Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến phát sinh và gây hại của rệp muội trên giống cao lương ngọt KCS105 nhập nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 89 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG VĂN ĐẮC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐẾN PHÁT SINH VÀ GÂY HẠI CỦA RỆP MUỘI TRÊN GIỐNG
CAO LƢƠNG NGỌT KCS105 NHẬP NỘI

L ẬN VĂN THẠC Ỹ

HOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN, 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG VĂN ĐẮC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐẾN PHÁT SINH VÀ GÂY HẠI CỦA RỆP MUỘI TRÊN GIỐNG


CAO LƢƠNG NGỌT KCS105 NHẬP NỘI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 06 62 01 10

L ẬN VĂN THẠC Ỹ

HOA HỌC CÂY TRỒNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T . Dƣơng Thị Nguyên

THÁI NGUYÊN, 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Tôi đã luôn luôn nỗ lực, cố gắng và trung thực trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn, sử dụng trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2015
Học viên


Dương Văn Đắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa nông học, cảm ơn các thầy cô
giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học
tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo TS. Dương Thị Nguyên. Nhân dịp này
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, cán bộ của Viện Bảo
vệ thực vật đã tận tình giúp đỡ vào tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ động viên của tất cả bạn bè, gia đình và
những người thân đã là điểm dựa tinh thần và vật chất cho tôi trong những
tháng ngày thực hiện đề tài và viết luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan
cho nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất
mong được sự góp ý thầy cô giáo và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2015
Học viên

Dương Văn Đắc


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT ......................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................x
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục đích .................................................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài ..................................................................................................2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................................4
1.2. Nguồn gốc phân bố, điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm thực vật học
của cây cao lương .........................................................................................5
1.2.1. Nguồn gốc phân bố và điều kiện ngoại cảnh ................................................5
1.2.2. Đặc điểm thực vật học.....................................................................................6
1.2.3. Vai trò của cây cao lương trong sản xuất năng lượng sinh học ..................7
1.3. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới .....................................................10
1.4. Tình hình sản xuất cao lương ở Việt Nam ........................................12
1.5. Tổng quan về kỹ thuật canh tác cao lương ngọt trên thế giới.......................14
1.5.1. Nghiên cứu thời vụ trồng cao lương ngọt ...................................................14
1.5.2. Nghiên cứu về đất và mật độ trồng cao lương ............................................14
1.5.3. Một số nghiên cứu về chế độ phân bón khác nhau cho cao lương

ngọt...............................................................................................................15
1.5.4. Nghiên cứu biện pháp luân canh ..................................................................16
1.6. Tổng quan về kỹ thuật canh tác cao lương ngọt ở Việt Nam .......................17
1.7. Tình hình nghiên cứu sâu hại cao lương.........................................................17
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI D NG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................24
2.2.Vật liệu nghiên cứu............................................................................................24
2.3. Dụng cụ thí nghiệm ..........................................................................................24
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................24
2.5. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................24
2.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................25
2.6.1. Phương pháp điều tra thành phần sâu hại trên cao lương ngọt .................25
2.6.2. Phương pháp nghiên cứu biến động số lượng rệp ......................................27
2.6.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến quá
trình sinh trưởng, phát triển của giống cao lương ngọt KCS105 và
rệp .................................................................................................................28
2.6.4. Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến rệp ngô và quá trình sinh
trưởng và phát triển của giống cao lương ngọt KCS105 ........................30
2.6.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến rệp
ngô và quá trình sinh trưởng và phát triển của giống cao lương
ngọt KCS105 ...............................................................................................30
2.6.6. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với rệp

ngô hại giống cao lương ngọt KCS105 tại Thái Nguyên năm 2014 .....31
2.7. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................32
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................33
3.1. Một số đối tượng sâu hại trên giống cao lương ngọt KCS105 trong vụ
Xuân năm 2014 tại Thái Nguyên ..............................................................33
3.2. Thành phần thiên địch của rệp ngô R. maidis trên giống cao
lương ngọt KCS105 tại Thái Nguyên, vụ Xuân 2014............................35
3.3. Một số đặc điểm hình thái và đặc điểm phân loại cơ bản của loài rệp
ngô R. maidis trên giống cao lương ngọt KCS105..................................37
3.4. Một số đặc điểm sinh học của rệp ngô R. maidis ..........................................38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

3.5. Diễn biến mật độ rệp ngô R. maidis hại giống cao lương ngọt
KCS105 tại Thái Nguyên, vụ Xuân năm 2014 .......................................39
3.6. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến mật độ rệp ngô, năng suất và
hàm lượng đường (Độ Brix) của giống cao lương ngọt KCS105..........42
3.6.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến mật độ rệp ngô R. maidis ............42
3.6.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến năng suất và hàm lượng
đường (Độ Brix) của giống cao lương ngọt KCS105 tại Thái
Nguyên.........................................................................................................45
3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến rệp ngô R. maidis, năng suất và hàm
lượng đường (Độ Brix) của giống cao lương ngọt KCS105 ..................46
3.7.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mật độ rệp ngô R. maidis.....................46
3.7.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và hàm lượng đường

của giống cao lương KCS105....................................................................48
3.8. Ảnh hưởng của phân bón đến mật độ rệp ngô R. maidis, năng suất và
hàm lượng đường (Độ Brix) của giống cao lương ngọt KCS105 .............49
3.8.1. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến rệp ngô R. maidis ......49
3.8.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến năng suất và hàm
lượng đường (Độ Brix) của giống cao lương ngọt KCS105 ..................50
3.9. Hiệu quả phòng trừ của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với rệp ngô .......52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................54
1. Kết luận .................................................................................................................54
2. Đề nghị ..................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

DT

: Diện tích

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations -Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.


