Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đặc điểm từ ngữ trong tập truyện tây bắc của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.5 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

PHẠM THỊ THANH HUYỀN

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ
TRONG TẬP “TRUYỆN TÂY BẮC” CỦA
TÔ HOÀI
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang

SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đặc điểm từ ngữ trong tập Truyện
Tây Bắc của Tô Hoài” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Huyền

i



LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn
Văn Khang. Em xin gửi đến thầy lòng biết ơn chân thành và lời cảm ơn sâu
sắc nhất.
Luận văn là kết quả của một quá trình học tập. Em xin gửi lời cảm ơn
đến những thầy cô đã giảng dạy các chuyên đề cao học cho lớp ngôn ngữ
khóa học 2013 – 2015 ĐHSP Tây Bắc.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, bản thân em đã cố
gắng rất nhiều nhưng do khả năng có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô và bạn
bè đồng nghiệp.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Huyền

ii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn ..................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................5
4. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu....................................................5

5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................5
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài ....................................................6
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................7
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ VỰNG, NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT............7
1.1.1. Khái niệm từ tiếng Việt .....................................................................7
1.1.2. Các kiểu từ xét về mặt cấu tạo ...........................................................8
1.1.3. Trường từ vựng ngữ nghĩa...............................................................12
1.1.4. Nghĩa của từ trong hoạt động...........................................................16
1.2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VÀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
TÁC GIẢ ......................................................................................................20
1.2.1. Các quan niệm khác nhau về phong cách ngôn ngữ.........................20
1.2.2. Các quan niệm khác nhau về phong cách ngôn ngữ tác giả..............21
1.3. TÁC GIẢ TÔ HOÀI VÀ TẬP TRUYỆN TÂY BẮC ................................23
1.3.1. Tác giả.............................................................................................23
1.3.2. Tập Truyện Tây Bắc ........................................................................25
1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................28
iii


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
TRONG TẬP TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI..................................29
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC CỦA TỪ NGỮ TRONG TẬP
TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI .............................................................29
2.1.1. Đặc điểm về cấu tạo.........................................................................29
2.1.2. Đặc điểm về nguồn gốc ...................................................................38
2.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ TRONG TẬP
TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI .............................................................45
2.2.1. Trường nghĩa chỉ hoạt động của con người .....................................45
2.2.2. Trường nghĩa thực vật .....................................................................51

2.2.3. Trường nghĩa động vật ....................................................................52
2.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................55
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG TẬP TRUYỆN
TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI...........................................................................57
3.1. TỪ NGỮ TRONG NGÔN NGỮ VÀ TỪ NGỮ TRONG VĂN BẢN
NGHỆ THUẬT .............................................................................................57
3.2. CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG TẬP TRUYỆN TÂY BẮC CỦA
TÔ HOÀI ......................................................................................................60
3.2.1. Sử dụng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ .......................................60
3.2.2. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh ......................................................65
3.2.3. Sử dụng từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ ....................................68
3.3. SÁNG TẠO TỪ .....................................................................................82
3.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................ 84
KẾT LUẬN..................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................89

iv


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Từ là đơn vị cơ bản cấu tạo nên các đơn vị dùng giao tiếp trong các
loại phong cách chức năng khác nhau. Khi đi vào tìm hiểu một tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ, đơn vị đầu tiên để ta tri nhận nó là từ ngữ. Trong lao động nghệ
thuật mỗi nhà văn có cách tích luỹ ngôn từ và tiến hành sáng tác không giống
nhau. Việc sử dụng từ ngữ trong sáng tác của nhà văn vừa là yếu tố quan
trọng hàng đầu tạo nên thành công cho tác phẩm vừa là yếu tố bộc lộ phong
cách sáng tác riêng của nhà văn. Vì vậy hướng nghiên cứu tác phẩm văn học
từ phương diện từ ngữ là một hướng đi quan trọng, cần thiết.
1.2. Trong số các tên tuổi hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam, Tô

Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa dạng bậc nhất. Hơn 70
năm miệt mài sáng tạo, ông đã đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc hơn
170 đầu sách. Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, đề tài đã đem lại nhiều
vinh quang cho nhà văn là đề tài miền núi. Với sự am hiểu sâu sắc và tường
tận cuộc sống sinh hoạt của người dân miền núi, đặc biệt là tình cảm gắn bó
chân thành, Tô Hoài đã có nhiều sáng tác dành tặng mảnh đất thân thương
này: Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ mai
Châu… Trong đó Truyện Tây Bắc là tác phẩm đánh dấu một bước ngoặt quan
trọng trong tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ của nhà văn. Truyện đã đạt giải nhất
giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955).
Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về tập Truyện Tây Bắc của
Tô Hoài. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết, bài nghiên cứu tập trung đề cập tới
những vấn đề thuộc chuyên ngành văn học, sự nhìn nhận ở góc độ ngôn ngữ
học chưa nhiều. Nghiên cứu đặc điểm từ ngữ trong Truyện Tây Bắc của Tô
Hoài, chúng ta sẽ thấy được nét đặc sắc trong ngôn từ nghệ thuật, cách xử lý
mang màu sắc của một phong cách. Mặt khác, đóng góp thêm nguồn tư liệu
1


