Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

thảo luận kinh tế quốc tế 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.02 KB, 35 trang )

A) TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
1. Khái niệm xuất khẩu.
- Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của ngoại thương, là một vấn đề hết
sức quan trọng của kinh doanh quốc tế, là sự phát triển tất yếu của sản xuất và lưu
thông nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong mỗi nền kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi tồn cầu, trong đó tất
cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tư liệu
sản xuất, từ các chi tiết linh kiện rất nhỏ bé đến các loại máy móc khổng lồ,
các loại cơng nghệ kỹ thuật cao, khơng chỉ có hàng hố hữu hình mà cả hàng
hố vơ hình và với tỷ trọng ngày càng cao.
Như vậy, thơng qua hoạt động xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu
được, cải thiện cán cân thanh tốn, tăng thu ngân sách cho nhà nước, kính
thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao
mức sống người dân.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
2.1. Các nhân tố kinh tế.
- Thứ nhất, ảnh hưởng của cán cân thanh tốn và chính sách tài chính
tiền tệ. Nhân tố này quyết định phương án kinh doanh, mặt hàng và quy mô sản xuất
của doanh nghiệp. Sự thay đổi của những nhân tố này gây ra sự xáo trộn lớn trong tỷ
trọng xuất nhập khẩu. Nhân tố tỷ giá ảnh hưởng mạnh đến công tác xuất nhập khẩu của
doanh nghiệp. Đó là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu qủa hoạt động thương mại quốc
tế. Nếu tỷ giá hối đoái tương đối ổn định và ở mức thấp thì mới khuyến khích được
doanh nghiệp trong nước tích cực đầu tư sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và ngược lại.
- Thứ hai, ảnh hưởng của hệ thống tài chính, ngân hàng. Hệ thống tài chính, ngân hàng
chi phối rất lớn đến hoạt động xuất khẩu thông qua lãi suất tiền cho vay hoạt động. Lãi
suất thấp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vay vốn đầu tư và ngược lại. Mặt khác,


lợi ích của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các ngân hàng do hình thức thanh tốn của
các hợp đồng mua bán đều được thực hiện thông qua các ngân hàng. Nếu các nghiệp


vụ ngân hàng được bảo đảm thuận lợi, nhanh và chính xác thì sẽ tránh được rất nhiều
rủi ro cho doanh nghiệp.
- Thứ ba, các nhân tố thuộc về chính sách. Thương mại quốc tế nói chung đem lại lợi
ích to lớn và vì lý do khác nhau mà hầu hết các quốc gia đều có chính sách thương mại
quốc tế thể hiện ý chí và mục tiêu của nhà nước đó trong việc can thiệp và điều chỉnh
các hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên nói
như vậy khơng có nghĩa là sự can thiệp của chính phủ theo chiều hướng tiêu cực.
Ngược lại, bằng việc sử dụng các công cụ và biện pháp khác nhau như: Thuế quan,
Quota (Hạn ngạch xuất khẩu). Các công cụ này nhằm bảo hộ hàng sản xuất trong nước
kích thích xuất khẩu.
2.2. Các nhân tố chính trị, luật pháp của nước sở tại.
- Mỗi quốc gia lại có một mơi trường chính trị, luật pháp riêng. Do vậy,
để đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến các nhân
tố chính trị luật pháp như: sự ổn định chính trị, chính sách tài chính, tiền tệ, bộ máy
quản lý nhà nước. Những nhân tố này quyết định gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu.
2.3. Các nhân tố văn hố, xã hội, mơi trường tự nhiên.
- Mỗi quốc gia đều có phong tục tập quán, những quy tắc, những điều cấm
kỵ của riêng mình. Để hoạt động kinh doanh xuất khẩu khỏi thất bại, nhà xuất khẩu
phải nghiên cứu thật kỹ xem những người mua ở nước ngoài chấp nhận mặt hàng này
hay mặt hàng kia như thế nào và họ sử dụng chúng ra sao. Mơi trường tự nhiên như thời
tiết, khí hậu, thường gây ra những đột biến khó lường. Vì vậy doanh nghiệp phải xem
xét và dự đoán được xu hướng biến động của chúng để phát hiện cơ hội hay nguy cơ
của doanh nghiệp.
2.4. Các nhân tố khoa học công nghệ.
- Nhân tố cơng nghệ có tác động làm tăng hiệu quả cơng tác xuất nhập
khẩu của doanh nghiệp. Ví dụ, nhờ sự phát triển của hệ thống dịch vụ bưu


chính viến thơng giúp doanh nghiệp có thể đàm phán trực tiếp với khách hàng qua
telex, điện tín, fax đặc biệt là Internet, công nghệ truyền tin nhanh nhất hiện nay, nó

làm giảm thiểu chi phí đi lại, hơn nữa doanh nghiệp có khả năng nắm bắt thơng tin mới
nhất về thị trường. Khoa học cơng nghệ cịn tác động vào các lĩnh vực như vận tải hàng
hoá, kỹ nghệ, nghiệp vụ ngân hàng. Đó cũng là nhân tố tác động tới xuất nhập khẩu.
2.5. Đối thủ cạnh tranh cạnh tranh.
- Sự cạnh tranh từ phía các đối thủ cả trong và ngồi nước ln đe dọa sự
tồn tại của các doanh nghiệp. Xu hướng hội nhập kinh tế ngày nay càng là áp lực đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu bởi vì khi tham gia hội nhập, các
doanh nghiệp trong nước sẽ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước
ngồi mà khơng cịn sự bảo hộ của Nhà nước, điều đó có nghĩa là buộc các
doanh nghiệp phải ln tìm cách đổi mới cả trong quản lý và đổi mới sản phẩm để tồn
tại trong xu hướng kinh tế mới này.
2.6. Các nhân tố về bản thân doanh nghiệp.
2.6.1 .Sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phản ánh tương quan lực lượng giữa thế và lực của doanh nghiệp và của
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nó biểu hiện khả năng duy trì
phần thị trường hiện có và chiếm lĩnh thị trường mới. Sức cạnh tranh của
doanh nghiệp thể hiện ở ba yếu tố cơ bản sau: giá cả, chất lượng, dịch vụ sau
bán hàng.
2.6.2 .Trình độ quản lý của doanh nghiệp.
- Bộ máy năng động, gọn nhẹ sẽ giúp doanh nghiệp luôn biến đổi để thích
nghi với điều kiện kinh doanh mới, doanh nghiệp dễ dàng vượt qua những
khóp khăn trong cạnh tranh. Bộ máy quản trị cần những người năng động và
sáng tạo chịu được áp lực cạnh tranh.
2.6.3 .Trình độ kỹ thuật và cơng nghệ của doanh nghiệp.
- Đó là năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trình độ tay nghề của cơng
nhân, thiết bị máy móc và cơng nghệ mà doanh nghiệp áp dụng và sử dụng cho việc sản
xuất và chế biến những mặt hàng xuất khẩu. Điều này phản ánh tiềm năng của doanh


nghiệp, trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với chất lượng và

giá thành phẩm. Có trình độ kỹ thuật tiên tiến hiện đại thì mới có điều kiện tăng năng
suất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
2.6.4 .Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp với một nguồn lực tài chính mạnh dễ dàng đáp ứng với đơn
đặt hàng của khách hàng còn đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ và phân
tán thường gặp khó khăn khi cạnh tranh để nhận được đơn đặt hàng. Tài chính tác động
trực tiếp và tồn bộ tới q trình sản xuất của các doanh nghiệp.

B) THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP
SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA VIỆT NAM.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH
Ngành da giầy Việt Nam là một trong những ngành cơng nghiệp chiếm vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đứng thứ 8 về sản xuất và đứng thứ 4
trên thế giới về xuất khẩu giầy dép. Hàng giày dép của Việt Nam đã có mặt tại hơn 50
quốc gia và vùng lãnh thổ dưới nhiều hình thức và mẫu mã khác nhau những sản phẩm
làm ra ngày càng được ưa chuộng. Hàng năm chúng ta sản xuất cỡ trên dưới 360 triệu
đôi giày dép và đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 42% mỗi năm. Da giày là một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chỉ đứng sau dầu thơ, hàng dệt may và thủy
sản. . .góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu giầy dép ngồi mang lại những lợi ích nói chung từ hoạt động xuất
khẩu cho Việt Nam. Mặt khác nhờ đặc điểm riêng trong kinh doanh mà mặt hàng này
cũng có những vai trị như:
*Tận dụng được các loại da súc vật như: trâu, bị... ước tính khoảng 17- 18 nghìn
tấn/năm. Theo đó tiến tới thành lập các doanh nghiệp sản xuất da đạt chất lượng cao thu
hút được nguồn lao động và thúc đẩy ngành chăn nuôi gia súc phát triển.


*Góp phần đổi mới mạnh mẽ về cơ chế kinh tế, cơ cấu nến kinh tế trong đó có
hoạt động sản xuất kinh doanh ngành da và giày dép.
* Ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Người dân

được tiêu dùng những sản phẩm tốt hơn không những về giá cả, chất lượng mà cịn về
mẫu mã tuỳ theo sở thích thị hiếu của mình.
II) SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

- Thâm nhập vào thị trường EU hiện là mục tiêu ưu tiên đối với nền kinh tế
quốc dân nói chung và tồn ngành sản xuất giầy dép nói riêng. Do vậy, càng phải nhấn
mạnh sự cần thiết phải tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang
EU, biểu hiện bởi các ngun nhân sau:

• Thứ nhất, EU khơng những là một thị trường lớn, là một trong ba trung
tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới, mà đây còn là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với
hàng giầy dép Việt Nam. Đây cịn là thị trường có mức độ tiêu dùng giầy dép tương đối
cao (6-7 đôi/người/năm) và là thị trường lý tưởng cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

• Thứ hai, EU là thị trường rất khó tính với các rào cản kỹ thuật tương đối
cao, thị hiếu người tiêu dùng EU lại tương đối cao, nhu cầu giầy dép đi lại ít
mà làm đẹp thì nhiều. Do vậy nếu vượt qua được các rào cản kỹ thuật, đáp
ứng được thị hiếu người tiêu dùng thì khơng những chúng ta có thể chiếm
được thị phần trên thị trường EU mà cịn có thể thâm nhập dễ dàng các thị
trường khác trên thế giới.

• Thứ ba, xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang EU hiện nay đang đóng
góp một nguồn thu đáng kể vào ngân sách quốc gia. Nếu như trước đây, kim
nghạch xuất khẩu giầy dép chỉ đúng thứ 6 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam thì nay đã vươn lên đứng hàng thứ 3, chỉ sau có dầu khí và dệt may.

• Thứ tư, cùng với việc tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU, chúng ta
có thể tận dụng được sự chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp hiện đại của
EU nay khơng cịn ưu thế về đất đai, lao động, muốn chuyển giao các công nghệ đó cho



các nước kém phát triển hơn. Do vậy, nó sẽ đảm bảo cho hàng giầy dép Việt Nam có
thể vượt qua được các rào cản kỹ thuật của EU.

• Thứ năm, ngành giầy dép là ngành sử dụng nhiều lao động, việc tăng
cường xuất khẩu vào EU đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ sử dụng thêm nhiều lao động,
giải quyết thêm cơng ăn việc làm cho người dân.

• Thứ sáu, hàng giầy dép Việt Nam sở dĩ cạnh tranh được với hàng của các
nước khác trên thị trường EU, nguyên nhân chính là chúng ta đang được
hưởng mức thuế quan ưu đãi GSP mà EU dành cho Việt Nam.
III. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG EU
3.1. Một số đặc điểm chung về thị trường giày dép EU
3.1.1. Thị trường có quy mô lớn
EU là một thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia, với dân số trên 500 triệu dân,
GDP khoảng 18.5 tỷ USD. Đây là mức thu nhập thuốc hàng cao nhất thế giới hiện nay,
nên nhu cầu mua sắm thị trường này được đánh giá là rất lớn, trong đó nhu cầu mua
sắm giầy dép hàng năm của người dân EU tương đối cao, trung bình 4-5 đôi
người/năm. Bên cạnh đó thì đây còn là một thị trường rất đa dạng với xu hướng và nhu
cầu tiêu dùng khác nhau của 27 nước thành viên tạo nên sự phong phú và đa dạng cho
thị trường giầy dép lớn nhất thế giới này.
EU chiếm tới 1/5 giá trị thương mại toàn cầu và là thành viên chủ chốt của tổ
chức thương mại thế giới (WTO), là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới. EU là
mợt trong những thị trường lớn và có tính thống nhất cao, vốn, hàng hóa, dịch vụ và sức
lao động được tự do lưu chuyển giữa các nước trong nội khối. Từ năm 1968 EU đã
thống nhất thành một liên minh hải quan, có mức thuế quan chung cho tất cả các nước
thành viên. Tình thống nhất cao của EU đã tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nước
ḿn x́t khẩu hàng hóa vào EU, hàng hóa của các nước chỉ cần thông quan một lần
khi vào EU (không cần phải thông quan ở các nước trong nội khới EU).

Về thị trường giầy dép thì EU là mợt trung tâm lớn về sản xuất đồ gia trên thế
giới, song EU vẫn có nhu cầu nhập khẩu tới 25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ
da thế giới (khoảng gần 5 tỷ EUR hàng năm). Trong mấy năm gần đây tuy kinh tế bị