ICRISAT : International Crops Research Institute for the Semi-Arid
Tropics - Viện nghiên cứu Quốc tế cây lương thực bán khô hạn
KL
: Kilôlít
NLSH

: Năng lượng sinh học

NLTT

: Năng lượng tái tạo

NS

: Năng suất

NSSKTT : Năng suất sinh khối thực thu
NSTTT

: Năng suất thân thực thu

SL

: Sản lượng

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong những
năm gần đây ................................................................................... 11
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cao lương ở một số châu lục những
năm gần đây................................................................................................. 11
Bảng 1.3. Thành phần sâu hại cao lương trên thế giới ............................... 19
Bảng 3.1. Một số đối tượng sâu hại chính trên giống cao lương ngọt
KCS105 thu thập tại Thái Nguyên, vụ Xuân năm 2014 ............... 36
Bảng 3.2. Thành phần thiên địch của rệp ngô R. maidis trên
giống cao lương ngọt KCS105 ...................................................... 38
Bảng 3.3. Thời gian phát dục các pha của rệp ngô R. maidis trên giống
cao lương ngọt KCS105 (Viện Bảo vệ thực vật, 2014)..................... 41
Bảng 3.4. Diễn biến thời tiết khí hậu tại Thái Nguyên, vụ Xuân năm 2014...........42
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất thân và hàm
lượng đường (Độ Brix) .................................................................. 48
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất thân thực thu
và hàm lượng đường (Độ Brix) của giống cao lương ngọt
KCS105 ......................................................................................... 51
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất thân thực thu và
hàm lượng đường (Độ Brix) của giống cao lương ngọt
KCS105 ........................................................................................ 54
Bảng 3.8. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với rệp ngô
hại trên giống cao lương ngọt KCS105 ....................................... 56

Bảng 3.9. Danh sách hộ nông dân và địa chỉ tham gia mô hình ................. 57
Bảng 3.10. Hiệu quả mô hình phòng trừ rệp ngô R. maidis trên
giống cao lương ngọt KCS105 ...................................................... 58
Bảng 3.11. Năng suất và hàm lượng đường của giống cao lương
ngọt KCS105 trong mô hình ........................................................ 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Hình ảnh một số loại sâu hại quan trọng trên giống cao
lương ngọt KCS105 ....................................................................... 35
Hình 3.2. Một số loài thiên địch ăn rệp ngô trên giống cao lương ngọt
KCS105 thu tại Thái Nguyên, vụ Xuân 2014 .............................. 37
Hình 3.3. Một số loài thiên địch ăn rệp ngô trên giống cao lương ngọt
KCS105 thu tại Thái Nguyên, vụ Xuân 2014 .............................. 39
Hình 3.4. Một số đặc điểm phân loại của rệp ngô R. maidis trên
giống cao lương ngọt KCS105 trồng tại Thái Nguyên, vụ
Xuân 2014 .................................................................................... 40
Hình 3.5. Đặc điểm hình thái rệp ngô R. maidis hại giống cao lương
ngọt KCS105 tại Thái Nguyên, vụ Xuân 2014 ............................. 40
Hình 3.6. Diễn biến mật độ rệp ngô R. maidis trên giống cao lương
ngọt KCS105 ................................................................................................43
Hình 3.7. Diễn biến mật độ rệp ngô R. maidis trên giống cao lương
ngọt KCS105 trồng tại các thời vụ khác nhau ........................ 47
Hình 3.8. Diễn biến mật độ rệp ngô R. maidis hại giống cao lương

ngọt KCS105 Tại các mật độ trồng cao lương khác nhau ..... 50
Hình 3.9. Diễn biến mật độ rệp ngô R. maidis hại giống cao lương
ngọt KCS105 tại các mức phân bón khác nhau ........................... 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu để
phục vụ nhu cầu trong nước. Trong điều kiện nhiên liệu hóa thạch ngày
càng cạn kiệt, thì việc nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới, năng
lượng sinh học thay thế năng lượng hóa thạch là một giải pháp cấp bách.
Chính vì vậy, ngày 20/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số
177/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” [11]. Quyết định này đã tạo hành
lang pháp lý, chính sách và các kế hoạch đầu tư phát triển nhiên liệu sinh
học. Để đạt được những mục tiêu đề ra trong đề án này, Chính phủ Việt
Nam đã khuyến khích những nghiên cứu về phát triển nhiên liệu sinh học
mới trong đó đặc biệt chú ý đến những nghiên cứu về các giống cây mới và
hoàn thiện quy trình canh tác để sản xuất nguyên liệu có chất lượng tốt, đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu
sinh học của nước ta.
Cao lương ngọt (Sorghum bicolor L.), là loại cây trồng có năng suất
sinh khối rất cao có thể đạt tới 200 tấn/ha, được xem là cây trồng lý tưởng
để sản xuất nhiên liệu sinh học trong tương lai ở Việt Nam vì có năng suất

