Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

quản lý nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.67 KB, 15 trang )


I- Công vụ và những nguyên tắc
của công vụ
1- Khái niệm về công vụ
- Công vụ là một yếu tố quan trọng trong nền hành
chính quốc gia.
- Công vụ bao gồm các hoạt động thực hiện
nhiệm vụ quản lí nhà nước, thi hành pháp luật,
đưa pháp luật đi vào đời sống, cũng như quản lí,
sử dụng có hiệu quả tài sản và ngân sách nhà
nước phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị.
- Công vụ lá hoạt động dực trên cơ sở sử dụng
quyền lực nhà nước


- Hoạt động công vụ là hoạt động có tổ chức và

tuân thủ những quy chế bắt buộc, theo trật tự,
có thứ bậc chặt chẽ, chính quy và liên tục
- Công vụ là một khái niệm tổng hợp bao gồm các
yếu tố cơ bản:
- Đội ngũ cán bộ-công chức
- Thể chế của nền công vụ gồm pháp luật, chính sách,
chế độ quy định quyền, nghĩa vụ và hoạt động đối với
công chức
- Hệ thống tổ chức quản lí và hoạt động công vụ
- Công sở, tổ chức bộ máy làm việc.


Tóm lại:
Công vụ là một loại hoạt động mang tính


quyền lực và pháp lí được thực thi bởi đội
ngũ công chức thực hiện các chức năng của
nhà nước trong quá trình quản lí mọi mặt
của đời sống xã hội


2- Nội dung của công vụ
Nội dung công vụ là toàn bộ hoạt động của các
cơ quan nhà nước thông qua hoạt động của đội
ngũ cán bộ - công chức để thực hiện ba nhiệm
vụ cơ bản:
– Quản lí nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa - xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội.
– Thi hành phàp luật, đưa pháp luật vào đời sống, bảo
đảm kỉ cương xã hội, thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của công dân theo luật định.
– Quản lí tài sản công và ngân sách nhà nước, xây
dựng một nền tài chính vững mạnh và hiệu quả cao.


3-Tính chất của công vụ:
– Hoạt động công vụ có những đặc thù riêng, khác với các
hoạt động thông thường khác, điều đó được thể hiện:
– Hoạt động của công vụ được bảo đảm bằng quyền lực
nhà nước và sử dụng quyền lực đó để thực hiện các
nhiệm vụ quản lí nhà nước.
– Hoạt động công vụ là hoạt động có tổ chức, tuân thủ
những quy chế bắt buộc, theo trật tự có tính chất thứ bậc
chặt chẽ, chính quy và liên tục.
– Người công chức là người đại diện cho nhà nước, có

quyền và nghĩa vụ được quy định theo pháp luật. Tuy
nhiên, thẩm quyền của công chức suy cho cùng là nghĩa
vụ, không phải là quyền riêng của cá nhân.
– Công dân và các tổ chức kinh tế - xã hội khác được làm
tất cả những gì mà pháp luật cho phép. Nói cách khác là
có những việc tuy luật pháp không cấm, nhưng xét trên lợi
ích tổng thể toàn cục và lâu dài, nhà nước không cho nền
công vụ làm thì không được làm.


4-Các nguyên tắc của công vụ:
Nguyên tắc của công vụ là các quan điểm, tư
tưởng, những quy định chung nhất nhằm thực hiện
một cách có hiệu quả việc quản lí nhà nước. Công
chức khi thi hành công vụ phải tuân thủ nghiêm túc
các nguyên tắc công vụ. Những nguyên tắc đó là:
– Nguyên tắc phục vụ nhân dân vô điều kiện.
– Cán bộ - công chức phải thực sự là công bộc của nhân
dân, vì nhân dân mà phục vụ,
– Nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Nguyên tắc kế hoạch hóa.
– Nguyên tắc pháp chế.