suy thoái song nhu cầu nhập khẩu giày dép vẫn tăng cao do năng lực sản xuất tại chỗ
của các nước EU giảm gần 20%, nhiều nhà máy phải đóng cửa tạo nên cơ hội thuận lợi
cho các nước đang phát triển có thể tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào thị
trường nay. Do đó hiện tại và tương lai EU vẫn là mục tiêu để nhiều nước trên thế giới
tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ vào.
3.1.2. Đặc điểm về người tiêu dùng
Nữ giới
Nữ giới là phân đoạn quan trọng nhất của thị trường giầy dép EU. Nhìn chung,
phụ nữ chi khá nhiều cho việc mua sắm giày dép và có những đơi riêng để đi cho từng
mùa. Phụ nữ tại 15 nước EU có ít nhất một đơi các loại giày bệt, giày khiêu vũ, giầy đế
cao su, boots, giầy nâu đi hàng ngày, dép xăng-đan hoặc dép xỏ ngón hoặc một đơi giầy
đi buổi tối.
Bên cạnh tính năng tiện dụng, phụ nữ châu Âu cịn rất quan tâm đến kiểu cách
và tính thời trang. Vòng đời sản phẩm giày dép dành cho nữ giới thường ngắn hơn loại
dành cho nam giới và trẻ em. Phụ nữ thường chạy theo mốt và thường xuyên thay đổi
giày dép nên đây là phân đoạn có tốc độ doanh thu tăng nhanh nhất so với các phân
đoạn khác.
Những phụ nữ phải đi làm thường tự thưởng cho mình bằng cách mua một đơi
giày mới, có giá đắt hơn bình thường với chất lượng cao và thoải mái trong sử dụng,
thậm chí là những đơi hàng hiệu. Giới trẻ thì khơng quan tâm đến chất lượng và thương
hiệu nhưng những đôi giày họ mua phải thật độc đáo hoặc có những hoạ tiết phá cách
nhằm theo kịp những mốt "hot" nhất trên thị trường.
Mẫu mã giầy dép mà phụ nữ nội trợ lựa chọn rất đa dạng, từ loại rẻ tiền cho đến
loại đắt tiền. Phụ nữ nội trợ trẻ tuổi thì có xu hướng chọn loại thời trang nhưng có thể là
hàng nhái chứ khơng phải hàng hiệu.

Nam giới
Nam giới có xu hướng chọn đồ đắt tiền hơn nữ giới nhưng với số lượng ít hơn.
Phân đoạn này có thể được chia thành những phân đoạn nhỏ hơn như: loại dành cho
nam giới trẻ tuổi - những người thích thời trang và chú trọng đến thương hiệu; và loại
dành cho nam giới lớn tuổi - những người khá dè dặt trong chi tiêu nên thường chỉ có


một đôi để đi làm, một đôi dành cho những sự kiện trang trọng, một đôi đi ngày thường
và một đôi để chơi thể thao. Họ không thường xuyên thay giầy mới nên rất chú trọng
đến chất lượng, sự thuận tiện và tính thực dụng.
Các loại giầy đế mềm vẫn được thiết kế theo phong cách cổ điển với gam màu
nho (màu nâu nhạt pha với các gam màu sáng) và đế màu trắng.
Trẻ em
Phân đoạn này được chia thành nhiều phân đoạn nhỏ theo lứa tuổi:
- Trẻ em từ 0 đến 3 tuổi
Các bậc phụ huynh khi mua giầy cho lứa tuổi này thường quan tâm đến hình
dáng, độ mềm và đế giầy. Họ sẵn sàng mua những đôi giầy đắt tiền nhưng với chất
lượng tốt để bảo vệ cho đôi chân của đứa trẻ.
- Trẻ em từ 3 đến 7 tuổi
Cũng tương tự như phân đoạn trên nhưng điểm khác biệt là bị ảnh hưởng bởi thu
nhập của các bậc phụ huynh và sở thích của đứa trẻ. Nhìn chung, thì các nhà bán lẻ
quần áo thường kết hợp bán kèm một số phụ kiện trong đó có giầy dép.
- Trẻ em từ 7 đến 15 tuổi
Theo phân đoạn này, các bậc phụ huynh thường mua theo sở thích của con cái.
Trong khi đó, những đứa trẻ thì bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông (như
băng đĩa nhạc) và Internet (blog). Sự khác biệt trong sở thích giữa bé trai và bé gái cũng
tác động nhiều đến quyết định lựa chọn giầy dép.
- Thanh thiếu niên từ 15 đến 19 tuổi
Lứa tuổi này bị ảnh hưởng bởi TV, Internets, các tạp chí và cũng hiểu rõ hơn về
xu hướng thời trang và thương hiệu. Nhìn chung, thanh thiếu niên ở EU có khá nhiều

tiền chi tiêu, và bị hấp dẫn bởi những mẫu mã thời trang quốc tế nên họ có rất nhiều
loại giày ví dụ như: giày đế mềm, giày vải chơi bóng rổ, giày khiêu vũ, boots, các loại
giày dép Mary's Jane, giày đế liền, giày thể thao, xăng-đan hoặc dép xỏ ngón. Họ
thường xuyên tham khảo các trang blog, trang web bán hàng trực tuyến và trang web
của các nhà bán lẻ để tham khảo các mẫu mã thịnh hành trên thị trường.


3.1.3. Đặc điểm thị trường phân theo giá cả và chất lượng giầy dép
Phân đoạn hàng hiệu đắt tiền
Phân đoạn này bao gồm các loại giày dép thời trang chất lượng rất cao của các
thương hiệu và nhà thiết kế hàng đầu - những người tạo ra làn sóng mới trên thị trường
thời trang. Các mẫu mã thuộc phân đoạn này được thiết kế trang nhã, độc đáo và đắt
tiền với mức giá bán lẻ trên € 300. Người tiêu dùng thường sử dụng các loại giày dép
này vào các dịp đặc biệt hoặc đi dự dạ tiệc.
Các loại giày dép thuộc nhóm này thường được bày bán tại một số cửa hàng
chuyên bán "hàng hiệu", các cửa hàng thiết kế, hoặc siêu thị thời trang lớn.
Trong số những người tiêu dùng giàu có một số người bắt đầu quan tâm tới chất
lượng, giá cả, tính thẩm mỹ và nhận thức cao hơn về các vấn đề xã hội và mơi trường.
Họ dần bỏ đi thói quen mua sắm hoang phí trong thời điểm kinh tế suy thối vừa qua.
Thậm chí một vài người dù vẫn có khả năng mua hàng đắt tiền nhưng cảm thấy xấu hổ
nếu bị người khác nhìn thấy mình quá "trưng diện".


HÌNH 3: Phân đoạn thị trường giày dép EU theo giá cả và chất lượng

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại.


Phân đoạn hàng tốt
Tại một số nước EU, không phải ai cũng có nhiều tiền để sắm cho mình vài đơi

giày dép hàng hiệu đắt tiền. Ví dụ, tại Ba Lan, tỷ lệ những người có khả năng chỉ chiếm
từ 10-15% tổng dân số cả nước.
Do phần lớn những người tiêu dùng có tiền tại EU giờ trở nên dè dặt hơn trong
chi tiêu, nên các nhà nhập khẩu thời trang và giày dép lại chuyển sang nhắm tới nhóm
khách hàng có thể mua được những sản phẩm có giá gần với phân đoạn trên. Phân đoạn
này được gọi là phân đoạn hàng tốt - bao gồm những sản phẩm có thương hiệu phù hợp
với túi tiền của nhiều người tiêu dùng hơn với chất lượng thiết kế tốt và giá bán dao
động từ 100 đến 300 euro. Nhóm tiêu dùng thuộc phân đoạn này sẵn sàng trả tiền để có
được đơi giày dép tốt nhưng họ khơng chi thường xun như hai nhóm phân đoạn hàng
trung bình và hàng giá rẻ.
Trong phân đoạn này, chất lượng giày dép vẫn khá cao nhưng được sản xuất với
số lượng nhiều hơn so với phân đoạn trên. Các sản phẩm có thương hiệu thường được
bày bán tại các cửa hàng giày dép, các cửa hàng bán một thương hiệu riêng, các cửa
hàng thời trang hoặc siêu thị thời trang lớn.
Tuy nhiên do kinh tế khủng hoảng, phân đoạn này đang phải đối mặt với tình
trạng hàng nhái với giá cực rẻ.
Phân đoạn hàng trung bình
Đây là phân đoạn giày dép lớn nhất tại thị trường EU - bởi lí do hàng chất lượng
khá nhưng vẫn phù hợp với xu hướng mới nhất trên thị trường. Nhóm khách hàng thuộc
phân đoạn này cũng lưu ý tới thương hiệu nhưng không phải là yêu cầu ban đầu khi họ
đưa ra quyết định mua hàng. Phân đoạn hàng trung bình bao gồm nhóm khách hàng ở
mọi độ tuổi với những sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng chuyên bán giày dép và
một số nhà bán lẻ không chuyên khác, bao gồm cả bán hàng trực tuyến.
Trong những năm gần đây, nhóm khách hàng này cũng bắt đầu chuyển dần sang
phân đoạn hàng tốt vì họ quan tâm hơn đến mẫu mã thiết kế và thương hiệu thời trang.
Tuy nhiên, họ vẫn chỉ muốn mua với mức giá thấp nhất có thể. Tại Pháp và Ý, khách
hàng thường mặc cả và thường mua được với mức giá mong muốn nhất là trong trường
hợp nhà bán lẻ muốn tiêu thụ những bộ sưu tập cũ.