sinh khối rất lớn và hàm lượng đường cao nên có hiệu suất chuyển hóa
Ethanol vượt trội hơn so với sắn, mía và ngô. Ngoài ra, cao lương ngọt
cũng là một trong những cây trồng sử dụng nước và dinh dưỡng hiệu quả
nhất, do vậy có thể được trồng hiệu quả trên những vùng đất khô hạn, bạc
màu của nước ta.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội đó, cao lương ngọt
cũng bị nhiều loại sâu bệnh hại phát sinh và gây hại trong suốt quá trình
sinh trưởng, phát triển cao lương làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

suất và hàm lượng đường. Trong số đó, rệp muội là một trong những đối
tượng gây hại nguy hiểm nhất đối với cao lương ngọt (George, 1993) [26].
Giống cao lương ngọt KCS105 có nguồn gốc từ Nhật Bản đã được
nhập khẩu vào Việt Nam và là một trong số những giống thể hiện tiềm
năng thích nghi cao với điều kiện canh tác của Việt Nam. Để có thêm cơ sở
khoa học phục vụ chiến lược sản xuất bền vững cao lương ngọt nói chung
và giống cao lương ngọt KCS105 nói riêng làm nguyên liệu sản xuất nhiên
liệu sinh học tại Việt Nam. Một trong những yếu tố quan trọng là nghiên
cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến rệp muội, đến năng suất
giống KCS105 và đưa ra những giải pháp phòng trừ rệp đạt hiệu quả cao.
Từ những yêu cầu nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến phát sinh và
gây hại của rệp muội trên giống cao lương ngọt KCS105 nhập nội”.
2. Mục đích

- Xác định được thành phần sâu hại, tần suất xuất hiện và diễn biến
của rệp trên giống cao lương ngọt KCS105;
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật quản lý rệp muội có
hiệu quả;
3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được thành phần sâu hại, tần suất xuất hiện của rệp muội
hại giống cao lương ngọt KCS105 ;
- Xác định được diễn biến mật độ của rệp hại giống cao lương ngọt
KCS105;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến
rệp muội;
- Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với rệp
hại trên giống cao lương ngọt KCS105.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học về thời vụ trồng,
mật độ trồng và chế độ phân bón phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của giống cao lương ngọt KCS105 và hạn chế tối đa ảnh hưởng của rệp
muội trong điều kiện của Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào chiến lược phát triển
bền vững cao lương ngọt tại Việt Nam phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cao lương ngọt (Sorghum bicolor L.) là cây có khả năng thích ứng
rộng, chịu hạn tốt; hạt cao lương có thể làm thực phẩm cho người và làm
thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, cao lương ngọt còn là sự lựa chọn lý tưởng
để phát triển nhiên liệu sinh học ở nhiều quốc gia do cao lương ngọt có
năng suất sinh khối vượt trội so với một số cây trồng khác như mía, ngô
và sắn. Tuy nhiên, việc phát triển cao lương ngọt gặp không ít khó khăn
bởi sự gây hại của các loại dịch hại; đặc biệt, là một số loại côn trùng,
gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng sản phẩm
(Studebaker et al., 2013) [36].
Trong số các loại dịch hại, loài rệp ngô (Rhopalosiphum maidis
Fitch) thuộc họ rệp muội (Aphididae), bộ cánh đều (Homoptera) là đối
tượng dịch hại quan trọng bậc nhất đối với cao lương ngọt (Studebaker et
al., 2013) [36]. Rệp ngô chích hút dịch cây làm cây còi cọc chậm lớn; khi
cây hình thành cờ, mật độ rệp cao làm cho cờ không thể trỗ thoát, cây
không thể tung phấn và kết hạt, lượng đường trong cây giảm mạnh. Dịch
tiết trong quá trình sinh sống của rệp ngô tạo điều kiện thuận lợi cho nấm
muội đen phát triển làm giảm khả năng quang hợp của cây và các hoạt
động bảo vệ thực vật khác (Dik et al., 1992; Flint, 1999; Studebaker et al.,
2013) [21], [25], [36].
Rệp ngô có vòng đời ngắn, sức sinh sản cao, phổ ký chủ rộng, gây
hại trên 40 họ thực vật khác nhau; có khả năng thích nghi cao với sự biến đổi

của điều kiện ngoại cảnh b ng cách liên tục chuyển đổi giữa hình thức sinh
sản vô tính và sinh sản hữu tính (Blackman and Eastop, 2000) [15].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

