Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 câu hỏi tự LUẬN vấn đáp NGẮN môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.46 KB, 13 trang )

CÂU HỎI TỰ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Trước năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã làm nghề dạy học ở đâu?
Trong bao lâu?
Đáp án:
Trường Dục Thanh (Phan Thiết) Từ tháng 9 năm 1910 đến tháng 2 năm
1911.
Câu 2: "Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã
hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa
thôi" Đoạn văn trên được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh? Thời gian
nào?
Đáp án:
Bài báo "Đông Dương" (4/1921).
Câu 3: Hồ Chí Minh đến Liên bang Xô viết lần đầu tiên vào thời gian nào?
Đáp án:
Tháng 6-1923.
Câu 4: "Người ta có thể nói không ngoa rằng Trường Đại học phương Đông
ấp ủ dưới mái của mình tương lai của các dân tộc thuộc địa". Câu này được
trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
Đáp án:
“Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Câu 5: Hoàn chỉnh câu sau của Hồ Chí Minh: "Chúng ta hy sinh làm cách
mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là..., chớ để trong tay một bọn ít người".
Đáp án:
Làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều.
Câu 6: "Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp
và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần
chúng nông dân ủng hộ tích cực". Luận điểm này của ai? Trong tác phẩm
nào?
Đáp án:
Hồ Chí Minh. Trong từ tác phẩm "Công tác quân sự của Đảng trong nông
dân".


Câu 7: "... chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản". Luận điểm này được trích từ tác phẩm nào của Hồ
Chí Minh?
Đáp án:
Chánh cương vắn tắt của Đảng
Câu 8: Trong bài "Kính cáo đồng bào" (6/6/1941), Hồ Chí Minh khẳng định
“hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều". Đó là điều gì?


2
Đáp án:
Toàn dân đoàn kết.
Câu 9: Ngày 1/1/1942, trong bài "Năm mới, công việc mới", Hồ Chí Minh đã
đưa ra một nhận định mang tính dự báo. Dự báo đó sau này hoàn toàn chính
xác. Đó là dự báo gì?
Đáp án:
Nga nhất định thắng, Đức nhất định bại, Anh - Mỹ sẽ được, Nhật Bản sẽ
thua.
Câu 10: "Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm
rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh". Đoạn văn trên trích từ tài
liệu nào của Hồ Chí Minh? Vào thời gian nào?
Đáp án:
Thư gửi đồng bào toàn quốc (10-1944)
Câu 11: Vở này ta tặng cháu yêu ta,
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là.
Mong cháu ra công mà học tập,
Mai sau cháu giúp nước non nhà.
Người cháu mà Hồ Chí Minh nhắc đến trong bài thơ tên là gì?
Đáp án:
Nông Thị Trưng

Câu 12: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng
bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".Đoạn văn trên trích
từ tài liệu nào của Hồ Chí Minh?
Đáp án:
Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa (8/1945)
Câu 13: Hoàn chỉnh đoạn văn sau của Hồ Chí Minh: "Chính phủ là..(1). của
dân vậy. Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy
nhất là (2)... cho mọi người".
Đáp án:
(1) Công bộc….(2) mưu tự do hạnh phúc.
Câu 14: Trong bài "Tết Trung thu với nền độc lập" (17/9/1945), Hồ Chí
Minh đã xưng hô với các em thiếu niên, nhi đồng bằng tên gì?
Đáp án:
Già Hồ
Câu 15: Trong bài "Nhân tài và kiến quốc", Hồ Chí Minh chỉ rõ "chúng ta
cần nhất bây giờ" là làm những việc gì?
Đáp án:
Kiến thiết ngoại giao
Kiến thiết kinh tế
Kiến thiết quân sự
Kiến thiết giáo dục
Câu 16: Trong một lần trả lời phỏng vấn của các phóng viên (26/12/1945), Hồ
Chí Minh đã ví thực lực như cái gì? Đáp án:
Cái chiêng


3
Câu 17: Câu trích dưới đây có chỗ nào không đúng với cách diễn đạt của Hồ
Chí Minh: "Không chia trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, giống nòi, giai cấp,
đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó".

