Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tình hình bệnh viêm khớp do vi khuẩn streptococcus suis gây ra ở lợn nuôi tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên và thử nghiệm phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 66 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LA THỊ HỒNG
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM KHỚP DO VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS
GÂY RA Ở LỢN NUÔI TẠI HUYỆN ÐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ÐỒ ÐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LA THỊ HỒNG
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM KHỚP DO VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS
GÂY RA Ở LỢN NUÔI TẠI HUYỆN ÐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ÐỒ ÐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: K43 Thú y
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Đỗ Quốc Tuấn


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiêm khoa Chăn nuôi thú y, cùng tất cả
các thầy cô giáo đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức khoa học và
những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện
tại trường.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đỗ Quốc Tuấn đã tạo
điều kiện tốt nhất, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
tập tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các cán bộ ở các xã, trạm thú y huyện Đồng Hỷ, các thầy
cô giáo ở Viện khoa học sự sống - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
cùng gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâm hỗ trợ, động viên, tạo điều kiện
thuận lợi cho em thực hiện tốt khóa luận này.
Dù đã cố gắng nhiều, xong khóa luận của em không thể không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến
đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Sinh viên


La Thị Hồng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm khớp và chết tại một số xã (thị trấn) của
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ......................................................40

Bảng 4.2:

Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp qua các tháng tại huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................41

Bảng 4.3:

Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp ở các lứa tuổi.............................42

Bảng 4.4:

Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp ở các phương thức
chăn nuôi ................................................................................................43

Bảng 4.5:

Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp theo tình
trạng vệ sinh ........................................................................................44


Bảng 4.6:

Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh
viêm khớp tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ..............................46

Bảng 4.7:

Kết quả xác định một số đặc điểm sinh vật, hóa học của các chủng vi
khuẩn S. suis phân lập được ..................................................................47

Bảng 4.8:

Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của các
chủng vi khuẩn S. suis phân lập được ..................................................48

Bảng 4.9:

Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc bệnh
viêm khớp ............................................................................................49


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình phân lập vi khuẩn Streptococcus suis...........................34
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm khớp và chết tại 5 xã ở huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên...............................................................................41
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp qua các tháng tại huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................42

Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp ở các lứa tuổi ...................43
Hình 4.4: Biểu đồ kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp theo tình trạng
vệ sinh........................................................................................................45


iv

DANH MỤC VÀ KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ

BHI:

Brain Heart Infusion

CPS:

Capsular polysaccharide

CS:

Cộng sự

EF:

Extracellular factor

ELISA:


Enzyme – Linked Immuno Sortbant Assay

MRP:

Muramidase - released protein

PCR:

Polymerase Chain Reaction

SLY:

Suilysin

S. suis:

Streptococcus suis

VTM:

Vitamin

TT:

Thể trọng


v


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn: ..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài......................................................... 4
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn ở các giai đoạn................... 4
2.1.2. Hiểu biết về bệnh viêm khớp ở lợn ......................................................... 6
2.1.3. Hiểu biết về vi khuẩn Streptococcus suis ............................................... 8
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ................................... 24
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ...................................................... 24
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 25
Phần 3: ĐỐI TƯỢNGNỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 27
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành ............................................ 27
3.3. Dụng cụ, môi trường, thiết bị ................................................................... 27
3.3.1. Dụng cụ ................................................................................................. 27
3.3.2. Môi trường, thuốc thử ........................................................................... 27
3.3.3. Thiết bị .................................................................................................. 28
3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
3.4.1. Ðiều tra tình hình lợn mắc viêm khớp tại địa điểm nghiên cứu. .......... 28
3.4.2. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng S. suis phân lập được28
3.4.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị ............................................................ 28


vi


3.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
3.5.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ ........................................................... 29
3.5.2. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm ................ 31
3.5.3. Phương pháp nuôi cấy phân lập vi khuẩn ............................................. 32
3.5.4. Phương pháp giám định các đặc tính sinh học của vi khuẩn ................ 35
3.5.5. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn
S. suis phân lập được....................................................................................... 38
3.5.6. Xây dựng phác đồ điều trị lợn mắc bệnh viêm khớp ............................ 39
3.6. Phương pháp tính toán và sử lý số liệu .................................................... 39
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 40
4.1. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc viêm khớp và chết tại một số xã (thị trấn),
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. ................................................................ 40
4.1.1. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc viêm khớp và chết tại một số xã (thị
trấn), huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 40
4.1.2. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh và chết do viêm khớp qua các tháng tại
huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên ........................................................................ 41
4.1.3. Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp ở các lứa tuổi............. 42
4.1.4. Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp ở các phương thức chăn
nuôi .................................................................................................................. 43
4.1.5. Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp theo tình trạng vệ sinh ......44
4.2. Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh vật học của S.suis phân
lập được từ lợn mắc bệnh viêm khớp.............................................................. 45
4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh
viêm khớp ........................................................................................................ 46
4.2.2. Kết quả xác định một số đặc điểm sinh vật, hóa học của các chủng vi
khuẩn S. suis phân lập được ............................................................................ 46