Tại Việt Nam, nghiên cứu về sâu, bệnh hại cao lương mới chỉ dừng
lại ở mức độ xác định thành phần dịch hại trên cây cao lương thường
(Sorghum vulgare Pers.) (Viện Bảo vệ thực vật, 1976) [13]; chưa có các
nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm sinh học sinh thái, quy luật phát sinh
gây hại và phòng trừ rệp ngô trên cao lương ngọt; cũng như chưa có nhiều
nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật canh tác đối với cao lương ngọt nói
chung và giống cao lương ngọt KCS105 nói riêng, và đối với sự phát sinh
và gây hại của rệp ngô.
Do vậy, kết quả của đề tài này sẽ góp phần bổ sung thêm nhiều cơ sở
quan trọng phục vụ công cuộc phát triển bền vững cao lương ngọt thông
qua việc canh tác và quản lý tổng hợp hiệu quả rệp ngô hại cao lương.
1.2. Nguồn gốc phân bố, điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm thực vật học
của cây cao lƣơng
1.2.1. Nguồn gốc phân bố và điều kiện ngoại cảnh
Cây cao lương (Sorghum bicolor L. Moench) thuộc chi lúa miến hay
chi cao lương (chi Sorghum), họ hòa thảo (họ Poaceae). Theo Evelyn
(1951) [23], cao lương có nguồn gốc từ miền Trung Phi cách đây 5 - 7
nghìn năm, sau đó được phát triển ở Ấn Độ, Trung Quốc và được du nhập
vào Mỹ năm 1890 để làm thức ăn gia súc. Hiện nay, có hàng triệu người ở
châu Phi, châu Mỹ La Tinh dùng cao lương như một loại lương thực chính

trong bữa ăn hàng ngày.
Trung tâm khởi nguyên chính của cao lương là châu Phi, vùng đất khô
hạn và bán khô hạn, lượng mưa hàng năm thấp. Hiện nay, cao lương được
phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và các khu vực ôn đới ẩm
của thế giới (Martin, 1970) [31]. Cây cao lương xuất xứ từ vùng nhiệt đới
nên điều kiện khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Cao
lương phát triển ở ngưỡng nhiệt độ từ 15-37oC, tuy nhiên nhiệt độ tối thích là
27oC (Wilson, 1955) [42].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

Cao lương thích nghi với khoảng điều kiện khí hậu rộng lớn từ những
vùng có lượng mưa hàng năm cao đến những nơi khô hạn. Mặc dù lượng
mưa và các yếu tố khác quyết định mùa vụ, thời gian sinh trưởng của cao
lương nhưng cao lương vẫn có thể trồng nơi có điều kiện khắc nghiệt và
trình độ thâm canh hạn chế (Wilson, 1955) [42].
1.2.2. Đặc điểm thực vật học
Số lượng lá trên cây thông thường trên thân có từ 7-18 lá hoặc nhiều
hơn và có tương quan với thời gian sinh trưởng. Đa số là cây hàng năm
nhưng có thể để lưu gốc tùy thuộc vào tổng tích ôn của từng giống trong
điều kiện trồng cụ thể (Leonard and Martin, 1963) [30].
Bộ rễ cao lương phát triển rộng, rễ chính đâm sâu với nhiều rễ phụ
và rễ bên, rễ chủ yếu xuất hiện ở tầng đất mặt. Rễ cao lương thuộc loại rễ
chùm và nhiều rễ bên có khả năng hút nước hiệu quả, rễ có thể đâm sâu và
lan rộng (Wilson, 1955) [42].
Thân cây cứng, thông thường thuộc dạng thân đứng, thân có thể khô

hoặc chứa nhiều nước, giữa thân có thể rỗng hoặc không. Chiều cao cây
dao động từ 0,6-5 m. Đường kính thân dao động từ 0,5-3 cm và thu nhỏ ở
phần ngọn. Tại mỗi mắt thân xuất hiện một lá và một chồi.
Lá cao lương có phần bẹ ôm sát vào thân cây làm tăng độ cứng cho
cây, bẹ lá thông thường có chiều dài khoảng 15-35 cm và cuộn chặt lấy
thân. Phiến lá thẳng dài từ 30-135 cm và rộng từ 1,5-13 cm với mép lá
thẳng hoặc gợn sóng, mặt lá thường phủ một lớp phấn sáp trắng nhạt. Gân
giữa lá có thể có màu trắng, vàng đối với giống có thân rỗng và khô
hoặc màu xanh đối với giống thân có dịch. Lá rộng và dài phân bố trên
thân rất đa dạng, chúng có thể tập trung phần gốc hoặc phân bố đồng
đều trên thân ít hoặc nhiều. Số lá trên thân chính có thể thay đổi từ 7-24
lá tùy thuộc từng giống (Leonard and Martin, 1963) [30].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

Hoa cao lương kết lại thành bông dài 4-25 cm, rộng 2-20 cm, có thể
mọc thẳng đứng hoặc cong xuống như cổ ngỗng. Hoa cao lương mọc
thành chùm, chùm hoa có cả hoa đực và hoa cái, mỗi chùm gồm khoảng
6000 bông con. Chùm hoa có một cuống trung tâm, với những nhánh cấp
1, cấp 2, đôi khi có cấp 3, từ các nhánh này sinh ra các chùm hoa nhỏ.
Chiều dài và khoảng cách của những nhánh hoa quyết định hình dạng
của chùm, từ hình nón hoặc hình ô van kín. Chúng dễ nở hoa và nở trên
nhiều nhánh, nhánh hoa có hình xoắn ốc. Đầu hoa mang hai loại hoa,
một loại không có cuống và có cả hoa đực lẫn hoa cái, loại còn lại có
cuống và thông thường là hoa đực. Cao lương là cây tự thụ phấn, đôi khi

