Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tình hình mắc bệnh cầu trùng ở giống gà thương phẩm (CP707) của công ty cổ phần chăn nuôi CP việt nam tại phường lương sơn thành phố sông công tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.02 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÊ THỊ VÂN ANH

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CẦU TRÙNG Ở GIỐNG GÀ THƢƠNG PHẨM
(CP707) CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM TẠI
PHƢỜNG LƢƠNG SƠN - THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG - TỈNH THÁI
NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2011- 2015

Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÊ THỊ VÂN ANH

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CẦU TRÙNG Ở GIỐNG GÀ THƢƠNG PHẨM
(CP707) CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM TẠI
PHƢỜNG LƢƠNG SƠN - THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG - TỈNH THÁI
NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: 43B Thú y
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Đỗ Quốc Tuấn
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trƣờng Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên em đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ ân cần của các thầy cô giáo khoa
Chăn nuôi – Thú y, cũng như các thầy cô giáo khác trong trường đã trang bị cho em
những kiến thức cơ bản, tạo cho em có được lòng tin vững bước trong cuộc sống và
công tác sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa và
các thầy, cô giáo, cán bộ Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã dạy bảo tận tình chúng em trong toàn khóa học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Đỗ Quốc Tuấn đã trực
tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình bác Trần Văn Cảnh đã tạo điều kiện
thuận lợi để em thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã

luôn tận tình giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, ngày 18, tháng11, năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Vân Anh


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp chiếm
một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian
để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh
viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được
phương pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi
ra trường trở thành một người cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng sự giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn T.S. Đỗ Quốc Tuấn.Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Tình
hình mắc bệnh cầu trùng ở giống gà thƣơng phẩm (CP707) của công ty Cổ
phần chăn nuôi CP Việt Nam tại phƣờng Lƣơng Sơn- thành phố Sông Côngtỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng, trị ”.
Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy,
tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số đặc điểm phân loại cầu trùng gà .....................................................7
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................26
Bảng 4.1: Lịch phòng vaccine cho gà .......................................................................34
Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ...........................................................36
Bảng 4.3.Tỷ lệ nuôi sống của gà CP707 qua các tuần tuổi .......................................37
Bảng 4.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà CP707 ......................................38
Bảng 4.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo loài cầu trùng ...........................................39
Bảng 4.6: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi gà ......................................40
Bảng 4.7: Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng chủ yếu của gà nhiễm cầu trùng .......................43
Bảng 4.8: Bệnh tích của gà nhiễm bệnh cầu trùng...................................................44
Bảng 4.9: Hiệu lực điều trị bệnh cầu trùng của thuốc ESB3 ....................................46
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của thuốc ESB3 đến khả năng sinh trưởng của gà CP707 47
Bảng 4.11: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg/kg)..........................................48
Bảng 4.12: Chi phí thuốc cho phòng và trị bệnh cầu trùng ở gà thí nghiệm ............49


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


: Tổng

cs

: Cộng sự


CRD

: Bệnh hô hấp mãn tính ở gà

g

: Gram

kg

: Kilôgram

l

: Lít

E

: Eimeria



: Thức ăn

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

ĐVT


: Đơn vị tính

TT

: Tuần tuổi

KgP

: Kilôgam thể trọng


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1.Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................2
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................3
2.1.1. Đại cương về cơ thể gia cầm .............................................................................3
2.1.2. Những hiểu biết về bệnh cầu trùng ...................................................................4

2.1.3. Giới thiệu thuốc ESB3 ....................................................................................18
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. .................................................................19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................20
2.3. Một vài nét về gà thí nghiệm..............................................................................23
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................24
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................24
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................24
3.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................24
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................24
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu .........................................25


vi

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................30
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................................30
4.1.1. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất .....................................30
4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................37
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ..................................................................37
4.2.2. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà thí nghiệm tại địa điểm kiểm
tra ...............................................................................................................................38
4.2.3.Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo loài cầu trùng...................................................38
4.2.4.Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi gà..............................................40
4.2.5. Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng chủ yếu của gà nhiễm cầu trùng .............................43
4.2.6. Bệnh tích đại thể của gà nhiễm bệnh cầu trùng ..............................................44
4.2.7. Hiệu lực điều trị bệnh cầu trùng của thuốc ESB3 ...........................................45
4.2.8. Sinh trưởng của gà ..........................................................................................47
4.2.9. Hệ số chuyển hoá thức ăn ...............................................................................48

4.2.10. Chi phí thuốc dành cho phòng, trị bệnh cầu trùng ở gà thí nghiệm ..............49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................50
5.1. Kết luận ..............................................................................................................50
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước đang phát triển với hơn 70% dân số sống bằng sản xuất
nông nghiệp. Trong đó, ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng. Những năm
gần đây, ngành chăn nuôi ở nước ta nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng
đã và đang có xu hướng phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, mang lại
nguồn thực phẩm quan trọng cho con người. Đứng thứ hai về lượng cung cấp thực
phẩm sau thịt lợn, thời gian quay vòng vốn nhanh, lại có thể tận dụng được các sản
phẩm từ ngành trồng trọt nên chăn nuôi gia cầm đang trở thành một trong những
mũi nhọn phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Chăn nuôi gà có một vị trí quan trọng vì đây là một nghề truyền thống của
nhân dân ta, thịt gà là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với khẩu
vị người Việt Nam cùng với nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Ngoài ra, do một số
đặc tính ưu việt của gà nuôi: Sinh trưởng, phát triển nhanh, tận dụng được nhiều sản
phẩm nông nghiệp làm thức ăn, thời gian quay vòng vốn nhanh, cung cấp các sản
phẩm phụ như cung cấp lông cho ngành công nghiệp, cung cấp phân bón cho ngành
trồng trọt…Thông qua các phương thức chăn nuôi khác nhau, trên nhiều giống gà
khác nhau, áp dụng những thành tựu mới của khoa học vào sản xuất, chăn nuôi gà
nước ta đã đạt nhiều kết quả rất khả quan, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
cải thiện đời sống nhân dân.

Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì dịch bệnh cũng thường xuyên
xảy ra. Nó ảnh hưởng rất lớn tới số lượng gà và chất lượng đàn gà. Từ đó gây thiệt
hại nghiêm trọng tới nền kinh tế và sự phát triển của nghề nuôi gà. Trong thực tế
chăn nuôi cho thấy gà là loại vật nuôi rất mẫn cảm dối với các bệnh truyền nhiễm:
H5N1, Newcastle, Bạch lỵ… bên cạnh các bệnh truyền nhiễm đó thì các bệnh ký
sinh trùng vẫn tồn tại và gây thiệt hại cho người chăn nuôi đặc biệt là biệt là bệnh
cầu trùng.
Bệnh cầu trùng là bệnh ký sinh trùng gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn
nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức tập trung công nghiêp. Bệnh có tính lây
lan mạnh, thấy ở mọi lứa tuổi của gà, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Gà mắc bệnh


2

cầu trùng có biểu hiện còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ chết cao ở gà con nếu không chữa trị
kịp thời và làm giảm số lượng trứng ở gà đẻ. Tuy nhiên, khả năng đề kháng với cầu
trùng ở các giống gà khác nhau là không giống nhau.
Do vậy, để phát triển hơn nữa nghề chăn nuôi gà cũng như đảm bảo hiệu
quả kinh tế thì công tác thú y cần phải được quan tâm.
Để nắm rõ hơn về tình hình bệnh cầu trùng gà đồng thời góp phần hạn chế
tác hại của bệnh giúp cho người chăn nuôi gà có thêm những hiểu biết về bệnh,
cách phòng trị bệnh, được sự hướng dẫn của TS.Đỗ Quốc Tuấn, sự phân công của
Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình mắc bệnh cầu trùng ở giống gà thƣơng phẩm
(CP707) của công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam tại phƣờng Lƣơng Sơn thành phố Sông Công - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng, trị’’
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Xác định tỷ lệ và cường độ gà nhiễm cầu trùng tại trại gà thương phẩm Trần
Văn Cảnh của công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam tại phường Lương Sơn.
- Theo dõi biểu hiện lâm sàng và mổ khám bệnh tích đại thể khi gà CP707 bị
bệnh cầu trùng tại trại gà thương phẩm Trần Văn Cảnh của Công ty Cổ phần chăn nuôi

CP Việt Nam.
- Xác định hiệu quả của việc dùng thuốc trong phòng và trị bệnh cầu trùng.
- Hạch toán chi phí thuốc dành cho phòng, trị bệnh cầu trùng gà thương phẩm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ và quy
trình phòng chống bệnh cầu trùng ở gà thương phẩm.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp
dụng quy trình phòng, trị bệnh cầu trùng nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và thiệt hại do
bệnh cầu trùng gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn
nuôi phát triển.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đại cương về cơ thể gia cầm
Gia cầm có nguồn gốc từ loài chim hoang dại. Gia cầm có nhiều đặc điểm
giống với bò sát đồng thời khác với gia súc và thú hoang là có bộ xương nhẹ, thân
phủ lông vũ, chi trước phát triển thành cánh để bay và là loài đẻ trứng sau ấp nở
thành gia cầm non. Quá trình trao đổi chất của gia cầm lớn, thân nhiệt cao (40420C) nhờ đó mà gia cầm sinh trưởng nhanh.
Gia cầm có cấu tạo đầy đủ các cơ quan bộ phận như: hệ tiêu hóa, hô hấp , bài
tiết, tuần hoàn, sinh dục. Nhưng cấu tạo giải phẫu sinh lý gia cầm lại có nhiều điểm
khác với gia súc đặc biệt là hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ sinh dục… Trong đó:
- Hệ hô hấp của gia cầm gồm: xoang mũi, khí quản, phế quản phổi và 9 túi
khí chính nhờ đó mà cơ thể gia cầm nhẹ có thể bay được, bơi được, hơn nữa dịch
hoàn của gia cầm nằm trong mà quá trình sinh sản vẫn diễn ra bình thường.

- Hệ tiêu hóa: cũng có nhiều điểm khác về cấu tạo chức năng, nó bao gồm:
khoang miệng, hầu, thực quản trên, diều, thực quản dưới, dạ dày tuyến, dạ dày cơ,
ruột non, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt, tuyến tụy và gan.
Khoang miệng của gia cầm không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ chỉ có vai
trò lấy, thu nhận thức ăn, không có tác dụng nghiền nhỏ. Thức ăn vào miệng được
thấm nước bọt sau được nuốt xuống thực quản, thực quản phình to tạo thành diều.
Trong diều thức ăn được thấm ướt, làm mềm và một phần hydrat cacbon được phân
hủy dưới tác dụng của men amylase (quá trình đường hóa) tạo ra quá trình vi sinh
vật diều. Thức ăn từ diều qua dạ dày tuyến tương đối nhanh. Dịch vị của dạ dày
tuyến có HCl và men pepsin tham gia phân giải protein thành pepton. Sau đó thức
ăn được nghiền nhỏ và thấm đều dịch vị. Ở dạ dày cơ, dưới tác dụng của HCl và
men pepsin protein tiếp tục được phân hủy, hydrat cacbon cũng được phân giải nhờ
tác dụng của vi sinh vật trong thức ăn. Thức ăn từ dạ dày cơ được chuyển xuống


4

ruột non dưới tác dụng của dịch ruột, dịch tụy và dịch mật các chất dinh dưỡng cơ
bản trong thức ăn được chuyển hóa tạo thành những chất dễ hấp thu.
Ở ruột non quá trình tiêu hóa diễn ra là chủ yếu, glucid được phân giải thành
đường đơn; lipit thành glyxerin và acid béo; protein thành các peptid và các acid
amin để cơ thể hấp thu và lợi dụng được.
Ở manh tràng quá trình phân giải các chất trên còn tiếp tục được diễn ra nhờ
men ở đường ruột tồn tại và do vi sinh vật tiết ra nhưng rất ít. Quá trình tiêu hóa chất xơ
của gia cầm cũng nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật lên men nhưng hoạt động kém.
Thức ăn qua đường tiêu hóa của gà rất nhanh (gà con 2-4 giờ, gà lớn 4-5 giờ). Do
đặc điểm này mà khi gà nuốt phải noãn nang cầu trùng thì noãn nang sẽ cùng thức ăn
chuyển theo đường tiêu hóa xuống ruột non, manh tràng, trực tràng nên quá trình xâm
nhập của cầu trùng xảy ra nhanh, vòng đời của cầu trùng ngắn (5-7 ngày).
2.1.2. Những hiểu biết về bệnh cầu trùng

