Tải bản đầy đủ (.pdf) (415 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về phát triển văn hóa, xây dựng con người trong lịc sử và sự kế thừa của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 415 trang )

Phần thứ nhất
tư tưởng về văn hóa và con người
trong lịch sử
và sự kế thừa của Hồ Chí Minh

Chương 1
Đặc điểm và vai trò của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam
trong lịch sử dân tộc

Hồ Chí Minh là đỉnh cao của văn hóa Việt Nam, là mẫu mực đẹp
nhất con người Việt Nam. Những truyền thống dân tộc trong nhận thức và
trong thực tiễn xây dựng văn hóa và con người mà Hồ Chí Minh đ tiếp thu
và nâng cao gắn liền với lịch sử sản xuất, chiến đấu và xây dựng đời sống
cộng đồng của dân tộc Việt Nam.
1. Tinh thần và văn hóa của con người Việt Nam trong quan hệ
với thiên nhiên.
Hoàn cảnh thiên nhiên và bản năng thích ứng để tồn tại của con
người Việt Nam.
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, với khí hậu nóng ẩm, với
chất đất phù sa, với sông ngòi trải khắp. Môi trường thiên nhiên ấy đ để lại
những dấu ấn sâu đậm trên sắc thái của nền văn minh Đại Việt. Đó là nền
văn minh gắn liền với sông nước, với thực vật và với lúa nước.
Để tồn tại và phát triển, con người Việt Nam từ thời xa xưa đ sớm
tìm cách thích ứng và hòa nhập tối đa với những điều kiện thiên nhiên ấy,
một thiên nhiên vừa hào phóng vừa khắc nghiệt.

1


Lao động cần cù và sáng tạo là phẩm chất quan trọng đầu tiên được
hình thành, ngày càng phát huy và trở thành truyền thống quý báu của con


người Việt Nam.
Trồng lúa nước là đặc điểm chung của Việt Nam và các nước vùng
Đông Nam châu á. Kinh nghiệm trồng lúa nước trải qua hàng ngàn năm đ
đem lại cho con người Việt Nam những kiến thức sâu sắc. Ngoài ra, do sự
đa dạng về địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng, người Việt cổ đ tận dụng đất
đai và khai thác một cách thông minh các vùng đất khác nhau: vùng thấp và
vùng cao, đồng lầy và khô cạn, để trồng các loại lúa và hoa mầu khác nhau.
Sự thích ứng với hoàn cảnh thiên nhiên
Cũng được thể hiện đậm nét trên các mặt sinh hoạt vất chất về ăn,
mặc, ở, tạo nên nhiều nét độc đáo của con người Việt Nam trong cuộc sống
hàng ngày.
Về ăn: Với nguyên liệu chủ yếu là thực vật và một số ít động vật như
thế, con người Việt thời xưa đ có rất nhiều sáng kiến chế biến các thức ăn
để được thay đổi luôn cho nó hợp khẩu vị và thời tiết. Trong lịch sử ngày
càng phát triển của dân tộc, đất nước được khai phá và mở rộng thêm, thức
ăn được phong phú thêm và càng được chế biến với nhiều dạng thức hơn
nữa. Chính vì thế mà con người Việt Nam đ sớm thể hiện một trình độ văn
hóa ẩm thực khá cao, vừa tinh vi, vừa tế nhị được duy trì và phát triển cho
tới ngày nay.
Về mặc: Quần áo thì rất giản dị cho phù hợp với thời tiết nhưng trang
sức thì lại được đặc biệt quan tâm. Đó là đặc điểm của văn hoá trang phục ở
Việt Nam, rất giản dị nhưng vẫn chứa đựng những nét thẩm mỹ khá tinh vi.
Về ở: Để thích nghi với khí hậu nhiệt đới và sống hòa nhập với thiên
nhiên, ở những địa điểm cư trú khác nhau như miền trung du, miền núi,
miền ven biển, người ta luôn luôn có ý thức dựng nhà như thế nào cho thích
hợp.
2


Trong điều kiện sinh hoạt vật chất: ăn, mặc, ở như trên, con người

Việt Nam đ sớm tạo ra một môi trường sinh thái có sự hài hòa tốt đẹp giữa
cuộc sống của mình với hoàn cảnh thiên nhiên.
Những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam
được hình thành từ trong quan hệ với thiên nhiên.
Trước hết là tinh thần đoàn kết phấn đấu để cùng nhau khắc phục
mọi khó khăn thử thách của thiên nhiên và cùng nhau lao động cần cù, sáng
tạo để khắc phục nguy cơ đói nghèo của gia đình và cộng đồng x hội.
Lao động đi đôi với tiết kiệm. Con người Việt Nam sớm biết yêu lao
động, quý trọng người lao động, tiết kiệm trong tiêu dùng, khinh ghét những
kẻ chây lười, ăn bám và không ngừng lên án những kẻ tham ô, lng phí, làm
giàu bất chính.
Con người Việt Nam luôn luôn gắn bó với thiên nhiên. Với ý chí
kiên cường và bàn tay sáng tạo, con người Việt Nam đ cải tạo đất nước,
làm cho nó ngày càng thêm phong phú và tươi đẹp, trở thành một tác phẩm
thẩm mỹ của mình. Tình yêu thiên nhiên còn nổi lên rất đậm nét ở những
nhà trí thức Việt Nam, những nhà thơ, nhà triết học... cho đến Hồ Chí Minh
sau này, ta đều thấy cuộc sống gắn bó ấy giữa con người và thiên nhiên.
Nếu như nhà nước ta và nhân dân ta biết phát huy truyền thống lâu
đời là sống hài hòa với thiên nhiên, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên...
chúng ta sẽ phát huy được những thế mạnh vốn có, để phát triển đất nước
mà vẫn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và thiên nhiên.
Coi thiên nhiên như máu thịt của mình, từ bao đời đổ vào đó cả tâm
huyết và tài năng, con người Việt Nam đ tạo môi trường thiên nhiên của
mình thành Tổ Quốc thiêng liêng mà đời này qua đời khác nối tiếp nhau
kiên quyết bảo vệ. Chủ nghĩa yêu nước cũng bắt đầu từ đó.