Phân đoạn hàng giá rẻ
Đây là phân đoạn phổ biến ở các Đông Âu với những sản phẩm giày dép chất
lượng thấp. Chủng loại khá đa dạng từ các loại sản xuất trong nước với giá rẻ và chất
lượng chấp nhận được cho đến các loại nhập khẩu. Mẫu mã thiết kế thường chạy theo
những sản phẩm (có thương hiệu) thuộc phân đoạn hàng trung bình và hàng tốt. Phần
lớn giày dép thuộc phân đoạn này được sản xuất với số lượng lớn tại các nước châu Á những nơi có giá nhân cơng rẻ. Sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng chuyên bán
giày dép, quần áo, đại siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tạp phẩm và một số trang
web bán hàng giảm giá trực tuyến.
3.1.4. Đặc điểm hoạt động phân phối giầy dép trên thị trường EU
Hệ thống phân phối của EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của
một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ với sự tham gia của các
công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập…
Hình thức tổ chức kênh phân phối phổ biến nhất là theo tập đồn và khơng theo tập
đoàn. Ở kênh phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu chỉ cung cấp
hàng hóa cho hệ thống các cửa hàng, siêu thị của tập đoàn. Cịn kênh phân phối khơng
theo tập đồn thì ngược lại, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu cung cấp hàng hóa cho hệ
thống bán lẻ thuộc và khơng thuộc tập đồn, kể cả các cơng ty bán lẻ độc lập.
Rất ít trường hợp các siêu thị, công ty bán lẻ mua hàng trực tiếp từ nhà xuất khẩu
nước ngoài. Mối quan hệ bạn hàng giữa nhà bán buôn, bán lẻ trên thị trường EU phần
lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau. Các nhà bán bn, bán lẻ EU
thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất ít khi mua hàng của các nhà cung cấp khơng
quen biết cho dù hàng hóa có rẻ hơn vì nhiều khi họ đặt uy tín kinh doanh lên hàng đầu,
muốn giữ được các mối quan hệ này thì hàng phải đảm bảo chất lượng, nguồn cung cấp
ổn định.


Hình 4 - Cơ cấu kênh phân phối cơ bản mặt hàng giày dép tại thị trường EU

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại.
Cơ cấu hệ thống phân phối giày dép tại EU rất đa dạng. Tại hầu hết các nước

EU, kênh phân phối chủ yếu là từ nhà sản xuất đến nhà nhập khẩu/ bán buôn đến nhà
bán lẻ. Kênh phân phối này thấy nhiều nhất ở phía Nam và Đơng EU, những quốc gia
có nhiều cửa hàng giày dép nhỏ. Nhà nhập khẩu và bán buôn thường mua rất nhiều loại
giày dép và lưu kho để sẵn.
3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại thị trường EU
3.2.1. Tình hình sản xuất giày dép tại EU
EU có lịch sử sản xuất giầy từ rất lâu với quy mô sản xuất lớn và tiên tiến. Công
nghệ sản xuất, máy móc, dây chuyền sản xuất giày dép của EU luôn được đầu tư và đổi
mới, đạt tới trình độ tinh xảo. Giày dép được sản xuất tại EU thường là những sản phẩm
có chất lượng cao và thời trang. Tuy nhiên, chi phí nhân công ở các nước này rất cao
nên các sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao. Do đó giày dép ở đây phải chịu sự cạnh


tranh khốc liệt với các loại giầy dép nhập khẩu từ các nước đang phát triển như Trung
Quốc, Việt Nam, Ấn Độ….Do vậy, hiện nay EU đang sử dụng nhiều biện pháp để bảo
hộ ngành công nghiệp sản xuất giầy dép trong khu vưc như: áp thuế chống bán phá giá,
hạn ngạch ....hay các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế việc nhập khẩu giày dép
vào EU.
Hàng năm, ngành công nghiệp này sản xuất trên dưới một tỷ đôi, chiếm 10% sản
lượng toàn thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất giầy của EU giúp giữ ổn định và tăng
trưởng của khu vực Châu Âu. Ngoài ra, nó còn duy trì nguồn cung cấp giày dép ổn định
và chất lượng cao có uy tín và thương hiệu cho toàn thế giới.
Ngành công nghiệp sản xuất giầy dép tại EU đang có xu hướng mới: chuyển
dịch sản xuất sang thuê gia công tại các nước có chi phí thấp như Trung Q́c, Việt
Nam, Ấn Đợ, Brazil…;Cịn các cơ sở sản xuất tại EU thì có xu hướng thu hẹp lại quy
mơ sản xuất và chỉ tập trung sản xuất có trọng điểm, các sản phẩm giầy dép cao cấp cần
sử dụng ít nhân công. Hiện nay các nước EU sản xuất ít hơn, có sự tập trung, chuyên
môn hóa cao và chú trọng đến việc sản xuất ra các mặt hàng tính thời trang cao cấp, tập
trung vào đoạn thị trường những người có thu nhập cao, có khả năng chi trả cho những
sản phẩm đắt tiền để củng cố, nâng cao vị thế của mình.

3.2.2. Tình hình tiêu thụ giày dép của thị trường EU
Mặc dù EU có ngành công nghiệp sản xuất giày dép phát triển song mới chỉ đáp
ứng được khoảng 45%-50% nhu cầu trong khối, phần còn lại vẫn phải nhập khẩu từ thị
các nước ngoài khối. Chủ yếu các sản phẩm giầy dép nhập khẩu ngoài khối có nguồn
gốc từ các nước đang phát triển, có giá tương đối thấp. Cho tới nay nhập khẩu từ các
nước đang phát triển ngày càng có xu hướng tăng lên. Bốn nước nhập hàng đầu là Anh,
Đức, Italia, Pháp chiếm khoảng 62% tổng mức nhập khẩu cả khối từ khu vực này. Còn
đối với các nước thành viên mới của EU nhập khẩu khoảng 572 triệu EUR chiếm 5,1%
trong tổng giá trị nhập khẩu chủ yếu từ các nước Romani, Tây Ban Nha, Đan Mạch,
Hungary, Estonia…
Theo hiệp hội da giầy EU, thì 5 nước có mức tiêu thụ giầy dép lớn nhất - chiêm
đến 72% tổng mức tiêu thụ của EU là Đức có mức tiêu thụ chiếm đến 17,3% trong tổng
mức tiêu thụ giầy dép tại EU, tiếp đến là Pháp chiếm 16,6%, Anh: 16,3%, Italia:13,4%,
Tây Ban Nha: 8,5%.


