Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Báo cáo tham quan chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 37 trang )

BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA ĐÔ THỊ
****

BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN MINH HUỆ
LỚP: 2012D2
MSV: 1251050067

HÀ NỘI, 11/2016

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

1


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Qua chuyến đi tham quan tốt nghiệp Huế - Đà Nẵng – Hội An giúp cho
chúng em rút ra được nhiều điều:
+ Củng cố, nắm chắc phần lí thuyết để học trên lớp.
+ Bổ sung thêm những kiến thức mới và thực tiễn.
+ Hiểu hơn các công trình ngoài thực tế.
+ Hiểu rõ hơn bản chất vấn đề trong quá trình thi công.
+ Học và tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu qua sự tìm hiểu và
hướng dẫn tận tình của thầy Ths.Thân Đình Vinh và thầy Ks.Lê Văn Chè ( giảng
viên bộ môn Giao thông) trong suốt chuyến tham quan.
+ Hiểu rõ hơn về ngành học của mình và làm quen với công việc của mình


sau khi ra trường.
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa Đô Thị, đặc
biệt là thầy Ths.Thân Đình Vinh và thầy Ks.Lê Văn Chè đã tận tình hướng dẫn
chúng em trong thời gian chuyến tham quan.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 23 tháng 11 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thế Sang

BÁO CÁO
GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

2


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP

THAM QUAN TỐT NGHIỆP
- Căn cứ vào kế hoạch học tập năm học 2016 – 2017, từ ngày 14 tháng 11 năm
2016 đến ngày 19 tháng 11 năm 2016 lớp 12D2 có một đợt tham quan tốt
nghiệp.
- Căn cứ vào kế hoạch bố trí tham quan tốt nghiệp của Khoa Đô thị, trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội
- Căn cứ vào hướng dẫn của cô giáo cố vấn học tập Nguyễn Thị Thanh Huyền –
bộ môn Giao thông – Khoa Đô thị.
Em - sinh viên Lớp 12D2 chuyên ngành Hạ tầng kỹ thuật Đô Thị có chuyến
tham quan tốt nghiệp ở địa điểm TP Huế - Đà Nẵng – Hội An thời gian từ ngày
14/11/2016 đến ngày 19/11/2016.

Chuyến tham quan bắt đầu vào khoảng 20h ngày 14/11/2016, sau khi xuất
phát ở trường Đại học Kiến trúc Hà Nội theo đường Nguyễn Trãi qua đường
Nguyễn Xiển lên đường cao tốc trên cao Mai Dịch – Pháp Vân - một trong
những công trình trọng yếu của thủ đô và là tuyến đường thông xe trên cao đầu
tiên ở Việt Nam nó có chiều dài 15km có giải phân cách giữa và đường rộng
24m với 4 làn xe.

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

3


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP

Cao tốc trên cao Mai Dịch – Pháp Vân
Trong gần 3 năm, tuyến đường trên cao đã hoàn thành kết nối với cầu cạn
Pháp Vân dài 6 km, tạo thành đường trên cao vành đai 3 dài 15km, nối với cao
tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và cầu Thanh Trì. Kết nối xa hơn là quốc lộ 5 và đại
Lộ Thăng long, tạo thành tuyến giao thông liên hoàn hiện đại.
Đường trên cao cũng vượt qua 3 nút giao có lưu lượng lớn tại phía tây nam
là nút Thanh Xuân – Khuất Duy Tiến, Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương và nút
giao Trung Hòa. Gần mỗi nút giao này đều có các đoạn đường dẫn lên và xuống
cho các phương tiện. Để hạn chế xung đột và tận dụng công năng của cầu cạn,
tuyến này được dành riêng cho ô tô, xe máy và các loại xe thô xơ sẽ đi phía
dưới cầu đã giảm thiểu tai nạn và ách tắc giao thông cho tuyến đường.
Xe chạy qua tuyến quốc lộ 8B. Phần từ điểm giao cắt với quốc lộ 1A ở địa
phận phường Đậu Liêu, Hồng Lĩnh (thị xã) thị xã Hồng Lĩnh chạy về hướng
Đông Bắc, ngay dưới chân núi Hồng Lĩnh và bờ phải của sông Lam, đến địa
phận thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân lại gặp quốc lộ 1A, đi tiếp qua thị trấn

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

4


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
Nghi Xuân đến cảng Xuân Hải gọi là quốc lộ 8B. Toàn tuyến dài 25 km, đường
cụt, trong đó đoạn tới thị trấn Nghi Xuân dài 17 km là đường cấp IV đồng bằng,
đoạn còn lại là đường cấp III đảm bảo cho xe tải trọng lớn ra vào cảng. Đây là
tuyến đường nối thị xã Hồng Lĩnh với thị trấn huyện lỵ Nghi Xuân của huyện
Nghi Xuân.