Đáp án:
đúng phải là: “Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống…..”
Câu 18: Trong bài phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban nghiên cứu kế
hoạch kiến quốc (10/1/1946), Hồ Chí Minh lưu ý cần phải thực hiện ngay
những việc gì?
Đáp án:
1. Làm cho dân có ăn
2. Làm cho dân có mặc
3. Làm cho dân có chỗ ở
4. Làm cho dân có học hành
Câu 19: "Chúng ta đều được kích thích bởi một tinh thần. Triết lý đạo
Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức: "Kỷ
sở bất dục, vật thi ư nhân" (Điều mà mình không muốn thì đừng làm cho
người khác). Hồ Chí Minh nói câu này ở đâu? vào thời gian nào?
Đáp án:
Tại buổi chiêu đãi của Chủ tịch Chính phủ Pháp G.Biđôn 2/7/1946 Hồ Chí
Minh toàn tập, tập 4, tr.267
Câu 20: Ngày 31/5/1946, trước khi lên máy bay, Bác Hồ đã nói với cụ Huỳnh
điều gì?
Đáp án:
"Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó
khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong cụ "dĩ bất biến, ứng vạn biến"
(lấy cái không thay đổi để đối phó với muôn sự thay đổi)
Câu 21: Trong lời tuyên bố trước Quốc hội tại phiên họp ngày 31/10/1946, Hồ
Chí Minh nói Người chỉ có một Đảng, đó là Đảng gì?
Đáp án:
Đảng Việt Nam
Câu 22: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước
nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên". Đoạn
văn này được trích từ bức thư Hồ Chí Minh "Gửi các bạn thanh niên". Bức

thư đó được viết vào thời gian nào?
Đáp án:
17/8/1947
Câu 23: Trong bài "Ba mươi năm hoạt động của Đảng", Hồ Chí Minh đã xác
định rõ đặc điểm to nhất của miền Bắc khi tiến lên CNXH. Đó là đặc điểm
nào?
Đáp án:
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.


4
Câu 24: Hoàn chỉnh câu sau đây của Hồ Chí Minh: "Muốn có nhiều máy, thì
phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu.
Đó là con đường phải đi của chúng ta, con đường..."
Đáp án:
công nghiệp hóa nước nhà
Câu 25: Kết thúc bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt
trận (8-1962), Hồ Chí Minh yêu cầu các đại biểu thực hiện đúng một câu
khẩu hiệu. Đó là khẩu hiệu gì?
Đáp án:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
Câu 26: Tại Hội nghị chính trị đặc biệt Hồ Chí Minh đã đọc một báo cáo
quan trọng. Hội nghị đó diễn ra vào thời gian nào?
Đáp án:
Từ ngày 27 đến 28/3/1964
Câu 27: "Chỉ có CNXH và Chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới". Luận điểm này của Hồ
Chí Minh xuất hiện vào thời gian nào?

Đáp án:
15/7/1969
Câu 28: Nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng ta, Hồ Chí Minh đã
viết một bài báo nổi tiếng. Tên bài báo đó là gì?
Đáp án:
Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Câu 29: "Tôi yêu đồng bào ở miền Bắc cũng như yêu đồng bào ở miền Nam.
Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi". Hồ Chí Minh nói câu này vào thời gian
nào?
Đáp án:
14/7/1969
Câu 30: "Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy
chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công
tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ". Đoạn văn này được trích từ bài viết nào của
Hồ Chí Minh?
Đáp án:
Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng. 1/6/1969.
Câu 31: "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc;
cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và
của cách mạng thế giới". Luận điểm này được trích từ bài viết nào của Hồ
Chí Minh?
Đáp án:
Bài "Cuộc kháng chiến" (tác phẩm Đông Dương 1923-1924).
Câu 32: Hoàn chính câu nói của Hồ Chí Minh: "Bây giờ học thuyết nhiều,
chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa..........,.........., .................., ............... là chủ
nghĩa Lênin"


5
Đáp án:

chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất.
Câu 33: Hoàn chính câu nói của Hồ Chí Minh: "Dân chúng........(1) là..............
(2)cách mệnh, tư bản là............(3), khi nó không lợi dụng được dân chúng
nữa, thì nó phản cách mệnh"
Đáp án:
(1)công nông; (2)gốc; (3)hoạt đầu
Câu 34: Trong "Chánh cương vắn tắt của Đảng", Hồ Chí Minh xác định về
phương diện xã hội cách mệnh phải làm gì?
Đáp án:
A. Về phương diện xã hội thì:
a. Dân chúng được tự do tổ chức.
b. Nam nữ bình quyền, v.v...
c. Phổ thông giáo dục theo công nông hóa.
Câu 35: Hồ Chí Minh viết chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân vào thời gian nào? Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân có ý nghĩa gì?
Đáp án:
Tháng 12/1944. Nghĩa là: Chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên
truyền.
Câu 36: Có mấy nhiệm vụ cấp bách được Hồ Chí Minh đề cập đến vào ngày
3/9/1945? Nhiệm vụ thứ năm là gì?
Đáp án:
6 nhiệm vụ cấp bách
Nhiệm vụ thứ năm: "Thuế thân, thuế chợ, thuế đò là một lối bóc lột vô nhân
đạo. Tôi đề nghị bỏ ngay ba thứ thuế ấy. Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm hút
thuốc phiện".
Câu 37: "Tuần lễ vàng" được Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh đứng đầu
phát động vào thời gian nào? Kết quả thu được?
Đáp án:
17/9 đến 24/9/1945; 20 triệu đồng và 370kg vàng.