Những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu vào EU là giầy mũ gia chiếm khoảng 59%,
tiếp đến là các loại giầy mũ cao su/plastic chiếm khoảng 15%, giầy mũ nguyên liệu dệt
khoảng 9%. Hiện nay thì xu hướng tiêu dùng của người dân EU có sự chuyển hướng từ
giầy da sang giầy vải, thiên về thích sử dụng chất liệu tự nhiên. Đối với phụ nữ thì có
phần thiên về thời trang hơn, còn đối với thanh niên và trung niên thì thích giầy thể
thao, mang tính trẻ trung và mạnh mẽ.
3.3. Những quy định pháp lý của EU đối với việc nhập khẩu giầy dép
3.3.1. Quy định về thuế quan
Hiện nay EU đã có biểu thuế quan quy định cụ thể và rõ ràng đối với từng loại
giầy dép theo từng mã hàng riêng, với mức thuế suất giao động từ 3-17% cho giá trị
nhập khẩu của mỗi đôi. Bên cạnh biểu thuế quan này thì EU cịn có các loại thuế khác
như thuế chống bán giá, thuế suất ưu đãi (GSP) đối với hàng hóa xuất xứ từ các nước
đang phát triển…. có tác động khơng nhỏ đến việc xuất khẩu giầy dép sang EU.
Đối với giầy dép xuất xứ của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước thành viên

của EU từ ngày 1/1/2009 sẽ không được hưởng mức thuế suất ưu đãi GSP với mức
3,5% dành cho những nước đang phát triển với lý do phía EU đưa ra là khi rà soát việc
thực hiện GSP. Hơn nữa, ngành giày dép được hưởng GSP chiếm mức tỉ lệ trung bình
là 49,1% trong tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu được hưởng GSP của Việt Nam.
Trên cơ sở đó, phía EU đã đưa ra kết luận "Ngành giày dép của Việt Nam đã phát triển
rất cạnh tranh và Việt Nam đã khơng cịn q phụ thuộc vào xuất khẩu giày dép nữa".
Như vậy, ngành giày dép Việt Nam sẽ khơng cịn được hưởng ưu đãi GSP của EU.
Bên cạnh đó, ngành giầy dép Việt Nam cịn đang gặp nhiều khó khăn do bị áp
thuế chống bán phá giá với giày mũ da xuất khẩu sang EU. Bắt đầu từ tháng 4 năm
2006, EU đã áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với giày mũ da Việt Nam là
16,8%. Sau đó, đến tháng 10/2006 mức thuế được điều chỉnh lại là 10% (chưa cộng với
mức thuế hiện hành) với 33 mã hàng giầy mũ da của Việt Nam, có thời hạn 2 năm. Và
sau hai năm, ở trước thời điểm tháng 10/2008, khi thời hạn 2 năm áp thuế chống bán
phá giá giầy mũ da Việt Nam sắp hết, Ủy ban châu Âu ra quyết định rà soát lại đối với
giầy mũ da Việt Nam. Cuối cùng Ủy ban châu Âu đã đưa ra quyết định kéo dài thời hạn
áp thuế chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam thêm 15 tháng nữa bắt đầu từ
tháng 12/2009 bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam và nhiều doanh nghiệp tại EU.


Việc Việt Nam tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng nữa sẽ gây khơng ít
khó khăn và thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU.
3.3.2. Các quy định phi thuế
Yêu cầu về nhãn mác:
EU có quy định chung về việc dán nhãn giày dép, nhằm đảm bảo cung cấp thông
tin cần thiết cho người tiêu dùng và đề phòng sự khác biệt của các nguồn luật quốc gia
khác. Chỉ thị 94/11/EC đã đưa ra các yêu cầu về nhãn mác đối với các sản phẩm đi chân
buốn bán tại thị trường EU. Chỉ thị này đã được tiêu chuẩn hóa trong EU nhằm đảm
bảo rằng người tiêu dùng biết được họ đã mua sản phẩm đi chân làm từ chất liệu nào.
Dán nhãn mác đúng và đẩy đủ là trách nhiệm của người sản xuất và nhập khẩu.
Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho tất cả sản phẩm đi chân trừ:
- Trang bị bảo vệ cá nhân, ví dụ như giày ống có mũi bọc thép
- Sản phẩm đi chân đã qua sử dụng
- Sản phẩm đi chân làm đồ chơi
- Sản phẩm đi chân được chỉ thị trong Chị thị 76/769/EEC, vị dụ như giày ống
có chứa chất a-mi-ăng.
Yêu cầu dán nhãn mác:
Sản phẩm đi chân phải được dán nhãn sao cho người tiêu dùng có thể đọc được
các thông tin về thành phần của các bộ phận của sản phẩm đó. Thông tin phải có kèm
theo hình ảnh minh họa hoặc nguyên bản (ngôn ngữ sử dụng do quốc gia mua hàng quy
định). Nhãn mác phải dễ nhìn và được đính chắc chắn, ví dụ như đính trên một chiếc
giày của một đôi giày.

Kết cấu của sản phẩm đi chân:
Nhãn mác phải cho biết loại vật liệu được dùng để sản xuất ít nhất là 80% của:
- Bề mặt trên của sản phẩm
- Bề mặt lớp lót và miếng lót bên trong của sản phẩm
- Khối lượng đế của sản phẩm


Nếu như không có vật liệu nào chiếm tới 80% bề mặt trên và khối lượng đế như
yêu cầu ở trên thì nhãn mác phải ghi rõ hai loại vật liệu chính được dùng để sản xuất
các bộ phận đó của sản phẩm. Nhãn mác không cần nêu các phụ liệu đi kèm với phần
trên của sản phẩm như khóa, miếng cài mắt cá chân…vv
Yêu cầu về nhãn mác cho giày EU nhập khẩu còn thể hiện ở chỗ: đi kèm theo
sản phẩm cần phải có một bộ các hình vẽ để biểu thị những bộ phận cấu thành lớn nhất
của sản phẩm đó. Các hình vẽ thường được sử dụng là hình vuông hay hình thoi.
Nhà sản xuất, nhập khẩu, hoặc bán đồ đi chân thì phải đảm bảo dán nhãn có ghi
đầy đủ tên các bộ phận cấu thành, ví dụ mũi giày, lớp lót, đế ngoài. Các vật liệu phải
được ghi rõ theo một trong bốn cách sau: da, da được tráng phủ, vải dệt, loại khác.