Đường quốc lộ AH1 đoạn qua 3 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Nghệ An.
Tuyến đường có tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, có 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe
thô sơ, bề rộng mặt đường 20 m.

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

5


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP

10h30 ngày 15/11/2016, Đoàn có mặt tại Huế.
I. Tham quan Kinh thành Huế: (15/11/2016)
Nằm giữa dải đất miền Trung khí hậu khô cằn, hè nắng dội, đông mưa dầm, là
một vùng non xanh nước biếc, phong cảnh kỳ tú trải dọc theo bờ con sông Hương
xuôi ra biển Đông. Huế từ thời các chúa Nguyễn đã từng được chọn làm thủ phủ

xứ Đàng Trong: Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần dựng phủ ở Kim Long năm
1635-1687; Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát dời phủ về Phú Xuân trong
những năm 1687-1712; 1739-1774. Huế còn là kinh đô triều vua Quang Trung
Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn, rồi một lần nữa chính thức trở thành kinh đô của cả
nước Việt Nam khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều
Nguyễn kéo dài suốt 143 năm. Với bề dày lịch sử gắn liền với chín đời cha ông
nhà Nguyễn ở đây, không có gì khó hiểu khi vua Gia Long chọn mảnh đất nằm ở
trung độ đất nước để làm kinh đô cho triều đại mình.
GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

6


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
Khởi công xây dựng năm 1805, Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc
sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha, có 10 cửa
chính gồm:
- Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
- Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).
- Cửa Chính Tây.
- Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
- Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh
khí, lập thời Gia Long).
- Cửa Quảng Đức .
- Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con
đường dành cho vua ra bến sông).
- Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa
nằm phía trong cửa).
- Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).

- Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

7


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
Ngoài ra Kinh Thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc
Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn Bình
Môn.
Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự
Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan.

* Thăm quan khu quần thể Cung Đình Huế:
Kiến trúc cung đình Huế được định hình từ khi Huế là Kinh đô của Việt
Nam thời phong kiến. Là một trung tâm chính trị - văn hóa - kinh tế… của cả nước
GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

8


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, Kinh đô Huế có những công trình kiến trúc
mỹ thuật kỳ vĩ nhất đất nước, nay còn tồn tại với mật độ dày đặc.
Xuất phát từ dịch lý và thuật phong thủy của Trung Hoa, kiến trúc truyền
thống Việt Nam và kiến trúc Kinh đô Huế hài hoà với thiên nhiên và con người.
Ngoài thuyết Ngũ hành kết hợp thuyết Âm dương, Ngũ hành, Tam tài, quy luật

phát triển của vạn vật về bố cục của đồ án quy hoạch kinh đô Huế dựa trên cơ sở
nghiên cứu định hình theo thuật Phong thủy và Dịch lý của các nhà Phong thủy
Phương #ông cho những công trình kiến trúc kể cả âm phần dương cơ. Khi xây
dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà
vua đã bố trí trục chính của công trình theo vị thế toa càn hướng tốn, tức là chạy
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng
của kiến trúc cung đình tương ứng với ngũ phương. Ngôn ngữ của kiến trúc là định
vị các công trình trong không gian sao cho hài hòa với thiên nhiên. Như Điện Thái
Hòa là trung tâm của Kinh thành, chung quanh là Thanh Long (#ông), Bạch Hổ
(Tây), Chu Tước (Nam), Huyền Vũ (Bắc). Hướng Kinh thành phải quay mặt về
phía Nam vì Kinh dịch viết "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" nghĩa là bậc
đế vương xoay mặt về hướng Nam để nghe (cai trị) thiên hạ.
Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý,
Trần, Lê là tất yếu để chống sự đồng hoá và cũng chống sự lạc hậu nên đồng thời
tiếp thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa một cách
có ý thức dân tộc của các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng
Kinh đô, kể cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Chămpa. Đặc
biệt đã được hiện đại hóa kỹ thuật của những công trình sư người Pháp phục vụ
dưới thời Gia Long, theo phương châm cơ bản tiếp thu có chọn lọc những kiến trúc
GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