vii


4.2.3. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của các
chủng vi khuẩn S. suis phân lập được ............................................................. 48
4.3. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc bệnh viêm khớp ... 49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước phát triển chủ yếu về nông nghiệp. Trong đó,
chăn nuôi lợn là nghề truyền thống từ lâu của người dân. Trong những năm
gần đây, nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển chăn nuôi mà
ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở nước ta đã phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi lợn, cũng
như trong ngành chăn nuôi nói chung ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng
tích cực, chuyển dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ sang hình thức
chăn nuôi gia trại, trang trại. Đã có nhiều tập đoàn, công ty lớn về chăn nuôi,
thức ăn được thành lập, đã áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao nâng cao
giá trị gia tăng trong sản xuất chăn nuôi. Hình thành được một số mô hình chăn
nuôi theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo
sự liên kết trong chăn nuôi. Thị trường cho sản phẩm chăn nuôi ngày càng được
quan tâm, mở rộng.
Cùng với sự phát triển về quy mô, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi
xảy ra ngày càng nhiều, lây lan nhanh, khó kiểm soát, mức độ thiệt hại mà

dịch bệnh gây ra cho chăn nuôi ngày càng lớn. Đó là những thách thức mà
chúng ta phải đối mặt trong giai đoạn tới. Dịch bệnh có thể do virus, vi khuẩn
gây ra. Trong đó, có vi khuẩn Streptococcus suis. Vi khuẩn Streptococcus suis
có mặt khắp nơi trong tự nhiên, trên cơ thể động vật và cả ở người. Vi khuẩn
Streptococcus suis thường gây bệnh ho thở truyền nhiễm; bệnh đường ruột;
bệnh viêm hạch dưới hàm ở lợn; bệnh viêm màng não ở lợn cai sữa và lợn vỗ
béo; bệnh viêm khí quản và phổi ở lợn con và môt bệnh mà chúng ta cần quan
tâm đó là bệnh viêm khớp.
Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố khác gây què ở lợn gồm
liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương ở


2

chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các thay
đổi khớp. Bệnh làm lợn bị còi cọc, đi lại khó khăn; đồng thời bệnh làm cho
lợn tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn; ảnh
hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng… gây thiệt hại kinh tế cho
người chăn nuôi.
Xuất phát từ tình hình dịch bệnh thực tế của các nước trong khu vực và
trên thế giới, tạo điều kiện cho nghành chăn nuôi lợn trong nước ngày càng
phát triển, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về vi khuẩn S. suis và khả năng
gây bệnh của chúng là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Các kết quả có được
từ nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn về vai trò gây bệnh của vi khuẩn này, từ
đó giúp các nhà chăn nuôi chủ động được các biện pháp phòng trị bệnh có
hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình bệnh viêm

khớp do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn nuôi tại huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm phác đồ điều trị”.
1.2. Mục đích nghiên cứu

- Xác định một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis
gây bệnh viêm khớp ở lợn nuôi tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm khớp ở lợn
cho hiệu quả cao.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tình hình lợn mắc bệnh viêm khớp xảy ra ở huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Điều tra bám sát thực tế, phân tích tình hình dịch bệnh, tiến hành chẩn
trị bệnh xảy ra trên đàn lợn nuôi tại huyện Đồng Hỷ.
- Đề xuất những biện pháp phòng và chữa bệnh viêm khớp ở lợn có tính
khả thi, phù hợp.


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
+ Là công trình nghiên cứu có hệ thống về tính sinh vật, hóa học của các
chủng vi khuẩn S. suis gây viêm khớp ở lợn.
+ Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, biến đổi lâm sàng, biến đổi bệnh lý của
lợn mắc bệnh viêm khớp.
+ Kết quả của đề tài góp phần đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiến sản
xuất, đồng thời góp phần thêm tư liệu tham khảo cho nghiên cứu tiếp theo.
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định các biện
pháp phòng trị bệnh cho lợn đạt hiệu quả.
+ Sử dụng phác đồ điều trị lợn nghi mắc bệnh viêm khớp có hiệu quả cao
góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn lợn nuôi tại huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên.
+ Đáp ứng nhu cầu tiễn sản xuất, nâng cao năng suất đàn lợn, góp phần

phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn ở các giai đoạn
Quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc nói chung cũng như ở lợn nói
riêng đều tuân theo các quy luật:
- Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều: Quy luật này thể
hiện ở chỗ cường độ sinh trưởng và tốc độ tăng trọng thay đổi theo tuổi.
- Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn: Quy luật này được
chia ra làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai.
+ Giai đoạn trong thai gồm: Thời kỳ phôi thai từ 1 - 22 ngày, thời kỳ tiền
phôi thai từ 23 - 38 ngày, thời kỳ thai nhi từ 39 - 114 ngày.
Trong thực tế sản xuất người ta chia ra lợn chửa kỳ I là bắt đầu từ khi thụ
thai đến 84 ngày. Lợn chửa kỳ II từ 84 ngày đến trước khi đẻ 1 tuần, giai đoạn
này rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ nuôi
sống, 3/4 khối lượng sơ sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ II.
+ Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ gồm: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục,
thời kỳ trưởng thành, thời kỳ già cỗi.
Thời kỳ bú sữa của lợn ở Việt Nam thông thường là 60 ngày. Hiện nay
một số cơ sở chăn nuôi đã tiến hành cai sữa sớm ở 21, 28, 35 hay 45 ngày
tuổi, thức ăn của lợn con chủ yếu ở thời kỳ này là bú sữa mẹ.Tuy nhiên muốn
lợn con sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng khi cai sữa cao hơn ta phải bổ
sung thêm thức ăn. Sau khi tách mẹ những ngày đầu thức ăn phải đảm bảo sao
cho lợn con tăng trọng đều mỗi ngày như khi bú mẹ. Có như vậy, lợn con đưa
vào nuôi thịt hay hậu bị không bị chậm lớn. Đây là điều kiện để cai sữa sớm

cho lợn con có kết quả (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [14].


5

Trên cơ sở nắm vững những đặc điểm và quy luật sinh trưởng, phát dục
của gia súc, có thể trong một mức độ nào đó chúng ta tạo điều kiện cho con
vật phát triển tốt ngay lúc đó còn là bào thai, nâng cao sức sản xuất và phẩm
chất giống sau này.
Dựa vào đặc điểm sinh lý, quy luật sinh trưởng của lợn thịt mà chia quá
trình nuôi lợn thịt ra 3 giai đoạn:
* Giai đoạn sau cai sữa: 2 - 3 tháng tuổi (1 - 2 tháng nuôi):
Đặc điểm giai đoạn này: Lợn chuyển từ sống theo mẹ, bằng sữa mẹ sang
sống tự lập, chịu sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Lợn có tốc độ phát
triển nhanh (đặc biệt là tổ chức cơ bắp và xương cốt). Bộ máy tiêu hoá phát triển
chưa hoàn thiện, khả năng tiêu hoá thức ăn còn hạn chế. Vì vậy thức ăn giai
đoạn này đòi hỏi phải có phẩm chất tốt, tránh thức ăn ôi mốc, lên men. Tỷ lệ
thức ăn tinh chiếm 80 - 90%, thức ăn giàu đạm 15 - 18% trong khẩu phần thức.
Dùng đạm động vật để bổ sung. Tỷ lệ xơ thô trong khẩu phần thấp (45%), khoáng và vitamin cao (bổ sung chúng dưới dạng premix khoáng, VTM
0,5 - 1% trong TĂ tinh). Có thể bổ sung thức ăn đậm đặc, kháng sinh thô
trong khẩu phần để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh cho lợn. Ngoài ra,
thức ăn giai đoạn này phải chế biến tốt để lợn dễ tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng
và tránh ỉa chảy. Giai đoạn này lợn cần phải được vận động, tắm nắng tự do.
* Giai đoạn lợn choai: 4 - 7 tháng tuổi (3 - 5 tháng nuôi):
Giai đoạn này lợn phát triển rất mạnh về xương, cơ bắp. Bộ máy tiêu hoá
đã phát triển hoàn thiện nên lợn có khả năng tiêu hoá, hấp thu tốt các loại thức
ăn. Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sống. Vì vậy trong giai đoạn này ta
có thể dè xẻn thức ăn tinh (tiết kiệm thức ăn tinh), tăng thức ăn thô xanh để
tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở nước ta. Tỷ lệ thức ăn xanh có thể chiếm 3040% (tính theo giá trị dinh dưỡng khẩu phần). Song để lợn phát triển tốt ngoại