Tiêu chuẩn về kích cỡ:
Ngoài kích cỡ thống nhất theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, được biết đến
với tên gọi hệ thống kích cỡ giày Mondopoint, tại EU vẫn còn 2 hệ thống tiêu chuẩn về
kích cỡ khác:
- Hệ thống kích cỡ Châu Âu lục địa (thường được sử dụng)
- Hệ thống kích cỡ của nước Anh.
Các khách hàng EU thường nhập khẩu tối thiểu từ 12 -18 đôi/mẫu giày.
Kích cỡ giày dép đối với nữ giới thường từ 36 – 41 còn nam giới từ 40 – 45. Tuy
nhiên, có một số nước phía Bắc Âu như Hà Lan hay các nước tḥc vùng Scandinavia
có những kích cỡ lớn hơn.
Về độ rộng của giày dép thì được quy định theo các chữ cái từ A đến K, trong đó
A là cỡ rộng nhỏ nhất. Cỡ rộng tiêu chuẩn là cỡ G. Các quy định khác về độ rộng, như
đối với nhãn hiệu đắt tiền hoặc với sản phẩm trẻ em được sử dụng ít phổ biến hơn.

Yêu cầu về đóng gói:
Hàng nhập khẩu từ những nước đang phát triển vào EU thường có khoảng cách
rất xa, do vậy công tác đóng gói sản phẩm cần được lưu tâm. Các loại giày da thường
được đóng vào thùng với số lượng từ 12 – 18 đôi/thùng. Các loại giày dép rẻ hơn làm
bằng vải hoặc chất liệu plastic thường được đóng trong túi bóng hoặc để rời.


Các nhà nhập khẩu thường có những yêu cầu chi tiết về đóng gói sản phẩm và
coi đó là mợt phần của hợp đồng mua hàng. Chẳng hạn những thông tin về đơn đặt
hàng được in trên vỏ thùng hàng như: số đơn hàng, số kiện, tên và địa chỉ người liên
hệ… Ngoài khía cạnh đảm bảo an toàn cho hàng hóa không được bị hư hỏng, nhà xuất
khẩu cần quan tâm đến phương diện sản xuất thân thiện với môi trường, làm sao để các
loại sản phẩm có thể tái chế sau khi sử dụng.
Toàn bộ bao bì nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn Châu Âu (có thể tái sử dụng,
tái chế, có thể tái tạo năng lượng…); có thể tích và trọng lượng nhỏ nhất để đảm bảo an
toàn, vệ sinh, và được người tiêu dùng chấp nhân; có chứa các chất kim loại nặng và

chất độc hại ở mức tối thiểu. Đối với bao bì bằng gỗ, có các quy định riêng và số lượng
tối đa.
Chống bán phá giá:
Các quy định chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những ngày đầu thành
lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO, EU chỉ được áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá trong trường hợp các ngành công nghiệp của EU bị tổn hại do
việc nhập khẩu các sản phẩm phá giá. Đây là những sản phẩm được bán trên thị trường
nội địa với mức giá “thông thường”. Tuy nhiên, việc so sánh các mức giá này thường
gặp khó khăn. Cách tính giá “thơng thường” của EU dựa vào chi phí sản xuất cộng với
lợi nhuận cận biên. Vấn đề là mức lợi nhuận như thế náo mới được coi là thích hợp. Xu
hướng của EU là tính mức lợi nhuận cao, có khi tới 30%.
Các quy định chống bán phá giá của EU được xác định trong Quy chế chống bán
phá giá có hiệu lực từ năm 1995 và sau đó được cập nhật bằng quy chế 384/96 có hiệu
lực từ ngày 6/3/1996. Quy chế mới lồng ghép tất cả các biện pháp được thỏa thuận tại
vòng đàm phán Urugoay của GATT. Quy chế chống bán phá giá năm 1996 quy định
việc áp thuế chống bán giá và chỉ được áp dụng thuế này trong các điều kiện sau:
- Có phát hiện bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường EU thấp
hơn giá bán tại thị trường của nhà xuất khẩu.
- Có tổn hại vật chất cho doanh nghiệp của EU do hàng nhập khẩu gây ra hoặc
đe dọa gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU.
- Lợi ích của EU: chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp không được tỉ
lệ nghịch với lợi ích thu được.


Sau khi các mức giá xuất khẩu và giá thông thường đã được xác định thì chúng
được so sánh với nhau để xác định mức phá giá. Luật pháp của EU cho phép thực hiện
điều chỉnh đối với các mức chênh lệch liên quan đến công dụng của các sản phẩm, thuế
nhập khẩu, các loại thuế gián tiếp khác, các chi phí bán hàng như vận chuyển và tiền trả
hoa hồng. Tuy nhiên, EU bị phê phán là khơng tính đến những mức khác biệt lớn hơn
về sản lượng bán ra trên thị trường nội địa hoặc về hoạt động Marketing khi bán hàng.

Phương pháp so sánh các mức giá của EU cũng bị phê phán vì các chi phí bán khơng
được tính đến trên thị trường EU nhưng lại được tính trên thị trường nội địa, dẫn đến
làm tăng thêm mức chênh lệch giá.
Sau khi xác định được mức bán phá giá và mức độ tổn hại đối với các ngành sản
xuất nội địa, EU áp dụng các mức thuế chống bán phá giá hoặc chấp nhận đề nghị từ
phía người xuất khẩu lên. Thơng thường, các bên khơng nên áp dụng đặt mức thuế
chông phá giá ở mức tối đa nếu như điều này không cần thiết cho việc ngăn chặn tổn
hại do bán phá giá gây ra, EU thường tính tốn ở mức độ tổn thất và áp đặt mức thuế
đúng bằng mức đó. Trong trường hợp mức thuế áp dụng vượt quá mức phá giá thì
khoản chênh lệch sẽ phải được hoàn trả cho nhà xuất khẩu.
Chống gian lận thương mại:
EU đã tăng cường tiến hành điều tra và xử lý các vụ gian lận thương mại thông
qua một số các biểu hiện dưới đây:
- Hưởng lợi bất hợp pháp từ những đối xử ưu đãi như Hệ thống Thuế quan Ưu
đãi Chung mới sửa đổi (RGSP).
- Lừa dối người tiêu dùng (cho rằng những sản phẩm của mình sản xuất tại EU
nhưng thực chất lại xuất xứ ở những vùng khác).
- Làm giả hoặc sao chép bản quyền bất hợp pháp không có sự cho phép của tác
giả (các mẫu thiết kế…).
Các vấn đề môi trường:
- Chỉ thị của EU – 2002/61/EC – hạn chế sử dụng các chất gây nguy hiểm trong
các sản phẩm da và vải dệt, bao gồm cả đồ đi chân.