2.1.2.1. Đặc tính chung của bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm
Bệnh cầu trùng là một loại bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm rất nguy hiểm ở
động vật nuôi thuần chủng, thú hoang và con người do một nhóm nguyên sinh động
vật đơn bào ngành Protozoa, lớp Sporozoa, bộ Coccidae, chủng Eimeria, 2 giống
Eimeria và Isospora. Bệnh có thể gây chết nhiều súc vật, tỷ lệ chết cao, đặc biệt ở
súc vật non. Ở gà và thỏ, bệnh gây thiệt hại lớn nhất (tỷ lệ chết cao ở gà con, thỏ
con có thể lên tới 80-100%).
Khi cầu trùng mới theo phân ra ngoài là một kén hay là một noãn nang
(Oocyst), là những bào tử trùng hình bầu dục, hình trứng hay hình cầu. Có 3 lớp vỏ:
lớp ngoài cùng rất mỏng, bên trong có chứa nguyên sinh chất lổn nhổn thành hạt,
giữa nguyên sinh chất có một nhân tương đối to.
Có một số loài cầu trùng ở đầu có chỗ lõm vào gọi là lỗ noãn nang, có một số
lài không có lỗ noãn nang hoặc không rõ. Khi gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích
hợp thì nhân và nguyên sinh chất bắt đầu phân chia.


5

Cầu trùng thuộc giống Eimeria thì nhân và nguyên sinh chất sẽ hình thành 4 bào
tử, mỗi bào tử hình thành 2 bòa tử con. Bào tử con có hình lê, chính bào tử con này sẽ
xâm nhập vào niêm mạc ruột, tổ chức gan và gây ra những tổn thương bệnh lý.
Cầu trùng giống Isospora thì nhân và nguyên sinh chất phân chia thành hai bào
tử, mỗi bào tử phân chia thành 4 bào tử con và cũng xâm nhập vào niêm mạc ruột.
Cũng là gia cầm nhưng mỗi loài lại có một số loài cầu trùng ký sinh riêng.
Cầu trùng gà không ký sinh lên ngan, ngỗng,… Trên cùng cơ thể nhưng mỗi loài
cầu trùng lại ký sinh trên một vị trí nhất định: Cầu trùng ký sinh ở manh tràng
không ký sinh ở ruột non và ngược lại.
Ở gà mọi lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng, nhưng ở mỗi lứa tuổi mức độ
nhiễm khác nhau. Gà con bị nhiễm nặng và chết nhiều hơn ở gà lớn, gà trưởng
thành chủ yếu là vật mang trùng.

2.1.2.2. Vòng đời của cầu trùng (chu kỳ sinh học)
Sự lưu truyền rộng khắp của cầu trùng là nhờ vào cấu trúc và vòng đời phức tạp
cũng như khả năng thích nghi nhanh để tiếp tục phát triển, tồn tại lâu trong thiên nhiên.
Vòng đời và sinh sản được tính từ khi gà ăn phải nang bào tử của cầu trùng
có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm từ nền chuồng vào.
Vòng đời của cầu trùng gà chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn ở ngoài tự nhiên: Noãn nang được thải theo phân ra ngoài, gặp
điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm, noãn nang phát triển thành bào tử (cầu trùng
Eimeria phát triển thành 4 bào tử). Lúc đó trở thành noãn nang gây nhiễm (Oocyst
gây nhiễm).
+ Giai đoạn ở trong cơ thể ký chủ: gà nuốt noãn nang gây nhiễm vào tới ruột,
noãn nang vỡ ra thuộc phóng 4 bào tử gọi là Trophotozoit bám vào tế bào biểu mô
ruột phát triển thành Schiphotozoit, Schipphotozoit phát triển thành Merozoit rồi
thành tế bào đực và tế bào cái. Chúng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử, rồi hợp tử
lại sinh ra noãn nang (Oocyst), thời gian hoàn thành vòng đời từ 5-7 ngày.


6

Tóm tắt vòng đời của cầu trùng gà
Noãn nang
nang
Noãn
(Oocyst)
(Oocyst)

Noãn nang
nang gây
Noãn
gây

nhiễmnhiễm
(Oocyst gây
nhiễm)
(Oocyst gây nhiễm)
Tế bào
bào cái
Tế
cái

Bào tử
(Trophotozoit
(Trophotozoi
t))

Schizontes
Schizontes

Schizogonie

(Đại
phối
tử)
(Đại
phôi

Hợp tử

tử)
Tế
bào

Tế bào đực
đực

Merozoit
Merozoit

Schizogoit

(Tiểu phối tử)
(tiểu phôi
tử)
Trong vòng đời của cầu trùng cả hai phương thức sinh sản đó là sinh sản vô tính
và sinh sản hữu tính. Vì vậy, có thể phân ra cầu trùng sinh sản theo 3 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn sinh sản vô tính: Cầu trùng ký sinh ở tế bào biểu bì mô đường
tiêu hóa của súc vật, lớn dần lên và sinh sản theo hình thức trực phân.
+ Giai đoạn sinh sản hữu tính: Sau giai đoạn sinh sản trực phân sẽ hình thành
các tế bào cái (đại phối tử), các tế bào đực (tiểu phối tử). Hai tế bào đó kết hợp với
nhau tạo thành hợp tử, giai đoạn này cũng thực hiện trong tế bào biểu mô.
Cả hai giai đoạn trên đều tiến hành trong cơ thể ký chủ nên gọi là nội sinh.
+ Giai đoạn sinh sản bào tử: Sau khi hợp tử hình thành thì biến thành noãn
nang (Oocyst), nguyên sinh chất và nhân lại phân chia thành bào tử và hình thành
nên bào tử con. Giai đoạn này diễn ra ở môi trường bên ngoài gọi là sinh sản ngoại
sinh. Khi ký chủ nuốt phải noãn nang đã phân chia thành 8 bào tử con vào đường
tiêu hóa, noãn nang sẽ giải phóng các bào tử con ra, các bào tử con lại tiếp tục xâm
nhập vào biểu mô ruột, lớn dần lên và tiếp tục sinh sản vô tính, hữu tính, vòng đời
lại tiếp tục như trên.
2.1.2.3. Bệnh cầu trùng gà
Bệnh cầu trùng gà nói riêng và bệnh cầu trùng gia súc , gia cầm nói chung là
một bệnh phổ biến trên khắp thế giới. Nó được A. Luvenhuch phát hiện từ năm