phục vụ cho việc giảng dạy và học tập tác phẩm của Tô Hoài trong chương
trình phổ thông.
Đó chính là những lý do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đặc
điểm từ ngữ trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài”
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Lịch sử nghiên cứu về ngôn ngữ của tác giả Tô Hoài
Với 95 tuổi đời, hơn 70 tuổi nghề và hơn 170 đầu sách đã xuất bản, cho
đến nay, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn hiện đại nước ta đạt được nhiều
con số kỉ lục trong sự nghiệp sáng tác của mình. Sự nghiệp sáng tác đồ sộ và
đặc sắc của Tô Hoài đã thu hút sự chú ý và hứng thú tìm hiểu, khám phá của
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Ở đây chúng tôi chỉ xin điểm lại những công

trình nghiên cứu và những bài viết đề cập đến phương diện ngôn ngữ trong
sáng tác của Tô Hoài.
Ngôn ngữ của Tô Hoài là một nét đặc sắc nổi trội, thể hiện rõ nhất sự
tìm tòi, sáng tạo lao động công phu của nhà văn. Hà Minh Đức trong cuốn Tô
Hoài sức sáng tạo của một đời văn (Nxb giáo dục 2010) đã nhận xét: “Trong
lĩnh vực ngôn từ, Tô Hoài đặc biệt chú ý đến cái mới, cái đẹp của chữ nghĩa.
Làm sao để thuần túy là chuyện chăm chút và màu sắc ngôn từ. Tô Hoài tìm
hiểu cách dùng chữ đẹp của quần chúng trong lao động, trong từng nghề
nghiệp và từ đấy suy nghĩ và sáng tạo.”[8, tr. 30]
Trong sách Văn học việt Nam 1945 – 1975 (tập 2, Nxb Giáo dục Hà
Nội, 1990) khi viết về Tô Hoài, Trần Hữu Tá chú ý đến phong cách nghệ
thuật của Tô Hoài. Ông nhấn mạnh "Điều cốt lõi trong nghệ thuật miêu tả
của Tô Hoài là công phu dùng chữ ". Không những thế, Trần Hữu Tá còn
cho rằng: "Ở Tô Hoài không phải là chuyện chơi chữ hay khoe chữ. Đây là
hàng trăm lần quan sát và ngẫm nghĩ về thiên nhiên, đất nước để tìm chữ
đặt tên cho sự vật, phải tìm kiếm chọn lọc rồi đúc luyện thêm mới đưa cho
2


người đọc. Đây là những sáng tạo của tình yêu đất nước và của lao động cật
lực." [37, tr. 17-18]
Trong bài viết Tô Hoài người sinh ra để viết, Nguyễn Đăng Điệp cho
rằng “Nói đến Tô Hoài không thể không nói đến tài năng sử dụng ngôn ngữ
của ông. Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ
nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngôn ngữ chắt lọc.” [10,
tr. 121]
Vân Thanh trong bài viết Sáng tác của Tô Hoài (in trong sách Tác giả
văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976) nhận xét về
ngôn ngữ của Tô Hoài “Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần với
khẩu ngữ của nhân dân lao động” [40, tr. 76]. Phan Cự Đệ cùng có một quan

điểm như vậy khi cho rằng “Tô Hoài đã chú ý học tập ngôn ngữ nghề nghiệp
và ngôn ngữ địa phương.” [9, tr. 58]
Tiếp đó phải kể đến các công trình nghiên cứu, bài viết: Ngôn ngữ một
vùng quê trong tác phẩm đầu tay của Tô Hoài của Võ Xuân Quế (1990);
Phong cách nghệ thuật Tô Hoài của Mai Thị Nhung (2006) ; Ngôn ngữ giàu
tính tạo hình trong văn xuôi viết về miền núi của nhà văn Tô Hoài, luận văn
của Lê Thị Na, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên (2003) ; …Nhìn chung
các tác giả đều đi đến khẳng định sự sáng tạo về mặt ngôn ngữ của Tô Hoài,
cho rằng đây là một yếu tố rất quan trọng làm nên phong cách nghệ thuật đặc
sắc của ông.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về Truyện Tây Bắc
Truyện Tây Bắc là một trong những tác phẩm rất nổi tiếng của Tô Hoài.
Từ khi ra đời đến nay, tác phẩm luôn nhận được sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu, phê bình nhưng chủ yếu từ góc độ văn học. Phong Lê và Vân
Thanh (Viện văn học) là những người rất công phu khi tập hợp và giới thiệu
cuốn Tô Hoài về tác gia và tác phẩm. Trong cuốn sách này hầu hết các tác giả
3


