Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Xây dựng cho con động lực hành động từ bên trong và sống biết suy nghĩ cho người khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.66 KB, 13 trang )

Xây dựng cho con động lực hành động từ
bên trong và sống biết suy nghĩ cho người
khác
Trích từ cuốn sách “Cha mẹ Nhật dạy con tự
lập” của tác giả Sugahara Yuko, Quảng Văn
phát hành 2015
Trong cuốn sách của mình tác giả
Sugahara, người đã tư vấn cho hàng vạn phụ
huynh Nhật về cách xây dựng kỹ năng sống
cho trẻ- đã đề cập đến rất nhiều cách hay để
chamẹ dạy con mình tự lập và những kỹ
năng sống cơ bản mà trẻ cần có. Ở bài note
này mình xin được tóm tắt về cách làm thế
nào để giúp trẻ có động lực để làm
việc(yaruki), bởi theo mình đây là điều rất
quan trọng nó quyết định yếu tố thành công
của trẻ sau này. Còn những bài học khác
mình sẽ tóm tắt vào dịp khác khi có thời
gian.
Làm thế nào để xây dựng cho con tính tự
giác và động lực làm việc xuất phát từ bên


trong chứ không phải bằng yếu tố bên ngoài
như khen ngợi, la mắng, khen thưởng…
Mình xin được gọi mỗi yêu tố là một hạt
giống trong tâm hồn trẻ.
Đó là: Hạt giống nảy mầm vì được
khen ngợi, hạt giống nảy mầm vì bị la
mắng, hạt giống nảy mầm vì được thưởng
quà, và hạt giống nảy mầm bắt nguồn từ


“hạnh phúc khi sống cho người khác”
1. Hạt giống nảy mầm vì được khen
ngợi: Những cha mẹ nào lấy việc khen ngợi
con làm động lực cơ bản khiến trẻ hành
động, sẽ nuôi dưỡng bên trong trẻ hạt giống
khen ngợi. Nghĩa là trẻ nào được nuôi
dưỡng hạt giống này sẽ làm việc (nảy mầm)
khi được cha mẹ khen ngợi.
2. Hạt giống nảy mầm vì bị la
mắng: Có những cha mẹ nuôi dưỡng những
hạt giống quát mắng. Những trẻ đó khi bị


cha mẹ quát mắng thì mới làm việc (nảy
mầm).
3. Hạt giống nảy mầm vì được thưởng
quà: Còn có một hạt giống khác nữa để tạo
động lực cho trẻ làm việc đó là khen thưởng.
Khi trẻ giúp đỡ việc gì thì sẽ thưởng cho ít
tiền tiêu vặt, hay cái bánh cái kẹo. Ít tiền tiêu
hay cái bánh cái kẹo ấy giống như là phần
thưởng cho kết quả của việc trẻ đã giúp đỡ
cha mẹ. Nếu như ta sử dụng nó như là công
cụ cho động cơ để trẻ hành động, thì kiểu gì
trẻ cũng sẽ trở thành làm việc chỉ để nhận
phần thưởng. Nghĩa là nếu không có phần
thưởng trẻ sẽ không làm, hoặc là làm xong
mà không có thưởng thì tức tối trong lòng.
3 hạt giống này thực chất đều là những
hành vi tác động từ bên ngoài để tạo động

lực cho trẻ hành động. Thế nhưng, động lực
để trẻ làm việc lại không đến từ bên ngoài,
mà nó cần phải xuất phát từ bên trong trẻ.
Bằng nhiều cách ngay từ khi con còn nhỏ


cha mẹ có thể gieo hạt mầm động lực được
khơi gợi từ chính bên trong bản thân trẻ.
Có một câu chuyện của cô giáo lớp mầm
non thế này:
M là một cậu bé ngoan, cậu thường
xuyên giúp cô giáo nhặtrác trong phòng học
hay là giúp cô dọn dẹp. Sẽ chẳng có vấn đề
gì cả, tuy nhiên cách làm của cậu bé khiến
cô phải để ý tới.
Ví dụ như, cậu bé sẽ nhặt rác ở những
chỗ nào mà cô giáo đã nhìn qua, tức là cậu
bé có chủ đích là theo dõi ánh mắt của cô
nhìn vào đâu để chạy tới chỗ đó nhặt rác bỏ
vào thùng. Sau đó cậu bé sẽ chạy tới chỗ cô
giáo và nói với cô giáo đại ý như “ Cô ơi
cô, cô thấy em giỏi đúng không?”. Hơn nữa
việc làm này của cậu bé lại diễn ra thường
xuyên. Cho đến giờ cô giáo luôn mỉm cười
nói với cậu bé “Uh, M giỏi quá”, rồi cô


thầm nghĩ trong đầu “có vẻ như có cái gì đó
hơi khác lại ở cậu bé này”.
Chắc chắn là cha mẹ của M đã nuôi dạy cậu