6

hình, tầm vóc, chú ý phải cung cấp đủ protein, khoáng, VTM và cho vận
động, tắm nắng nhiều.
* Giai đoạn nuôi kết thúc: 8 - 9 tháng tuổi (6 - 7 tháng nuôi):
Giai đoạn này lợn đã phát triển hoàn thiện, tích mỡ là chính. Để thúc đẩy
nhanh quá trình vỗ béo, cần tập trung thức ăn tinh, thức ăn giàu bột đường (tỷ
lệ thức ăn tinh giai đoạn này nên chiếm 85 - 90% trong khẩu phần), dè xẻn
thức ăn giàu đạm (tỷ lệ thức ăn giàu đạm nên khoảng 10 - 12% trong khẩu
phần), giảm thức ăn thô xanh (chỉ khoảng 10 - 15% trong khẩu phần). Đồng
thời hạn chế vận động, tạo bóng tối, yên tĩnh cho lợn nghỉ ngơi, ngủ nhiều,
chóng béo. Rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ ở các tỉnh miền Bắc
và miền Trung nước ta vì ở các khu vực này chủ yếu là lợn lai F1, dân nghèo,
mức đầu tư không cao, tận dụng các phụ phế phẩm trong nông nghiệp, nhiều
rau xanh.
2.1.2. Hiểu biết về bệnh viêm khớp ở lợn
Viêm khớp là bệnh hay xảy ra trên đàn lợn, đó là một yếu tố gây què ở
lợn. Các yếu tố gây què ở lợn bao gồm liên quan đến mất cân bằng dinh
dưỡng hoặc thiếu chất dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương do chấn
thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các thay đổi khớp.
Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi khuẩn
(Streptococcus suis, E. coli, Staphylococcus…) và Mycoplasma.
Chia làm 2 dạng viêm khớp ở lợn: Viêm khớp do thiếu canxi, photpho
và viêm khớp do vi khuẩn.
Triệu chứng thường thấy do thiếu canxi, photpho là lợn đi lại khó khăn.
Còn viêm khớp do vi khuẩn là: Lợn bị sốt cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn còn
có biểu hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập
khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què, có những u sưng ở khớp, lợn
có thể bị mù, điếc.



7

Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng, làm cho
lợn tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn, gây thiệt
hại cho người chăn nuôi.
Từ những tác hại do vi khuẩn gây ra trong bệnh viêm khớp trên đàn lợn
nuôi, tôi đã điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu sâu về bệnh viêm khớp do vi khuẩn
S. suis gây ra.
Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi.
Bệnh này thường gây ra cho lợn con 1 - 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như
một phần của hội chứng yếu khớp kết hợp với viêm rốn. S. suis có thể khu
chú ở amidan của gia súc khỏe, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như:
lợn trong tình trạng stress, nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường làm giảm
sức đề kháng lợn …lúc này dễ dàng phát bệnh. Mầm bệnh được tiết ra từ dịch
âm hộ, dịch đường hô hấp và sữa lợn mẹ. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
lợn con bằng đường rốn, vết thương ngoài da.
Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20%. Bệnh thường xảy ra ở
lợn từ 1 - 6 tuần tuổi. Bệnh xảy ra ở 3 thể: thể quá cấp tính; thể cấp tính và
thể mãn tính.
- Thể quá cấp tính: Gây chết lợn nhanh, lợn sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy
yếu. Lợn có triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập
khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc, viêm
màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não tủy nhiều và có màu đục.
- Thể cấp tính: Đặc trưng bởi sốt, long da sởn lên suy nhược và què. Khi
bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to.Một hoặc
vài khớp có thể bị tổn thương, các khớp chân trước và chân sau, mắt cá chân
thường sung phồng lên. Bệnh làm cho lợn đau đớn không thể di chuyển được,
hạn chế khả năng đi lại để bú của lợn con



8

- Thể mãn tính: Lợn bệnh còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời.
Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết (fibrin).
Các màng sung phông, mất màu, tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô
dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe). Khi bệnh trở thành mãn tính có
thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng có thể thấy được trong sự
phát triển của các khúc xương.
2.1.3. Hiểu biết về vi khuẩn Streptococcus suis
2.1.3.1. Các đặc tính sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis.
S. suis là những vi sinh vật hiện diện phổ biến trong cơ thể tất cả các loài
động vật bao gồm cả con người. Chúng bao gồm nhiều chủng loài nhưng
không giới hạn cụ thể về vật chủ. S. suis phổ biến rộng rãi trong quần thể lợn.
Nó gắn liền với một loạt các điều kiện bệnh lý bao gồm viêm màng não,
nhiễm trùng máu, viêm niêm mạc của xoang bụng và ngực, viêm khớp, viêm
nội tâm mạc và viêm phổi. Nó cũng đã được phân lập từ các trường hợp viêm
mũi và sảy thai. Các mô hình và tầm quan trọng của những hội chứng khác
nhau là khác nhau ở các nước khác nhau.
* Hình thái, kích thước và đặc tính nuôi cấy
Vi khuẩn S. suis thuộc giống Streptococcus, họ Streptococcaceae, bộ
Lactobacillales, lớp Bacilli. S. suis là vi khuẩn Gram dương, hình cầu hoặc
hình trứng đường kính nhỏ hơn 1μm, chúng thường đứng riêng lẻ, xếp thành
đôi hoặc thành từng chuỗi ngắn như chuỗi hạt, có độ dài ngắn không đều
nhau. Chiều dài của chuỗi tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Vi khuẩn
thuộc nhóm yếm khí tùy tiện, không di động, không sinh nha bào, nhưng có
khả năng hình thành giáp mô. Sự hình thành giáp mô có thể xác định được khi
chúng sinh sống trong các mô hoặc phát triển trong các môi trường nuôi cấy
có chứa huyết thanh. Vi khuẩn được nuôi cấy sau 18 giờ chủ yếu là có dạng

