∞ ∞
1
TẬP ĐỌC:
Nhà ảo thuật
(Theo Blai-tơn)
(Sách Tiếng Việt, lớp 3, tập 2, trang 40)
I. M ụ c đích, yêu c ầ u :
Giúp học sinh:
Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai: biểu diễn, lỉnh kỉnh, ảo
thuật, một lát, chứng kiến, thán phục,…
Giọng đọc ở đoạn 4 thì phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc
nhiên.
Hiểu nghĩa các từ được chú giải ở cuối bài: ảo thuật, tình cờ,
chứng kiến, thán phục, đại tài.
Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là
những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài
ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa truyện trong SGK (phóng to)
III. Phương pháp dạy học chủ yếu:
Phương pháp hỏi-đáp: ở phần hỏi bài cũ, giới thiệu bài, tìm
hiểu bài…
Phương pháp trực quan: ở phần giới thiệu chủ điểm và tìm
hiểu bài.
Phương pháp luyện theo mẫu: giáo viên đọc mẫu cho toàn
bài cho học sinh nghe.
Phương pháp thuyết trình: giới thiệu bài và giới thiệu giọng
đọc toàn bài…
IV. Các hoạt động dạy-học:
2
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
5 phút
6 phút
8 phút
1. Kiểm tra bài cũ:
-Tuần trước, các em đã được học bài
“Chiếc máy bơm”, bây giờ cô sẽ mời 1 em
đọc lại toàn bài và trả lời câu hỏi: Ác-si-
mét đã nghĩ ra cách gì để làm cho nước
chảy ngược lên, giúp nông dân đỡ vất vả?
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu chủ điểm và truyện
đọc:
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh
minh họa chủ điểm trang 39, và mô tả bức
tranh: Cho cô biết các bạn thiếu nhi trong
tranh đang làm gì?
-Giáo viên nhắc lại và hỏi: Ai cho cô
biết tiếp theo chúng ta sẽ học chủ điểm gì?
-Trong tuần 23, 24, các em sẽ được
học bài với chủ điểm “Nghệ thuật”, từ đó,
các em sẽ có hiểu biết về những người làm
công tác nghệ thuật(nghệ sĩ, nhà văn, nhà
thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, diễn viên xiếc, …),
những hoạt động nghệ thuật, các bộ môn
nghệ thuật.
-Bài đọc đầu tiên, các em sẽ được
làm quen với một nhà ảo thuật tài ba.
2.2. Luyện đọc:
-Giáo viên đọc và ghi tên bài lên bảng.
-Giáo viên đọc toàn bài.
-Giới thiệu giọng đọc: Đoạn 1,2, 3,
đọc với giọng kể bình thản, từ tốn. Đoạn 4
-Ông đã làm 1 cái máy
bơm dẫn nước từ dưới
lên.
-Quan sát bức tranh và 1
vài học sinh mô tả: Các
bạn thiếu nhi trong tranh
đang biểu diễn các tiết
mục văn nghệ: hát chèo,
thổi kèn, đánh đàn, đóng
vai hề, có bạn đang vẽ.
-“Nghệ thuật”
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
-1 hoặc 2 học sinh đọc
lại tên bài.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
3
8 phút
đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc
nhiên.
-Cho học sinh đọc toàn bài.
-Gọi học sinh nhận xét cách đọc và
phát hiện lỗi phát âm(nếu học sinh không
phát hiện ra lỗi nào thì giáo viên hỏi:
Trong bài này thì các em thấy từ nào khó
đọc?).
-Giáo viên ghi bảng các từ khó đọc.
-Yêu cầu học sinh quan sát và lắng
nghe giáo viên đọc mẫu.
-Gọi 1 số học sinh đọc cá nhân, sau
đó cả lớp đọc đồng thanh.
-Giáo viên nhận xét.
-Gọi học đọc nối tiếp 4 đoạn trong
bài.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài
và nêu các từ mà các em chưa hiểu.
-Giáo viên cùng học sinh giải nghĩa.
+Cho học sinh tự giải nghĩa, giáo
viên bổ sung, rồi cho học sinh đặt câu.
+Nếu học sinh không giải nghĩa
được, giáo viên sẽ giúp học sinh giải nghĩa
(lỉnh kỉnh là từ chỉ đồ đạc ở vào tình
trạng có nhiều thứ khác nhau mà để lộn
xộn, không đươc sắp xếp gọn gàng.)
-Gọi học sinh đọc toàn bài.
-Cho học sinh nhận xét.
2.3. Tìm hiểu bài:
-Chúng ta vừa luyện đọc truyện, để
hiểu thêm nội dung câu chuyện cô và các
em cùng bước vào phần “Tìm hiểu bài”.
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
-Yêu cầu 1 học sinh đọc câu hỏi 1
trong SGK.
-1 học sinh đọc.
-Học sinh phát hiện các
lỗi phát âm: biểu diễn,
lỉnh kỉnh, ảo thuật, một
lát, chứng kiến, thán
phục, …
-Lắng nghe.
-Học sinh đọc.
-Lắng nghe.
-ảo thuật, tình cờ, chứng
kiến, thán phục, đại tài,
lỉnh kỉnh, …
+Học sinh giải nghĩa
theo ý hiểu của mình.
-2 học sinh đọc.
-Nhận xét.
-Lắng nghe.
-1 học sinh đọc.
4
-Gọi 1 học trả lời.
-Gọi học sinh nhận xét.
-Giáo viên: Vì nhà đang gặp khó
khăn nên các em không thể xin tiền mua vé
đi xem xiếc được.
-Nhưng chuyện gì đã xảy ra tiếp theo
đối với hai chị em Xô-phi và Mác? Các em
hãy đọc thầm đoạn 2 và cho cô biết nào?
-Thế các em đã làm gì?
-À, để cảm ơn hai chị em thì chú Lý
đã đề nghị dẫn các em vào rạp, nhưng tại
sao hai chị em lại từ chối?
-Yêu cầu học sinh nhận xét.
-Cho 1 học sinh đọc đoạn 3, 4 và cho
biết: Vì sao chú Lý tìm đến nhà Xô-phi và
Mác?
-Giáo viên dán tranh trong SGK, và
nói:mẹ hai bạn nhỏ đã mời chú uống trà,
các em hãy quan sát tranh và cho cô biết
chuyện gì xảy ra trong lúc đó?
-Cho học sinh nhận xét.
-Vậy hai chị em nhà Xô-phi và Mác
đã được xem gì nào?
-Học sinh đọc:Vì sao hai
chị em Xô-phi không đi
xem ảo thuật?
-Trả lời: Vì bố của các
em đang nằm viện, mẹ
rất cần tiền chữa bệnh
cho bố, các em không
dám xin tiền mẹ mua vé.
-Nhận xét.
-Lắng nghe.
-Hai chị em gặp chú Lý,
nhà ảo thuật.
-Các em đã giúp chú Lý
mang những đồ đạc lỉnh
kỉnh đến rạp xiếc.
-Hai chị em nhớ lời mẹ
dặn không được làm
phiền người khác nên
không muốn chờ chú
cảm ơn.
-1 học sinh nhận xét.
-Chú muốn cảm ơn 2 bạn
nhỏ rất ngoan, đã giúp
đỡ chú.
-Quan sát tranh.
+Đã xảy ra hết bất ngờ
này đến bất ngờ khác:
một cái bánh bỗng biến
thành hai, các dải băng
đủ màu sắc từ lọ đường
bắn ra, một chú thỏ trắng
hồng bỗng nằm trên chân
Mác.
5