3


2. Tinh thần và văn hóa của con người Việt Nam trong sự nghiệp

bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
ý thức về chủ quyền dân tộc.
Quyết tâm giành giữ chủ quyền dân tộc.
Nguy cơ diệt vong kéo dài suốt gần một ngàn năm đ liên tục đặt dân
tộc trước hai con đường: hoặc tự xóa bỏ mình với tư cách là một dân tộc và
biến thành một quận huyện của nước ngoài, thủ tiêu nền văn hóa của mình,
xóa sạch ngôn ngữ, phong tục, tập quán và mọi đặc tính của con người Việt
Nam, hoặc là quyết tâm bền bỉ chiến đấu đời này qua đời khác, nổi dậy bị
đàn áp, lại tiếp tục nổi dậy cho đến thắng lợi cuối cùng. Dân tộc Việt Nam
đ chọn con đường thứ hai. Sự lựa chọn đó là dứt khoát. Đó là một tư tưởng
lớn chi phối ý nghĩ và hành vi của mỗi con người, là điểm nổi bật trong
truyền thống văn hóa Việt Nam.
Đó cũng là tinh thần quyết tâm chiến đấu đến cùng để giành lại độc
lập và tự do, giữ lấy toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của
dân tộc.
Kiên cường bất khuất, mưu trí sáng tạo trong bảo vệ chủ quyền
dân tộc. Với chí khí quật cường, con người Việt Nam đ không ngừng đổ
máu để đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Tinh thần và ý chí ấy tạo nên một sức mạnh vô địch đánh tan mọi kẻ
xâm lược. Tinh thần và ý chí ấy không những tạo ra thái độ kiên cường bất
khuất mà còn rèn đúc nên những con người rất mưu trí và sáng tạo trong
chiến đấu và chiến thắng, liên tiếp gây cho địch hết bất ngờ này đến bất
ngờ khác.
Chúng ta cũng sẽ hiểu vì sao Hồ Chí Minh đ nhấn mạnh đến vai trò
của văn hóa, đến sức mạnh tinh thần và đặc biệt là phẩm chất mưu trí và
sáng tạo gắn liền với phẩm chất yêu nước và anh hùng.

4



3. Tinh thần và văn hóa của con người Việt Nam trong cuộc sống
cộng đồng.
Việt Nam và tính cộng đồng làng xã.
Tính cộng đồng vốn là đặc điểm của nhân loại, nhưng ở Việt Nam,
tính cộng đồng còn là sản phẩm đặc thù của hoàn cảnh kinh tế x hội Việt
Nam, trở thành điều kiện sống còn và sức sống trường tồn của con người
Việt Nam, của dân tộc Việt Nam trước mọi thử thách.
Công trình thuỷ lợi to lớn và thường xuyên cùng với nhu cầu đoàn kết
toàn dân để chống ngoại xâm đ có tác dụng hình thành và kéo dài một tổ
chức x hội: Đó là công x nông thôn Việt Nam. Tổ chức này có tính ổn
định từ đời này qua đời khác, và tạo ra sự bền vững của khối cộng đồng làng
x Việt Nam. Làng x Việt Nam tự quản với một nền dân chủ làng x rất
độc đáo.
Chế độ quân điền đ ràng buộc người nông dân với làng x, dù có dời
làng ra đi kiếm ăn thì cuối cùng vẫn quay trở lại nơi có một thửa ruộng để
sinh sống và đặc biệt là nơi có những ràng buộc lâu đời về tình cảm với gia
đinh, dòng họ, với phe giáp xóm thôn.
Sự tồn tại lâu đời của công x nông thôn có tác dụng củng cố tính
cộng đồng làng x, nhưng trong quá trình phát triển lịch sử, nó cũng bộc lộ
nhiều nhược điểm gắn liền với sự khổ cực của quần chúng nhân dân và sự
hạn chế về mọi mặt của đời sống tinh thần.
Làng x Việt Nam đ phát huy được ý thức tập thể, tinh thần chủ
động và sáng tạo của mọi người. Tính cộng đồng được củng cố bền chặt
trong những phong tục tập quán kéo dài từ đời này qua đời khác.
Làng xã Việt Nam đã có những đóng góp rất to lớn trong những thời
kỳ chống ngoại xâm.

5



Nền nông nghiệp chủ yếu là độc canh khép kín trong luỹ tre xanh,
với một số lượng đất ít ỏi khiến cho làng x kéo dài sự nghèo túng từ đời
này qua đời khác.
Tính cộng đồng cũng tạo thêm một sức mạnh mới trong sự gắn bó với
nhau nơi đất mới. Hoàn cảnh mới nâng cao hơn nữa truyền thống cộng
đồng từ xa xưa và thể hiện nó qua nhiều hình thức sinh hoạt và giao tiếp rất
phong phú và đa dạng.
ở Việt Nam, tính cộng đồng làng x đ sớm được mở rộng thành
tính cộng đồng dân tộc. Chính vì thế mà mối quan hệ mật thiết giữa những
dân cư trên dải đất Việt Nam ngày càng mật thiết hơn, tinh thần đoàn kết
dân tộc và ý thức về Tổ Quốc không ngừng nâng cao.
Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam trước hết là tình cảm sâu sắc
giữa nhân dân lao động Việt Nam.
Lòng yêu nước Việt Nam, với cơ sở vững chắc của tình yêu thương
gắn bó giữa nhân dân lao động chính là một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc,
vượt ra khỏi sự hạn chế của ranh giới một nước. Nó xa lạ với những thành
kiến, hận thù giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Nhân dân ta chiến đấu suốt mấy ngàn năm để bảo vệ Tổ Quốc,
nhưng tình cảm và nguyện vọng không phải là chiến tranh mà là hòa bình.
Tính cộng đồng nói trên biểu hiện sinh động và phong phú trong
cuộc sống hàng ngày của nhân dân Việt Nam. Thái độ niềm nở, tinh thần
hiếu khách của con người Việt Nam không chỉ bộc lộ trong phạm vi họ
hàng, thôn xóm mà còn mở rộng ra đối với cả người nước ngoài. ở đây
chúng ta không chỉ thấy trình độ văn hóa trong giao tiếp gọi là phép lịch sự,
mà còn thấy toát lên vẻ đẹp và sự sâu sắc của tính cộng đồng Việt Nam
trong quan hệ giữa người với người.
Với tính cộng đồng, người Việt Nam đặt lợi ích cộng đồng cao hơn
lợi ích cá nhân, lợi ích Tổ Quốc cao hơn lợi ích gia đình.Có thể nói rằng:
6