xảy ra hiện tượng giao phấn (Leonard and Martin, 1963) [30].
1.2.3. Vai trò của cây cao lương trong sản xuất năng lượng sinh học
Thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21 là giảm phát thải
khí nhà kính, tìm một nguồn năng lượng sạch, rẻ, dồi dào và bền vững để
thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch, được coi là bẩn và đang được dự
báo là sẽ cạn kiệt trong tương lai. Sử dụng năng lượng sinh học đang là một
hướng đi mà nhiều quốc gia đã lựa chọn.
Nhiều chuyên gia kinh tế - môi trường có chung nhận xét: Mẫu hình
vận hành phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào năng lượng hoá thạch
là mẫu hình phát triển không bền vững. Do vậy, nhiều quốc gia đã có chính
sách kết hợp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các dạng năng lượng hiện có,
với chính sách sử dụng năng lượng thân thiện môi trường.
Tại hội nghị quốc tế do APEC tổ chức tại Vancouver (Canada) ngày
27-29/4/2005, quyết định sử dụng năng lượng sinh học để thay thế xăng
dầu khoáng trong ngành giao thông đã được nhiều hãng ô tô chấp nhận.
Hiện nay có khoảng 50 nước ở khắp các châu lục khai thác và sử dụng
năng lượng sinh học ở các mức độ khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

Năng lượng sinh học được hiểu là nhiên liệu tái tạo (Renewable
Fuel) được sản xuất từ nguyên liệu sinh học, và được dùng làm nhiên
liệu cho ngành giao thông bao gồm: dầu thực vật sạch, ethanol, diesel
sinh học, dimetyl ether (DME), ethyl tertiary butyl ether (ETBE) và các
sản phẩm từ chúng.

Trên thế giới, sản xuất ethanol sinh học làm nhiên liệu đã tăng
mạnh từ 1,71 triệu KL năm 2000 đến 7,28 triệu KL năm 2009. Hai nước
sản xuất xăng sinh học lớn nhất là Hoa Kỳ với 3,86 triệu KL, và Brazil
với 2,52 triệu KL, với tổng sản lượng chiếm 87% tổng sản lượng xăng
sinh học trên thế giới; tuy nhiên, Hoa Kỳ đồng thời cũng là nước nhập
khẩu xăng sinh học lớn nhất. Sản lượng ethanol thương mại trên thế giới
chỉ chiếm 1% so với tổng sản lượng sản xuất ra, cho thấy hầu hết lượng
ethanol sinh học chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa (USDA, 2008) [46].
Hai nước xuất khẩu xăng sinh học lớn nhất là Brazil (5,12 triệu KL
năm 2008), và Pháp (với 0,5 triệu KL). Brazil là quốc gia đầu tiên sử
dụng ethanol làm nhiên liệu ở quy mô công nghiệp từ năm 1970. Tất cả các
loại xăng ở quốc gia này đều pha khoảng 25% ethanol (E25), mỗi năm tiết
kiệm được trên 2 tỷ USD do không phải nhập dầu mỏ. Hiện tại, ở nước này
có 3 triệu ôtô sử dụng hoàn toàn ethanol và trên 17 triệu ôtô sử dụng E25.
Thành công này bắt nguồn từ chương trình Proalcool của Chính phủ được
thực thi từ năm 1975, chương trình này đã trở thành mẫu hình cho nhiều
quốc gia khác tham khảo (USDA, 2008) [46].
Hiện nay, Chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện việc giảm thuế 0,50
USD/gallon ethanol và 1 USD/gallon diesel sinh học, hỗ trợ các doanh
nghiệp nhỏ sản xuất năng lượng sinh học. Người đứng đầu Nhà trắng đã
tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc dầu mỏ từ nước ngoài,
b ng cách đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển, tạo công nghệ mới
sản xuất năng lượng sạch và năng lượng sinh học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9