khi nghiên cứu Truyện Tây Bắc đều dành sự quan tâm nhiều hơn đến truyện
vừa Mường Giơn và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Tác giả Hoàng Trung Thông trong bài Tô Hoài và Truyện Tây Bắc khi
giới thiệu tác phẩm Mường Giơn đã cảm nhận được tâm hồn giàu chất thơ của
nhà văn Tô Hoài: “Tô Hoài viết Mường Giơn với con mắt của một nhà thơ.
Phong cảnh và con người đẹp đẽ của Tây Bắc được ngòi bút của Tô Hoài vẽ
lên với một sức rung động thơ.” [26, tr. 228]
Tác giả Huỳnh Lý trong bài Truyện Tây Bắc của Tô Hoài lại nhìn nhận
Tô Hoài như một nghệ sĩ: “Tô Hoài đạt kết quả mà ông mong muốn: Cảnh và
người Tây Bắc hiện ra hài hòa, đường nét, ấm màu sắc và êm ái âm thanh.
Cảnh Tây Bắc đẹp như một bức tranh, đẹp như ta thấy trong những bức tranh

của Hoàng Kiệt…” [26, tr. 239]
Trong bài viết Về vợ chồng A Phủ, tác giả Đỗ Kim Hồi cho rằng: “Công
đầu viết về Tây Bắc, đem đến cho người đọc những hiểu biết về miền đất còn
xa lạ này thuộc về Tô Hoài và Truyện Tây Bắc là thành quả đẹp trong mùa thu
hoạch đầu tiên của Tô Hoài trên quê hương văn học mới.”[26, tr. 258]
Từ góc nhìn ngôn ngữ học, có thể kể đến một số khóa luận như: Đặc
điểm ngôn ngữ miêu tả trong Truyện Tây Bắc của Tô Hoài (Hà Thị Thu Hoài,
2004); Đặc điểm lời dẫn thoại qua khảo sát tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài
(Trần Thị Huyền, 2007).
Như vậy, có thể nhận thấy phần lớn các bài nghiên cứu đều tập trung
đánh giá Truyện Tây Bắc của Tô Hoài dưới góc độ văn học, sự nhìn nhận ở
góc độ ngôn ngữ học chưa nhiều. Việc đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm từ ngữ
trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài thì chưa có đề tài nào thực hiện. Với đề
tài Đặc điểm từ ngữ trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, người viết mong
muốn chỉ ra đặc sắc về đặc điểm từ ngữ và cách sử dụng từ ngữ trong tập Truyện
Tây Bắc đồng thời có dịp hiểu rõ hơn phong cách nghệ thuật độc đáo của Tô Hoài.
4


3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu, khảo sát đặc điểm từ ngữ trong tập Truyện Tây
Bắc góp phần nghiên cứu ngôn ngữ của Tô Hoài nói riêng, tiếng Việt văn
chương nói chung; góp phần vào nghiên cứu từ ngữ tiếng Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống một số vấn đề lý luận liên quan đến luận văn.
- Nghiên cứu, khảo sát đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của từ ngữ
trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.
- Tìm hiểu cách thức sử dụng từ ngữ trong tập Truyện Tây Bắc của
Tô Hoài.

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm từ ngữ trong tập Truyện
Tây Bắc của Tô Hoài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của từ
ngữ, cách sử dụng từ ngữ trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.
4.3. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu của luận văn là Truyện Tây Bắc (gồm 3 truyện: Cứu đất
cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ) trong cuốn Tô Hoài - Truyện ngắn
chọn lọc, Nhà xuất bản Lao động, 2011.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp so sánh đối chiếu.

5


6. Ý NGHĨA VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần khẳng định những vấn đề lý luận cơ bản về từ vựng
- ngữ nghĩa tiếng Việt và vai trò của nó với việc biểu đạt trong tác phẩm văn
chương.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp quá trình phân tích tác phẩm đảm
bảo tính chính xác, có sơ sở khoa học, mở ra hướng nghiên cứu tích hợp giữa
ngôn ngữ và văn học.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong
nhà trường, đặc biệt dưới góc nhìn ngôn ngữ học, góp phần nâng cao chất

lượng giảng dạy và năng lực cảm thụ văn chương của giáo viên và học sinh.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khoa học của
luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của từ ngữ trong tập
Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.
Chương 3: Đặc điểm sử dụng từ ngữ trong tập Truyện Tây Bắc của
Tô Hoài.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ VỰNG, NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT
1.1.1. Khái niệm từ tiếng Việt
Từ là một trong số các đơn vị cơ bản nhất của ngôn ngữ. Nó ở vào vị trí
trung tâm của hệ thống ngôn ngữ, là cơ sở để con người tiến hành các hoạt
động nhận thức và tạo ra mọi sản phẩm ngôn ngữ (cụm từ, câu, đoạn văn, văn
bản) phục vụ cho nhu cầu giao tiếp. Với vai trò quan trọng ấy mà từ đã, đang
và có thể vẫn sẽ là đối tượng lâu dài, trung tâm của ngôn ngữ học được quan
tâm nghiên cứu. Tuy nhiên có một thực tế là trong nghiên cứu ngôn ngữ, định
nghĩa về từ luôn là một trong những vấn đề phức tạp. Hiện nay đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề định nghĩa về từ, đã có trên 300 định
nghĩa về từ. Với mỗi mục đích nghiên cứu khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu lại
nhấn mạnh tới một phương diện của từ. Sau đây, chúng tôi xin nêu một số
định nghĩa tiêu biểu.
Đỗ Hữu Châu định nghĩa “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết
cố định bất biến, có ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức cấu tạo

nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong
từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu.” [3, tr. 16]
Nguyễn Thiện Giáp, trong cuốn Từ và nhận diện từ tiếng Việt định
nghĩa “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo
câu nói: nó có hình thức của một âm tiết, một "chữ" viết rời.” [12, tr. 72]
Nguyễn Kim Thản, trong cuốn Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt viết:
“Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời
nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý
nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [39, tr. 64]
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến thì
cho “Từ là đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa, có kết cấu vỏ âm thanh bền vững, hoàn
7


chỉnh, có chức năng gọi tên; được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời
nói để xây dựng nên câu.” [6, tr. 170]
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên định nghĩa: “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ
gồm một hoặc một số âm tiết có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và
được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu.” [27, tr. 18]
Nhìn chung những ý kiến trên bàn về khái niệm từ còn nhiều nhưng
trên đây chúng tôi chỉ nêu những khái niệm có tính chất tiêu biểu nhất. Để tạo
cơ sở thuận lợi cho việc nghiên cứu luận văn này chúng tôi đồng tình với khái
niệm về từ tiếng Việt của tác giả Đỗ Hữu Châu, theo đó "Từ của tiếng Việt là
một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, có ý nghĩa nhất định, nằm trong
một phương thức cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp
nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu." [3, tr. 16]
1.1.2. Các kiểu từ xét về mặt cấu tạo
1.1.2.1.Từ đơn
Từ đơn là những từ được cấu tạo theo phương thức từ hóa hình vị, và
như vậy, từ đơn bao gồm một hình vị. (Vì có hình vị một âm tiết và hình vị

nhiều âm tiết, nên cũng có các từ đơn một âm tiết gọi là từ đơn đơn âm và các
từ đơn nhiều âm tiết gọi là các từ đơn đa âm).
- Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số
từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài
như: Tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga,…
- Xét về mặt ý nghĩa, từ đơn biểu thị các khái niệm cơ bản trong sinh
hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hoạt động tự nhiên,
quan hệ gia đình, các số đếm,…
- Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy nhưng
đây là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị

8


các khái niệm có liên quan đến đời sống và là cơ sở để tạo từ mới cho tiếng
Việt.
1.1.2.2. Từ ghép
Từ ghép là những từ được tạo ra theo phương thức ghép hình vị. Căn
cứ vào quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị, người ta chia các từ ghép thành:
*Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập có đặc trưng chung là:
- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng,
không có thành tố nào là chính thành tố nào là phụ.
Ví dụ: nhà cửa, sách vở, tư duy,…
- Xét về mặt ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:
+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau trong đó:
. Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: Bạn
hữu, bụng dạ, máu huyết,…
. Có thể có hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: thổ địa, tư duy, cốt
nhục,…
. Có thể có hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: xinh đẹp, đợi chờ,…

. Có thể có một yếu tố là từ toàn dân và một yếu tố là từ địa phương. Ví
dụ: chợ búa, chân cẳng, bát đọi,…
+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau.Ví dụ: thương nhớ, nhà cửa,…
+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Ví dụ: đầu đuôi, sống chết,…
- Xét về mặt nội dung nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên
những ý nghĩa sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự
vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát).
- Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ
quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau
trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành
tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.
9


* Từ ghép chính phụ: là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố
cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu
từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp.
Loại này có những đặc điểm sau:
- Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có xu hướng gợi lên các sự
vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo này thường có
khuynh hướng nêu lên các sự vật mang ý nghĩa cụ thể.
- Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự
vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường dùng để cụ thể hóa loại
sự vật, hoạt động và đặc trưng đó.
- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ
ghép chính phụ thành hai tiểu loại:
+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng
phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng
của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Ví dụ:
Máy may, máy bơm, máy điện, máy nổ,…

Làm dâu, làm duyên, làm việc, làm thợ,…
+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố
phụ có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này
khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho
từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Ví dụ:
so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc,…
1.1.2.3. Từ láy
Từ láy là những từ được tạo ra theo phương thức láy hình vị, tức tác
động vào một hình vị gốc về mặt âm thanh để tạo ra hình vị (một số hình vị)
láy và kết hợp chúng lại với nhau để tạo thành từ.

