Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Bài động từ môn LTVC lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.65 KB, 21 trang )

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐỘNG TỪ (lớp 4)

Họ và tên: Nguyễn Thanh Thanh
Lớp: Tiểu học C – k34


I. Nhận xét:
1. Đọc đoạn văn:
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ
xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những
con tàu lớn.
2. Tìm các từ:

-

Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi.
Chỉ trạng thái của các sự vật

II. Ghi nhớ


III. Luyện tập:
BT 1:
Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và trường. Gạch
dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy.
BT2: Gạch dưới động từ có trong đoạn văn
a) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua: -Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Yết Kiêu: -Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.


Nhà vua: -Để làm gì ?
Yết Kiêu: -Đề dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể
lặn hàng giờ dưới nước.
b) Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành sồi liền biến thành vàng. Vua
ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai
trên đời sung sướng hơn thế nữa !
BT 3: Trò chơi: Nói tên các hoạt động, trạng thái được bạn thể hiện
bằng cử chỉ, động tác không lời


I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:

-

HS hiểu được ý nghĩa của động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng thái... của sự vật

2. Kỹ năng:

-

Tìm được động từ trong câu văn, đoạn văn.
Dùng những động từ hay, có ý nghĩa khi nói hoặc viết.
Rèn học sinh biết hợp tác nhóm và tích cực giúp đỡ bạn trong học tập.

3. Thái độ:

-


Yêu thích môn học.


II. Ý tưởng dạy bài:
1. Kiểm tra bài cũ:

-

GV yêu cầu 1 HS nhắc lại kiến thức cũ (Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng) để HS nhớ lại



Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
Danh từ riêng là tên riêng của một loại sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

Xác định danh từ chung và danh từ riêng trong câu sau:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông
DTR

TC

2. Giới thiệu bài:

DTR

DTC

DTR



3. Bài mới:

HĐ 1: Hoạt động cá nhân


Ai tinh mắt thế

Ghi nhanh các hoạt động của các bạn học sinh có trong
đoạn phim



Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016
Luyện từ và câu

Quan sát video và ghi lại trạng thái của sự vật:

- Dòng thác:
- Lá cờ:




Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016
Luyện từ và câu

a) Hoạt động của người
- Đá cầu, vỗ tay , nhìn, cười, nhảy dây,...


b) Trạng thái của sự vật:
- Dòng thác:
- Lá

cờ:

đổ xuống, chảy
bay


Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016
Luyện từ và câu

Nhận xét

Kết luận

Các từ

Động từ

- Chỉ hoạt động của người:

đá, nhảy, nhìn , cười, vỗ…
- Chỉ trạng thái của sự vật :

+ Dòng thác:
+ Lá cờ :


đổ xuống
bay


Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016
Luyện từ và câu

ĐỘNG TỪ

Ghi nhớ

Động từ là những từ hoạt động,
trạng thái của sự vật.


Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016
Luyện từ và câu

Động từ

Mẹo

Từ nào kết hợp được với các từ : hãy, đừng, chớ ở vị trí đứng
trước thì từ đó là động từ.


HĐ 2: Hoạt động nhóm
Bài 1: Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường.

Gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy:


-

Các hoạt động ở nhà.

-

Các hoạt động ở trường.

- M: quét nhà
- M: làm bài




Nhóm HS viết nhanh các hoạt động mình thường làm ở nhà và ở trường ra bảng nhóm, gạch
dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy.



Trình bày kết quả trước lớp  Cả lớp và GV nhận xét, kết luận HS làm bài đúng nhất, tìm được
nhiều từ nhất. VD:

Hoạt động ở nhà

Hoạt động ở trường

đánh răng, rửa mặt, trông em, quét nhà, tưới

học bài, làm bài, nghe giảng, trực nhật lớp,


cây, nhặt rau, đãi gạo, đun nước, pha trà,

chăm sóc cây, sinh hoạt văn nghệ, chào cờ,

nấu cơm, đọc truyện, xem ti vi, giặt quần

quét lớp, lau bảng, ghi chép, viết bài, đọc bài,

áo, ....

làm toán, đá bóng, …


HĐ 3: Làm việc cá nhân
Bài 2: Gạch dưới động từ trong các đoạn văn sau:
a) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông
Nhà vua : - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua : - Để làm gì?
Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiếc thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
b)Thần Đi-ô-đi-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng
thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!


HĐ 3: Làm việc cá nhân

-


GV yêu cầu HS “Viết 1 đoạn văn ngắn kể lại một việc tốt em đã làm trong
tuần vừa qua, tìm và gạch chân dưới những động từ có trong đoạn văn
ấy.”

-

HS làm nhanh ra vở  GV gọi 1 số HS đọc bài trước lớp  Cả lớp cùng
nhận xét, sửa lỗi giúp bạn  GV khen, tuyên dương những bài làm tốt.


HĐ 4: Tổ chức Trò chơi: Xem kịch câm
Nói tên các hoạt động, trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời.

Cách chơi :
Có 2 nhóm cùng tham gia trò chơi
- Nhóm A cử một người làm động tác.
- Nhóm B quan sát và đoán xem đó là hoạt động gì.
Sau đó đổi lại, nhóm A làm động tác, nhóm B đoán hành động của nhóm A.

B

A
cúi

Đề tài và nội dung chơi:
- Các động tác được thể hiện là các động tác về đề tài học tập; vệ sinh cá nhân, môi
trường; các hoạt động vui chơi giải trí…
- Kết thúc trò chơi, nhóm nào đoán đúng nhiều động từ hơn, nhanh hơn,hành động
thể hiện đẹp, tự nhiên, rõ ràng sẽ thắng cuộc.


ck to edit Master title style
A

B
ngủ


4. Củng cố - Dặn dò



Qua các bài luyện tập và trò chơi, các em đã thấy động từ là một loại từ được
dùng nhiều trong nói và viết. Trong văn kể chuyện, nếu không dùng động từ thì
sẽ không kể được các hoạt động của nhân vật.



Yêu cầu HS nhắc lại và học thuộc ghi nhớ của bài học (Động từ là những từ chỉ
hoạt động, trạng thái của sự vật)



Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về động từ



×