9


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
thích nghi với tâm hồn người Việt và Việt hóa dần để phù hợp với tâm lý bản địa
đem lại những đặc trưng bản sắc kiến trúc Huế.
* Đầu tiên là thăm Lầu Ngọ Môn:
Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng Thành, một công trình kiến trúc có giá trị

cao nhất trong toàn bộ quần thể kiến trúc triều Nguyễn hiện còn tồn tại.Lúc mới
xây dựng, vua Gia Long cho đặt ở đó một cái đài gọi là “Nam khuyết”. Năm 1883
nhân việc chỉnh lý các công trình xây dựng cơ bản trong Hoàng Thành, vua Minh
Mạng cho dỡ bỏ để làm mới một hệ thống cửa ra vào với quy mô đồ sộ và Ngọ
Môn ra đời từ đó.
Ngọ Môn quay mặt về hướng Nam, nằm trên trục chính thần đạo, cấu trúc
tổng thể theo hình chữ U vuông góc, đáy nằm ở Hoàng Thành hai cánh vươn ra,
cổng chính chia làm hai phần: nền đài và lầu Ngũ Phụng.

Nền đài cao gần 5m, đáy dài 57,77m gần như là một sự tiếp nối của dãy
thành, nhưng chiều ngang được bố trí hơi phình to hơn, nhất là hai cánh ngoài
được nhô ra tạo nên mặt bằng hình chữ U, cánh dài 27,06m. Việc nhô ra đã tạo sự

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

10


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
bề thế, vóc dáng đồ sộ chung cho cả công trình, đồng thời giúp cho người lính canh
có thể kiểm soát được mặt thành ngoài một cách dễ dàng.
Nền đài dày và cao, được cấu trúc theo kiểu “thượng thu hạ thách” với độ
dốc gần như thẳng đứng, tạo nên một thế đứng hơi choãi chân rất bền vững mà vẫn
gây được cảm giác sừng sững. ở phần giữa của nền đài trổ ba cửa đi song song:
Ngọ Môn, dành cho Vua đi, Tả Giáp môn (cửa bên trái) và Hữu Giáp môn (cửa
bên phải) dành cho các quan văn, võ theo hầu trong đoàn Ngự đạo. ở trong lòng
mỗi cánh chữ U còn trổ một lối đi như đường hầm chạy xuyên suốt từ trong ra
ngoài, rồi bẻ thẳng góc vào phía đường Dũng đạo. Hai lối này được gọi là Tả dịch
môn và Hữu dịch môn, dành cho lính tráng và voi ngựa theo hầu trong đoàn Ngự

đạo. ởphần trên của 5 cửa này đều xây cuốn thành vòm cao nhưng riêng ở hai đầu
ba cửa đi giữa thì có gia cố thêm hệ thống xà ngang và xà dọc bằng đồng thau. Các
đường xà này được bọc thêm một lớp đồng lá dát mỏng để tạo thẩm mỹ.
* Tiếp theo phải kể đến Điện Thái Hòa: Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc
quan trọng nhất trong Hoàng Cung triều Nguyễn. Là nơi diễn ra các đại lễ và các
cuộc họp đại triều với sự tham gia của Vua, hoàng thân quốc thích và các đại thần.
Tên Điện Thái Hòa lấy gốc từ Kinh Dịch. Chữ “Hòa” có nghĩa là hòa hợp, hài hòa,
“Thái Hòa” là khí âm dương hội hợp mà dung hòa với nhau. Vua trị vì thiên hạ cần
phải giữ cho được sự hòa hợp tốt đẹp giữa dương và âm, cương và nhu thì mới hữu
ích cho vạn vật.

