Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Hai đứa trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 16 trang )


HAI ĐỨA TRẺ
THẠCH LAM

Tác giả và tác phẩm

I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả (1910 -1942)
- Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi tên là Nguyễn Tường
Lân, bút danh là Thạch Lam, là thành viên của Tự lực văn đoàn.
- Quê quán: sinh tại Hà Nội.
- Cuộc đời – con người:
+ Tuổi thơ sống ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau đó
theo cha sang tỉnh Thái Bình.
+ Hết tú tài năm nhất ông chuyển sang viết văn, làm báo.
+ Tính tình đôn hậu, tinh tế.
+ Có quan niệm văn chương rất lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài
về truyện ngắn.
+ Là cây bút chủ chốt của các báo Phong hoá, Ngày nay.
- Phong cách sáng tác:
+ Thường viết truyện không có nội dung, chủ yếu khai thác thế
giới nội tâm nhân vật.
+ Đậm chất trữ tình, giọng điệu điềm đạm.
+ Văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Một số tác phẩm chính: các tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Nắng
trong vườn, Sợi tóc, tiểu thuyết Ngày mới, tập tiểu luận Theo dòng,
tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường, …

2. Tác phẩm
- In ở tập Nắng trong vườn.
3. Bố cục


- Đoạn 1: từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”: tâm trạng của Liên
trước cảnh chiều muộn ở phố huyện.
- Đoạn 2: tiếp theo đến “mơ hồ không hiểu”: tâm trạng của Liên
trước cảnh đêm ở phố huyện.
- Đoạn 3: phần còn lại: tâm trạng của Liên trước cảnh chuyến
tàu đêm đi qua.
4. Thể lọai
- Truyện ngắn trữ tình
5. Chủ đề
- Miêu tả tâm trạng hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông, đêm
xuống, khuya về.
- Làm rõ cuộc sống mòn mỏi, chìm khuất, tăm tối cùng những
ước mơ nhỏ nhoi của những con người nơi phố huyện tỉnh lẻ.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh chiều buông
- Cảnh chiều buông được miêu tả bằng những âm thanh:
+ Tiếng trống thu không.
+ Tiếng ếch nhái từ đồng xa vọng vào.
+ Trong cửa hàng, muỗi đã bắt đầu vo ve.
- Cảnh chiều buông được miêu tả bằng hình ảnh của không gian:
+ “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”.
+ “Đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
+ “Dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”.
- Cảnh chiều buông được miêu tả bằng sinh hoạt của con người:
+ “Chợ họp đã vãn từ lâu, chỉ còn lại rác rưởi”.
+ “Một vài người bán hàng về muộn, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang,
đứng nói chuyện thêm ít câu nữa”.
+ “Mấy đứa trẻ nghèo đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh”.


Cảnh chiều êm ả như ru, được diễn tả theo sự thu hẹp dần của không gian.
Cảnh vật tô điểm làm rõ nét hơn cảnh tù túng, lụi tàn của những người có
kiếp sống nghèo đói, quẩn quanh không ánh sáng, không tương lai trong
xã hội cũ.
- Tâm trạng của Liên:
+ “Liên ngồi im lặng … ngây thơ của chị”.
+ “Một mùi âm ẩm … của quê hương này”.

Có sự hoà quyện giữa ngoại cảnh và nội tâm. Cảnh chiều buông, người thì
lòng man mác: “Liên không hiểu vì sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác
trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

Tác giả đã đem cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn để giải thích cho
cái buồn của nhân vật. Cảnh vật và lòng người như nhuốm vào nhau. Một bên
là hình ảnh êm đềm, thi vị. Một bên gợi cái nghèo khó, lam lũ. Phải có sự cảm
thông đến mức tuyệt đỉnh tác giả mới có cách diễn đạt tinh tế như thế.

2. Tâm trạng của hai đứa trẻ khi đêm
xuống
- Bóng tối ngập tràn trong đôi mắt Liên, bao
trùm lên tất cả.
- Không gian phố huyện bị bao phủ bởi một
tấm màn nhung đen óng ả.
- Ánh sáng chỉ đủ le lói. Đó chỉ là “khe sáng”,
“hột sáng”, “chấm sáng” mà bóng đêm thì thật
là dày đặc và mênh mông.
- “Tối hết cả con đường thăm thẳm … đen hơn
nữa”.
=> Bóng tối là chi tiết gây ấn tượng sâu sắc
cho người đọc. Bởi lẽ bóng tối ấy gợi về

những kiếp số sống chìm khuất, le lói, những
thân phận con người ở một ga xép phố huyện
tỉnh lẻ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×