tính cộng đồng của con người Việt Nam là cơ sở bền vững cho tinh thần
dũng cảm phi thường và đầu óc mưu trí sáng tạo của họ.
Tóm lại, tính cộng đồng là điều kiện tất yếu để tồn tại, là tình cảm tự
nhiên giữa người và người trong x hội Việt Nam.
Tính cộng đồng Việt Nam là sự gắn bó lẫn nhau trong nhiệm vụ lớn
của làng, của nước, cũng như trong cuộc sống riêng tư của mỗi gia đình.
Tính cộng đồng Việt Nam là sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu nước
và chủ nghĩa nhân đạo. Nói cách khác: tính cộng đồng Việt Nam chính là
chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam mà biểu hiện cao nhất là chủ nghĩa yêu nước.
Kết hợp với truyền thống anh dũng mưu trí, nó tạo nên cốt lõi của bản sắc
dân tộc Việt Nam.
Tính cộng đồng Việt Nam được kết tinh trong khẩu hiệu của Bác Hồ
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Đó là sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa nhân đạo. Đó là thái độ bao dung
và đoàn kết giữa các tộc người trong cộng đồng Tổ Quốc Việt Nam, giữa
các tôn giáo, các thế hệ, các địa phương, là tinh thần hiếu khách, ứng xử
đúng đắn và linh hoạt, văn minh và tế nhị trong giao lưu với người nước
ngoài.
4. Hồ Chí Minh và sự kế thừa truyền thống dân tộc
Nghệ An là quê gốc của Hồ Chí Minh. Người dân Nghệ An đ tự rèn
cho mình truyền thống quý báu rất tiêu biểu cho những truyền thống quý
báu của dân tộc. Đó là tinh thần lao động cần cù, sáng tạo. Đó là tinh thần
đoàn kết chiến đấu, cuộc chiến đấu thực sự, chiến đấu dai dẳng và quyết liệt
để chống thiên tai.
Đó là một nền tảng tinh thần vững chắc để Hồ Chí Minh đi tiếp, vượt
qua những chặng đường đầy chông gai thử thách, nhằm giành độc lập, tự do
cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.

7



Nghệ An và quê hương Nam Đàn của Hồ Chí Minh là một địa
phương nổi tiếng có nhiều người học giỏi, đỗ cao. Rất nhiều người từ đây ra
đi dạy học trên mọi miền của đất nước (thầy đồ Nghệ). ở Hồ Chí Minh,
tinh thần ham học được truyền lại từ đời cha lại càng được nhân lên gấp
nhiều lần, bởi có một điều tối quan trọng là động cơ học tập "vì nước vì
dân" luôn luôn thôi thúc Người trong suốt cuộc đời.
Hồ Chí Minh đ kế thừa xuất sắc những truyền thống quý báu của
dân tộc, của quê hương và gia đình. truyền thống ấy ngày một phát triển và
nâng cao ở Người: truyền thống yêu nước, truyền thống kiên cường và bất
khuất, truyền thống lao động và tiết kiệm, và đặc biệt là truyền thống văn
hóa của dân tộc, tinh thần hiếu học, nhân đạo và anh hùng.

Chương 2
Hồ Chí Minh với tư tưởng phương Đông
về văn hóa và con người

Chúng ta có thể khái quát lại một số quan điểm cơ bản của triết học
phương Đông, chủ yếu là của Nho giáo về văn hóa và con người, để từ đó
tìm xem Hồ Chí Minh đ gạt bỏ những gì và giữ lại những gì, cũng từ đó
mà có thể hiểu sâu hơn những tư tưởng hoàn chỉnh sau này của Hồ Chí
Minh về văn hóa và con người.
1. Mấy vấn đề về văn hóa và con người trong tư tưởng triết học
phương Đông.
Nguồn gốc của con người.
Trước hết là vấn đề: ai sinh ra con người?
8



Ba vị tiền bối sáng lập ra triết học ở Trung Hoa (Khổng Tử, Mặc Tử,
Lo Tử) đưa ra nhiều quan điểm. Cả Khổng Tử và Mặc Tử đều cho rằng
Trời sinh ra dân (sinh ra người) cũng như sinh ra muôn vật,
Mặc Tử coi Trời là đấng tối cao, có uy quyền tuyệt đối. Ông rất tin ở
Trời và tin cả ở quỷ thần, cho rằng người phải thờ Trời và thờ cả quỷ thần.
Khổng Tử coi Trời như một thế lực bào trùm, điều động vũ trụ xoay
vần theo định luật khách quan Ông cũng tin ở trời, một sức mạnh huyền bí,
Lo Tử khác với Khổng, Mặc. Ông cho rằng trước khi có Trời thì đ
có cái gì đó là nguyên thuỷ của trời, đất, vạn vật. Đó là Đạo. trời, đất,
cũng như người và vạn vật đều do Đạo sinh ra, nói cách khác: đều là sản
phẩm của vận động âm - dương mà ra. Còn Trang Tử, người kế thừa xuất
sắc học thuyết của Lo Tử thì cũng không thừa nhận có tạo hóa là chủ thể
sáng tạo, mà cho rằng ở mỗi vật, từ vật hết sức lớn đến vật vô cùng nhỏ, đều
có cái sức tự sinh tự hóa ở bên trong.
Vậy xác định như thế nào vị trí và vai trò của con người trong mối
quan hệ giữa trời, đất, con người và vạn vật trong vũ trụ?
Lo Tử cho rằng: trong vũ trụ có bốn cái lớn: Đạo lớn, trời lớn, đất
lớn, người cũng lớn. Đặc biệt đối với Nho giáo, con người được đặt lên vị
trí rất cao.
Giữa Trời và người có mối quan hệ đặc biệt.
Hầu hết các triết gia đều nhận rằng Trời là gốc của người, Trời với
người là một, do đó mới có chủ trương Thiên nhân hợp nhất, hoặc Thiên
nhân tương cảm, Thiên nhân tương thông. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa
Trời với Người, thì Người luôn luôn phải theo Trời. Con người phải lấy
phép tắc của Trời làm mẫu mực.
Lo, Trang tuy có hơi khác, nhưng khi các ông đ cho rằng Đạo là tự
nhiên, Đạo sinh ra vạn vật trong đó có cả trời, cả đất, cả người, thì chung