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

11


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP

Công trình kiến trúc này được khởi công xây dựng ngày 21/2/1805 và hoàn
thành vào tháng 10/1805. Khi ấy Điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay khoảng
45m về phía Tây Bắc. Tháng 3 năm 1833 khi quy hoạch lại và hoàn chỉnh hệ thống
kiến trúc ở Đại Nội, vua Minh Mạng đã cho dời Điện Thái Hòa về phía Nam, xây
dựng đồ sộ, nguy nga hơn. Từ đó về sau ngôi điện này còn được tu bổ nhiều lần.
Điện Thái Hòa được xây dựng theo kiểu nhà kép gọi là “trùng thiềm điệp
ốc” hay “trùng thiềm trùng lương” (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau). Diện
tích mặt bằng ngôi điện là 1.360m2.Nền điện cao hơn tầng sân chầu thứ nhất 1m
và cao hơn mặt đất 2,35m.Ngôi nhà chính ở phía sau là chính điện (hay chính
GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2


12


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
doanh) có 5 gian hai chái, ngôi nhà phía trước gọi là tiền điện (hay tiền doanh) có
bảy gian hai chái. Hai nhà trước và sau được nối lại với nhau bằng một mái thừa
lưu hay còn gọi là mái vỏ cua.
Toàn bộ hệ thống sườn nhà của ngôi điện được làm bằng gỗ lim. Các hàng
cột gồm 80 cái đều sơn vẽ rồng thếp vàng uốn quanh. Giữa tiền điện, gần trên mái
treo tấm biển sơn son thếp vàng với ba chữ “Thái Hòa Điện” rất lớn, bên cạnh có
hàng chữ nhỏ ghi năm xây dựng đầu tiên (1805), năm làm lại (1883) và năm đại tu
(1923). Phía trong cùng, ở gian giữa chính điện đặt ngai vua ba tầng bệ gỗ, bên
trên treo bửu tán bằng pháp lam ngũ sắc trang trí chín con rồng. Ngai và bửu tán
đều thếp vàng chói lọi rực rỡ.Các tuồng gỗ ở nhà trước được soi chỉ, chạm khắc và
sơn thếp rất đẹp. Trên trần gỗ mỗi căn đều treo lồng đèn trang trí thơ văn và hình
ảnh cách điệu chạm trổ theo lối “nhất thi nhất họa”.

Mái điện trước đây được lợp ngói hoàng lưu ly (ngói ống tráng men vàng)
được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau gọi là mái chồng diêm hoặc trùng thiềm.
Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh bốn mặt tòa nhà, được chia ra
từng ô, hộc trang trí hình vẽ và thơ văn trên những miếng đồng tráng men nhiều
GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

13


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
màu (pháp lam) theo lối nhất thi nhất họa. Trên nóc điện, bờ mái đều chắp hình

rồng theo kiểu lưỡng long triều nguyệt và hồi long. Giữa nóc tiền điện trang trí bầu
rượu bằng pháp lam
Sân chầu còn được gọi là Bái đình hay Long trì (sân rồng), là sân phía trước
Điện Thái Hòa, nơi các quan đại thần đứng sắp hàng theo phẩm trật quay mặt vào
Điện Thái Hòa làm lễ đại triều. ở trong Điện Thái Hòa chỉ có Vua ngự trên ngai
vàng, các Hoàng thân và 4 vị đại thần cao nhất (tứ trụ) đứng chầu.
Điện Thái Hòa là cung điện rộng lớn, uy nghi, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến
trúc cung đình còn lại ở Huế. Cùng với các di tích khác thuộc quần thể kiến trúc
triều Nguyễn, Điện Thái Hòa được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.
* Kế đến không thể nhắc tới Cửu Đỉnh : Cửu Đỉnh (9 đỉnh) đặt tại sân Thế Miếu
trong Hoàng Thành. Chín đỉnh này được đúc từ cuối năm 1835 đến đầu năm 1837
thì hoàn thành.Ngày 4/3/1837 triều đình tổ chức lễ khánh thành rất lớn dưới sự chủ
trì trực tiếp của vua Minh Mạng.

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

14


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP

Cửu Đỉnh biểu thị ước mơ về sự trường tồn mãi mãi của triều đình nhà
Nguyễn và sự giàu đẹp của đất nước.Điều đó được thể hiện rất rõ trong việc đặt tên
gọi cũng như tầm vóc và các họa tiết chạm nổi trên mỗi đỉnh.
Tên Đỉnh cũng chính là tên thụy của Vua sau khi mất được đưa vào thờ tại
Thế Miếu: Cao Đỉnh (“Cao” miếu hiệu của vua Gia Long) được đặt ở chính giữa
rồi tiếp đến hai bên trái, phải là Nhân đỉnh (“Nhân” là miếu hiệu của vua Minh
Mạng), Chương Đỉnh (“Chương” là miếu hiệu của vua Thiệu Trị), Anh đỉnh
(“Anh” là miếu hiệu của vua Tự Đức), Nghị đỉnh (“Nghị” là miếu hiệu của vua