7

1632 tức là cách đây khoảng 383 năm và cùng thời gian các nghiên cứu về dịch tễ,
lâm sàng, bệnh lý, miễn dịch và thuốc điều trị đã được các nhà khoa học mọi thời
đại dày công nghiên cứu và khám phá (Lê Văn Năm, 2003) [14].
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (1999) [8] thì bệnh cầu trùng gà được coi
là vấn đề lớn thứ hai sau bệnh do vi trùng gây nên. Bệnh cầu trùng gà có vòng đời
ngắn (5-7 ngày) và không cần ký chủ trung gian. Bệnh gây thiệt hại lớn cho chăn
nuôi gà nhất là chăn nuôi công nghiệp mật độ cao (tỷ lệ chết từ 50-70% số gà nhiễm
bệnh). Bệnh thường gây hậu quả nghiêm trọng ở gà từ 5-90 ngày tuổi. Gà con sau
khi mắc bệnh rất khó hồi phục, chậm lớn, còi cọc, ở gà trưởng thành chủ yếu là vật
mang trùng và giảm tỷ lệ đẻ.
 Tác nhân gây bệnh cầu trùng gà
Trải qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra tác nhân gây bệnh
cầu trùng gia cầm với những đặc điểm sinh học của chúng.
Bảng 2.1: Một số đặc điểm phân loại cầu trùng gà
Diễn giải

Sinh sản

Hình

Kích thƣớc

dạng

(µm)

E. tenella


Bầu dục

14,2-20 x 9,5-24,8

Không

18-48

E. maxima

Bầu dục

21,4-42,5 x 16,5-29,8



21-24

E. mitis

Tròn

11-19 x 10-17

Không

24-48

E. acervulina


Trứng

16-20,3 x 12,7



13-17

E. necatrix

Bầu dục

13-20 x 13,1-18,3

Không

21-24

E. brunetti

Bầu dục

20,7-30,3 x 18,1-24,2

Không

24

E. hagani


Bầu dục

15,8-29,9 x 14,3-29,5

Không

48

16,6-27,7 x 14,8-14,9

Không

24-36

10,7-20 x 10,1-15,3



18-21

Loài

E. parecox

Bầu dục

E. mivatia

Trứng


Lỗ noãn

bào tử
(giờ)


8

- Eimeria tenella thường ký sinh ở manh tràng, Oocyst màu xanh nhạt. Đây
là loài gây bệnh mạnh nhất ở gà con. Thời gian sinh bào tử dao động tương đối lớn
(18-48 giờ).
- Eimeria maxima chủ yếu ký sinh ở đoạn giữa ruột non, Oocyst có màu hơi
vàng, vỏ Oocyst hơi sần sùi là những đặc điểm dễ nhận thấy khi phân loại.
- Eimeria acervulina có hình dạng Oocyst gần giống E. maxima nhưng kích
thước nhỏ hơn. Một số đặc điểm có ý nghĩa quan trọng về thời gian sinh bào tử 1317 giờ ở nhiệt độ 28-30oC (ngắn nhất so với thời gian sinh bào tử của các loài cầu
trùng khác).
- Eimeria mitis có đặc điểm dễ phân biệt là Oocyst dạng tròn, thời gian sinh
sản bào tử biến động tương đối lớn (28-48 giờ). Thường ký sinh ở đầu ruột non. Sau
khi nhiễm vào cơ thể 36 giờ, trong các tế bào biểu bì nhung mao thấy những thể
phân lập thành thục, thường có 6-21 thể phân đoạn và các giao tử được hình thành
vào ngay thứ 5.
- Eimeria necatrix là loài có độc lực cao song mức độ phổ biến và khả năng
gây bệnh thấp hơn loài E. tenella, vị trí gây bệnh ở cả ruột non và manh tràng,
nhưng Oocyst E. necatrix có thời gian sinh sản bào tử ít biến động và không bao giờ
lên tới 48 giờ như E.tenella.
- Eimeria paraecox có Oocyst hình bầu dục, nguyên sinh chất dạng tròn có
nhân ở giữa, hạt cực không phân rõ là đặc điểm khác biệt so với loài cầu trùng khác
cùng có vị trí ký sinh ở đầu ruột non.
- Eimeria mivatia, loài cầu trùng này thường gây bệnh ở bề mặt niêm mạc

ruột, Oocyst có kích thước chiều ngang nhỏ nhất trong số 3 loại cầu trùng.
- Eimeria hagani là loài có đọc lực yếu, thường ký sinh ở phần đầu ruột non.
Oocyst có thời gian sinh sản bào tử ổn định nhất so với Oocyst các loài cầu trùng ký
sinh ở phần đầu ruột.
- Eimeria brunetti là loài cầu trùng có độc lực cao, thường ký sinh ở ruột già.
Đây là loài có thời gian sinh sản bào tử luôn ổn định 24 giờ. Thời kỳ phát triển nội sinh
chủ yếu trong ruột già, đôi khi ký sinh ở phần cuối ruột non, trực tràng, lỗ huyệt.


9

Ở nước ta, kết quả phân loại cầu trùng tìm được cho thấy tùy từng khu vực
có thể có từ 5-8 loài cầu trùng gây bệnh cho gà.
Theo Hoàng Thạch và cs, (1999) [16] đã tìm thấy sự có mặt của 8 loài cầu
trùng gây bệnh cho gà tại miền Nam nước ta. So với 9 loài cầu trùng tìm thấy của
các tác giả trên thế giớ thì Việt Nam chưa thấy nói tới E. paraecox. Phân loại cầu
trùng tìm thấy trên các đàn gà nuôi tại các tỉnh phía Bắc, các tác giả qua nhiều thời
gian nghiên cứu về phân loại như: Dương Công Thuận, (1995) [19]; Phan Lục,
Bạch Mạnh Điều, (1999) [10] đã cho biết, có 6 loại cầu trùng gà đã được phát hiện
là: E .tenella, E. necatrix, E. maxima, E. mitis, E. bruneti, E. acervulia.
 Sức đề kháng của cầu trùng gà
Bệnh cầu trùng là một loại bệnh phổ biến, do sức đề kháng cao với tác điều
kiện khí hậu không thuận lợi, các loại thuốc sát trùng, thiếu biện pháp có hiệu lực
chống sự xâm nhập của bệnh, khả năng tái sinh sản lại nhanh.
Noãn nang cầu trùng trong đất có thể duy trì sự sống 4-9 tháng, có thể sống
được 15-18 tháng ở sân, nơi râm mát. Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hòa là điều
kiện khí hậu thuận lợi nhất cho cầu trùng phát triển, nhiệt độ 22-30oC chỉ mất 18-36
giờ cầu trùng phát triển thành những bào tử con. Sức đề kháng của noãn nang đối
với nhiệt độ cao và khô hạn tương đối yếu. Khi độ ẩm 21-30%, nhiệt độ 18-40oC thì
E. tenella chết sau 1-5 ngày.