10


* Đặc điểm của từ láy:
- Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, biểu
hiện trong các dạng sau:
+ Hoặc giống nhau ở phần phụ âm đầu (láy phụ âm đầu). Ví dụ: vi vu,
lau lách, vắng vẻ,…
+ Hoặc giống nhau ở phần vần (láy vần). Ví dụ: lác đác, đìu hiu,…
+ Hoặc giống nhau ở cả phụ âm đầu lẫn phần vần (láy hoàn toàn – láy
tiếng). Ví dụ: hao hao, xanh xanh, đo đỏ, tim tím,…
- Mối quan hệ ngữ âm trong từ láy tạo nên sự hòa phối ngữ âm có tác
dụng biểu trưng hóa, tức là tạo ra một ý nghĩa biểu trưng, ý nghĩa ấn tượng mà
người bản ngữ tỏ ra nhạy cảm với nó hơn so với người không thuộc bản ngữ.
- Trong từ láy có ít nhất một yếu tố không độc lập, nghĩa không còn đủ
rõ. Như vậy từ láy tiếng Việt có thể xảy ra hai trường hợp:
+ Từ láy có một yếu tố độc lập và một yếu tố không độc lập. Ví dụ:
sạch sẽ, vắng vẻ,…
+ Từ láy có cả hai yếu tố không độc lập.Ví dụ: Bâng khuâng, lác đác,…

* Phân loại từ láy: Kết hợp tiêu chí số lượng tiếng với các bộ phận
giống nhau trong từ có thể phân từ láy thành các loại sau:
- Từ láy đôi: là từ láy gồm có hai tiếng. Có các dạng láy đôi như sau:
+ Láy đôi bộ phận: là từ láy đôi giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm
đầu. Ví dụ: sạch sẽ, dễ dàng, chói lọi, khéo léo,…
+ Từ láy hoàn toàn: loại trừ các từ láy bộ phận còn lại là từ láy hoàn
toàn. Ví dụ: đùng đùng, đu đủ, cỏn con,…
- Từ láy ba: chủ yếu dựa trên cơ chế láy hoàn toàn. Ví dụ: sạch sành
sanh, xốp xồm xộp, cỏn còn con,..
- Từ láy tư: phần lớn dựa trên cơ sở láy đôi, một số ít phần gốc là từ
ghép. Ví dụ: hì hục….hì hà hì hục, ấm ớ…ấm a ấm ớ,…
11


1.1.3. Trường từ vựng ngữ nghĩa
1.1.3.1. Khái niệm trường từ vựng
Theo Đỗ Hữu Châu trong Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt “Trường
từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một
ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa.” [5, tr. 127]
Quyển Từ vựng ngữ nghĩa học tiếng Việt đề cập “Chúng ta thấy giữa
các từ có không ít sự đồng nhất về hình thức và về ý nghĩa. Căn cứ vào những
cái chung giữa các từ, chúng ta sẽ tiến hành phân lập toàn bộ từ vựng của
tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn và phát hiện ra mối quan hệ giữa
các từ trong từ vựng”.[3, tr. 170]
Từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị tương đương với từ của một
ngôn ngữ. Song, từ vựng không phải là một tập hợp ngẫu nhiên các đơn vị
này. Từ vựng là một hệ thống. Do đó, giữa các đơn vị của hệ thống từ vựng
tồn tại những mối quan hệ nhất định. Một trong những quan hệ từ vựng cơ
bản giữa đơn vị từ vựng là quan hệ về nghĩa. Các đơn vị đồng nhất với nhau
về nghĩa được tập hợp thành trường từ vựng.

Hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình cơ bản là quá trình tạo lập (sản
sinh) và quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) diễn ngôn. Để tạo lập diễn ngôn, người
giao tiếp phải biết huy động vốn từ ngữ có liên quan đến hiện thực được nói
tới, trên cơ sở đó lựa chọn các từ ngữ phản ánh chính xác nội dung cần diễn
đạt. Quá trình huy động các từ ngữ để tạo lập diễn ngôn là quá trình xác lập
trường từ vựng.
1.1.3.2. Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa
Theo Đỗ Hữu Châu, có bốn loại trường nghĩa dựa vào quan hệ ngữ
nghĩa trong lòng mỗi trường và giữa các trường với nhau. Dạng quan hệ
ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) thì có
trường nghĩa ngang với hai loại là trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa

12


liên tưởng. Dạng quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) thì
có trường nghĩa dọc với hai loại là trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa
biểu niệm.
a. Trường nghĩa biểu vật
Theo Đỗ Hữu Châu: “Một trường biểu vật là một tập hợp những từ
đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật”. [3, tr. 172]
Để xác lập trường nghĩa biểu vật ta chọn một danh từ biểu thị sự vật
làm gốc. Danh từ được chọn làm gốc phải có tính khái quát cao, gần như là
tên gọi của các phạm trù biểu vật như người, động vật, thực vật, vật thể, chất
liệu,…Trên cơ sở danh từ gốc đó ta thu thập những từ có cùng phạm vi biểu
vật với nó.
Ví dụ với từ “người” làm gốc ta có thể thu thập các từ đồng nhất về
phạm vi biểu vật với nó, lập nên trường biểu vật “người” như sau:
1. Người nói chung xét về giới: đàn ông, đàn bà, nam, nữ,…
2. Người nói chung xét về tuổi tác: trẻ em, thanh niên, cụ già,…