II-HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ
HĐCV là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của công chức trong các công sở nhằm giải
quyết quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhân
dân
HĐCV bao gồm: Tổ chức công sở, trách nhiệm

của công chức khi thi hành công vụ, quan hệ
công vụ trong công sở, giữa các công sở và thủ
tục hành chính


1- Tổ chức công sở
– Cơ quan tổ chức Nhà nước được thành lập theo quy
định thực hiện chức năng quản lí nhà nước nhằm
phục vụ công gọi là công sở
– Công sở bao gồm: như bệnh viện, trường học, cơ
quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, phát thanh truyền
hình của nhà nước…
– Công sở phải bố trí, tổ chức hợp lí, khoa học, tiện lợi
– Công sở phải có phòng đợi, các phòng ban phải ghi
rõ nhiệm vụ giải quyết, phải có bộ phận thường trực,
phải treo quốc kì các ngày làm việc và ngày lễ, và
công sở phải được bố trí trong khu vực bảo đảm tiện
lợi cho thực hiện công vụ


2- Trách nhiệm của công chức khi thi hành công
vụ
- Công chức thực hiện công vụ theo pháp luật.
Công chức phải tận tụy, trung thực, hết lòng vì
công vụ được giao, là công bộc của nhân dân
- Khi thực hiện công vụ, công chức không được
tự ý rời bỏ co6nng sở hoặc ngừng thi hành công
vụ khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm
quyền
- Khi thi hành công vụ, công chức phải thể hiện

thái độ lịch sự, khiêm tốn, nhã nhặn, phải lắng
nghe ý kiến của dân. Phải tôn trọng, hợp tác với
đồng nghiệp


– Cán bộ-công chức ki thực hiện nhiệm vụ, công vụ
phải nắm vững nội dung công việc, am hiểu sâu
chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và giải
quyết công việc đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền
– Cán bộ- công chức không được tùy tiện giải đáp,
hướng dẫn, giải quyết công việc trái pháp luật và quy
định của cơ quan có thẩm quyền.
– Giải quyết công việc phải khẩn chương, không nhận
quà biếu của công dân và tổ chức
– Cán bộ công chức có trách nhiệm tiết kiệm công quỹ,
bảo vệ tài sản nhà nước, không lãng phí tài sản, tiền
bạc của nhà nước, của dân
– Khi th hành công vụ phải đeo thẻ công chức theo
đúng quy định của nhà nước


3- Quan hệ trong công vụ công sở và giữa các công sở
a- Quan hệ trong công vụ, công sở
- Công sở hoạt động theo nguyên tắc công khai, dân chủ
và thực hiện chế độ thủ trưởng những vấn đề về: pháp
luật , chủ chương, chính sách của nhà nước, chính phủ,
cấp trên, phải được phổ biến, quán triệt đến mỗi cán bộ
công chức
- Người đứng đầu công sở phải thực sự công tâm, không

định kiến, tôn trọng và khuyến khích sự thẳng thắn,
trung thực của cán bộ-công chức thuộc thẩm quyền
quản lí


– Cán bộ-công chức lãnh đạo các đơn vị khác trong
cùng công sở, khi cần trưng dụng công chức không
thuộc quyền thì phải thương lượng với cấp lãnh đạo
quản lí trực tiếp của cán bộ, công chức đó cả trong
trường hợp lãnh đạo cấp trên đồng ý
– Các đơn vị trong cùng công sở có trách nhiệm phối
hợp cộng tác thực hiện công vụ để hoàn thành tốt
nhiệm vụ của cơ quan. Nghiêm cấm sự tranh chấp,
từ chối, trốn tránh trách nhiệm thuộc thẩm quyền.
Không được có tư tưởng cục bộ lám ảnh hưởng tới
hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ


b- Quan hệ công vụ giữa các công sở
- Các công sở khi thực hiện công vụ chung phải có sự
phối hợp, tinh thần hợp tác chặt chẽ, không để xảy ra
tình trạng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm giải
quyết. Trường hợp không giải quyết được phải kịp thời
báo cáo lên cấp có thẩm quyền trực tiếp để phan định
trách nhiệm.
- Công vụ thuộc thẩm quyền của công sở nào thì công sở
đó phải chịu trách nhiệm giải quyết
- Các công sở chuyên môn ở địa phương chịu sự hướng
dẫn và kiểm tra chuyên môn của bộ, ngành và công sở
cấp trên.

- Các công sở phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ báo cáo
định kì. Nếu có phátt sinh công vụ phải báo cáo kịp thời
lên công sở cấp trên bằng phương tiện nhanh nhất




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×