Ở Nhật Bản, Chính phủ nước này đã ban hành chiến lược năng lượng
sinh khối (Nippon Biomas Strategy) từ năm 2003 và hiện nay đang tích cực
thực hiện Dự án phát triển các đô thị sinh khối (biomass towns) và đã có
208 đô thị đạt danh hiệu này, đến đầu năm 2011 Nhật Bản có 286 thành
phố/đô thị. Mặc dù là một nước luôn đi đầu trong công nghệ nhưng Nhật
Bản lại không có nhiều tiềm năng để sản xuất ethanol trong nước do quỹ
đất hạn hẹp và chi phí lao động đắt đỏ. Vì vậy, hợp tác với các nước khác
để sản xuất xăng sinh học đang được xem là một trong những hướng đi
hiệu quả của Nhật Bản.
Ấn Độ đang tiêu thụ khoảng 2 triệu thùng dầu mỏ/ngày nhưng có tới
70% phải nhập khẩu. Chính phủ đã có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD cho phát
triển nhiên liệu tái tạo, mỗi năm sản xuất khoảng 3 tỷ lít ethanol.
Cao lương ngọt là một trong những cây trồng triển vọng nhất làm
nguyên liệu sản xuất xăng sinh học so với rất nhiều cây trồng sản xuất năng
lượng khác như cao lương hạt, ngô, mía, sắn…
Cao lương ngọt tương tự như cao lương hạt nhưng sinh trưởng nhanh
hơn, tạo ra khối lượng sinh khối lớn hơn và đặc biệt là có hàm lượng đường
trong thân cao. Cao lương ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn (4-5 tháng),
có khả năng quang hợp mạnh, vì vậy có thể tạo ra khối lượng đường lớn
hơn tất cả các loại cây trồng khác có cùng thời gian sinh trưởng. Từ giai
đoạn trỗ cho đến chín hàm lượng đường Brix trong thân của cao lương ngọt
là 10-18% trong khi đối với cao lương hạt chỉ khoảng 9-10%. Ngoài ra cao
lương ngọt là cây dễ trồng, có thể sinh trưởng tốt trên những đất xấu, đất
bán khô hạn (Rao et al., 2009) [34].
Tất cả các sản phẩm từ cao lương đều được tận dụng tối đa, hạt cao
lương dùng để chế biến thức ăn cho con người, gia súc và sản xuất ethanol,
thân lá được ép lấy nước lên men sản xuất nhiên liệu sinh học, phần bã còn
lại sử dụng làm chất đốt, nguyên liệu sản xuất giấy. Cao lương có ưu thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10

cạnh tranh cao để sản xuất ethanol vì nó có thể trồng tại các vùng bán khô
hạn, gần hoang hóa, nơi không thể trồng lúa. Cao lương ngọt sử dụng làm
nhiên liệu sản xuất ethanol có lợi hơn so với sử dụng mía, ngô bởi vì cao
lương ngọt sử dụng nước b ng 1/2 so với ngô và 1/8 so với mía và giá canh
tác của cao lương ngọt thấp hơn mía. Quá trình sản xuất ethanol từ cao
lương ngọt ít hao tốn điện hơn so với khi dùng ngô hoặc mía. Đó là chưa
nói cao lương ngọt có hàm lượng năng lượng khá cao, tương đương với
mía và gần gấp 4 lần so với ngô mà không có phế phẩm. Thân cây sau khi
được ép lấy nước có thể phơi khô dùng làm chất đốt để sản xuất điện. Mặt
khác, ethanol từ cao lương ngọt là một loại nhiên liệu cháy hoàn toàn với tỷ
lệ Octane cao, hàm lượng lưu huỳnh (S) và Aldehyde thấp nên tất cả các
loại máy móc đều có thể hoạt động tốt với tỉ lệ Ethanol từ cao lương ngọt
pha xăng lên tới 25% (USDA, 2008) [46].
1.3. Tình hình sản xuất cao lƣơng trên thế giới
Cao lương là một trong những loại cây ngũ cốc hàng đầu thế giới
nên được các quốc gia quan tâm. Hiện nay, có hơn 50 quốc gia trồng cao
lương phân bố ở cả 6 châu lục tập trung chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ.
Cây cao lương được ví như một cây trồng đa tác dụng, sản phẩm của nó
phục vụ cho nhiều ngành khác nhau tùy vào mục đích sử dụng: hạt là
thực phẩm cho người và gia súc, thân lá được sử dụng làm chất đốt
hoặc trong ngành công nghiệp sản xuất ethanol.
Diện tích cao lương không có nhiều thay đổi và duy trì ở mức trên 40
triệu ha, cao lương được trồng nhiều nhất trong năm 2011 (42,32 triệu ha).
Do nhu cầu của dân số và nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp nên diện
tích cao lương thế giới có xu hướng giảm dần. Năm 2012, diện tích cao

lương ngọt trên thế giới chỉ còn 38,16 triệu ha nhưng đến năm 2013 diện
tích cao lương đã tăng trở lại và đạt 42,12 triệu ha. Tuy diện tích trồng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

lương có biến động nhưng sản lượng cao lương vẫn tăng liên tục do việc sử
dụng những giống mới phù hợp với từng vùng sinh thái và mùa vụ.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cao lƣơng ở một số châu lục
nh ng n m gần đây
Châu lục

2009

2010

2011

2012

2013

DT (triệu ha)

24,74


24,93

19,56

23,16

26,54

NS hạt (tạ/ha)

8,95

9,46

10,62

10,06

9,68

SL (triệu tấn)

22,14

23,60

20,78

23,31


24,70

DT (triệu ha)

5,90

5,92

5,93

6,18

6,81

NS hạt (tạ/ha)

35,54

37,92

33,66

34,23

34,52

SL (triệu tấn)

20,96


22,54

19,96

21,17

23,53

DT (triệu ha)

9,14

9,50

9,10

7,92

7,81

NS hạt (tạ/ha)

11,03

10,34

11,64

11,98


11,17

SL (triệu tấn)

10,08

9,81

10,59

9,50

8,76

DT (triệu ha)

0,15

0,15

0,26

0,23

0,33

NS hạt (tạ/ha)

44,52


44,59

35,94

33,64

35,19

SL (triệu tấn)

0,67

0,71

0,92

2,24

1,15

DT (triệu ha)
Châu
Đại
NS hạt (tạ/ha)
Dương
SL (triệu tấn)