9



quy lại các ông cũng vẫn coi Trời với Người là một, và cùng ở tự nhiên mà
ra.
Hậu Nho tiếp tục phát triển tư tưởng thiên nhân hợp nhất. Riêng
Đổng Trọng Thư đời Hán lại phát triển vấn đề theo một hướng khác. Lại có
không ít người chủ trương thiên nhân bất tương quan, mà người tiêu biểu
trước hết là Tuân Tử. Ông cho rằng Trời không thể làm hại được người, nếu
ta làm cho mạnh cái gốc (tức nghề nông), chi dùng có tiết độ thì trời
không thể làm cho nghèo được
Bản tính của con người
Con người là tinh hoa tụ hội của Trời đất, quỷ thần, nên con người vượt hẳn
lên muôn vật. Con người khác xa và hơn hẳn loài vật. Cái khác xa và hơn
hẳn của con người chính là ở tính của con người.
Đặc trưng cuộc sống của người phương Đông là đặt tinh thần lên trên
vật chất, đặt cộng đồng lên trên cá nhân, coi phẩm chất đạo đức, sự trong
sáng của tâm hồn là những giá trị cao đẹp nhất.
Có thể nói: Khổng Tử đ suốt đời muốn xây dựng một cuộc sống văn
hóa cho cả x hội và cho mỗi người; học thuyết của ông chủ yếu là học
thuyết về văn hóa và con người.
Con người và văn hóa.
Nho giáo đòi hỏi con người quân tử, con người có văn hóa, phải là sự
thống nhất giữa cái lành mạnh bên trong (chất) với cái biểu hiện tốt đẹp
bên ngoài (VĂN). Vấn đề xây dựng con người được đặt ra trước hết ở sự nỗ
lực của cá nhân, với sự quan tâm của gia đình, x hội và nhà nước.
Nho giáo đặt vấn đề xây dựng con người một cách thiết thực. Chính
vì thế mà tư tưởng phương Đông được chấp nhận rộng ri nhất, có ảnh
hưởng nhiều nhất đối với x hội suốt mấy ngàn năm lịch sử, chính là tư
tưởng của Nho giáo về xây dựng con người.

10



Đạo của con người gồm 5 mối quan hệ sau đây: vua tôi, cha con,
chồng vợ, anh em, bè bạn. Trước hết phải xây dựng con người xác định
được 5 mối quan hệ cơ bản đó trong cuộc sống và điều quan trọng bậc nhất
đối với con người là phải làm tròn trách nhiệm của mình trong 5 mối quan
hệ ấy. Chính 5 mối quan hệ đó quyết định đạo làm người và quyết định
những đức tính cần thiết nhất của con người để phục vụ 5 mối quan hệ đó.
Trong hoàn cảnh của x hội phương Đông, với sự trì trệ kéo dài hàng
ngàn năm lịch sử, thì 5 mối quan hệ đó mang tính hợp lý của nó. Nó góp
phần củng cố trật tự x hội. Nó là sản phẩm của x hội đó và trở thành
nguyên nhân trì trệ của x hội đó.
Vấn đề tu dưỡng bản thân phải được đặt lên hàng đầu và Mục tiêu
trước mắt của tu thân là thái độ ứng xử trong gia đình. Sau trách nhiệm với
nhà, là trách nhiêm với nước. Thiên hạ là mục tiêu cuối cùng của việc tu
dưỡng bản thân. Con người từ chỗ biết tu thân mà lần lượt đạt tới tề gia, rồi
tới trị quốc, rồi sau hết là bình thiên hạ.
Có thể nói điểm nổi bật lên trong học thuyết Nho giáo là xây dựng
đạo đức cho con người và đem lại văn hóa cho x hội. mục tiêu phấn đấu
trong xây dựng con người là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín mà cốt lõi là ba đức
hạnh mà chính Khổng Tử nêu lên: nhân, trí, dũng.
Có thể tóm lược tinh thần của chữ NHÂN đó là: con người trước hết
phải xuất phát từ bản tính tự nhiên của mình mà hết lòng tận tuỵ yêu
thương đối với mọi người. Và có thể nói: nội dung hàng đầu của chữ nhân
là Trung Hiếu, nghĩa là đạo thờ vua thờ cha mẹ.
Nói chung, Trí là sự hiểu điều hay lẽ phải để có những nhận thức
đúng đắn và hành vi phải đạo trong 5 mối quan hệ.
Theo Khổng Tư, một con người theo đuổi lý tưởng của mình, muốn
thực hiện đạo lý làm người (Nhân) thì phải có sự hiểu biết sáng suốt (Trí)
nhưng hai điều đó không đủ mà phải có Dũng nữa.

11


Nói đến Dũng là nói đến tinh thần hăng hái chiến đấu, nói đến gan dạ
dám hy sinh, nói đến quyết tâm xông pha vào khó khăn gian khổ. Cho nên
Dũng là sức mạnh to lớn để con người thực hiện mục đích của mình.
Mạnh Tử đưa thêm khái niệm Nghĩa và Lễ, Đổng Trọng Thư đưa
thêm khái niệm Tín.
Nghĩa là thấy việc đúng làm thì làm, thấy điều đáng nói thì nói,
không hề mưu tính lợi ích riêng của mình. Thực ra Nghĩa là sự bổ sung cho
Nhân.
Lễ là toàn bộ những qui tắc ứng xử lớn nhỏ mà đạo đức Nho giáo đòi
hỏi mọi người phải nhất thiết tuân theo.
Tín là đức tính thứ 5, góp phần củng cố lòng tin cậy giữa người và
người. Về đại thể, tín củng cố sự tin cậy giữa người và người, cũng là củng
cố trước hết lòng tin đối với đạo lý thánh hiền, và sát thực hơn nữa là tin vào
sự tốt đẹp và vững bền của các mối quan hệ cơ bản trong x hội phong kiến
mà về khách quan chính chế độ phong kiến đ làm rạn nứt.
Để tu dưỡng đạo đức có hiệu quả, Nho giáo đòi hỏi mỗi người phải
thường xuyên tự kiểm điểm mình và nhờ người khác mách bảo cho những
sai lầm khuyết điểm.
Suốt đời Khổng Tử và toàn bộ học thuyết của ông đều hướng về xây
dựng một x hội lý tưởng kiểu x hội nhà Chu, một quốc gia phong kiến
thịnh trị, và cao hơn nữa là một x hội Đại Đồng thủa xưa, một x hội có
văn hóa thực thụ.
X hội mà ông mong muốn là x hội của quá khứ, là một x hội mà
nền tảng kinh tế của nó đ đổi khác. Chế độ công hữu với phép tỉnh điền
của nhà Chu không còn giá trị thực tế nữa, trong khi đó chế độ tư hữu ngày
một phát triển cùng với sự tiến bộ về công nghiệp và thương nghiệp.