Kiến Phúc), Thuần Đỉnh (“Thuần” là miếu hiệu của vua Đồng khánh), Tuyên đỉnh
(“Tuyên” là miếu hiệu của vua Khải Định); còn Dũ đỉnh và Huyền đỉnh chưa kịp
tượng trưng cho vua nào thì cách mạng tháng Tám đã xóa bỏ vĩnh viễn vương triều
nhà Nguyễn.
Chín đỉnh được sắp thành một hàng ngang dưới thềm Hiển Lâm Các, mỗi
đỉnh đều được đặt trên một phiến đá lớn rất vững vàng, nằm theo thứ tự đối diện
GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

15


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
với các án thờ trong Thế Miếu. Riêng Cao đỉnh được đặt nhích về phía trước 3m
với hàm ý để tôn vinh công lao to lớn của vị vua đầu tiên của triều đại.
Giá trị của Cửu đỉnh trước hết nằm ở tầm vóc to lớn và trình độ đúc đồng
tinh xảo của những người thợ thủ công Phường Đúc, Huế.Chiếc cao nhất tới 2,5m,
chiếc thấp nhất 2,3m. Chu vi vòng lưng từ 4,64m tới 4,72m. Trọng lượng chiếc
nặng nhất 2061kg, chiếc nhẹ nhất 1935kg. Các cặp quai trên miệng đỉnh không
hoàn toàn giống nhau, cặp đúc vuông, cặp đúc tròn, cặp xoắn theo kiểu dây thừng.
Chân đỉnh cũng khác nhau, có bộ uốn theo kiểu chân quỳ, có bộ đúc thẳng...

Về mỹ thuật, mỗi đỉnh có 17 bức hình chạm nổi chủ đề về trời biển, núi
sông, chim, cá, hoa, quả và binh khí (những danh thắng, sản vật nổi tiếng của Việt
Nam). Tất cả 153 mảng hình trên Cửu đỉnh là 153 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh,
là sự kết hợp điêu luyện gữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng nước ta hồi đầu
thế kỷ XIX.

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2


16


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
Cửu Đỉnh thực sự là di sản văn hóa quý hiếm, có giá trị nhiều mặt của văn hóa Huế
nói riêng, cả nước nói chung.
* Chùa Thiên Mụ (16/11/2016)
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên
đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam)
khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu
(1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theođà phát triển và
hưng thịnh của Phật giáo xứĐàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn.
Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi
làĐại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại
cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô nhưđiện
Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà
Thiền... mà nhiều công trình trong sốđó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn
đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng
các công trình kiến trúc ởđây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ
kinh Phật đưa vềđặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích
Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn
hưng Phật giáo ởĐàng Trong. Biađược đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang
tríđơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2


17


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
Với cảnh đẹp tự nhiên và quy môđược mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên
Mụđã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứĐàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử,
chùa Thiên Mụđã từng được dùng làm đàn TếĐất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm
1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.
Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu
(vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa
một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là
Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình
và các bài thơ văn của nhà vua.
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ.
Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi
tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng
trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp làđình
Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật
giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).
Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng,
trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm
1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như
trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào
bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhàđể quả chuông đúc đời
chúa Nguyễn Phúc Chu.

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

18



BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP

Tháp Phước Duyên

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

19


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
* Tiếp đến là thăm Lăng Khải Định :
Địa điểm: Xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là
người cuối cùng xây dựng lăng tẩm – chuẩn bị chỗ yên nghỉ vĩnh viễn của một ông
vua.
Lăng Khải Định (Ưng Lăng) được xây dựng trên triền núi Châu Chữ (còn
gọi là Châu Ê) cách Huế 10km. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11
năm mới hoàn thành.
Vua Khải Định cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói ác đoa,
sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình. So với
các Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, lăng Khải Định có diện tích nhỏ (117m x
48,5m) nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của
nhiều dòng kiến trúc á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.
Tổng thể của Lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc. Núi
đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh Lăng được dùng làm các yếu tố phong
thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho
lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ.


GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

20


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Công trình
này gồm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng,
phía trước là điện Khải Thành – nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính
giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám
thờ với bài vị của vị vua quá cố.
Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên
Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sánh sứ và
thủy tinh màu. Đặc biệt chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những
đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung
lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Khải Định được đúc tại
Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

21


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
* Đến trưa đoàn quay lại khách sạn ăn trưa, sau đó di chuyển tới thành phố Đà
Nẵng.

Khoảng 15h ngày 16/11/2016, đoàn có mặt tại thành phố Đà Nẵng
II. Thăm quan Thành phố Đà Nẵng (16/11/2016)
Trên đường vào thành phố Đà Nẵng, đoàn tham quan đã được anh hướng
dẫn viên du lịch giới thiệu những thông tin về hầm đường bộ xuyên qua đèo Hải
Vân. (công trình hầm đường bộ quy mô nhất Việt Nam). Đà Nẵng có đèo Hải Vân
cheo leo, hiểm trở được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Đà Nẵng
cũng được biết đến với đường hầm đầu tiên của Việt Nam được xây dựng xuyên
đèo Hải Vân do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Đây là 1 trong 30 đường hầm lớn, hiện
đại nhất thế giới và là hầm đường bộ lớn nhất khu vực Đông Nam á, với nhiều
hạng mục công trình có yêu cầu kỹ thuật cao trên thế giới được áp dụng lần đầu ở
Việt Nam.
Thông tin kỹ thuật về hầm mà đoàn tham quan đã nắm được như sau:
Đường hầm chính: dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5



m.


Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m, cách nhau
390m.



Đường hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m.

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

22



BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong hầm
được trang bị các hệ thống: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện
thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thống giám
sát và điều khiển giao thông.
Công trình còn chứa hầm lọc bụitĩnh điện dài 153 m, rộng 10,2 m, cao 6,7 m. Sau
gần 5 năm xây dựng, công trình hầm đường bộ Hải Vân đã hoàn thành với đường
hầm chính dài 6,3 km, hầm phụ chạy song song dài 6,3 km, hầm thông gió dài
1,9 km, 3 hầm lọc bụi tĩnh điện cùng với 15 hầm ngang, tạo thành một hệ thống
đường hầm hoàn chỉnh có tổng chiều dài khoảng 15,1 km
Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000 m³.

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

23


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP

Hệ thống chiếu sáng
Hầm được chiếu sáng bởi 3.140 bóng đèn cao áp có tổng công suất 65 MW, tổng
số tiền đã tiêu thụ điện năng cho chiếu sáng đường hầm bình quân một năm là 25
tỷ đồng.
Hệ thống thông gió
Để đảm bảo không khí trong đường hầm, ngoài cửa thông gió được đào thông lên
đỉnh núi Hải Vân dài hơn 1.810 m để lấy không khí, trong đường hầm còn lắp đặt
3 trạm xử lý không khí với 23 quạt thông gió. Mỗi quạt có công suất 50 KW. Các

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

24


BÁO CÁO THAM QUAN TỐT NGHIỆP
quạt thông gió này giống như động cơ cánh quạt trên máy bay gắn trên trần hầm
với công suất 50 kW sẽ hút và đẩy không khí đến trạm xử lý.
Bình quân mỗi giây đồng hồ hệ thống lọc và hút cung cấp 280 m3 không khí sạch
cho đường hầm. Ngoài ra 3 trạm lọc không khí bằng tĩnh điện, mỗi trạm có công
suất 1,5 MW có nhiệm vụ hút lượng không khí bẩn, rồi xử lý đưa ra ngoài đồng
thời cung cấp không khí sạch cho đường hầm.
Nếu hệ thống thông gió cũng như hệ thống lọc không khí ngừng hoạt động, hành
khách khi đi qua hầm có thể bị chết ngạt ngay lập tức.
Có bán đảo Sơn Trà, có du lịch sinh thái Bà Nà, có Ngũ Hành Sơn huyền
thoại. Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng.Biển
cũng là nguồn cảm hứng vô tận mà Đà Nẵng có được, với những bãi tắm sạch, đẹp
trải dài.
* Buổi chiều 16/11/2016, Đoàn tự do vui chơi và tắm biển tại bãi biển Mỹ Khê

GVHD: Ths. Thân Đình Vinh – Ks.Lê Văn Chè
SV: Nguyễn Minh Huệ – Lớp 2012D2

25


×