hình cầu, kích thước 0,5 - 1μm, đứng thành dạng chuỗi 5 - 10 tế bào. Trong


9

canh trùng già, sau 30 giờ nuôi cấy, vi khuẩn có thể thay đổi tính chất bắt
màu, chuỗi cũng thấy dài hơn. Đặc biệt, khi nuôi cấy trong môi trường dạng
lỏng, thái các chuỗi được nhìn thấy rõ nhất. Vi khuẩn S. suis là những vi
khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, gây bệnh thích hợp ở nhiệt độ 370C phát
triển tốt trên nhiều loại môi trường như:
- Môi trường nước thịt: Vi khuẩn S. suis hình thành hạt hoặc những
bông, rồi lắng xuống đáy ống. Sau 2 giờ nuôi cấy môi trường trong, đáy ống
có cặn.
- Môi trường thạch thường: Vi khuẩn S. suis hình thành khuẩn lạc dạng
S, khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám.
- Trên môi trường đặc: Có thể quan sát thấy khuẩn lạc sau 24 giờ nuôi
cấy với kích thước khoảng 1 - 2 mm. Sau 72 giờ thì kích thước khuẩn lạc lớn
nhất, có thể đạt tới 3 - 4 mm. Nếu được nuôi trong điều kiện có 5 - 10% CO2
thì khuẩn lạc sẽ phát triển nhanh hơn và rộng hơn. Khuẩn lạc thường tạo chất
nhầy mạnh, độ nhầy càng rõ và tăng nếu như vi khuẩn được nuôi cấy vài giờ
vào môi trường nước thịt có bổ sung huyết thanh trước khi cấy sang môi
trường đặc hoặc thạch máu. Dạng khuẩn lạc trên môi trường thạch thường
nhỏ và khô hơn trên môi trường có bổ sung dinh dưỡng.
- Trên môi trường thạch máu: Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tròn, gọn,
hơi vồng, sáng trắng, mịn, dung huyết sau 24 giờ nuôi cấy. Có thể quan sát
các kiểu dug huyết gồm:
+ Dung huyết kiểu : vùng dung huyết xung quanh khuẩn lạc thường có
màu xanh( dung huyết từng phần hay dung huyết không hoàn toàn).
+ Dung huyết kiểu : Bao quanh khuẩn lạc là một vùng tan máu hoàn
toàn, trong suốt, có bờ rõ rang do Hemoglobin được phân hủy hoàn toàn.

+ Dung huyết kiểu
đổi thạch máu.

(hay còn gọi là không dung huyết): Không làm biến


10

- Trên môi trường Mac Conkey: Vi khuẩn mọc tốt, sau 24 giờ nuôi cấy,
hình thành các khuẩn lạc nhỏ bằng đầu đinh ghim (Phạm Sỹ Lăng và cs,
2005) [8].
* Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn S. suis có khả năng lên men đường glucose, lactose, succrose,
inulin, trehalose, maltose, fructose.
Vi khuẩn không lên men các loại đường ribose, arabinose, sorbitol,
mannitol, dextrose và xylose.
Các phản ứng Oxydase, Catalase, Indol: Âm tính (Trịnh Phú Ngọc,
2002) [11].
* Cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn S. suis có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp và có rất nhiều
kháng nguyên đã được tìm thấy đó là:
Kháng nguyên thân (Somati antigen): Kháng nguyên thân có ý nghĩa
quan trọng trong việc quyết định độc lực của S. suis. Kháng nguyên thân nằm
ở thành vi khuẩn (Cell wall) và được cấu tạo bởi các phân tử peptidoglycan ở
lớp trong cùng (N-acetylglucosamine và N-acetylmuramic acid), tiếp đến là
lớp giữa gồm các polysaccharide (N-acetylglucosamine và rhamnose), lớp
ngoài cùng là các protein gồm M protein, lipoteichoic acid, R và T protein.
Kháng nguyên bám dính ( Fimbriae antigen): Vai trò của kháng nguyên
bám dính của S. suis còn chưa được biết đến một cách rõ ràng, nhưng có ý
kiến cho rằng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp vi khuẩn bám

dính vào tế bào biểu mô của vật chủ. Vi khuẩn S. suis là một trong số ít các
loại vi khuẩn Gram dương có mang cấu trúc này. So với các loại vi khuẩn
khác thì kháng nguyên bám dính của vi khuẩn S. suis có cấu trúc mỏng, ngắn,
đường kính khoảng 2 nm, và dài có khi tới 200 nm (Jacques và cs, 1990) [23].