bằng những lời khen ngợi rồi. Đối với M,
cậu tiếp nhận những lời khen của cha mẹ
giống như là cách để cậu cảm nhận tình yêu
thương của cha mẹ. Khi cậu làm một cái gì
đó mà được cha mẹ khen ngợi, cũng đồng
nghĩa với cậu cảm nhận được rằng mình
đang được yêu thương và giá trị của bản
thân đã được khẳng định.
Tiếp đến, khi muốn được an toàn, khi
muốn cảm nhận được tình thương ấm áp của
cha mẹcậu bé sẽ muốn cha mẹ khen ngợi
mình bằng những lời khen “con giỏi quá”
“con ngoan quá”. Khi ở lớp mẫu giáo, để
thầy cô khen ngợi mình, cậu đã biết cách
chú ý đến ánh mắt của cô đang nhìn về đâu
để chạy tới đó nhặt rác bỏ vào thùng.
Đối với cha mẹ mà nói, bởi vì việc sử
dụng những lời khen ngợi trẻ giống như là


một phần thưởng có thể chi phối trẻ nên nó
rất tiện lợi. Cũng là một câu khen ngợi “con
rất ngoan”, nhưng mặt trái của nó là nó lại
truyền tải đi một thông điệp với trẻ rằng
“nếu con làm theo lời nói của cha mẹ, thì
cha mẹ sẽ yêu thương con”. Khi muốn con
cái nghe theo lời mình cha mẹ sẽ nói “con
mẹ rất ngoan, lấy cho mẹ...”như là một phần
thưởng dẫn dụ để trẻ nghe theo.
Nếu như sử dụng lời khen làm động cơ

cho hành động, thì sẽ khiến trẻ trở nên chỉ
muốnhành động để nhận được lời khen, khi
không có ai khen ngợi thì không còn động
lực cũng như hứng thú để làm. Hoặc là làm
rồi mà chẳng nhận được một lời khen, trẻ sẽ
hậm hực tự làm tổn thương mình, đánh mất
động lực để tiến lên.
4. Hạt mầm tạo động lực ấy chính là
“hạnh phúc vì bản thân đã giúp ích cho
người khác”: Bằng việc nuôi dưỡng hạt


giống làm động cơ này trẻ có thể giữ được
cái động lực làm việc suốt đời. Khi hành
động xuất phát từ động lực này chúng ta sẽ
cảm nhận được một cảm giác hạnh phúc thật
trọn vẹn nhất.
Bởi vì Hạt giống nảy mầm bắt nguồn từ
“hạnh phúc khi sống cho người khác” sẽ
không bao giờ bị sâu.
Những bài học mà chúng ta vẫn thường dạy
con trẻ cách cư xử ở nơi công cộng như là
“nhường ghế cho người già” khi đi trên tàu
xe, hay“giúp đỡ người hoạn nạn” chính là
bắt nguồn từ nguyên tắc cơ bản của biết
sống vì người khác.
Vậy thì nếu cha mẹ có thể dạy trẻ “hạnh
phúc khi biết sống cho người khác”, sẽ
không cần phải nói cho trẻ nghe nội dung
những phép tắc ấy nữa, trẻ sẽ tự khắc hiểu

được mình cần phải giúp đỡ người gặp khó
khăn. Hạt giống biết sống cho người khác
này sẽ là động lực cho trẻ hành động mà


không hề có tác dụng phụ nào, lại là yếu tố
cốt lõi của mọi quy tắc ứng xử.
Bản chất của con người xưa nay đó là luôn
mong muốn mình là người có ích với ai đó.
Vì thế trẻ biết được nguyên tắc cơ bản của
việc biết sống cho người khác, thì trẻ sẽ
hành động chỉ là bởi nó đem đến niềm vui
cho người khác, và bản thân mình cũng thấy
vui mà không cần người khác phải báo đáp,
không tìm kiếm sự báo đáp của người khác.
Vậy làm thế nào để gieo hạt giống ấy trong
lòng trẻ?
Chỉ cần cha mẹ bắt đầu từ việc để trẻ
giúp đỡ mình thì việc dạy trẻ bài học này
không có gì khó khăn cả. Ví dụ khi trẻ được
2 tuổi trở đi, trẻ đã có thể làm rất nhiều việc
nhỏ giúp đỡ được cho cha mẹ. Bắt đầu từ
việc đơn giản như nhờ trẻ chạy đi lấy giùm
cái rổ, bỏ cái tất bẩn vào túi giặt đồ, cho đến


rất nhiều những việc lặt vặt trong nhà, hãy
nhờ trẻ thật nhiều.
Nhưng cha mẹ hãy nhớ điều quan trọng
là khi trẻ giúp đỡ cho cha mẹ việc gì thì

