Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.42 KB, 1 trang )

CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
I. CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG MÔN TOÁN
Theo phương thức mới đề thi của BGD&ĐT có cấu trúc:
1. Đề thi gồm 70% kiến thức lớp 12 và 30% kiến thức thuộc lớp 10 và lớp 11.
2. Mỗi đề thi thông thường có 10 câu, mỗi câu được 1 điểm và được phân phối như sau:
Câu 1. (2 điểm): Hàm số và các bài toán liên quan, cụ thể:
Ý a) (1 điểm): Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số.
Ý b) (1 điểm): Bài toán liên quan tới khảo sát.
Câu 2. (3 điểm): Đại số và lượng giác, cụ thể:
+ Giải phương trình (PT), bất phương trình (BPT), hệ phương trình và hệ bất phương trình đại số.
+ Giải phương trình lượng giác.
+ Giải phương trình, bất phương trình siêu việt (mũ và logarit).
Lưu ý rằng có thể nhúng một phần dạng câu hỏi này vào câu 1, thí dụ:
“Tìm m để phương trình có 3 nghiệm phân biệt”...
Câu 3. (3 điểm): Hình học, cụ thể:
Ý a) (2 điểm): Hình học giải tích.
Ý b) (1 điểm): Hình học không gian (lớp 11), tuy nhiên cũng có thể giải nó bằng phương pháp toạ
độ trong không gian.
Câu 4. (2 điểm): Tích phân và tổ hợp, cụ thể:
Ý a) (1 điểm): Tích tích phân và ứng dụng (tính diện tích hoặc thể tích).
Lưu ý rằng có thể nhúng dạng câu hỏi này vào câu 1, thí dụ: “Tính diện tích hình phẳng giới hạn
bởi đồ thị hàm số và ...”
Ý b) (1 điểm): Đại số tổ hợp, cụ thể
+ Các bài toán giải phương trình, bất phương trình có ẩn số cần tìm liên quan đến công thức
tính số các hoán vị, số các chỉnh hợp, số các tổ hợp.
+ Các bài toán liên quan đến các quy tắc đếm.
+ Các bài toán liên quan tới công thức khai triển nhị thức Niu tơn : chứng minh đẳng thức, tính
hệ số của một luỹ thừa trong khai triển.
Lưu ý: Câu hỏi khó trong đề thi sẽ được tách thành câu 5 thường lấy ra trong câu 2, thông thường là các
dạng toán liên quan tới:
+ Bất đẳng thức.


+ Phương trình, bất phương trình, hệ không mẫu mực.
+ Hệ thức lượng trong tam giác, tứ giác và trong đường tròn.

×