11

Kháng nguyên giáp mô (Capsule antigen): Kháng nguyên giáp mô có
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vi khuẩn, kháng lại khả năng thực bào
của cơ thể vật chủ. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các chủng S. suis có
giáp mô thì có độc lực và có khả năng gây bệnh, còn các chủng không có giáp
mô thì không có khả năng này (Higgins và Gottschalk, 2002) [20].
Phân loại vi khuẩn S. suis theo serotype: Trước đây, S. suis được phân
loại huyết thanh học thành các nhóm theo ký hiệu S, R, RS và T. Sau đó, các
nhóm S, R và RS này lần lượt được thay thế bằng các serotype ký hiệu lần
lượt là serotype 1; 2 và 1/2, còn nhóm T được thay thế bằng serotype 15. Các
chủng S. suis được phân thành 35 serotype dựa trên cấu trúc kháng nguyên
polysaccharide của giáp mô (ký hiệu từ 1 đến 34 và 1/2) (Higgins và cs, 1995)
[21]. Trong đó, đáng chú ý nhất là các chủng S. suis thuộc serotype 2 phân lập
được thường xuyên nhất ở lợn và cũng là nguyên nhân gây ra các thể bệnh
nguy hiểm khác nhau ở lợn và người (Higgins và Gottschalk, 2002) [20]. Các
chủng thuộc các serotype gây ra các thể bệnh khác nhau. Thậm chí các chủng
vi khuẩn thuộc cùng một serotype cũng có thể gây ra các thể bệnh khác nhau
do vùng địa lý mà chúng phân bố. Một số serotype không có độc lực và có thể
được phân lập từ lợn khỏe mạnh, không có triệu chứng lâm sàng như các
serotype 17; 18; 19 và 21 (Higgins và Gottschalk, 2002) [20]. Đỗ Ngọc Thúy
và cs (2009) [16] khi xác định serotype trong 211 chủng S. suis phân lập được
từ lợn tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam cho biết số chủng thuộc serotype 2
chiếm tỷ lệ cao nhất 14/211 chủng (6,6%); serotype 9 có 10/211 chủng

(4,7%); serotype 9, 31, 32 có 7/211 chủng (3,3%); các serotype 7, serotype 17
và serotype 21 có tỷ lệ tương đương là 1,4%; serotype 8 chiếm 0,9%.
* Các yếu tố độc lực của vi khuẩn
Những hiểu biết về các yếu tố độc lực của vi khuẩn S. suis còn rất hạn
chế, phần lớn những nghiên cứu được tiến hành với các chủng thuộc serotype


12

2. Các nhà khoa học đều có chung quan điểm là có sự tồn tại của chủng độc
và chủng không độc của vi khuẩn S. suis serotype 2. Thành phần
polysaccharide của giáp mô (capsular polysaccharide - CPS) được xác định là
yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn này vì các chủng đột biến không có
giáp mô đều thể hiện là không có độc tính và nhanh chóng bị loại bỏ khỏi hệ
thống tuần hoàn của lợn và chuột trong các thí nghiệm gây nhiễm thực
nghiệm. Tuy vậy, không phải tất cả các chủng có giáp mô đều là chủng độc.
Các yếu tố độc lực khác ngoài polysaccharide của giáp mô (CPS) cũng
đóng một vai trò sinh bệnh của vi khuẩn. Một yếu tố gây dung huyết, hay còn
gọi là “suilysin”: có trọng lượng phân tử 65 kDa và có độ phóng xạ riêng là
0,7x106 Units/ mg do vi khuẩn S. suis serotype 2 sinh ra đã được tìm thấy và
xác định rõ đặc diểm. Suilysin (SLY) thuộc về nhóm độc tố với những đặc
điểm chung là: dễ bị oxy hoá và bị hoạt hóa bởi một số hóa chất khử, dễ bị ức
chế bởi cholesterol với nồng độ loãng, ức chế tính hoạt động của một số
lượng ít, gốc N - của chuỗi amino acid của suilysin giống với perfringolysin
O, streptolysin O, listeriolysin O, alveolysin, pneumolysin. Trong điều kiện
invitro trên chuột và lợn đã được chứng minh là có khả năng tạo ra miễn dịch
khi được tiêm vaccine chứa suilysin để kháng lại vi khuẩn S. suis serotype 2
gây bệnh. Suilysin là yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn S. suis vì sự
trung hoà của yếu tố này đủ để bảo vệ chuột thí nghiệm chống lại các tác
động có hại của vi khuẩn S. suis serotype 2 (Gottschalk và cs, 1998) [18].