12


Mục tiêu của đạo đức Khổng giáo là nhằm vào nhiệm vụ chính trị
trung tâm: củng cố trật tự phong kiến cùng hệ thống quan liêu của nó, trước
hết là củng cố địa vị độc tôn, uy quyền tuyệt đối của nhà vua.
Những phẩm chất đạo đức Nho giáo mà con người phải tự rèn luyện
đều nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tế của chính trị,
Một trong những nguyên tắc quan trọng mà Nho giáo đề ra trong
đường lối thi hành chính trị của nhà nước phong kiến là đòi hỏi những nhà
cầm quyền phải làm gương cho dân, đồng thời có bổn phận giáo hóa dân.
Nho giáo đề ra những nhu cầu rất cao cho việc học tập. Trước hết là
về động cơ và thái độ học tập. Việc phát triển việc giáo dục học tập, suốt
một chiều dài lịch sử đ đào tạo ra một đội ngũ rộng lớn của những người
tiếp thu học thuyết Nho giáo, đ truyền bá học thuyết ấy và ứng dụng học
thuyết ấy trong quản lý x hội, đặc biệt là trong việc xây dựng nền văn hóa
tốt đẹp cho toàn thể nhân dân và ở mỗi con người.
Với Nho giáo, nhạc được đặc biệt coi trọng. Đây cũng là một đặc
điểm của Nho giáo so với các học thuyết khác. Khổng Tử cũng nhấn mạnh
vai trò của thơ ca, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Kinh Thi
ở đây phải nói đến tính tích cực của Nho giáo khi Khổng Tử đòi hỏi
người quân tử phải chú ý đến thế giới trần gian này hơn là chú ý đến những
thế giới siêu nhân gian.
Chính vì những điều như trên mà trong lịch sử của các nước phương
Đông, chúng ta thấy các môn đồ của Nho giáo thường lên án những hành vi
mê tín dị đoan trong dân gian, nhiều lúc dùng những biện pháp hành chính
để trừng phạt và cấm đoán.
Đối với Nho giáo, Nhân Nghĩa là quan trọng bậc nhất, bởi nó thể
hiện ý thức và trách nhiệm của mỗi người và của x hội trong 5 mối quan
hệ cơ bản. Để có thể ăn sâu vào ý thức của con người thì nội dung về Nhân

Nghĩa không phải chỉ dừng lại ở mặt nhận thức và tình cảm, mà còn phải
13


được ứng dụng thường xuyên trong cuộc sống, phải trở thành tập quán hàng
ngày, trở thành một bản năng vững chắc để thực hiện cái bản chất bên trong
của Lễ.
Lễ thực ra là toàn bộ những quy tắc ứng xử hàng ngày mà mọi người
phải tuân theo. Chính mục đích của Nhân Nghĩa đ quyết định nội dung và
hình thức của Lễ, nhưng ngược lại chính những quy tắc của Lễ đ đóng góp
một vai trò quan trọng trong việc thực hiện Nhân Nghĩa và củng cố được
Nhân Nghĩa từ sinh hoạt hàng ngày đến chiều sâu của tâm linh con người.
Suốt mấy ngàn năm lịch sử, Lễ đ phát huy vai trò của nó trong việc
củng cố trật tự phong kiến, tạo nên sự ổn định và bền vững của x hội
phong kiến, nhưng mặt khác Lễ tạo ra sự trì trệ lâu đời của nhiều nước
phương Đông theo Nho giáo.
Nhìn chung, học thuyết Nho giáo về xây dựng x hội có văn hóa có
ưu điểm là đ tập trung vào những vấn đề thiết thực của đời sống trần gian...
Nó nhằm xây dựng một x hội mà ở đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải làm tròn
bổn phận của mình đối với x hội; ở đó mọi người có ý thức về lý tưởng của
mình: sống có đạo đức, có văn hóa, ham học tập và mong muốn được luôn
luôn tiến tới trên con đường đạo lý.
Mặt khác, và đây là khuyết điểm của nó, x hội mà Nho giáo nhằm
xây dựng là một x hội mang tính bảo thủ, quay về quá khứ hơn hướng về
tương lai; là một x hội không tưởng, chỉ chú ý mặt tinh thần, coi nhẹ đời
sống vật chất và sự phát triển của kinh tế, công nghiệp và thương nghiệp.
Nó củng cố sự thống trị của giai cấp phong kiến, một x hội mà ở đó nhân
dân lao động cùng phụ nữ và thanh niên bị khinh rẻ.
Hồ Chí Minh và sự tiếp nhận tư tưởng phương Đông về văn hóa
và con người

Hồ Chí Minh từ nhỏ đ tiếp thu những luận điểm quan trọng trong tư
tưởng về phương Đông về văn hóa và con người. Thông minh và hiếu học,
năng suy nghĩ tìm tòi, Người tiếp thu nhanh và nâng cao được hiểu biết của
14


mình về nhiều mặt. Trình độ thành thạo chữ Hán và uyên bác về Nho học
và văn hóa phương Đông đ là một bộ phận hành trang được mang theo
Anh suốt cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
Có thể nêu lên một số quan điểm quan trọng của Hồ Chí Minh trong
việc kế thừa những tư tưởng phương Đông như sau:
Trong tư tưởng phương Đông, những vấn đề về văn hóa và con
người, đ từng gây nhiều bàn ci rối rắm và phức tạp xung quanh vấn đề
"Thiện, ác" trong bản tính con người. Hồ Chí Minh giải thích vấn đề
thiện - ác một cách khéo léo, giản dị và sáng rõ: Làm việc chính là
người Thiện. Làm việc tà là người ác"
Lý tưởng "Thế giới đại đồng" của Nho giáo được đời sau chú ý nhất.
Những ý tưởng của Hồ Chí Minh xung quanh các vấn đề xây dựng x hội
có văn hóa, xây dựng con người có đạo đức, mong cho ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành và coi những người trong "bốn bể" đều là
anh em..., không phải là không có liên hệ gì tới những khát vọng của người
xưa về một thế giới đại đồng.
Vai trò của đạo đức luôn luôn được nêu lên hàng đầu trong văn hóa
của dân tộc. Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiều lần vai trò gương mẫu của cán
bộ, đảng viên: Hồ Chí Minh đ nhiều lần sử dụng mệnh đề "lo trước thiên
hạ, vui sau thiên hạ", để giáo dục cán bộ, đảng viên, và các chiến sĩ cách
mạng.
Về những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người, Hồ Chí Minh sử
dụng hai khái niệm cơ bản là trung và hiếu: Trung là Trung với Tổ
Quốc, Hiếu là hiếu với nhân dân.