3. Bộ phận cơ thể người: tay, đầu, chân, mắt, bụng, tóc,…
4. Đặc điểm ngoại hình: cao, thấp, béo, gầy,…
Cần chú ý những điểm sau về các trường biểu vật:
So sánh các trường lớn với nhau cũng như so sánh các trường nhỏ trong
cùng một trường lớn, chúng ta sẽ thấy chúng rất khác nhau về số lượng từ ngữ
và về tổ chức. Nếu lại so sánh các trường cùng một tên gọi (tức cùng danh từ)
trong các ngôn ngữ với nhau thì sự khác nhau trên còn rõ hơn nữa.
Nếu tạm gọi một trường nhỏ (hay một nhóm nhỏ trong một trường nhỏ)
là một “miền” của trường, thì có thể thấy, các miền trong các trường thuộc
các ngôn ngữ rất khác nhau. Có những miền trống, tức không có từ ngữ, ở
ngôn ngữ này nhưng lại không trống ở ngôn ngữ kia, có miền có mật độ cao ở
ngôn ngữ này nhưng lại thấp ở ngôn ngữ kia. Điều này khẳng định tính ngôn
ngữ và tính dân tộc của các trường biểu vật.
13


Cần chú ý rằng khi phân lập các trường, chúng ta chú ý đến nghĩa biểu
vật chứ không chú ý đến từ. Nói rõ hơn phân lập trường không phải là phân
loại từ. Không phải một từ đã có ở trường này thì không thể có ở trường kia
được nữa. Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật, do đó từ có thể nằm trong nhiều
trường biểu vật khác nhau hay trong nhiều trường nhỏ khác nhau tùy theo số
lượng các ý nghĩa biểu vật của nó.
Do chỗ có các từ đi vào nhiều trường, cho nên các trường biểu vật có
thể “thẩm thấu”, “giao thoa” với nhau. Hai trường biểu vật giao thoa với nhau
khi một số từ của trường này cũng nằm trong trường kia.
b. Trường nghĩa biểu niệm
“Một trường biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc
biểu niệm”. [3, tr. 178]
Để xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm
làm gốc, trên cơ sở đó thu thập các từ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.

Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân
chia thành các trường nhỏ và cũng có những “miền” với mật độ khác nhau.
Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên một từ có thể đi vào
những trường biểu niệm (hay đi vào những trường nhỏ) khác nhau. Vì vậy,
cũng giống như các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể “giao
thoa”,“thẩm thấu” vào nhau.
Dưới đây là ví dụ về trường biểu niệm dẫn theo ví dụ của Đỗ Hữu Châu.
Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo)… (thay thế hoặc tăng cường thao
tác lao động) (cầm tay):
- Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, phảng, rìu, liềm, hái,...
- Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, khoan,…
- Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, dùi đục, dùi cui,…
- Dụng cụ để đánh bắt: lưới, nơm, đó, đăng, câu, vó, ...
14


- Dụng cụ để mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp,…
- Dụng cụ để kìm giữ: kìm, kẹp, néo, móc,…
- Dụng cụ để chém giết (vũ khí): dao, gươm, kiếm, kích, giáo, phủ,
việt, qua, nỏ, cung, tên, súng,…
- Dụng cụ để xới đất: cày, cuốc, thuổng, mai, xẻng, bừa, cào,…
- Dụng cụ để lấy, múc: thìa, đũa, muôi, gáo,…
Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm như đã
nói dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nó phản ánh
cách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hai loại trường dọc này
có liên hệ với nhau: nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm
làm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật. Nhưng khi cần
phân một trường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại phải dựa vào các nét
nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm.
Trái lại, khi phân lập các trường biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúc

biểu niệm, song khi phân nhỏ chúng ra, đến một lúc nào đó phải sử dụng đến
nét nghĩa biểu vật.
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường. Nhưng
cũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị của từng từ một trong trường thích
hợp mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ.
c. Trường nghĩa tuyến tính
Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc
rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính
(cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Ví dụ trường nghĩa tuyến tính của từ tay là búp măng, mềm, ấm, lạnh…
nắm, cầm, khoác,…Trường nghĩa tuyến tính của từ học là chăm, lười,…giỏi,
dốt, kém, tốt, yếu,…toán, văn, sinh, hóa,…

15


Cùng với các trường nghĩa dọc, các trường nghĩa tuyến tính góp phần
làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện
những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ.
d. Trường liên tưởng
Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch. Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm
trường liên tưởng. Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên
tưởng như từ bò của tiếng Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra liên tưởng: 1. Bò cái,
bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ,… 2. Sự cày bừa, cái cày, cái ách,… 3. Những ý
niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh trong các thành
ngữ Pháp v.v…Dễ dàng nhận thấy rằng các từ trong một trường liên tưởng là
sự hiện thực hóa, sự cố định từ bằng các ý nghĩa liên hội có thể có của từ
trung tâm.
Các trường liên tưởng thường không ổn định nên ít có tác dụng phát
hiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng. Nhưng nó có