Sự phân chia nang trứng thực hiện giữa 0-38oC. Nhiệt độ thích hợp cho bào
tử phát triển là 25-30oC. Nang trứng bảo tồn tối đa 2 tháng, để vào nhiệt độ thích
hợp chúng lại phân chia.
 Đƣờng nhiễm bệnh của cầu trùng gà
Đường nhiễm bệnh là do gà nuốt phải noãn nang có sức gây nhiễm. Noãn
nang cầu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống, đất, nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi trở
thành nguồn lây nhiễm bệnh. Các loài chim, gà, gia súc, động vật gặm nhấm, côn
trùng, người… đều có thể là nguồn reo rắc căn bệnh. Người ta đã nghiên cứu thấy
khi ruồi hút máu phải noãn nang vào tới ruột ruồi thì có thể duy trì sức gây nhiễm
24 giờ.


10

Thời gian nhiễm bệnh cầu trùng được chia làm 2 thời kỳ:
-Thời kỳ tiền phát: kéo dài từ khi gà nhiễm phải noãn nang trứng cầu trùng cho tới
khi xuất hiện nang trứng trong phân.
- Thời kỳ phát bệnh: là khi xuất hiện nang trứng trong phân cho đến khi nang
trứng biến mất hoàn toàn khỏi cơ thể.
Khi nuôi dưỡng quản lý không tốt, sẽ tạo điều kiện cho cầu trùng phát triển
và gây bệnh mạnh. Thức ăn thiếu sinh tố cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát
ra rầm rộ. Vì vậy gà nuôi trong môi trường ẩm thấp, sân chơi quá nhỏ bé. Thức ăn
không tốt, điều kiện vệ sinh kém… là điều kiện thuận lợi cho cầu trùng phát triển và
lây lan.
Cầu trùng phát triển vào tất cả mùa trong năm nhưng bệnh phát triển mạnh
nhất vào mùa xuân và mùa hè. Bệnh cầu trùng thường tiến triển âm ỉ làm cho con
vật chậm lớn, sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh kế phát, khi gặp điều kiện thuận
lợi, cầu trùng phát triển thành ổ dịch lớn, mang tính hủy diệt. Tỷ lệ chết do cầu
trùng có thể lên đến 100%. Ngoài ra bệnh còn làm giảm tốc độ sinh trưởng 12-30%,
gà giảm đẻ 20-40% sản lượng trứng.

Gà công nghiệp rất mẫn cảm với bệnh vì sức đề kháng kém. Trong đàn chỉ có
một vài con nhiễm cầu trùng, nếu không phòng trị kịp thời thì chỉ sau vài ngày tỷ lệ
nhiễm sẽ là rất cao và gây chết hàng loạt.
 Quá trình sinh bệnh
Quá trình sinh bệnh được hình thành từ những tác động trực tiếp của mầm
bệnh, các giai đoạn phát triển nội sinh của cầu trùng trong cơ thể gà và các yếu tố
thứ phát nhờ khả năng tái sinh sản nhanh ở tất cả các loài, đặc biệt các loài có độc
lực cao, gây tổn thương niêm mạc ruột. Từ đó một số lượng lớn tế bào biểu bì, lớp
dưới niêm mạc, các mạch quản, thần khinh bị hủy hoại. Đã hình thành các điều kiện
thuận lợi cho các vi sinh vật khác nhau phát triển, xâm nhập vào cơ thể làm cho
bệnh càng nặng và có thể gây bội nhiễm với các bệnh khác.
Do niêm mạc bị tổn thương nên nhiều đoạn ruột không tham gia vào quá
trình tiêu hóa làm cho con vật bị thiếu dinh dưỡng gây rối loạn tiêu hóa, dẫn tới


11

ngưng đọng các độc tố, phù nề các cơ quan và mô bào. Sự phá hủy các tế bào ruột
làm cho viêm ruột gây rối loạn chức năng hấp thu và vận động của ruột gây ỉa chảy,
quá trình viêm tăng sinh làm dịch rỉ tiết ra nhiều gây khó khăn hấp thu chất dinh
dưỡng làm mất sự cân bằng nước tiểu trong cơ thể gà.
Các thể bào tử cầu trùng nhiễm vào các tế bào biểu bì ở những khe hốc, ở đó
từ 24-48 giờ, sự phát triển các thể phân lập chứa tới 900 thể phân đoạn. Các thể
phân đoạn của đời 1 nhiễm vào tế bào biểu bì màng niêm mạc manh tràng, sau đó di
cư vào sâu lớp biểu bì, ở đó 72 giờ, sau khi chúng nhiễm vào sẽ phát triển các thể
phân lập đời 2. Các thể phân lập đời 2 này qua 24 giờ chúng phân giải, phá hủy
những lớp biểu bì bên dưới, phá hủy lưới mao mạch gây ra xuất huyết mạnh. Sau đó
thể phân lập đời 2 lại chui vào tế bào biểu bì màng niêm mạc và bắt đầu hình thành
các tế bào giao tử cái, các tế bào giao tử đực. Thể phân lập có tới 3 đời tiến triển các
tế bào biểu bì.