Trong một thí nghiệm gây nhiễm chuột và lợn đã tạo ra miễn dịch khi
được tiêm vaccine chứa SLY để chống lại S. suis serotype 2 gây bệnh. SLY là
một yếu tố độc lực quan trọng và sự trung hòa của yếu tố này để bảo vệ chuột
khi làm thí nghiệm chống lại tác động có hại của S. suis serotype 2.
Với các chủng của vi khuẩn Streptococcus được phân lập từ Bắc Mỹ, yếu
tố gây dung huyết không được xem là độc lực của vi khuẩn, còn ở nhiều nước


13

Châu Âu nhiều chủng S. suis phân lập từ lợn gây bệnh lại có hoạt tính dung
huyết. Với phương pháp hóa sinh và miễn dịch học không thể phân biệt được
hoạt tính dung huyết của SLY, điều đó cho thấy suilysin có thể là yếu tố độc
lực của tất cả các chủng. Mặc dù sự có mặt của nó góp phần vào sự phát sinh
của bệnh, thì một số chủng S. suis serotype 2 không gây dung huyết lại có độc
lực cao. Khả năng gây dung huyết cũng là yếu tố độc lực của nhiều loại khác
nhau trong bệnh truyền nhiễm, các nguyên nhân gây ra bệnh gồm có:
Clostridia, Escherichia coli, Streptococcus pneumonia, Pasteurella, Listeria
monocytogenes và Actinobaccillus pleuropneumoniae (Trịnh Quang Hiệp và
cs, 2004) [4].
Theo Gottschalk và cs (1991)[18] một protein có trọng lượng phân tử 44kDa không có mặt trong toàn bộ chủng đột biến nhưng có thể được coi là một
yếu tố độc lực. Hơn nữa, Vecht đã mô tả 2 loại protein giải phóng
muramidase (Muramidase - released protein - MRP) có trọng lượng phân tử
136 kDa và protein giải phóng yếu tố ngoại bào (Extracellular factor - EF)
110- kDa đã được xác định là các yếu tố độc lực quan trọng trong sinh bệnh
học của S. suis serotype 2 gây bệnh ở lợn và người. Các nghiên cứu về gây
bệnh thực nghiệm trên lợn cũng đã cho thấy các chủng vi khuẩn có mang 2
yếu tố gây bệnh này (MRP+ và EF+) đã được phân lập từ các phủ tạng của
lợn sau khi gây nhiễm với các triệu chứng điển hình của bệnh, trong khi đó
các chủng không mang các yếu tố gây bệnh này (MRP- và EF-) có thể phân

lập được thường xuyên trong amidan của lợn khỏe và không có khả năng gây
bệnh cho lợn thí nghiệm. Tuy nhiên, quy luật này lại không đúng với trường
hợp các chủng S. suis serotype 2 phân lập được từ lợn và người bị bệnh tại
Canada và Bắc Mỹ vì hầu hết các chủng vi khuẩn này đều khác biệt hoàn toàn
với các chủng phân lập được từ châu Âu, kể cả về cấu trúc di truyền
(Gottschalk và cs, 1998) [18]. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Ngọc Nhiên và cs


14

(1994) [12] tiêm 0,2 ml vi khuẩn S. suis vào dưới da cho chuột bạch, chuột
chết sau 24 - 36 giờ, chỗ tiêm áp xe có mủ và đã phân lập lại được vi khuẩn từ
máu tim. Đỗ Ngọc Thúy và cs (2009)[16] cho biết, trong 211 chủng S. suis
phân lập được từ lợn tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam có 7 tổ hợp gen mã hóa
các yếu tố độc lực được xác định.
* Sức đề kháng:
Vi khuẩn S. suis serotype 2 có thể tồn tại trong nước 400C từ 1 - 2 tuần.
Trong rác chúng có khả năng sống ở 00C - 90C và 22 - 250C với các thời gian
tương ứng là 5,4,25 và 0 ngày. S. suis còn được tìm thấy trên xác con lợn đã
thối giữa, trong các trang trại , thời gian tồn tại là 6 tuần ở 40C và 12 ngày ở
22- 250C. Khi tiến hành vệ sinh, làm sạch các trang trại có lợn nhiễm bệnh,
các chất sát trùng và tẩy rửa có thể giết S. suis serotype chưa đến 1 phút.
Vi khuẩn serotype 2 có thể sống trong phân, bụi ở 00C, sống trong phân
104 ngày và trong bụi 54 ngày. Khi nhiệt độ 900C, vi khuẩn có khả năng tồn
tại được 10 ngày trong phân và trong bụi là 25 ngày. Các chất sát trùng thông
thường có thể làm chết vi khuẩn S. suis nhanh chóng so với các vi khuẩn
thông thường khác (Trịnh Phú Ngọc, 2001) [10].
Vi khuẩn liên cầu lợn có sức đề kháng kém, chúng dễ bị tiêu diệt bởi các
chất sát khuẩn và tẩy uế thông thường như: Chloramin, nước Javel, nước vôi
hoặc vôi bột… nên sẽ dễ dập dịch hơn và bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng

kháng sinh.
Các điều kiện để liên cầu khuẩn phát triển ở lợn: điều kiện chuồng trại
kém, nhiễm phân, rác ở chuồng trại, không có thông khí, lợn được chăn nuôi
tập trung, điều kiện chăm sóc kém.
Khả năng đề kháng với kháng sinh: Ở Việt Nam, Trịnh Phú Ngọc (2002)
[11] khi kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn
Streptococcus phân lập được cho thấy số chủng mẫn cảm với Penicillin G


