì hãy chú ý vào người nói thể
hiện sự mong muốn lắng nghe. Gật đầu hòa nhịp cùng người nói. Vẻ mặt thể
hiện sự hào hứng khi lắng nghe.
- Thay đổi lời nói: Thay vì ngồi im thì hãy thể hiện cho người nói biết
mình đang lắng nghe họ bằng những tiếng đệm như Dạ!, Vâng! … hoặc câu hỏi
ngắn như Vậy à?, Thế á?, Cái gì?. Kết luận bằng: “Tôi hiểu rồi”. “Tôi biết rồi.”
KỸ NĂNG LẮNG NGHE - VIÊN KIM CƯƠNG GIAO TIẾP

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỹ năng lắng nghe:

Https://sites.google.com/site/nuoiduongtamhonstudenthope/
2. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp:
Http://kiemtailieu.com/
3. Tầm quan trọng của lắng nghe trong giao tiếp:
Http://123doc.org/

12



×