Các giai đoạn phát triển nội sinh, nhất là các thể phân lập đời 2, phát triển
thành số lượng lớn trong các vách ruột sẽ phá hủy màng niêm mạc ruột, gây ra chảy
máu nhiều. Lớp dưới niêm mạc, xoang ruột chứa đầy những tế bào biểu bì bị hủy
hoại. Do tổn thương nhiều đám lớn trong ruột nên chức năng tiêu hóa bị rối loạn,
màng niêm mạc bị tổn thương là cửa mở cho vi khuẩn, các độc tố tạo ra khi phân
hủy các chất chứa trong manh tràng xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm trùng, nhiễm
độc tố.
Cầu trùng sinh ra độc tố làm gà bị trúng độc, thể hiện ở những rối loạn về
thần kinh: sã cánh, lờ đờ, kém nhanh nhẹn. Cầu trùng chiếm đoạt chất dinh dưỡng
là dịch tổ chức tế bào biểu mô ruột làm cho gà thiếu dinh dưỡng.
Những điều trên cho thấy sự biến đổi sâu sắc diễn ra trong cơ thể gà bị bệnh
cầu trùng. Sự phát triển bệnh lý cuối cùng dẫn tới sự suy sụp trạng thái chung của
gà ốm, cuối cùng là gà chết.
 Sự miễn dịch của gà đối với bệnh cầu trùng
Tất cả các giống gà đều mắc bệnh cầu trùng. Gà từ 20 ngày tuổi đến 2 tháng
tuổi bị bệnh nặng nhất. Sau khi khỏi bệnh gà sẽ có miễn dịch đối với loài cầu trùng


12

chúng đã nhiễm phải. Song vấn đề miễn dịch trong bệnh cầu trùng cho tới nay vẫn
chưa được công nhận đầy đủ nhất, vì vậy chúng tôi cho rằng vấn dề này cần được
nghiên cứu rộng rãi hơn. Miễn dịch đối với bệnh cầu trùng gà là miễn dịch có trùng
và do sự tái nhiễm thường xuyên đã đảm bảo cho sự ổn định mầm bệnh trong cơ thể
gà có miễn dịch.
Những nghiên cứu tiếp tục về miễn dịch cũng đã xác nhận rằng: Cường độ miễn
dịch trong bệnh cầu trùng không đồng đều và phụ thuộc vào loài cầu trùng, vào liều
cầu trùng gây miễn dịch, số lượng gây nhiễm, khả năng gây bệnh của loài cầu trùng,
trạng thái cơ thể gà và nhiều yếu tố khác. Cường độ miễn dịch cũng phụ thuộc cả vào
đặc điểm phát triển các giai đoạn nội sinh của các loài cầu trùng khác nhau.

Miễn dịch được tạo ra tương đối bền vững đối với loài cầu trùng, khi các giai
đoạn phát triển của chúng tiến triển và xâm nhập sâu trong mô bào và miễn dịch kém
bền vững khi các giai đoạn phát triển của chúng chỉ phát triển trong lớp biểu bì niêm
mạc ruột. Với những loài gây bệnh yếu: E. mitis, E. acervulina ký sinh trong tế bào
biểu bì ruột non thì tạo ra miễn dịch ngắn, không bền vững đối với lần cảm nhiễm sau.
Ngược lại, các thời kỳ nội sinh của E. tenella phát triển chỉ không ở trong biểu bì mà
còn xâm nhập vào trong lớp dưới biểu bì của niêm mạc và đôi khi còn thấy chúng cả
dưới lớp sâu màng niêm mạc. Với loài cầu trùng đó thì chỉ cần một liều nhỏ nang
trứng, trong thời gian ngắn cũng đã đủ gây ra miễn dịch vững chắc.
Thời gian miễn dịch trong bệnh cầu trùng là tương đối dài và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, đặc biệt là phương pháp miễn dịch. Nếu tiêm cho gà con một liều lớn
nang trứng cầu trùng thì tới ngày thứ 14 ở chúng có sức đề kháng với bệnh và tới
ngày thứ 42 thì sức đề kháng đó giảm đi một ít. Sau khi tiêm cho gà con 3 liều nang
trứng, mỗi liều cách nhau một tuần thì chúng có đủ sức đề kháng và có thể tự bảo vệ
khi tiêm cho chúng một liều trên liều chết. Hơn nữa, gà còn được bảo vệ không bị
tái nhiễm.
Trong các điều kiện sản xuất, ở gà lớn không cảm thụ với bệnh cầu trùng do
chúng đã bị nhiễm nhiều lần ở những ngày tuổi còn non, về sau sức đề kháng phát
sinh được củng cố bằng sự tái nhiễm cầu trùng thường xuyên.


13

 Triệu chứng
Bệnh cầu trùng ở gà biểu hiện bằng triệu chứng đặc trưng nhất là ỉa chảy, có
máu, có dịch nhầy, ủ rũ, mệt mỏi, lông xơ xác, thần kinh không vững, gầy, yếu sức,
gà thường tụ lại thành nhóm. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào
mức độ nhiễm từ môi trường và loài Eimeria nhiễm, trạng thái sức khỏe cơ thể gà.
Thời kỳ mang bệnh 4-5 ngày, triệu chứng phát ra thường trùng với sự phát
triển các thể phân lập đời 2 trong cơ thể gà bị nhiễm. Bệnh tiến triển có thể cấp tính,

mãn tính hay không có triệu chứng điển hình.
- Thể cấp tính: Bệnh diễn biến từ vài ngày đến 2-3 tuần thường thấy ở gà
con. Lúc đầu con vật lờ đờ, kém nhanh nhẹn, lông dựng đứng, ít ăn, phân dính
quanh hậu môn. Tiếp theo do hàng loạt tế bào biểu mô ruột bị phá hủy, cơ thể bị
trúng độc nặng thêm, vận động không bình thường mất thăng bằng, cánh gà bị tê
liệt, uống nhiều nước, diều có nhiều dịch thể, bỏ ăn hoàn toàn. Thiếu máu, niêm
mạc và diều nhợt nhạt, con vật gầy dần, phân loãng như nước có lẫn máu. Giai đoạn
cuối con vật bị tê liệt, sau đó bị chết (tỷ lệ chết từ 50% trở lên). Tỷ lệ gà chết nhiều
hay ít phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, quản lý, thức ăn, sức đề kháng của con vật
đối với cầu trùng, cường độ nhiễm cầu trùng…
- Thể mãn tính: Thường thấy ở gà dò từ 4-6 tháng tuổi hoặc gà trưởng thành.
Triệu chứng lâm sàng về cơ bản giống thể cấp tính nhưng không rõ và không điển
hình như trên. Bệnh tình kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Gà gầy còm dần, chân và
cánh bị tê liệt nhẹ, lượng trứng đẻ giảm thỉnh thoảng bị kiết lỵ, rất ít gà bị chết.
- Thể không có triệu chứng lâm sàng: Đây là những thể mang trùng. Những
gà bị bệnh bề ngoài có biểu hiện bệnh vì gà ăn uống đi lại bình thường, thỉnh thoảng
mới thấy gà bị ỉa chảy.
 Bệnh tích
Xác chết gà gầy xơ xác, niêm mạc và mào nhợt nhạt, phân dính xung quanh
lông lỗ huyệt, phân lỏng và thường có lẫn máu. Bệnh tích cơ bản là ở ruột, các cơ
quan khác không thấy bệnh tích rõ. Mức độ những biến đổi ở ruột phụ thuộc vào
loài cầu trùng và lượng cầu trùng xâm nhập.