Câu 38: Hoàn chỉnh câu nói của Hồ Chí Minh trong Thư gửi học sinh (9/1945):
"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang....(1), chính là nhờ một phần lớn ở công học tập .....(2)".
Đáp án:
(1). để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không
(2). của các em;
Câu 39: "Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng" được Hồ Chí
Minh viết vào thời gian nào? Người đã kể các lỗi lầm nào của một số cán bộ
công chức Nhà nước?
Đáp án:
17/10/1945, 6 lỗi lầm: 1. Trái phép; 2. Cậy thế; 3. Hủ hóa; 4. Tư túng; 5.
Chia rẽ; 6. Kiêu ngạo.


6
Câu 40: Hoàn chỉnh câu nói của Hồ CHí Minh: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng
nước nhà, gây đời sống mới, việc gì...(1) mới làm thành công. Mỗi một người
dân.....(2), tức là cả nước.....(3); mỗi người dân....(4) tức là cả nước......(5)"
Đáp án:
(1). cũng cần có sức khỏe; (2). yếu ớt; (3). yếu ớt ; (4). mạnh khỏe; (5).
mạnh khoẻ
Câu 41: Hoàn chỉnh các câu sau đây của Hồ Chí Minh.
Học để.....(1)....
Học để phụng sự.....(2)....
Muốn đạt mục đích, thì phải....(3)....
Đáp án:
(1). làm việc, làm người, làm cán bộ
(2). Đoàn thể, "giai cấp và nhân dân
Tổ quốc và nhân loại"
(3). Cần, kiệm, liêm, chính

Chí công, vô tư.
Câu 42: "Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người."
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
Đáp án:
Cần kiệm liêm chính (1949)
Câu 43: Hoàn chỉnh các câu trích sau đây của Hồ Chí Minh:
"Phải đưa chính trị vào...(1)". Trước kia, việc gì cũng từ......(2)". Từ nay việc
gì cũng phải từ.....(3)".
Đáp án:
(1). giữa dân gian
(2). trên dội xuống
(3). dưới nhoi lên.
Câu 44: "Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì
cũng làm mới.
Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ.
Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý.
Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm.
Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm".
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
Đáp án:
Đời sống mới (1947).


7
Câu 45: Hồ Chí Minh đã chỉ đạo soạn thảo mấy bản Hiến pháp của Nhà nước

Việt Nam?
Đáp án:
2 Hiến pháp; 1946 và 1959.
Câu 46: Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc từ thời gian nào?
Đáp án:
Từ 9 giờ đến 10 giờ ngày 10-5-1965.
Câu 47: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có
sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người
yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa
cá nhân". Luận điểm này được Hồ Chí Minh phát biểu ở đâu? Vào thời gian
nào?
Đáp án:
Nói tại buổi làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng
về việc làm và xuất bản loại sách người tốt việc tốt. Đầu tháng 6-1968.
Câu 48: Hồ Chí Minh phát động "Tết trồng cây" bắt đầu từ bao giờ?
Đáp án:
Từ Tết Canh Tý 1960.
Câu 49: Trình bày ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh?
Đáp án:
"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành".
Câu 50: "Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!".
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? Viết vào thời gian
nào?
Đáp án:
Thư gửi đồng bào Nam Bộ, 1-6-1946.
Câu 51: Hoàn chỉnh câu sau đây của Hồ Chí Minh: Được trích từ "Thư gửi
đồng bào Nam Bộ" (1-6-1946): " Tôi xin đồng bào cứ bình tĩnh. Tôi xin hứa với

đồng bào rằng Hồ Chí Minh...".
Đáp án:
không phải là người bán nước.
Câu 52: Hãy nêu rõ "Sáu cái yêu" mà Hồ Chí Minh đề cập đến trong bài nói
tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958)?
Đáp án:
Yêu Tổ quốc
Yêu nhân dân
Yêu chủ nghĩa xã hội
Yêu lao động
Yêu khoa học và kỷ luật
Câu 53: "Chủ nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm
ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn


8
tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom". Hồ Chí Minh nói câu này ở đâu?
Vào thời gian nào?
Đáp án:
Trả lời những câu hỏi của cử tri Hà Nội, 10-5-1958.
Câu 54: "Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức
là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức". Câu này
Hồ Chí Minh nói ở đâu? Vào thời gian nào?
Đáp án:
Nói tại lớp học chính trị của giáo viên, 1959.
Câu 55: Trong bức thư gửi các cháu thiếu nhi ngày 24-10-1946, Hồ Chí Minh
dạy các cháu thực hiện 5 điều. Đó là những điều gì?
Đáp án:
1. Phải siêng học
2. Phải giữ sạch sẽ

3. Phải giữ kỷ luật
4. Phải làm theo đời sống mới
5. Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ anh em
Câu 56: Tháng 2-1958, sau khi đi thăm ấn Độ và Miến Điện về, Hồ Chí Minh
đã viết một tác phẩm ca ngợi tình hữu nghị giữa ba nước Việt Nam, Ấn Độ và
Miến Điện? Tác phẩm đó có tên gọi là gì? Viết vào ngày ,tháng, năm nào?
Đáp án:
Tình nghĩa anh em Việt - Ấn - Miến. 26-2-1958.
Câu 57: Trong tác phẩm "Đạo đức cách mạng" (1958), Hồ Chí Minh đề cập
đến ba loại kẻ địch chống lại cách mạng. Đó là những kẻ địch nào?
Đáp án:
1. Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc
2. Thói quen và truyền thống lạc hậu
3. Chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản.
Câu 58: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nền văn hoá mới Việt Nam có những
tính chất và chức năng gì?
Đáp án:
- Có 3 tính chất: Tính dân tộc;tính khoa học; tính đại chúng.
- Có 3 chức năng:
Bồi dưỡng tư tưởng đúng, tình cảm đẹp; Nâng cao trình độ dân trí; Bồi
dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không
ngừng hoàn thiện mình.
Câu 59: Những giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc VN chi phối đến sự
hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh ?
Đáp án:
- Chủ nghĩa yêu nước, đấu tranh bất khuất để dựng nước và giữ nước.
- Tinh thần đoàn kết cộng đồng, gắn bó khoan dung, trọng đạo lý nghĩa
tình.
- Lạc quan, tin vào sức mạnh của chính mình, sức mạnh chính nghĩa.



9
- Cần cù dũng cảm, thông minh sáng tạo, cầu tiến bộ, biết kế thừa tinh hoa
văn hóa nhân loại.
Câu 60: Những quan điểm cơ bản của Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc ?
Đáp án:
- Đại đoàn kết toàn dân là vấn đề chiến lược, quyết định sự thành bại của
cách mạng.
- Vừa là động lực, vừa là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
- Là đại đoàn kết toàn dân trong một mặt trận thống nhất.
- Đảng CS vừa là thành viên của Mặt trận thống nhất, vừa là lực lượng lãnh
đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh.
- Đại đoàn kết dân tộc gằn liền với đoàn kết quốc tế.
Câu 61: Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được thể hiện trên những nội dung
nào?
Đáp án:
- Xem con người đúng với bản chất vốn có, là một hiện thực lịch sử trong
mối quan hệ lịch sử, cụ thể.
- Yêu thương vô hạn đối với con người.
- Khoan dung độ lượng trước tính đa dạng của con người.
- Con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách mạng.
Câu 62: Vì sao Bác Hồ nói “ cán bộ là cái gốc mọi của công việc” ?
Đáp án:
- Cán bộ là người trực tiếp giáo dục, tuyên truyền đường lối quan điểm của
Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước đến nhân dân.
- Là người tổ chức lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân thực hiện thắng lợi đường
lối của Đảng.
- Là cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân ( phản ánh được tình hình đất
nước, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để Đảng định ra đường lối đúng )
Câu 63: Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng HCM về quân đội Nhân dân ?

Đáp án:
- Quân đội nhân dân do Đảng CSVN tổ chức và lãnh đạo, là Quân đội của
dân, do dân và vì dân.
- Là đội quân chiến đấu, công tác và sản xuất.
- Phải xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, trên cơ sở xây dựng vững
mạnh về chính trị.
- Quân đội nhân dân phải tiến lên chính qui và từng bước hiện đại.
Câu 64 : Những nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới theo Tư tưởng
HCM?
Đáp án:
- Nói đi đôi với làm , phải nêu gương về đạo đức.
- Xây đi đôi với chống.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
- Đánh giá con người phải biện chứng, nhân văn để phát triển cái thiện, đẩy
lùi cái ác.
Câu 65 : Nguồn gốc cơ bản hình thành Tư tưởng HCM ?