0,77

0,51


0,63

0,65

0,59

35,10

30,95

30,58

34,45

37,49

2,70

1,60

1,94

2,24

2,23

N m
Châu
Phi


Châu
Mỹ

Châu
Á

Châu
Âu

Nguồn: FAOSTAT, 2015 [44]; DT: diện tích; NS: năng suất; SL: sản lượng

Tổng sản lượng cao lương thế giới trong vòng 5 năm qua luôn duy trì
trên mức 50 triệu tấn. Năng suất cao lương khá ổn định qua các năm, dao
động trong khoảng 13 - 14 tạ/ha, từ những năm trở lại đây năng suất cao
lương có xu hướng tăng lên, đạt 14,94 tạ/ha (năm 2013) nhưng năng suất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

không đều giữa các châu lục, năng suất cao đạt được ở châu Âu, châu Mỹ
và châu Đại Dương.
Châu Phi có diện tích trồng cao lương lớn nhất thế giới tăng liên tục
qua các năm đạt 24,74 triệu ha trong năm 2008 lên 26,54 triệu ha trong
năm 2013 chiếm 65% diện tích cao lương thế giới. Mặc dù năng suất cao
lương khá thấp; năm 2013 đạt 9,68 tạ/ha thấp hơn so với bình quân năng

suất thế giới (4,89 tạ/ha) nhưng do diện tích lớn nên Châu phi có sản lượng
lớn thứ nhất trên thế giới (24,7 triệu tấn) chiếm 40% sản lượng cao lương
thế giới. Việc nâng cao năng suất cao lương được quan tâm và chú trọng,
rất nhiều chương trình, dự án cải tiến kỹ thuật canh tác, lai tạo các giống
cao lương mới đang được tiến hành.
Châu Á cũng là châu lục trồng nhiều cao lương nhưng trong số 10
nước có sản lượng cao nhất thế giới chỉ có Trung Quốc là đại diện của châu
Á. Năm 2011 sản lượng hạt đạt 2,05 triệu tấn, năng suất hạt 40,98 tạ/ha,
cao hơn so với trung bình thế giới (15,27 tạ/ha).
Châu Mỹ là châu lục có năng suất cao lương cao nhất thế giới, sản
lượng cao lượng tập trung chủ yếu ở Mỹ, Mexico, Braxin và Argentina
(FAOSTAT, 2015) [44].
1.4. Tình hình sản xuất cao lƣơng ở Việt Nam
Cao lương ngọt là cây trồng khá mới, chưa được nước ta chú trọng
quan tâm nghiên cứu nhiều, nên cây cao lương ngọt chưa được phổ biến,
nhân rộng như một số nước trên thế giới.
Theo quyết định 177/2007/QĐ-TTg ngày 10/11/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm
2015, tầm nhìn 2020, với mục tiêu sản xuất xăng E10 (10% ethanol trong
xăng) và dầu sinh học nh m thay đổi một phần nhiên liệu truyền thống hiện
nay. Theo đề án này, trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam sẽ tiếp cận công
nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học từ sinh khối, xây dựng mô hình thí điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

phân phối nhiên liệu tại một số tỉnh, thành, quy hoạch vùng cây nguyên

liệu cho năng suất cao, đào tạo cán bộ chuyên sâu về kĩ thuật.
Giai đoạn 2010-2015, sẽ phát triển mạnh sản xuất và sử dụng nhiên
liệu sinh học thay thế một phần nhiên liệu truyền thống mở rộng quy mô
sản xuất và mạng lưới phân phối phục vụ cho giao thông và các ngành sản
xuất công nghiệp khác, đa dạng hóa nguồn nhiên liệu.
Trong những năm gần đây, một số tổ chức đã tiến hành nghiên cứu
cao lương ngọt làm nhiên liệu sinh học trong đó điển hình là đề tài cấp nhà
nước “Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cao lương ngọt có năng suất
cao, chất lượng tốt cho sản xuất ethanol nhiên liệu” với mục tiêu tuyển
chọn và xây dựng quy trình thâm canh cao lương ngọt. Tuy nhiên, bộ giống
sử dụng này là những giống thuần nhập nội từ ICRISAT (Ấn Độ) năng suất chỉ
đạt 30-35 (tấn/ha). Ngoài ra, đã cũng có một vài nơi thử nghiệm các giống khác
nhau nhưng năng suất thấp, nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Từ những năm 1990, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cũng
đã tiến hành nghiên cứu cao lương lấy hạt trên quy mô nhỏ, những giống
này được nhập từ ICRISAT.
Hiện nay, Công ty Secoin đang thực hiện Dự án sinh học thực vật
ứng dụng mới ở giai đoạn nghiên cứu định hướng được thực hiện trên 4 ha,
gồm 2 phòng thí nghiệm và một số vườn ươm. Các kết quả thực nghiệm sẽ
được áp dụng trên 170 ha thực địa tại Quảng Ninh, Hà Tĩnh. Dự án này đã
được sự ủng hộ nhiệt tình của các địa phương, sự hợp tác hào hứng của các
kĩ sư, nhà khoa học ngoài công ty, đặc biệt sự tham gia của Công ty
Hanhwa Resources (Hàn Quốc) và tư vấn của các nhà khoa học Mỹ, Úc,
Trung Quốc, Ấn Độ.
Năm 2011, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã ký kết bản
ghi nhớ hợp tác nghiên cứu và bản thỏa thuận nghiên cứu phát triển cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