15

biến động từ 59,09 - 63,63%. Sau đó, Trương Quang Hải và cs (2012)[3] khi
xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập
được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm
cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin
và có hiện tượng kháng lại mội số kháng sinh streptomycin, neomycin,
tetracycline, penicillin G. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis
đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như
streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.
2.1.3.2. Phương thức truyền lây và cơ chế sinh bệnh của vi khuẩn S. suis
* Sự xuất hiện bệnh
Bệnh gây ra do S. suis gây bệnh ở mọi lứa tuổi, xảy ra ở những nơi nuôi
lợn trên khắp thế giới. Nhưng thường xảy ra ở lợn từ 1 - 6 tuần tuổi và lợn
con sau cai sữa khi được nhốt chung chuồng với nhau. Nhiều trường hợp xảy
ra sau khi cai sữa liên quan đến yếu tố stress như vận chuyển, xáo trộn đàn,
mật độ quá cao, không đủ thông gió. S. suis serotype 2 gây ra nhiều ổ dịch
viêm màng não lợn con 10 - 14 ngày sau cai sữa. Gần đây, bệnh hay xảy ra ở
lợn sau cai sữa chăn nuôi tập trung với mật độ cao. Hiện nay chưa có phản
ứng nào để xác định lợn mang trùng. Hơn nữa những biểu hiện của bệnh
thường ở dạng cận lâm sàng. Do đó, rất khó khăn với việc hạn chế nhập

những đàn lợn mang trùng từ những đàn lợn bị bệnh
Vi khuẩn còn phân lập được ở bò, dê, cừu, ngựa khi viêm màng não.
* Sự lưu hành vi khuẩn
Bằng nhiều phương pháp khác nhau người ta đã xác định được sự lưu
hành của vi khuẩn trong đàn lợn như nuôi cấy phát hiện vi khuẩn từ các mô
lấy từ lò giết mổ, từ lợn con theo mẹ các lứa tuổi và phản ứng huyết thanh học
đối với lợn lớn. Có thể phân lập được vi khuẩn ở nhiều mô khác nhau, trong
đó có cả ở đường sinh dục con cái, nhưng không thấy ở con đực. Vi khuẩn có


16

thể phân lập từ âm đạo con nái điều này làm cho con non bị nhiễm trong khi
sinh. Nhiễm từ môi trường bên ngoài cũng chiếm tỷ lệ cao.
* Cách truyền lây
Vi khuẩn khu trú ở hạch amidan và mũi lợn khoẻ, vi khuẩn từ con khoẻ
này truyền cho lợn không bị nhiễm có thể xảy ra trong vòng 5 ngày sau khi
nhốt chung. Việc đưa những con nái hậu bị từ đàn nhiễm bệnh có thể gây
bệnh cho lợn con theo mẹ và lợn choai ở đàn tiếp nhận. Có thể phát hiện tỷ lệ
mang trùng ở lợn các lứa tuổi khác nhau từ 0 đến 80% và cao nhất ở nhóm
tuổi sau cai sữa từ 4 đến 10 tuần tuổi. Trong một đàn có thể có tới 80% số lợn
nái là con mang trùng không thể hiện triệu chứng bệnh. Những con mang
trùng đã cai sữa sẽ truyền vi khuẩn cho những con không bị nhiễm khác khi
nhập đàn. Vi khuẩn tồn tại ở hạch amidan lợn mang trùng hơn 1 năm, ngay cả
khi có các yếu tố thực bào, kháng thể và bổ sung kháng sinh phù hợp trong
thức ăn. Điều này cho thấy vi khuẩn mang tính địa phương ở một số đàn
nhưng không thể hiện bệnh lâm sàng. Ruồi nhà có thể mang vi khuẩn ít nhất 5
ngày có thể gây nhiễm vào thức ăn ít nhất 4 ngày.
S. suis còn được tìm thấy trong đường sinh dục và tiêu hóa của lợn con,
từ đó thấy rằng lợn con có thể mang mầm bệnh từ khi mới sinh ra và trong khi

còn đang bú. Ngoài ra việc nhập những con lợn khỏe mang trùng hoặc lợn
sinh ra ở những đàn bị bệnh sẽ lan truyền S. suis cho lợn con. Khi lợn con này
tách mẹ và được bổ sung vào chuồng sẽ làm nhiễm cho lợn khác (Lê Văn
Tạo, 2006) [13].
S. suis serotype 2 có thể phân lập được từ các mẫu thu thập ở đàn nhiễm
khuẩn tại các lò mổ lợn. Trong một số điều tra ở lò mổ cho thấy tỷ lệ mang
trùng từ 32 - 50% lợn từ 4 đến 6 tháng tuổi.
S. suis serotype 2 cũng được phát hiện từ lợn viêm phế quản phổi, như
vai trò thứ phát đối với bệnh suyễn, viêm khớp, viêm âm đạo, thai bị sẩy, lợn


×