Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

HDSD phần mềm master test online (THCS nguyên hòa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 27 trang )

Trường THCS Nguyên Hòa


NỘI DUNG
I. Giới thiệu.
II. Cài phần mềm và đăng kí bản quyền.
III. Tạo ngân hàng câu hỏi.
IV. Ra đề thi.
V. Sao lưu và phục hồi cơ sở dữ liệu.
VI. Đồng bộ cơ sở dữ liệu.
VII. Tạo ngân hàng câu hỏi chung cho trường.


I. Giới thiệu
- MASTER TEST ONLINE là hệ thống quản lý ngân hàng đề thi trực tuyến.
Phần mềm hỗ trợ giáo viên trong công tác quản lý câu hỏi và ra đề thi, kiểm
tra một cách tốt nhất.
- MASTER TEST ONLINE có hai chế độ hoạt động:
* Khi hoạt động Online
(Hoạt động khi kết nối tới máy chủ của đơn vị quản lý - PDG):
Khi máy tính kết nối internet giáo viên có thể tải dữ liệu của Phòng GD về
máy cá nhân để sử dụng hoặc có thể đưa ngân hàng câu hỏi của mình lên máy
chủ của đơn vị quản lí.
* Khi hoạt động Offline (Không kết nối tới máy chủ của đơn vị quản lý):
Hệ thống MASTER TEST ONLINE cho phép người dùng hoạt động offline
không cần kết nối internet. Giáo viên có thể xây dựng ngân hàng câu hỏi
riêng của riêng mình khi không có kết nối internet và đồng bộ ngân hàng câu
hỏi cá nhân lên máy chủ của đơn vị quản lý khi kết nối internet.
MASTER TEST ONLINE cung cấp cho người dùng khả năng quản lý ngân
hàng câu hỏi một cách linh hoạt và hiệu quả vì MASTER TEST ONLINE
quản lý câu hỏi theo các khối lớp, môn học và chuyên đề.




II. Cài phần mềm và đăng kí bản quyền (offline)
1. Cài phần mềm.
- Bước 1: Cho đĩa bản quyền vào ổ CD/DVD của máy tính.
- Bước 2: Copy tất các folder (hình 1) trong đĩa vào máy tính (ổ D)

Hình 1
- Bước 3: Mở folder THCS NGUYÊN HÒA và chọn file cài đặt Master test
client THCS để bắt đầu thực hiện công việc cài đặt.


2. Đăng kí bản quyền.
Sau khi cài xong phần mềm sẽ xuất hiện hộp thoại (hình 2):
Nhập tên người dùng là: admin
Mật khẩu là: admin
Sau đó nhấn vào đăng nhập
Hình 2


Hình 3

Hình 4


III. Tạo ngân hàng câu hỏi (offline)
Muốn tạo được ngân hàng câu hỏi thì trước hết là phải tạo môn học và
các chuyên đề trong các môn học đó.
1. Tạo môn học:
- Bước 1: Chọn biểu tượng “Quản trị hệ thống” sau đó chọn chức năng “quản lí

môn học” (hình 5). Sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại như hình 6

Hình 5

Hình 6

- Bước 2: Chọn khối lớp và chọn biểu tượng “Thêm”. Sau đó gõ tên môn học
của mình và nhấn nút “Lưu”


Giả sử đã tạo được môn học là Tiếng Anh lớp 8 (hình 7). Sau đó
cần tạo các chuyên đề trong môn Tiếng Anh này.

Hình 7


2. Tạo chuyên đề.
- Bước 1: Chọn biểu tượng “Quản trị hệ thống” sau đó chọn chức năng “quản lí
chuyên đề”. Sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại như hình 8.
- Bước 2: Chọn khối lớp cần tạo chuyên đề (giả sử khối lớp 8). Sẽ xuất hiện môn
học vừa tạo là môn Tiếng Anh.
- Bước 3: Chọn biểu tượng “Thêm” và nhập tên chuyên đề cần tạo (VD: Chương
1 Linh) sau đó nhấn chữ Lưu sẽ tạo được chuyên đề mới như hình 9.

Hình 8

Hình 9


3. Tạo các câu hỏi làm ngân hàng câu hỏi

- Bước 1: Chọn biểu tượng “Ngân hàng câu hỏi” chọn chức năng “Cập nhật từ file” (hình 10).
- Bước 2: Xuất hiện hộp thoại (hình 11), chọn khối lớp 8, chọn môn Tiếng Anh, chọn chuyên đề
cần tạo câu hỏi, chọn mức độ kiến thức.
- Bước 3: Chọn chức năng “mở file” sau đó chọn đường dẫn tới file đã tạo trước các câu hỏi.
- Bước 4: Xuất hiện các câu hỏi trong cửa sổ hiển thị nội dung thì chọn chức năng “cập nhật”.

Hình 10

Hình 11





Microsoft Word
Document

Câu hỏi nối chéo.



Chú ý: Sau khi soạn xong các câu hỏi đúng theo các quy tắc
trên nên chia các câu hỏi theo các mức độ kiến thức khác
nhau thành từng file riêng.
- Ví dụ: Để tạo ngân hàng câu hỏi cho bộ môn Tiếng Anh 8, chuyên đề 1
thì chia thành 4 file word tương ứng với các mức độ nhận biết, thông hiểu,
vận dụng, vận dụng cao.

