Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Câu hỏi thường gặp về tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.84 KB, 8 trang )

HỌC TẬP
CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động của Đảng ta và của Cách mạng Việt nam. Vì vậy, việc nghiên cứu,
học tập để nắm vững, vận dụng sáng tạo, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hàng đầu của mọi cán bộ, đoàn viên, thanh
niên.
Câu hỏi 1: Chủ nghĩa Mác – Lênin là gì? Tính cách mạng và khoa học của
chủ nghĩa Mác – Lênin được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?
Trả lời: Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết cách mạng và khoa học do Mác,
Ăngghen sáng lập, được Lênin phát triển toàn diện và nâng lên tầm cao mới, nhằm
xoá bỏ áp bức, bóc lột, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng xã hội tốt
đẹp.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết về nhận thức và cải tạo thế giới, về những quy
luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, về sự diệt vong tất yếu của
chủ nghĩa tư bản và con đường cách mạng vô sản, lật đổ chế độ tư bản, xây dựng
chế độ XHCN tiến lên CSCN.
Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành bởi ba bộ phận cơ bản là triết học, kinh tế
chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Có thể nói vắn tắt về tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin trong
những điểm sau:
Đó là học thuyết duy nhất nêu lên mục tiêu, điều kiện, phương pháp giải phóng triệt
để xã hội, giải phóng giai cấp và dân tộc, giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc
lột và bất công...
Đó là học thuyết chỉ ra những quy luật tổng quát của sự phát triển xã hội với nội dung
triệt để, toàn diện; chỉ ra lực lượng và động lực thực hiện sự giải phóng đó đồng thời
nêu lên những định hướng phương pháp luận cho việc tiến hành sự nghiệp to lớn
này.
Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện trong sự thống
nhất giữa phương pháp với cấu trúc lý luận của học thuyết. Bản chất này bắt nguồn
từ phép biện chứng duy vật và tinh thần nhân đạo của giai cấp công nhân.


Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết mở, có nghĩa là không phải cứng nhắc và
bất biến mà có khả năng và không ngừng tự đổi mới, tự phát triển trong dòng trí tuệ
của nhân loại. Toàn bộ học thuyết Mác – Lênin có giá trị bền vững xét trong tinh thần
biện chứng, nhân đạo và hệ thống tư tưởng cốt lõi của nó. Những tinh hoa trí tuệ của
các thế hệ kế tục sẽ làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin ngày càng hoàn thiện và sáng rõ
hơn trong các điều kiện cụ thể.
Câu hỏi 2: Trong những điều kiện lịch sử - xã hội nào tư tưởng Hồ Chí Minh
được hình thành?
Trả lời: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm lý luận cơ bản về chiến lược,
sách lược, phương châm, phương pháp của cách mạng Việt Nam từ giải phóng dân
tộc đến CNXH. Đó là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành do yêu cầu
khách quan nhằm giải đáp những đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam đặt ra
hồi đầu thế kỷ 20 trong những điều kiện lịch sử - xã hội sau đây:
1. Sau khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân ta vẫn
tiếp tục chiến đấu chống ngoại xâm trong hoàn cảnh rất khó khăn. Các phong trào
yêu nước, các cuộc nổi dậy đều bị kẻ thù dìm trong biển máu. Nguyên nhân của
những thất bại nêu trên là do chưa tìm được đường lối rõ ràng, đúng đắn.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Quê hương
của Người ( tỉnh Nghệ An) là mảnh đất giàu truyền thống bất khuất, cần cù lao động,
hiếu học... nơi đã sản sinh ra nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ngay
từ nhỏ, Người đã được ảnh hưởng bởi những truyền thống quý báu đó.
3. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra thời đại mới trong lịch sử loài
người. Vào thời điểm ấy, sau khi bôn ba qua nhiều nước để tìm đường cứu dân, cứu
nước, Hồ Chí Minh đến Thủ đô nước Pháp. Tại đây, sau khi đọc bản Luận cương về
Dân tộc và Thuộc địa của V.I.Lênin, Người coi đây chính là cái “ cẩm nang thần kỳ”
cho sự nghiệp cứu nước và giải phóng các dân tộc thuộc địa, khẳng định thêm con
đường mà Người đã chọn.
Câu hỏi 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc nào?
Trả lời: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ 3 nguồn gốc chủ yếu:

1. Từ những giá trị văn hóa truyền thống là tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí độc
lập, tự lực, tự cường, lòng nhân ái, đoàn kết, sự cần cù, thông minh, sáng tạo trong
lao động và tính lạc quan, yêu đời... của dân tộc.
2. Từ những tinh hoa văn hóa của phương Ðông và phương Tây trong đó có tinh hoa
của Nho giáo về triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, giúp đời; tinh hoa của văn hóa
phương Tây về dân chủ, cách mạng, tự do, bình đẳng, bác ái...
3. Từ chủ nghĩa Mác – Lênin, nguồn gốc chủ yếu tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin
nhờ quá trình lăn lộn trong phong trào công nhân thế giới, trở thành một chiến sĩ xã
hội, rồi một chiến sĩ cộng sản. Dưới ánh sáng lý luận của học thuyết Mác – Lênin,
Nguyễn Ái Quốc tổng kết kinh nghiệm cách mạng thế giới và thực tiễn đấu tranh giải
phóng của dân tộc mình để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
Ngoài ba nguồn gốc chủ yếu nêu trên còn cần phải nói đến những nhân tố chủ quan
thuộc về phẩm chất, tư chất, bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, phong cách... được tôi luyện
trong cuộc sống, trong quá trình hoạt động cách mạng lâu dài của Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 4: Các giai đoạn hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí
Minh ra sao?
Trả lời: Có thề chia thành các giai đoạn là:
1. Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm ( từ 1911 đến 1920). Trong giai đoạn này
Nguyễn Ái Quốc bôn ba qua các châu lục để tìm hiểu cuộc sống của người lao động
tại các nước tư bản, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới. Năm 1920, sau
khi nghiên cứu Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc tán thành gia nhập Quốc tế
thứ ba, tham gia sáng lập Ðảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển
biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai
cấp, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin.
2. Giai đoạn hình thành cơ bản ( từ 1921 đến 1930). Ðây là giai đoạn hoạt động cực
kỳ sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc. Người sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo
“ Người cùng khổ” ( Le Paria), hoạt động trong quốc tế cộng sản ở Matxcơva; sáng
lập ra tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, xuất bản báo Thanh
Niên; mở lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên trong nước ở Quảng Châu; sáng

lập Ðoàn Thanh Niên cộng sản gồm 8 đồng chí đầu tiên; Chủ trì hội nghị hợp nhất,
thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam; viết các tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân
Pháp” ( 1925); “Ðường Kách mệnh” ( 1927) và các văn kiện tại hội nghị thành lập
Ðảng...
3. Giai đoạn thử thách và thắng lợi ( từ 1930 đến 1945). Thời gian từ năm 1931 đến
năm 1940, Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng ở nước ngoài đồng thời chỉ đạo
phong trào trong nước. Người bị bắt giam một năm trong nhà tù của đế quốc Anh.
Sau đó Người sang Liên Xô học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin. Những
quan điểm của Người về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, sách lược và chiến
lược cách mạng Việt Nam... đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn, nhất là
dưới ánh sáng của nghị quyết Ðại hội VII Quốc tế cộng sản năm 1935.
Ðầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên và trước hết. Người sáng lập Mặt trận Việt
Minh và cùng Trung ương Ðảng ta lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám
lịch sử trong cả nước.
4. Giai đoạn phát triển và toả sáng ( từ 1945 đến 1969). Ðây là giai đoạn toàn Ðảng,
toàn dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng
CNXH ở miền Bắc vừa đấu tranh giải phóng miền Nam. Thắng lợi của hai cuộc
kháng chiến đã đưa Việt Nam lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới, đồng
thời chứng minh tính khoa học, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh. Những biến
động chính trị diễn ra trong những năm gần đây càng khẳng định giá trị dân tộc và
giá trị toàn nhân loại của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội bao gồm những nội dung gì?
Trả lời: Nội dung cơ bản về con đường giải phóng dân tộc:
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách
mạng vô sản, phải thực hiện kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng
giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Ðảng của giai cấp
công nhân lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “ Trước hết phải có Ðảng cách