14

Màng niêm mạc đường tiêu hóa xanh tím, phủ chất nhầy màu vàng xám.
Diều và dạ dày tuyến trống rỗng, màng niêm mạc phủ niêm dịch. Trong dạ dày cơ
có một ít thức ăn, tá tràng viêm chứa đầy niêm dịch hơi vàng, vách ruột dày lên rõ
rệt, màng niêm mạc trương lên, lớp nhung mao nằm bẹp, một số nơi thấy rõ những

điểm xuất huyết.
- E. tenella: Bệnh tích chủ yếu ở manh tràng. Manh tràng viêm xuất huyết
phình to, chứa đầy chất dịch có máu, trong đó có những cục máu nhỏ, xốp, vách
manh tràng mỏng đi. Màng niêm mạc bị hủy hoại, phủ đầy những vết loét ở ngoài
có thể nhìn thấy rõ. Ở giai đoạn cuối của bệnh, niêm mạc ruột hơi trắng, dày và có
các cục máu. Ở gà con có hiện tượng ỉa chảy lẫn máu.
- E. necatrix: Trên màng niêm mạc phần giữa ruột non thấy những cục nhỏ màu
trắng - xám nằm sâu trong vách ruột nên có thể nhìn thấy rõ từ bên ngoài. Màng niêm
mạc viêm xuất huyết và đôi khi bị hoại tử. Ruột non sưng to, thành ruột dày lên, chất
chứa ở ruột màu hồng nhạt hoặc màu xám thỉnh thoảng có lẫn cục máu.
- E. brunetti: Gây bệnh tích ở phần sau của đường tiêu hóa cổ manh tràng,
kết tràng và trực tràng. Gây viêm hóa sợi trong ruột (viêm ruột hóa sợi) cùng dịch
xuất tiết nhày lẫn máu, phân màu trắng có lẫn các vệt máu.
- E. maxima: gây viêm phần đầu ruột non, màng niêm mạc bị hủy hoại xuất
huyết. Viêm ruột xuất huyết với thành ruột dày và xuất huyết lấm chấm, kiểm tra
bằng kính hiển vi phát hiện được các trứng có kích thước lớn. Ruột non chứa đầy
chất nhày màu nâu hoặc hồng nhạt.
- E. acervulina: Gây giảm trọng lượng gà, phân trắng. Tá tràng dày, sưng phù,
sung huyết đỏ. Trên bề mặt ruột tá tràng hay phần đầu ruột non. Những tổn thương lớn
màu trắng - xám. Trên tiêu bản tổ chức, vị trí cầu trùng ký sinh là ở biểu mô.
- E. hagani: Bệnh tích thấy ở tá tràng và phần trước ruột non. Trên thành ruột
có những điểm xuất huyết to bằng đầu kim hoặc có những mảng xuất huyết tròn
màu đỏ. Niêm mạc bị viêm cata nặng và xuất huyết.
N.A.Kolapxki, P.I.Paskin (1980)[7] đã gây nhiễm cầu trùng cho gà con bằng
các chủng E. tenella, E. necatrix, E. maxima, E. acervulina, khi mổ khám thấy:


15

Niêm mạc miệng, khí quản trắng bệnh phủ trắng nhầy, phổi màu trắng có bọt khí;

niêm mạc đường tiêu hóa màu xanh tím, phủ chất nhầy màu vàng xám, diều và dạ
dày tuyến trống rỗng, màng niêm mạc phủ niêm dịch, trong dạ dày cơ có một ít thức
ăn; tá tràng viêm chứa đầy chất niêm dịch màu vàng, vách ruột dày lên rõ rệt; manh
tràng viêm xuất huyết, phình to có chứa đầy chất dính có máu, trong đó có những
cục máu nhỏ và xốp, vách manh tràng mỏng đi, màng niêm mạc bị hủy hoại phủ
đầy những nốt loét. Đối với gà bị nhiễm E. tenella thì bệnh tích này rất rõ.
 Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh cầu trùng cần phải kết hợp nhiều mặt. Để chẩn đoán chắc
chắn nhất thiết phải dựa vào kết quả xét nghiệm phòng thí nghiệm. Kiểm tra phân
bằng phương pháp trực tiếp, phương pháp Fulleborn để tìm noãn nang cầu trùng,
mổ khám kiểm tra bệnh tích ở ruột gà. Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học (mùa
phát bệnh, tuổi gà…), quan sát triệu chứng lâm sàng. Chẩn đoán phân biệt cần loại
trừ: Bệnh E.coli, Phó thương hàn, Viêm ruột xuất huyết, Phân trắng ở gà, CRD…
- Bệnh CRD: Do virut gây ra, khi mới phát hiện trong đàn gà trông nhớn
nhác, gà con bứt rứt khó chịu hay chạy nhảy lung tung, gà mổ cắn nhau, lỗ huyệt co
bóp mạnh, gà giảm ăn uống, lông xù, lù đù, khối lượng giảm, đi lại run rẩy, bệnh
lây lan nhanh, phân lúc đầu trắng và loãng, giai đoạn sau chuyển sang màu nâu,
phân dính xung quanh lỗ huyệt. Tỷ lệ chết 10-20%.
- Bệnh E.coli: Do vi khuẩn E.coli gây ra. Bệnh tích gà là ỉa chảy, phân loãng,
phân có dịch màu trắng, xanh, nâu, phân thối do ruột bị hoại tử nặng, gà mệt mỏi,
kém ăn, ít đi lại, gầy xơ xác. Ở gà đẻ triệu chứng không rõ, lác đác đơn, giảm tỷ lệ
đẻ, mào teo, nhợt nhạt. Bệnh tiến triển chậm rải rác, không ồ ạt.
- Bệnh thương hàn, phó thương hàn, bệnh bạch lỵ: Do vi khuẩn Sallmonelle
galinarum gây ra. Triệu chứng gà mệt mỏi, ủ rũ, phân trắng, khó thở, què chân, thời
gian cuối phân màu vàng, có biểu hiện thần kinh. Ở gà đẻ phân màu vàng, mào tái,
giảm đẻ, trứng méo mó.
 Phòng và điều trị bệnh cầu trùng
Vệ sinh thú y là việc làm thường xuyên nhưng đóng vai trò hết sức quan
trọng trong chăn nuôi và phòng dịch bệnh. Hiện nay, ở những nước tiên tiến, người