Microsoft Word
Document


Nhận biết

Microsoft Word
Document

Thông hiểu

Microsoft Word
Document

Vận dụng

Microsoft Word
Document

Vận dụng cao


VI. Ra đề thi (offline)
- Bước 1: Chọn biểu tượng “Ra đề thi” và chọn chức năng “Làm đề từ CSDL” (hình 12)

Hình 12
- Bước 2: Chọn chức năng “Thêm ma trận”
(hình 13)

Hình 13


- Bước 2: Chọn chức năng “Thêm ma trận” xuất hiện giao diện Thiết lập chung. Sau đó

điền đầy đủ thông tin: Khối lớp, môn học, thang điểm, tên ma trận. Nhấn nút “tiếp tục”
(H.14)
- Bước 3: Chọn “% điểm” và nhấn nút
“lưu chuyên đề” sau đó nhấn nút “tiếp
tục” (hình 15)
Hình 15

Hình 14


- Bước 4: Sau khi lưu xong chuyên đề sẽ xuất hiện giao diện thiết lập chi tiết điểm trong
chuyên đề. Giáo viên tự quy định số lượng câu hỏi và số điểm của mình với từng mức độ
kiến thức theo hai nhóm loại câu: Trắc nghiệm và Tự luận. Sau đó nhấn “Lưu” (hình 16)
Hình 16

- Bước 5: Xuất hiện giao diện mới thì
chọn ma trận vừa tạo rồi chọn “Tiếp
tục” (hình 17)
Hình 17


- Bước 6: Giáo viên lựa chọn cách thức lấy câu hỏi. Có thể lấy từng câu hỏi hoặc chọn lấy
câu hỏi ngẫu nhiên. Chọn nút “Tiếp tục” (hình 18)

Hình 18

- Bước 7: GV tự lấy loại câu
hỏi theo mức độ kiến thức
và số câu đã được thiết lập ở
ma trận đề. Sau khi lấy đủ

số câu hỏi thì nhấn nút
“Tiếp tục” (hình 19)
Hình 19


- Bước 8: Đóng gói.
GV điền đầy đủ thông tin vào các mục:
+ Tiêu đề
+ Số đề cần tạo
+ Tạo mã đề
+ Thời gian làm bài
+ Mẫu đề
+ Nơi lưu
Sau đó nhấn
vào nút “Xuất đề”
(hình 22)
Như vậy quá trình
ra đề đã hoàn tất.

Hình 22


V. Sao lưu và phục hồi dữ liệu (hoạt động offline)
- Sau khi tạo được ngân hàng câu hỏi cho riêng mình thì để tránh bị mất dữ liệu cục bộ
có trong máy tính (trong trường hợp máy tính bị sự cố) GV nên sao lưu dữ liệu. Sau đó
nếu muốn lấy lại dữ liệu đã sao lưu thì chọn chức năng phục hồi dữ liệu.
1. Sao lưu dữ liệu.
- Bước 1: Chọn biểu tượng “Quản trị hệ thống” sau đó chọn chức năng “Sao lưu và phục
hồi CSDL” (hình 20)
- Bước 2: Chọn sang mục “sao lưu dữ liệu” (có thể sao lưu theo chuyên đề hoặc sao lưu

toàn bộ). Chọn nơi lưu trữ sau đó nhấn nút “sao lưu” (hình 21)

Hình 20

Hình 21


2. Phục hồi cơ sở dữ liệu.
- Bước 1: Chọn biểu tượng “Quản trị hệ thống” sau đó chọn chức năng “Sao
lưu và phục hồi CSDL” (hình 23)
- Bước 2: Chọn sang mục “Phục hồi dữ liệu” chọn đường dẫn tới nơi lưu trữ
file đã sao lưu trước đó sau đó nhấn nút “Phục hồi” (hình 24)

Hình 24

Hình 23


VI. Đồng bộ cơ sở dữ liệu (hoạt động online)
- Khi máy tính có kết nối internet, GV có thể dùng tài khoản online của mình
(do quản lí nhà trường cấp) để đồng bộ cơ sở dữ liệu (tức tải về) các câu hỏi từ
ngân hàng câu hỏi của cấp quản lí để sử dụng. Hoặc cập nhật (tải lên) dữ liệu
của mình lên server (máy chủ) của cấp quản lí (Phòng GD).
- Tài khoản online của mỗi GV như sau:

Microsoft Excel
Worksheet
Tài khoản online của GV THCS Nguyên Hòa.



Các bước để đồng bộ cơ sở dữ liệu.
- Bước 1: Trong giao diện offline chọn “Quản trị hệ thống” và chọn tính năng “đồng bộ CSDL”
- Bước 2: Giao diện đăng nhập lại hiện lên, lần này GV đăng nhập tài khoản online mà mình
được cấp để đăng nhập vào hệ thống Master test online trong chế độ online (hình 25)
- Bước 3: Giao diện đồng bộ CSDL xuất hiện (hình 26). GV lựa chọn:
+ Tải dữ liệu lên server: Tải dữ liệu các câu hỏi cục bộ trong máy tính lên dữ liệu chung của cấp
quản lý.
+ Đồng bộ dữ liệu về cơ sở dữ liệu: Tải các câu hỏi trên dữ liệu chung về máy để sử dụng. Sau
đó GV chọn chuyên đề nguồn và chuyên đề đích.
- Bước 4: GV nhấn “Đồng bộ” để hệ thống tự động thực hiện các thao tác với dữ liệu.

Hình 26
Hình 25


×