tác dụng trong sự giải thích sự dùng từ của các tác giả.
Trên đây là các kiểu trường theo phân loại của Đỗ Hữu Châu. Trong
luận văn này chúng tôi chỉ xác lập và nghiên cứu các trường biểu vật, biểu
niệm, trường liên tưởng để hiểu rõ vốn từ của tác giả chứ không xác lập
trường tuyến tính.
1.1.4. Nghĩa của từ trong hoạt động
Nghĩa của từ được hiểu "là toàn bộ nội dung tinh thần xuất hiện khi
tiếp xúc với hình thức âm thanh của từ” [2, tr. 3]. Là nội dung mà từ biểu thị.
Nghĩa của từ tồn tại ở hai trạng thái: trạng thái tĩnh (trong từ điển) và trạng
thái động (trong giao tiếp)
Theo Bùi Minh Toán: “Trong hệ thống ngôn ngữ, cũng như ở trạng
thái riêng rẽ cô lập, nghĩa của từ còn mang tính chất trừu tượng. Từ chưa
được đặt trong mối quan hệ tương ứng với một cái được biểu đạt cụ thể nào.
16


Mỗi một từ mới chỉ là hình thức ngữ âm ứng với một cái biểu đạt còn chung
chung” [38, tr. 67]. Nhưng khi tham gia vào hoạt động giao tiếp (vào câu, vào
ngôn bản) nghĩa của từ dần dần được cụ thể hóa hoặc sẽ biến đổi ở các mức
độ khác nhau. Đó là sự hiện thực hóa và chuyển biến ý nghĩa của từ trong
giao tiếp.
1.1.4.1. Sự hiện thực nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp
Hiện thực hóa nghĩa của từ được hiểu là sự cụ thể hóa nghĩa của từ ở
mức độ khác nhau khi tham gia hoạt động giao tiếp.
Có thể thấy rõ sự hiện thực hóa về nghĩa của từ trong hoạt động giao
tiếp trước hết là ở từ nhiều nghĩa. Lấy một ví dụ thông thường như từ lá với
nhiều nghĩa như sau:
1) Một bộ phận của cây, thường ở trên cành hoặc ngọn cây, thường có
màu xanh, có hình dáng mỏng, dẹt và có chức năng hấp thụ ánh sáng mặt trời
(lá mít, lá tre…)

2) Đơn vị của những vật thể có hình dáng bề mặt mỏng giống như lá cây:
- Vật thể bằng giấy: lá thư, lá đơn, lá thiếp…
- Vật thể bằng vải: lá cờ, lá buồm…
3) Đơn vị bộ phận cơ thể người có hình dáng giống lá cây: lá gan, lá
phổi, lá nách, lá mỡ…[38, tr. 68].
Đó là các nghĩa có trong từ điển của lá. Tuy nhiên khi tham gia vào
hoạt động giao tiếp từ lá chỉ hiện thực hóa một trong các nghĩa đó.
“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
(Thu Vịnh – Nguyễn Khuyến)
Ở đây, lá hiện thực nghĩa 1 – nghĩa gốc.
Đối với các từ đơn nghĩa (những từ chỉ có một nghĩa), trong hoạt động
giao tiếp, nghĩa của từ vẫn có sự hiện thực hóa cụ thể hơn. Ở ngoài hoạt động
giao tiếp, nghĩa của từ có tính khái quát và trừu tượng: mỗi từ biểu hiện cả
17


một lớp các sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái…nói chung. Nhưng khi
tham gia vào hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ (kể cả nghĩa của các từ đơn
nghĩa) được đặt trong mối tương quan với đối tượng cụ thể, xác định, nghĩa là
được quy chiếu vào một đối tượng (sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái…)
xác định trong hiện thực khách quan. Sự hiện thực hóa ý nghĩa như thế của từ
được gọi là sự quy chiếu hay sự chiếu vật. Nhờ thế, nghĩa của từ không còn
chung chung, trừu tượng mà trở nên cụ thể, xác định. Khi ấy nghĩa của từ sẽ
được mở rộng nghĩa hoặc thu hẹp nghĩa.
1.1.4.2. Sự chuyển nghĩa của từ
Bên cạnh sự hiện thực hóa nghĩa vốn có, trong hoạt động giao tiếp, từ
còn có thể biến đổi, chuyển hóa về nghĩa. Theo Đỗ hữu Châu “Từ (đơn hoặc
phức) lúc mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa biểu vật. Sau một thời gian
được sử dụng, nó có thể có thêm những nghĩa biểu vật mới. Các nghĩa biểu
vật mới xuất hiện ngày càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả

năng biến đổi.” [3, tr.146]
Trong sự chuyển biến ý nghĩa, có khi nghĩa biểu vật đầu tiên không còn
nữa, chúng ta quên đi, như nghĩa “bên phải, bên trái” của từ đăm chiêu; nghĩa
“cái búa để điều khiển con voi” của từ vố; nghĩa gánh (hoạt động gánh) của
từ đểu,…nhưng thường thì cả nghĩa đầu tiên và các nghĩa mới đều cùng tồn
tại, cùng hoạt động, khiến cho đối với những người không chuyên về từ
nguyên học khó nhận biết hay khó khẳng định nghĩa nào là nghĩa đầu tiên của
từ [3, tr. 147]
Sự chuyển nghĩa có thể dẫn tới kết quả là nghĩa sau khác hẳn với nghĩa
trước. Thậm chí ngay cùng một từ, sự chuyển nghĩa có thể khiến cho nó trở
thành đồng nghĩa với các từ trái nghĩa trước kia của nó.
Ví dụ, từ đứng có cấu trúc biểu niệm “hoạt động dời chỗ, dừng lại” vốn
trái nghĩa với từ chạy. Nhưng do sự chuyển nghĩa, từ đứng mang ý nghĩa
18