Cần xây dựng những con người tràn đầy khí phách. "Giàu sang không thể
quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục".

15


Trong rất nhiều trường hợp cụ thể, Hồ Chí Minh đ sử dụng những
câu chữ và những khái niệm quen thuộc của Nho giáo để nêu lên những
phẩm chất mà con người Việt Nam cần đạt tới.
Hồ Chí Minh sống rất ung dung thư thái. Hồ Chí Minh tiếp nhận tư
tưởng phương Đông về văn hóa và con người không phải là một sự tiếp
nhận máy móc, sao chép. Cũng không phải chỉ là sự gạn lọc tinh hoa một
cách đơn thuần, không có cải biến đổi mới, bồi đắp và nâng cao.

Chương 3
Tư tưởng phương Tây về văn hóa và con người

1. Tri thức Việt Nam và Hồ Chí Minh trong sự tiếp xúc với tư
tưởng phương Tây về văn hóa và con người
Hồ Chí Minh nghiên cứu phương Tây, cũng như nghiên cứu phương
Đông, với tư cách là một người yêu nước đi tìm chân lý cho con đường cứu
nước, con đường giải phóng cho mỗi cá nhân và cho cả x hội, xây dựng
con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam ngang với tầm cao của thời đại.
Trong những ngày thơ ấu của mình, Hồ Chí Minh vừa chịu ảnh
hưởng của những tư tưởng mới tràn vào qua tân thư, vừa trực tiếp tiếp xúc
với những sách từ Pháp đưa sang được giảng dạy trong các trường Pháp Việt.
Lúc đó, trong hàng ngũ những sĩ phu yêu nước theo Nho giáo đ có
sự phân hóa về tư tưởng. Một số bảo thủ vẫn không hề thay đổi quan điểm
của mình đối với vai trò của Khổng giáo trong x hội của phương Đông,
cũng như đối với vai trò của Trung Quốc, một nước lớn chi phối vận mệnh

của châu á. Ngược lại, một số khác đ nhận thức ra sự bất lực của Nho giáo
16


cũng như của các trào lưu tư tưởng và văn hóa phương Đông. Vì yêu cầu
độc lập và tự cường của dân tộc, họ cảm nhận được sự cần thiết tìm hiểu
những gì đang diễn ra ở các nước phương Tây.
2. Hồ Chí Minh và văn hóa phương Tây.
Hồ Chí Minh đ ngày một đi sâu tìm hiểu lịch sử phát triển của
phương Tây về mọi mặt, nhất là về phát triển văn hóa và giải phóng con
người.Hồ Chí Minh đ tìm thấy tư tưởng tiên tiến ấy ở chủ nghĩa Mác Lênin
và ở Cách mạng tháng Mười Nga.
Hồ Chí Minh đ tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin và Người nhận ra
rằng chỉ chủ nghĩa Mác - Lênin mới đem lại cho Người những lời giải đáp
thiết thực, mở ra một chân trời mới, để từ đó suy nghĩ về văn hóa Việt Nam
và con người Việt Nam trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và x hội.
Từ những kiến thức thu được ở phương Tây, Hồ Chí Minh nhìn lại
những thành tựu của văn hóa và con người phương Đông. Trong khi nhiều
học giả ở phương Đông nêu cao tinh thần từ bi của nhà Phật và chữ Nhân
của Khổng Tử, từ đó đi đến kết luận rằng phương Tây chỉ trọng trí còn
phương Đông lại trọng tình, thì Hồ Chí Minh cho rằng phương Đông và
phương Tây đều trọng cả trí, cả tình. Nhưng Hồ Chí Minh cũng phê phán
mặt hạn chế của tư tưởng phương Tây về văn hóa và con người, về sự phản
bội của chủ nghĩa Tư bản độc quyền, của chủ nghĩa đế quốc thực dân đối
với lý tưởng của Cách mạng Tư sản.
Người tin tưởng vào chủ nghĩa Mác Lênin và coi chủ nghĩa Mác
Lênin như kim chỉ nam của hành động. Người không sao chép Chủ nghĩa
Mác Lênin một cách giáo điều mà thấy rõ chủ nghĩa Mác Lênin phải
luôn luôn vận động phát triển qua mỗi thời kỳ lịch sử và trong những điều
kiện lịch sử cụ thể của mỗi dân tộc.

Hồ Chí Minh đ tiếp thu những kinh nghiệm của Cách mạng Tháng
Mười. Nhưng Hồ Chí Minh không sao chép một cách giáo điều mà là vận

17


dụng sáng tạo những bài học và kinh nghiệm phong phú của cuộc cách
mạng ấy.
*
*

*

Những đặc trưng cơ bản nhất thu được từ tinh hoa của nhân loại đ
góp phần quan trọng trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp Cách mạng ở Việt Nam. Nhưng trước hết phải nói rằng: những tinh
hoa ấy chỉ có sức sống và phát huy tác dụng khi gắn liền với truyền thống
Việt Nam, với di sản tinh thần của dân tộc qua hàng ngàn năm dựng nước
và giữ nước. Truyền thống ấy là cốt lõi bền vững trong toàn bộ tư tưởng Hồ
Chí Minh cũng như trong suy nghĩ và hành động của cả dân tộc.
Hồ Chí Minh đ tiếp thu và giữ gìn cái cốt lõi ấy trong suốt cuộc đời
của mình, coi như một cái bất biến, trước muôn vàn những biến đổi diễn ra
trên đất nước cũng như trên toàn thế giới.
1. Đối với Hồ Chí Minh, tu thân để trực tiếp tiến hành sự nghiệp cách
mạng ở Việt Nam, để thực hiện điều mong muốn sâu sắc của bản thân mình
và cũng là khát vọng chung của dân tộc. Hồ Chí Minh đ thường xuyên
giáo dục đạo đức cho cán bộ và toàn thể nhân dân. Nhưng không phải bất
cứ thứ đạo đức nào mà phải là đạo đức cách mạng, đạo đức vì độc lập, tự
do, vì sự tiến bộ và hạnh phúc của mọi người.
2. Hồ Chí Minh nhấn mạnh lòng nhân ái, khẳng định sự tồn tại của