14

lương ngọt làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh học tại Việt Nam với Công
ty TNHH Earth Note Nhật Bản.
1.5. Tổng quan về kỹ thuật canh tác cao lƣơng ngọt trên thế giới
1.5.1. Nghiên cứu thời vụ trồng cao lương ngọt
Theo báo cáo về kỹ thuật trồng trọt cao lương ngọt của Blade Energy
Crop (2010) [17], những giống cao lương ngọt cao sản thường là các giống
lai trỗ muộn hoặc không trỗ do phản ứng với ánh sáng. Thời gian sinh
trưởng của cao lương ngọt biến động nhiều phụ thuộc vào giống, có giống
dài hơn 200 ngày, hoặc từ 60 đến 90 ngày. Rất nhiều giống cao lương ngọt
trồng ở vùng Bắc Mỹ phản ứng với độ dài ngày yêu cầu độ dài ngày từ 12
giờ trở lên để ra hoa. Do phản ứng với ánh sáng, rất nhiều giống cao lương
ngọt không trỗ bông, tạo hạt cho đến tận cuối vụ vì vậy nếu cung cấp đủ
phân bón, những giống này sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và cho năng
suất sinh khối lớn. Có thể áp dụng kỹ thuật để gốc cho cao lương ngọt
(Tsuchihashi and Goto, 2004) [39].
Do đó, có thể kết hợp một vụ trồng b ng hạt với một vụ để gốc để
giúp cây sinh trưởng tốt trong cả mùa mưa và mùa khô. Năng suất thân
vụ để gốc sẽ cao hơn khi gốc được cắt sát đất hơn (Tsuchihashi và Goto,
2004) [39].
1.5.2. Nghiên cứu về đất và mật độ trồng cao lương
Cao lương ngọt có khả năng thích ứng tốt trên nhiều loại đất từ đất
sét nặng cho đến đất nhẹ hoặc đất cát pha. Cao lương ngọt sinh trưởng tốt
trong phạm vi pH từ 5,0 - 8,5 (Smith and Frederiksen, 2000) [35]; chịu
được mặn và chịu được đất kiềm ở một mức độ nhất định (Almodares et al.,
2008) [14]; ưa đất thoát nước tốt, tầng đất dày để hệ rễ phát triển mạnh; ẩm
độ đất cao sẽ làm giảm khả năng nảy mầm và gây chết cây (Blade Energy

Crop, 2010) [17].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

Cần làm đất sâu nhưng không nên làm đất kỹ quá, đặc biệt ở
những nơi đất dốc để tránh xói mòn đất. Khoảng cách hàng từ 50 - 75 cm
là phù hợp nhất với nhiều hệ thống canh tác, nh m tạo điều kiện thuận
lợi trong quá trình canh tác và tạo được năng suất tối ưu. Đối với đất
trung bình tới đất nặng, độ sâu gieo hạt phù hợp là 2 - 3 cm. Nên gieo
hạt khi đất ẩm để đảm bảo cung cấp đủ ẩm độ cho hạt nảy mầm, sẽ giảm
nguy cơ hạt đang nảy mầm hoặc cây con bị chết do bị khô. Đối với đất
nhẹ và đất cát, cần gieo hạt ở độ sâu 5 cm và phải đảm bảo đủ ẩm (Blade
Energy Crop, 2010) [17].
Tùy từng điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện thâm canh và giống
khác nhau mà đưa ra các mật độ trồng cao lương ngọt cũng khác nhau. Ở
Trung Quốc, mật độ trồng phù hợp dao động từ 61.500 - 78.000 cây/ha
(FAO, 1994) [24]. Tuy nhiên, ICRISAT khuyến cáo nên trồng với mật độ
từ 100.000 - 120.000 cây/ha. Tại Nhật Bản, khi áp dụng với mật độ từ
80.000 - 100.000 cây/ha cho hiệu quả cao nhất.
1.5.3. Một số nghiên cứu về chế độ phân bón khác nhau cho cao lương ngọt
Để thu được năng suất thân sinh khối tối đa, cần phân tích hàm
lượng dinh dưỡng trong đất, và lượng phân bón phù hợp nhất tùy thuộc
vào các yếu tố đất đai, môi trường và giống. Cao lương ngọt có sinh khối
lớn và có nhu cầu rất cao về dinh dưỡng trung bình từ 80 - 120 kg N +
60 kg P + 40 kg K/ha.
Nhiều nhà khoa học khuyến cáo cần bón trung bình 5 kg N cho 1 tấn

sinh khối khô. Đối với những loại đất tốt và điều kiện thời tiết khi hậu
thuận lợi, lượng bón có thể ít hơn; đối với đất pha cát giữ dinh dưỡng kém,
mưa nhiều và tập trung, cần bổ sung thêm lượng phân bón có thể lên tới 10
- 15 kg N/1 tấn sinh khối khô (Theo TNHH Earth Note Nhật Bản).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×