“điều khiển máy” trong câu “Chị công nhân đứng 24 máy một ca”. Ở nghĩa
này từ đứng lại đồng nghĩa với từ chạy “Chị công nhân chạy 24 máy một ca).
Sự chuyển nghĩa có thể khiến cho các từ đổi nghĩa nhau.
Sự chuyển biến ý nghĩa cũng có thể làm cho nghĩa của từ mở rộng hoặc
thu hẹp và làm thay đổi ý nghĩa biểu thái (nghĩa xấu đi hay tốt lên). Ví dụ, từ
tếch vốn trước kia có nghĩa “ra đi”, không “xấu” cũng không “tốt”, nay chỉ
khi nào muốn phê phán sự ra đi của ai đó, ta mới nói “Anh ta tếch thẳng”. [3,
tr. 150]
Từ những phân tích trên, Đỗ Hữu Châu kết luận: “Chuyển biến ý nghĩa
là sự thay đổi ý nghĩa của các từ có sẵn, thổi vào chúng những luồng sinh khí
mới là biện pháp tiết kiệm, sống động, giàu tính dân tộc, có tính nhân dân
đậm đà, dễ dàng được chấp nhận nhanh chóng… Đó cũng là cách khai thác
và phát huy tiềm năng ngôn ngữ.” [3, tr. 151]
Sự chuyển nghĩa của từ trong các ngôn ngữ không phải diễn ra tùy tiện

mà theo những phương thức nhất định. Trong tất cả các ngôn ngữ, hai phương
thức chuyển nghĩa phổ biến nhất là ẩn dụ và hoán dụ.
Theo Đỗ Hữu Châu, nếu cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là
những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của x (tức x là ý nghĩa biểu vật của
chính A) thì:
Ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (biểu thị y), nếu
x và y giống nhau. Ở phương thức ẩn dụ, các sự vật được gọi tên, tức x và y,
không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác
hẳn nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính chất chủ
quan của con người về sự giống nhau của chúng. [3, tr. 155]
Hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x với y đi đôi
với nhau trong thực tế. Trái ngược với phương thức ẩn dụ trong trường hợp
hoán dụ, mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, không tùy thuộc
19


vào nhận thức của con người. Cho nên các hoán dụ có tính khách quan hơn ẩn
dụ. [3, tr. 155]
Ví dụ: Các từ chân, mũi… trong chân (bàn), mũi (thuyền) đều là các từ
chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, còn các từ tay, chân …trong tay (vợt),
chân (sút) lại là những từ chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
1.2. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VÀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
TÁC GIẢ
1.2.1. Các quan niệm khác nhau về phong cách ngôn ngữ
Phong cách đang là vấn đề thời sự của lý luận văn học và lịch sử văn
học. Phần lớn các nghiên cứu về văn học, ngôn ngữ đều đề cập đến phong
cách. Tuy nhiên mỗi tác giả lại có cách nhìn khác nhau .
Toomasepki trong tác phẩm “Giáo trình ngắn gọn về thi pháp, NXB
Quốc gia Mátxítcơva,1931, cho rằng: Phong cách là một hệ thống ngôn ngữ
thể hiện bản thân mình trong hệ thống ngôn ngữ trọn vẹn, với tính chất độc

đáo của từ ngữ, đoản ngữ, đạt đến trình độ để tác phẩm viết theo một phong
cách tương tự và không phụ thuộc vào quy luật chung. Phong cách là hiện
tượng ngôn ngữ có tính cá biệt nhất.
Theo Grigoorian trong cuốn “Vấn đề của phong cách nghệ thuật”, Nxb
Viện Hàn lâm, Erêvan, 1996, cho rằng: Trong phong cách không thể không có
sự tham gia của thế giới quan, các thủ thuật của cá nhân nghệ sĩ, các nhận
thức thời đại của nghệ sĩ, các tính độc đáo có tính dân tộc trong tác phẩm.
Phong cách là sự thống nhất ở trình độ cao các phạm trù ấy.
Bên cạnh đó, có những người nghiên cứu phong cách trong sự tách rời
với sự phát triển có tính lịch sử của phong cách.
Mỗi phong cách thường mở ra nhánh của trường phái hay trào lưu, gồm
một số người sáng tác sử dụng một số thủ pháp tương tự. Tuy nhiên, các tác
giả khác nhau về phương pháp sáng tác cũng thường sử dụng các chất liệu và
20


×