những đặc trưng của phương Tây về lòng thương người, về chủ nghĩa nhân
văn của thời Phục Hưng, về cuộc sống bình đẳng, tự do và bác ái của con
người trong cách mạng tư sản.
3. Người tin tưởng vào chủ nghĩa Mác Lênin và coi chủ nghĩa Mác
Lênin như kim chỉ nam của hành động.
Hồ Chí Minh đ tiếp thu những kinh nghiệm của Cách mạng Tháng
Mười, những bài học mà Lê nin đ chỉ ra trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
18


x hội chủ nghĩa và trong việc xây dựng chế độ mới với nền văn hoá mới
và con người mới.
4. Hồ Chí Minh nghiên cứu những bài học của cách mạng Trung
Quốc dưới sự lnh đạo của Tôn Dật Tiên, bởi Người cho rằng những chính
sách của Tôn Dật Tiên có thể thích hợp với điều kiện của Việt Nam.

Phần thứ hai

Tư tưởng Hồ Chí Minh về

văn hóa và con người

Chương 4
những vấn đề chung của văn hóa và nền văn hóa mới

l. Xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam

19



Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành hệ thống
tư tưởng Hồ Chí Minh, phản ánh, định hướng các hoạt động văn hóa của
nhân dân ta trong quá trình giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa x hội.
Việc chuẩn bị xây dựng một nền văn hóa mới của nước Việt Nam
độc lập sau này đ được đặt ra ngay sau khi Người tìm thấy con đường cứu
nước là con đường cách mạng vô sản, khi Người đ từ chủ nghĩa yêu nước
đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, khi mục tiêu lý tưởng không phải chỉ có
độc lập dân tộc mà còn là chủ nghĩa x hội.
Từ khi trở về Tổ quốc, cùng với Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh đ
trực tiếp chỉ đạo việc thử nghiệm thành lập chính quyền cách mạng, tiến
hành cải cách văn hóa ở những làng bản mới được giải phóng ở những khu
căn cứ cách mạng ngày càng được mở rộng. Đó là những bước chuẩn bị
thiết thực, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc xây dựng nền văn hóa
mới của nước Việt Nam độc lập sau này.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, việc xây dựng
một nền văn hóa mới đ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra như một trong
những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nền văn hóa
mới được xây dựng là nền văn hóa dân tộc dân chủ. Nền văn hóa ấy còn
được gọi là nền văn hóa cách mạng, văn hóa dân chủ mớì.
Nền văn hóa mới Việt Nam khác với nền văn hóa cũ dưới chế độ thực
dân phong kiến ở tính chất, chức năng, mục tiêu và nội dung của văn hóa.
Đó vừa là những định hướng để nhân dân ta đấu tranh chống lại các biểu
hiện lạc hậu, phản động của các tàn dư văn hóa cũ vừa là ánh sáng soi
đường để nhân dân ta xây dựng nền văn hóa mới.
Cùng với việc xác định bốn vấn đề chính trị, kinh tế, x hội, văn hóa
đều phải coi trọng ngang nhau, Hồ Chí Minh vẫn chỉ rõ kinh tế là thuộc về
cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc
20



thượng tầng. Từ đó Người nêu ra luận điểm phải xây dựng kinh tế trước để
có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa.
2. Khái niệm "văn hóa" ở Hồ Chí Minh
Văn hóa là một hiện tượng x hội có phạm vi biểu hiện rất rộng. Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất - đó là toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra để đáp ứng nhu cầu tồn tại và
phát triển của mình trong tiến trình đi lên của lịch sử. Xây dựng văn hóa là
xây dựng tất cả các mặt của đời sống x hội và quan tâm đến trình độ phát
triển của con người.
- Văn hóa được hiểu theo nghĩa hẹp hơn - đó là những giá trị tinh
thần, là đời sống tinh thần của x hội là một mặt, chứ không phải là toàn bộ
đời sống x hội loài người.
- Văn hóa còn được hiểu theo nghĩa hẹp nhất, thường dùng hàng
ngày - đó là trình độ học vấn của con người.
Nghiên cứu tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, chúng ta cũng thấy
Người đ quan niệm văn hóa theo ba cách hiểu đó. Tuỳ từng thời kỳ, Người
đ sử dụng khái niệm văn hóa với những nội hàm rộng hẹp khác nhau.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, văn hóa đ được Người xác định là
đời sống tinh thần của x hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng của x hội.
Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, x hội, tạo thành bốn
vấn đề chủ yếu của đời sống x hội. Theo Hồ Chí Minh, bốn vấn đề đó có
quan hệ mật thiết với nhau, cùng tác động lẫn nhau:
* Chính trị, x hội có đưọc giải phóng thì văn hóa mới đưọc giải
phóng. Chính trị giải phóng mở đưòng cho văn hóa phát triển.
Cùng với việc xác định bốn vấn đề chính trị, kinh tế, x hội, văn hóa
đều phải coi trọng ngang nhau, Hồ Chí Minh vẫn chỉ rõ kinh tế là thuộc về
cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc
21



thượng tầng. Từ đó Người nêu ra luận điểm phải xây dựng kinh tế, xây dựng
cơ sở hạ tầng trước để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta đặt nhiệm vụ xây dựng
kinh tế là trung tâm, cũng thể hiện tinh thần mà Hồ Chí Minh đ nêu ra
trước đây. Chúng ta càng nhận thức sâu sắc rằng khi kinh tế phát triển chậm
thì những điều kiện để xây dựng và phát triển văn hóa cũng bị hạn chế rất
nhiều; nhiều khi muốn mà không làm được, thấy rõ vấn đề mà chưa thể giải
quyết được tất cả.
Văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính
trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát
triển kinh tế. Đây lại là một luận điểm nữa rất quan trọng trong tư tưởng văn
hóa Hồ Chí Minh.
Đấu tranh văn hóa đ thực sự góp phần tích cực vào thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám ở nước ta.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đ khẳng
định: "Văn hóa nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng
ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị"1. Quan điểm này của Người đ
định hướng cho mọi hoạt động văn hóa, động viên giới văn hóa văn nghệ đi
vào kháng chiến, thực hiện khẩu hiệu văn hóa hóa kháng chiến, kháng
chiến hóa văn hóa"
Quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh cũng định hướng cho việc
xây dựng và phát triển nền văn hóa mới của nước ta trong suốt 20 năm
chống Mỹ cứu nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng CNXH.
3. Tính chất của nền văn hóa mới.
Về tính chất của nền văn hóa mới, Đề cương văn hóa Việt Nam xác
định: trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, phải xây dựng