- Công ước về việc buôn bán các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng CITES bao
gồm quy đinh EC 338/97 đối với sản phẩm da bao gồm: nguyên liệu từ những loài vật
cơ nguy cơ tuyệt chủng.
3.3.3. Những yêu cầu và quy định riêng trong ngành
Chất lượng
- Nhà xuất khẩu phải đảm bảo cung ứng thường xuyên với số lượng sản phẩm

nhất định. Thị trường mỗi nước sẽ có những yêu cầu khác nhau về chất lượng, kích cỡ,
màu sắc và vật liệu của giày dép (vải, da,...). Các phương pháp kiểm nghiệm chất lượng
sản phẩm phải tuân thủ chuẩn của EU, nước nhập khẩu hoặc chuẩn ISO.
- Yêu cầu về chất lượng là sự truy nguyên nguồn gốc sản phầm. Tồn bộ sản
phẩm phải có thể được truy nguyên theo chuỗi cung ứng, theo những trình tự và qui
trình thực hiện được kiểm sốt chặt chẽ.
Độ tin cậy
- Yêu cầu cao về phân phối và hậu cần. Thời gian giao hàng ngày càng trở nên
ngắn hơn và độ ổn định trong giao hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà cung
ứng cần phải hết sức linh hoạt và có thời gian phản hồi (từ khi nhận được yêu cầu của
khách hàng cho đến khi nhận đơn đặt hàng) phải là ít nhất và phải được kiểm sốt chặt
chẽ. Việc có khả năng cung ứng đơn hàng theo đúng hạn là rất quan trọng.
- Nhà cung cấp cần luôn luôn tuân thủ các yêu cầu chất lượng, họ phải luôn đầu
tư vào thiết bị, công nghệ mới và đào tạo cập nhật nguồn nhân lực.
- Độ tin cậy là điều quan trọng nhất đối với các nhà cung ứng từ các nước phát
triển vì để vào được thị trường EU là rất gian nan và nếu nhà cung ứng khơng giữ được
lời hứa thì trước sau gì cũng sẽ bị loại ra khỏi thị trường.
Giá cả cạnh tranh
Khi nhập hàng từ các nhà sản xuất ở nước phát triển, các nhà phân phối hoặc bán
lẻ ở EU thường yêu cầu mức giá rất cạnh tranh. Mặc dù giá cả là một yếu tố rất quan
trọng, một điều quan trọng không kém là nhà cung ứng không nên chỉ để bị nhìn nhận
là nhà cung ứng sản phẩm giá thấp. Điều này làm giảm vị thế và lợi thế thương lượng
của nhà cung ứng.
Phong cách chuyên nghiệp


Nhà cung ứng vào thị trường EU cần cởi mở và rõ ràng trong cách trình bày và
giao tiếp của mình, cũng như là việc giữ đúng hẹn, phản hồi kịp thời các câu hỏi và thắc
mắc của khách hàng, giải quyết các vấn đề khách hàng đưa ra một cách chính xác, thỏa
đáng. Đó là những yếu tố cơ bản gây dựng phong thái chuyên nghiệp và tăng độ tin cậy

trong kinh doanh với thị trường cao cấp EU.
Đại diện thương mại của nhà cung ứng phải nói thơng thạo một trong các ngôn
ngữ kinh doanh phổ biến là tiếng Anh và tiếng Pháp.

IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU.
4.1. Thành công trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam
sang thị trường EU.

- Số hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU ngày càng nhiều hơn và tạo được uy
tín về chất lượng và kiểu dáng:
• Hàng giày da Việt Nam ngày càng tạo được uy tín và mở rộng thị trường trong
nước và xuất khẩu ra nước ngồi, ngành này có một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế đất nước: chiếm 8,2% lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp chế
biến, chiếm 10.7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giúp giải quyết công
ăn việc làm và tăng thu nhập cho đất nước, đảm bảo đời sống cho người lao
động, góp phần làm ổn định trật tự an ninh xã hội.
• Hiện tại, ngành giày dép Việt Nam có khả năng sản xuất trên 420 triệu đôi giày
dép các loại. Từ chỗ chỉ gia công mũi giày đơn thuần cho các nước Đông Âu và
Liên Xô (cũ) với sự hợp tác đầu tư của nước ngoài, đến nay các DN ngành giày
dép đã sản xuất được những đơi giày hồn chỉnh với chủng loại phong phú.
Những nhãn hiệu giày nổi tiếng thế giới hiện đã được sản xuất tại Việt Nam như
Nike, Reebok, Adidas, Diadora… ngành giày dép Việt Nam thực sự đã bước
sang một thời kỳ phát triển mới.
• Cả nước ta hiện có 233 DN sản xuất giày dép, trong đó có 76 DN nhà nước, 80
DN ngồi quốc, 77 DN có vốn đầu tư nước ngồi.
• Tỷ lệ hàng giày dép xuất khẩu khá cao, đạt tới 90% và cho đến hiện nay giày dép
VN đã được xuất khẩu sang hơn 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó
chủ yếu là sang Liên minh Châu Âu( EU), Mỹ và Nhật Bản.
• Theo thống kê của Hiệp hội Da giày Việt Nam(2012) thì kim ngạch xuất khẩu

giày dép vào EU đạt 2.7 tỷ USD, chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
( 7.26 tỷ USD) của toàn ngành.


• Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu giầy dép đạt hơn 7,2 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,6%,
vào năm 2011, xuất khẩu giầy dép của cả nước đã thu về khoảng 4,76 tỷ USD,
tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2010, năm 2010 thì tổng kim ngạch xuất khẩu da
giày cả nước đạt trên 3.6 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước. Hiện
nay, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp giày dép lớn thứ hai của các nước Mỹ,
Ca-na-đa, Anh, Đức, Bỉ và Hàn Quốc chỉ sau Trung Q́c.
4.2. Điểm yếu
Khơng thể khơng nhìn nhận năng lực sản xuất của toàn ngành giày dép đã
tăng lên đáng kể cùng với sự đổi mới và đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất, công
nghệ, nhà xưởng nhưng công suất hoạt động của các dây chuyền sản xuất này
chưa được khai thác tối đa. Nhiều đơn đặt hàng giày thể thao doanh nghiệp của
ta không thực hiện hết được, bên cạnh đó nhiều đơn đặt hàng giày dép cao cấp
hơn chúng ta lại phải chịu bỏ qua. Điều này cho thấy rằng sản phẩm của Việt
Nam hàm lượng kỹ thuật thấp,
hàm lượng giá trị gia tăng mới chỉ ở mức 30-35%
dẫn đến giá trị xuất khẩu chưa cao. Một bất lợi cho sản phẩm giày dép Việt Nam
là giá cả cịn cao thậm chí cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại của
Trung Quốc nhưng chất lượng, mẫu mã, chủng loại thì lại kém hơn rất nhiều.
- Cho đến nay, EU vẫn là thị trường chính chủ yếu, nhập khẩu nhiều nhất
giày dép của Việt Nam (chiếm trên dưới 80%). Do đó có quan hệ thương mại về
mặt hàng này trong cùng một thời gian tương đối dài nhưng hiện nay vẫn còn
hiện tượng làm ăn manh món, giao hàng khơng đúng thời hạn, chất lượng khơng
đúng quy định như trong hợp đồng của các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả việc
khai thác GSP mà EU dành cho Việt Nam cũng chưa biết tận dụng và chưa hiệu
quả. Giày dép là sản phẩm mang tính thời trang theo mùa vì vậy việc giao hàng
theo đúng thời gian của hợp đồng là rất quan trọng nếu không sẽ bị khách hàng

từ chối (trả về). EU là thị trường luôn bảo vệ người tiêu dùng với hệ thống các
tiêu chuẩn quốc gia và khu vực như yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (CSR), hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi trường, ISO 14000, tiêu chuẩn
SA 8000, tiêu chuẩn về lao động. . . buộc các nước xuất khẩu phải thực hiện.
Nếu các sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, cũng như các tiêu
chuẩn này thì khó mà trụ vững trên thị trường EU. Mặt khác, EU là một thị
trường có tính thống nhất cao, thơng tin xun suốt tồn khu vực, nếu như sản
phẩm giày dép của chúng ta mất uy tín trên một thị trường thì bất lợi cho hàng


hoá của ta bị nhân lên gấp 15 lần và hậu quả không thể lường hết được do vậy
vấn đề bảo đảm chữ tín trong hoạt động xuất khẩu trên thị trường EU là rất có ý
nghĩa.

- Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao của ngành giày da Việt Nam trong những
năm qua là một thực tế không thể phủ nhận, song xét vể tổng thể ngành công
nghiệp này vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và tồn tại ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển
và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu đó là:

• Thiết kế và cơng nghệ của ngành chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Vì giày dép là hàng hoá thuộc vào loại thường xuyên phải có sự thay đổi về mẫu
mã, kiểu dáng trong khi khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm của ta nhìn chung
chưa đáp ứng được. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chun mơn cịn yếu kém. Hiện
nay, các doanh nghiệp da giày sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam đều làm
theo đơn đặt hàng mà chưa có phần sáng tạo trong sản phẩm. Mặt khác do thiếu
vốn nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội đầu tư để đổi mới
trang thiết bị, công nghệ sản xuất của ta còn lạc hậu với chất lượng thấp, số
lượng ít và tốn nhiều ngun vật liệu.

• Do sản phẩm giày dép của Việt Nam bước vào thị trường thế giới muộn

hơn các nước khác nên hầu như chưa có mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước
ngồi mà phải qua trung gian, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
cịn yếu.

• Việc sản xuất giày dép xuất khẩu của ta còn phụ thuộc rất nhiều vào việc
cung cấp nguyên vật liệu phụ tùng thiết bị máy móc, hố chất từ nước ngồi do
ta sản xuất theo đơn đặt hàng của bạn. Nguyên vật liệu trong nước khá dồi dào
nhưng chưa đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu của q trình sản xuất sản phẩm. Ta cịn
phải nhập khá nhiều trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm đẩy
giá thành của sản phẩm lên cao như việc nhập mẫu giầy của Trung Quốc. Trong
nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng chưa sản xuất được mẫu giày mà
phải nhập từ Trung Quốc để phục vụ cho sản xuất giày dép xuất khẩu.


• Những công ty chỉ chuyên hoạt động sản xuất giày xuất khẩu cho các nhà phân
phối, các hãng giày lớn trên thế giới chứ chưa thực sự trực tiếp bán hàng hóa đến
tận tay người tiêu dùng như vậy sẽ không biết được ý kiến của người tiêu dùng
thế nào khi sử dụng giày dép của mình và sự thay đổi nhu cầu, mong muốn của
khách hàng để công ty có thế lập ra kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của
mình tốt hơn.
• Đa số cịn phải qua nhà sản xuất trung gian chứ chưa được kí kết sản xuất trực
tiếp với các hãng giày mà cơng ty sản xuất.
• Chưa tạo được thương hiệu trên thị trường nước ngồi. Người tiêu dùng hầu như
khơng biết đến sản phẩm của các DN Việt Nam do hầu hết sản phẩm thường
mang nhãn hiệu của các đối tác nước ngồi.
• Chưa liên kết với các phương tiện vận tải để có khả năng thu được lợi nhuận cao
trong việc vận chuyển hàng hóa.
• Hình thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức làm cho giá trị gia tăng tạo ra cao hơn
phương thức gia công trong tam giác xuất khẩu, giá trị gia tăng bao gồm chi phí
nhân cơng và chi phí ngun phụ liệu mà theo phương thức này thì nhà sản xuất

Việt Nam có thể thỏa thuận với chủ đặt hàng về việc sử dụng nguyên vật liệu
trong nức có thể sản xuất ra. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ xuất khẩu hàng giày dép
vào EU theo hình thức này cịn q nhỏ, chỉ chiếm từ 20% - 30% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng giày dép Việt Nam vào thị trường này mà xuất khẩu theo
phương thức này giúp cho các nhà sản xuất có thể tiếp cận trực tiếp với thị
trường, nắm được nhu cầu thị hiếu và các xu hướng, tránh được tính mùa vụ và
những bị động mà hình thức gia cơng gặp phải và là cơ hội tốt để các DN và
người tiêu dùng bắt đầu biết được hàng dệt may Việt Nam. Nhưng muốn xuất
khẩu theo phương thức này thì các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm các thông
tin về thị trường, về các nhà cung cấp nguyên phụ liệu, thông tin khách hàng….
Đây chính là điểm yếu kém nhất dẫn đến thực trạng tỷ lệ hàng dệt may xuất khẩu
trọn gói theo giá FOB thấp, cần phải khắc phục ngay.
• Hàng giày dép VN vào thị tường EU hiện nay vẫn còn đang chịu sự quản lý bằng
hạng ngạch điều này làm hạn chế rất lớn đến khả năng xuất khẩu của VN vào


EU và không tương xứng với năng lực sản xuất hàng dệt may của VN. Cố thị
trường gia công truyền thống, đã làm cho thị trường này mai một đi, thậm chí
cịn có những thị trường khơng cịn kim ngạch xuất khẩu và hợp đồng gia công
xuất khẩu ở một số thị trường Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore
• Gia cơng xuất khẩu ở nước ta chủ yếu phục vụ xuất khẩu, hoạt động này đã có
các thành công đáng kể như thu ngoại tệ vầ cho đất nước, tạo công ăn việc làm
nhiều hơn song lại để lại khoảng trống phía sau lưng mình đó là thị trường nội
địa - một thị trường có số người tiêu dùng đơng đảo.
• Phần lớn các hợp đồng gia cơng vẫn ở dạng thuần túy, những hợp đồng mua bán
đứt đoạn chưa nhiều nên thực tế hiệu quả chưa cao, giá trị nhận được chỉ là thù
lao gia công thuần túy, chính vì vậy khả năng tích lũy của DN chưa cao, khả
năng huy động vốn cịn nhiều hạn chế.
• Đội ngũ nhân viên có kỹ thật và tay nghề cao ở nước ta còn thiếu thốn nghiêm
trọng, trong nước thì chưa có một chương trình giảng dạy từ cơng nhân kỹ thuật

đến cán bộ chuyên ngành. Lĩnh vực đào tạo cán bộ công nhân giày dép chưa bao
giờ nhận được sự hợp tác quốc tế và chưa được tài trợ quốc tế có hệ thống.
4.3. Giải pháp
4.3.1 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp
Để khắc phục những khó khăn tồn tại và đẩy mạnh việc thực hiện quy
trình xuất khẩu mặt hàng giày dép địi hỏi phải có những giải pháp thiết thực để
hồn thiện cơng tác xuất khẩu của ngành.
a) Giải pháp về thị trường.
Để mở rộng thị trường, giới kinh doanh giày dép thế giới thường tham gia
các hội chợ triển lãm chuyên ngành như: Hội chợ giày Dusseldorg (CHLB Đức),
Hội chợ giày Milan_Bologra, Simac (Italia), Hội chợ New Delhi (Ấn Độ), Hội
chợ Hung Kung - Quảng Châu - Quảng Đông (Trung Quốc). Doanh nghiệp của
chúng ta nên học hỏi những kinh nghiệm này từ các đối tác nước ngồi để tích
cực hơn nữa quảng bá hình ảnh sản phẩm giày dép Việt Nam trên thị trường thế
giới, đặc biệt là trên thị trường EU. Tại Việt Nam, Hiệp hội da giày đã phối hợp


×