đừng khen ngợi trẻ. Thay vì nói những câu
“con mẹ giỏi quá” “con mẹ quả là người
lớn”, thì cha mẹ hãy nói những lời cảm ơn
với việc con đã làm giúp bằng cảm xúc vui
sướng và chân thành với trẻ “ cảm ơn
con”, “con đã giúp mẹ được rất nhiều
việc”, “mẹ rất vui”, hay là “mama so
happy”. Bởi vì khi trẻ giúp đỡ cha mẹ chúng
rất muốncha mẹ cảm nhận gì về hành động
ấy, và hãy nói cho chúng biết cảm xúc của
mình. Chính vì thế cha mẹ càng nên truyền
tải cụ thể từng việc làm của trẻ đã đem đến
cho mình những niềm vui và lợi ích gì.
Những lời khen “con mẹ giỏi quá” “con
mẹ quả là người lớn” không hề có ý xấu
nhưng nó lại không cho trẻ biết được rằng
việc làm của trẻ đã có những lợi ích tích cực


như nào đối với cha mẹ, bởi nó không phải
là những lời nói diễn tả cha mẹ cảm nhận
như nào với việc làmcủa trẻ.
Ví dụ như khi trẻ đi lấy cho bố tờ báo
buổi sáng, bố có thể xoa đầu trẻ cảm ơn
“cảm ơn con, buổi sáng thức dậy con trai đã
lấy báo cho bố đọc luôn rồi thật là thích”,
hay là khi trẻ giúp mẹ sắp xếp cốc chén
trong khay “cảm ơn con, mẹ bận quá nhưng
may nhờ có con mà nhà mình có khay cốc
chén thật gọn gàng”. Đó là những tình

huống mà cha mẹ đã truyền tải cảm xúc rất
cụ thể của mình với từng việc làm của trẻ.
Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói
một cách máy móc như thế với trẻ. Cha mẹ
có thể tùy cơ ứng biến, ứng với mỗi tình
huống và hoàn cảnh để nói cho trẻ biết cảm
xúc của mình, thì việc làm ấy sẽ khiến trẻ
cảm nhận được rằng những việc mình làm
đã giúp ích cho cha mẹ. Nó sẽ giống như
một ám thị ngầm để trẻ hiểu mình đang lớn


lên, và mình có ích với cha mẹ như nào. Đối
với con trẻ, cha mẹ có một giá trị tồn tại rất
đặc biệt, gần như là tuyệt đối, trẻ yêu thương
cha mẹ hơn bất cứ ai. Chính vì thế khi trẻ
biết được rằng bản thân mình có ích với
người mà mình yêu thương tuyệt đối ấy, thì
nó sẽ là niềm vui hơn bất cứ điều gì, đồng
thời trẻ sẽ cảm nhận được giá trị tồn tại của
bản thân.
Việc sử dụng những từ ngữ diễn tả cảm
xúc một cách phong phú cũng là cơ hội để
cha mẹ đang dần dần gieo những hạt giống
“hạnh phúc khi sống cho người khác” lớn
dần lên trong tâm hồn trẻ.
Đây là câu chuyện của tác giả Sugahara
mà tôi cũng thấy nó gần giống với câu
chuyện của mình:
Khi tôi còn nhỏ mẹ tôi có trồng rau trên một

khoảng đất rộng cả vài sào để dành cho gia
đình ăn. Chủ nhật nào tôi cũng cùng mẹ ra


vườn làm cỏ, tưới rau...và mẹ tôi cứ liên tục
đưa ra các mục công việc khiến tôi không
được nghỉ ngơi. Lúc ấy tôi đã hậm hực
trong bụng, tụi bạn hàng xóm chẳng phải
làm gì thế mà tại sao tôi lại cứ bị bắt phải
làm vườn chứ. Mẹ tôi thường nói “những
việc nhỏ nhặt như này mà giờ không biết
làm thì lớn lên sẽ không làm được gì đâu”.
Khi ấy tôi lẩm bẩm trong bụng “Lớn lên
chẳng biết làm gì cũng chẳng sao...”.
Nhưng thi thoảng mẹ tôi cũng nói những
câu “Cảm ơn con đã giúp đỡ cho bố mẹ.
Mẹ đã được nhờ công sức của con gái rồi”.
Khi ấy, trước khi mẹ kịp nói những việc tiếp
theo là gì thì tôi đã bắt tay vào làm rất tích
cực. Chính bởi vì tôi đã được công nhận là
giúp ích được cho ba mẹ, việc tôi làm đã
khiến cho ba mẹ thấy vui, và trong lòng tôi
cũng thấy như nở hoa.


Có thể cha mẹ Việt mình thường ít dùng
những từ cảm ơn, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ
của mình với con cái thì phải mà cứ mặc
định con cái là phải như này như kia. Mặc
dù trẻ con ai cũng thấy vui khi nhận được lời

cảm ơn từ cha mẹ hay người lớn. Vì tự
nhiên thấy mình đã lớn, đã làm được việc có
ích cho cha mẹ.



×