1

Hồ Chí Minh Toàn tập, T. 6, Nxb. CTQG, HN, 1995, tr. 368- 369.


22


nền văn hóa mới có tính chất dân tộc và dân chủ mới (dân tộc về hình thức
và dân chủ mới về nội dung). Trong bản Đề cương cũng nêu ra ba nguyên
tắc vận động nhằm xây dựng nền văn hóa mới là đại chúng hóa, dân tộc
hóa, khoa học hóa 1. Thứ tự ba nguyên tắc này về sau có thay đổi là dân tộc
hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa. Từ ba nguyên tắc này đ xác định ba
tính chất của nền văn hóa mới Việt Nam trong giai đoạn cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân là dân tộc, khoa học, đại chúng:
Tính chất dân tộc của nền văn hóa còn được Hồ Chí Minh biểu đạt
bằng những khái niệm khác như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc để nhấn
mạnh hơn nữa đến cái tinh tuý bên trong rất đặc trưng của văn hóa dân tộc.
Khi miền Bắc bước vào giai đoạn cách mạng XHCN, Hồ Chí Minh
đ nêu rõ: "Để phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN thì văn hóa phải
XHCN về nội dung và dân tộc về hình thức"2;
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/
1960), mệnh đề: XHCN về nội dung và dân tộc về hình thức đ được thay
bằng có tính chất dân tộc và nội dung XHCN. Hai tính chất: tính Đảng và
tính nhân dân được bổ sung tại Đại hội III và được khẳng định lại trong Đại
hội IV của Đảng.
Quan điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta về
tính chất nền văn hóa XHCN Việt Nam đ được khẳng định cho đến Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng. Đến năm 1991, trong Cương
lĩnh xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, được thông qua tại Đại hội VII,
Đảng ta xác định nền văn hóa được xây dựng trong x hội XHCN là nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến và đậm đà bản sắc dân
tộc là hai tính chất của nền văn hóa Việt Nam XHCN.


1
2

Về công tác văn nghệ, Nxb. Sự thật , HN, 1962, tr. 4, 5.
Hồ Chí Minh Toàn tập, T. l0, Nxb. CTQG, HN, 1996, tr 6

23


Đến năm 1992, trong bản Hiến pháp mới của nước CHXHCN Việt
Nam, tính chất của nền văn hóa lại được xác định là dân tộc, hiện đại, nhân
văn.
Như vậy là Đảng ta đ nhiều lần điều chỉnh quan điểm về tính chất
của nền văn hóa mới Việt Nam. Đó là quá trình vận động và phát triển của
nhận thức, qua đó nhận thức không ngừng được bổ sung và điều chỉnh.
Những tính chất mới của nền văn hóa Việt Nam được thể hiện bằng
nhiều từ ngữ khác nhau, nhưng nói chung trước Đại hội VII của Đảng đ
được qui tụ vào hai khái niệm tính chất dân chủ mới và nội dung XHCN,
đến nay thì được qui tụ trong khái niệm tiên tiến.
Tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là hai tính chất của một nền văn
hóa của x hội XHCN, mà chúng ta cần xây dựng ở Việt Nam. Đây chính là
sự nối tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về tính chất của
nền văn hóa mới Việt Nam
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tính chất dân tộc của nền văn hóa mới
thực chất là vấn đề kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, kết
hợp chặt chẽ với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Xây dựng nền văn hóa có tính chất dân tộc trước hết phải biết trân
trọng, giữ gìn, kế thừa và phát triển những truyền thống tốt đẹp, những giá
trị tinh thần bền vững của văn hóa dân tộc bao gồm văn hóa của các tộc
người trong một quốc gia dân tộc thống nhất.

Hồ Chí Minh đ nhiều lần phân tích rất kỹ các truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy đ được hình
thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của cả cộng đồng dân tộc, đ được
kết tinh trở thành những giá trị bền vững thống nhất trong đa dạng.
Trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, chúng ta thấy có sự thống
nhất biện chứng giữa tính dân tộc và tính nhân loại cũng như sự thống nhất
24


biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản là nét đặc
trưng nổi bật trong tư tưởng chính trị của Người.
Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử
lâu dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố
nội sinh. Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, của cả cổ kim Đông Tây
là một vấn đề lớn trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.
Như Hồ Chí Minh quan niệm, trong nền văn hóa Việt Nam có sự
chung đúc lại" những tinh hoa văn hóa Đông phương và Tây phương. Đứng
vững trên cái nền văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh đ thâu hóa những tinh hoa
của văn hóa phương Đông và phương Tây
4. Chức năng của văn hóa.
Từ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy văn hóa mới
Việt Nam đ qui tụ vào ba chức năng chủ yếu sau đây:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đ thường xuyên quan tâm đến
việc bồi dưỡng lý tưởng và những tư tưởng lớn cho cán bộ đảng viên và các
tầng lớp nhân dân, và cũng đặt chức năng cao quí đó vào văn hóa.
Hai là, nâng cao dân trí.
Vấn đề nâng cao dân trí thực sự chỉ có thể thực hiện khi chính
quyền đ về tay nhân dân, khi chính trị đ được giải phóng. Sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thế giới hiện đại, càng đòi

hỏi nâng cao dân trí hơn nữa và không bao giờ có điểm tận cùng. Đó chính
là một trong những chức năng chủ yếu của văn hóa.
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành
mạnh, luôn hưóng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để không
ngừng hoàn thiện bản thân mình.
25


×