mệnh... Ðảng có vững cách mạng mới thành công... Ðảng muốn vững thì phải có chủ
nghĩa làm cốt... Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
nghĩa Lênin”.
3. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng bạo lực, kết hợp
lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân dân.
Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Lênin về
cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới, sáng tạo bao gồm chiến
lược, sách lược và phương pháp tiến hành.
Nội dung cơ bản về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam:
1. Muốn đi lên CNXH chúng ta phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài. CNXH
không thể làm mau được mà phải làm dần dần. Bác luôn căn dặn cán bộ ta phải
chống giáo điều, rập khuôn theo cách làm của nước ngoài, phải tìm con đường riêng
của mình, xuất phát từ tình hình và đặc điểm của nước ta.
2. Về động lực, bước đi và cáh thực hiện CNXH ở Việt Nam, Người chỉ rõ cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, tất cả đều phải của dân, do dân, vì dân; coi
trọng nhân tố con người, coi con người là yếu tố quyết định. Người rất chú trọng giáo
dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, thanh niên đồng thời cũng khuyến
khích sử dụng các đòn bẩy như khoán, thưởng, phạt... trong kinh tế.
3.Bác chủ trương từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, coi
trọng phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp, văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến,
trong đó coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Về văn hóa phải xây dựng nền văn
hóa tiên tiến với nội dung XHCN và tính dân tộc. Bác đặt ra yêu cầu sản xuất phải đi
đôi với tiết kiệm và tích cực chống tham ô, lãng phí, quan liêu, coi đó là “ giặc nội
xâm” đồng minh với giặc ngoại xâm.
4. Người đặc biệt quan tâm xây dựng Ðảng và đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn
của Ðảng đồng thời với tăng cường vai trò của Nhà nước, xây dựng Nhà nước của
dân, do dân, vì dân; tăng cường pháp chế, xây dựng xã hội có kỷ cương, trật tự,
nhân ái, đạo đức, đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

Câu hỏi 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Ðảng và xây dựng Ðảng có những
nội dung gì chủ yếu? Nghị quyết hội nghị TW 6 ( lần 2, khoá VIII) yêu cầu toàn
Ðảng chú trọng những nhiệm vụ nào trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Ðảng?
Trả lời: Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định Ðảng Cộng sản là nhân tố quyết
định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam với những nội dung chủ yếu là:
1. Về bản chất giai cấp của Ðảng. Người nêu rõ: “ Ðảng là đội tiên phong của
giai cấp vô sản...” và “ Ðảng ta – Ðảng của giai cấp công nhân”. Bản chất giai cấp
công nhân thể hiện ở chỗ:
- Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết cách mạng và khoa học đã tạo ra thế
giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho Ðảng ta.
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Ðảng được xây dựng và tổ chức theo những nguyên tắc trong học thuyết về
Ðảng kiểu mới của Lênin:
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
b. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
c. Tự phê bình và phê bình.
- Ðảng là một tổ chức chính trị chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, có mối
liên hệ chặt chẽ với nhân dân, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về Ðảng và xây dựng Ðảng, Nghị quyết hội
nghị lần thứ sáu ( lần 2) Ban Chấp hành TW Ðảng khoá VIII về một số vấn đề cơ bản
và cấp bách trong công tác xây dựng Ðảng hiện nay yêu cầu các tổ chức Ðảng và
mọi cán bộ, đảng viên từ TW đến cơ sở phải kiên định những vấn đề quan điểm có
tính nguyên tắc sau đây:
- Ðộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng
ta, dân tộc ta.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động của Ðảng.
- Ðảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãng đạo cách mạng Việt Nam; không

chấp nhận “ đa nguyên, đa đảng”.
- Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện khối đại
đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng.
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động
của Ðảng.
- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của
giai cấp công nhân.
2. Về xây dựng Ðảng trong điều kiện Ðảng cầm quyền. Người nêu rõ những
điểm cơ bản là:
- Những nguy cơ lớn mà Ðảng có thể lâm vào là sai lầm về đường lối, xa rời
quần chúng, thoái hóa, biến chất.
- Muốn lãnh đạo được xã hội, Ðảng phải tự nâng cao mình hơn nữa. Muốn xây
dựng CNXH Ðảng phải có học thức. Ðảng phải sát dân, sát thực tiễn, tôn trọng quy
luật khách quan trong xây dựng đường lối.
- Người luôn chăm lo giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên; coi đạo đức là gốc của người cách mạng.
Trước tình hình và nhiệm vụ cách mạng hiện nay,quán triệt tư tưởng Hồ Chí
Minh coi đạo đức là gốc của người cách mạng, Nghị quyết TW 06 (lần 2, khoá VIII)
đề ra nhiệm vụ tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán
bộ, đảng viên. Nghị quyết đề ra yêu cầu tổ chức cho cán bộ, đảng viên trong toàn
Ðảng:
- Học, nắm vững và tổ chức thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh cán bộ, công
chức, Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
Luật khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế tiếp dân, chế độ công khai tài
chính.

×