16

ta đã làm rất tốt công tác vệ sinh phòng bệnh (vệ sinh chuồng trại, thức ăn nước
uống, dụng cụ chăn nuôi…) nên đã hạn chế được việc dùng thuốc và vaccine trong
chăn nuôi gà.
Ở nước ta chăn nuôi gia cầm đã có nhiều tiến bộ: Việc thực hiện quy trình
chăn nuôi nghiêm ngặt hơn, riêng vấn đề vệ sinh thú y cũng tốt hơn rất nhiều so với
cách đây vài thập kỷ. Tuy nhiên với thời tiết khí hậu ở nước ta, với tình trạng kháng
thuốc ký sinh trùng nói chung và cầu trùng nói riêng thì khả năng biến đổi của
chúng là rất lớn. Mặt khác vấn đề vệ sinh thú y chưa đồng bộ ở tất cả các cơ sở tập
thể và tư nhân chăn nuôi gia cầm. Đó chính là nguyên nhân làm cho bệnh cầu trùng
gà vẫn là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho chăn nuôi gà, đặc biệt là
gà công nghiệp (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [8].
Do vậy, để phòng bệnh cầu trùng trong chăn nuôi gà công nghiệp cần
nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau:
- Trước khi đưa gà vào nuôi nhất thiết phải vệ sinh chuồng trại, dụng cụ,
thiết bị chăn nuôi sạch sẽ bằng cách quét dọn, cọ rửa, tiêu độc khử trùng bằng các
loại hóa chất như formol 1,5%, Han-Iodine 10%, Bencocid…
- Sát trùng chuồng trại định kỳ, phân và chất độn cần phải thu dọn định kỳ, ủ
đúng nơi quy định sau mỗi lứa gà.
- Thường xuyên có biện pháp tiêu diệt côn trùng, chuột, động vật hoang dã…
ở xung quanh khu vực chuồng nuôi.
- Chuồng trại vào các tháng mưa phùn và lạnh phải khô ráo, thoáng nhưng lại
ấm cho gà con.
- Nuôi gia cầm đúng quy định và thức ăn đủ dinh dưỡng có ý nghĩa to lớn
trong việc phòng bệnh. Do vậy, cần phải nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi và quy trình phòng bệnh thú y đối với mỗi bệnh.
- Không nuôi chung gia cầm với nhiều lứa tuổi khác nhau.
- Dùng thuốc đặc hiệu để phòng bệnh cầu trùng.

- Dùng vaccine để phòng bệnh cầu trùng gà. Tuy nhiên, hướng dẫn sử dụng,
phạm vi sử dụng còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề khó khăn


17

trong việc nghiên cứu, sản xuất và giá thành vaccine (Nguyễn Thị Kim Lan và cs,
1999) [8].
- Phòng bệnh cầu trùng bằng hóa dược là phương pháp kinh điển và hiệu
quả. Việc phòng chống cầu trùng phải dựa trên nguyên tắc: không nên dùng một lúc
nhiều loại thuốc, cũng không nên chỉ dùng một loại thuốc kéo dài nhiều năm trong
một cơ sở chăn nuôi gà.
- Một số nhóm thuốc phòng, trị cầu trùng cơ bản
Theo Lê Văn Năm (2003) [14], cho đến nay có nhiều loại thuốc có tác dụng ức
chế và tiêu diệt cầu trùng, nhưng tập trung chủ yếu vẫn ở 6 nhóm thuốc dưới đây:
+ Nhóm Sulfanilamit: Bao gồm Sulfaguanidin, Sulfathiazon, Sulfarazin…
+ Nhóm Nitrofuran gồm có: Furazolidon. Furaltadon, Nitrovinla…
+ Nhóm Pyridimim gồm có: Amprolium, Trimethoprin, Diaveridin…
+ Nhóm Antibiotis: Monezin, Salymocin, Lymycin…
+ Nhóm Pyridin: Clopydol (Rigecoccin).
+ Toltraruzil: là hoạt dược mới, tác dụng trị cầu trùng rất hiệu quả.
Các nhóm thuốc trên với nhiều chủng loại theo nguồn gốc thì có 2 dạng:
* Thuốc ngoại nhập
Theo Nguyễn Xuân Bình (1993) [2], cho biết một số thuốc ngoại nhập đang
được quan tâm như sau:
- Avicox: Đây là chế phẩm của hãng Avitec (Pháp), thành phần của thuốc
gồm có Sulfadimexin và Diaveridin, thuốc dạng bột hoà tan, sử dụng an toàn và có
tác dụng tốt. Thuốc được dùng để phòng bệnh bằng cách hoà tan trong nước với
liều phòng 1 g/ 2 lít nước và cho gia cầm uống liên tục trong 3-5 ngày. Liều trị 1 g/
1lít nước, dùng liên tục 3-5 ngày.

- ESB3: Sản phẩm của hãng Ciba (Thuỵ Sỹ), thành phần chính là Sulfaclorin,
thuốc dạng bột màu trắng, dễ hoà tan, sử dụng an toàn và hiệu quả cao. Liều phòng
0,5g/lít nước uống. Liều trị 1-2 g/ lít nước uống, dùng liên tục 3-5 ngày.
- Caccibio: Đây là một sản phẩm của Pháp. Thuốc ở dạng dung dịch. Thành
phần gồm có Sulfaquinoxalin 4,5%, Pyrimethamin 1,35%. Thuốc có tác dụng với


×