10
Đáp án:
Có 4 nguồn gốc:
- Truyền thống dân tộc VN
- Tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Chủ nghĩa Mác-Lê nin.
- Những nhân tố chủ quan về phẩm chất cá nhân HCM
Câu 66: Nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những quan
điểm nào?
Đáp án:
Thứ nhất: Giữ vững thế chủ động.
Thứ hai: Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng lực lượng với việc tạo thế, đoạt

thời.
Thứ ba: Có một cách đánh linh hoạt.
Thứ tư: Chú trọng chiến thuật đánh vào lòng người.
Thứ năm: Biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc.
Câu 67 : Nguyên tắc phương pháp xây dựng và giáo dục đạo đức mới theo tư
tưởng Hồ Chí Minh ?
Đáp án:
Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Xây đi đôi với chống.
Câu 68: Bốn câu thơ:
“Không có việc gì khó.
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển.
Quyết chí ắt làm nên”
Bài thơ đó Bác viết vào thời điểm và hoàn cảnh nào?
Đáp án:
Bác viết trên đường đi chiến dịch Biên giới, Thu đông năm 1950 - Khi đến
thăm đơn vị thanh niên xung phong đang làm đường cho chiến dịch.
Câu 69: Quan niệm của Hồ Chí Minh về một Đảng cách mạng?
Đáp án:
- Khi nói Đảng cách mạng là để phân biệt Đảng chân chính với Đảng theo
Chủ nghĩa cơ hội, Chủ nghĩa xét lại.
- Đảng ấy phải đứng trên lập trường của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, lấy Chủ
nghĩa Mác-Lê nin làm gốc.
- Mục tiêu của Đảng phải hướng tới giải phóng triệt để người lao động, xóa
bỏ triệt để áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội bằng phương pháp cách mạng
khoa học và phát huy tối đa sức mạnh của quần chúng.
Câu 70: Khái quát Tư tưởng HCM về bồi dưỡng thế hệ trẻ ?
Đáp án:

- Thế hệ trẻ là lực lượng quyết định sự phát triển của cách mạng, của đất
nước và của dân tộc.


11
- Thế hệ trẻ phải học tập, rèn luyện và vươn lên, hồn thành trọng trách lịch
sử của mình.
- Bồi dưỡng thế hệ trẻ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và
cần thiết. Đào tạo họ trở thành lớp người vừa “hồng” vừa “chun”
Câu 71 : Nêu nội dung cơ bản Tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng ?
Đáp án:
- Trung với nước, hiếu với dân.
- u thương con người, trước hết là người lao động.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng.
Câu 72 : Theo Tư tưởng HCM: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng
lợi cần có những điều kiện gì ?
Đáp án:
- Phải đi theo con đường cách mạng vơ sản.
- Phải do Đảng cộng sản lãnh đạo.
- Phải chủ động sáng tạo và thấy rõ khả năng có thể giành thắng lợi trước
CM vơ sản ở chính quốc.
- Phải có sự đồn kết của tồn dân tộc mà nòng cốt là liên minh cơng -nơng
- Phải thực hiện bằng phương pháp cách mạng bạo lực của quần chúng.
Câu 73: Từ 1923 – 1924 Nguyễn Ái Quốc đã tham gia các hội nghị quốc tế
quan trọng nào? Vào thời gian nào?
Đáp án:
Từ 1923 – 1924 Nguyễn Ái Quốc đã tham gia các hội nghị quốc tế quan
trọng:
- Đại hội quốc tế nơng dân lần thứ nhất 10.10.1923

- Đại hội quốc tế cộng sản thanh niên lần tư 15.6.1924.
- Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ năm 17.6.1924
- Đại hội quốc tế cứu tế đỏ lần thứ nhất 14.7.1924
- Đại hội quốc tế cơng hội đỏ lần thứ ba 17.7.1924
Câu 74: Nêu nội dung cơ bản quan ủieồm cuỷa HCM: “Chớnh trũ quyeỏt
ủũnh quãn sửù, quãn sửù phúc tuứng chớnh trũ”.
Đáp án:
-Trửụực heỏt phaỷi coự ẹaỷng caựch meọnh, coự ủửụứng loỏi chớnh trũ
ủuựng ủaộn ủeồ laừnh ủáo quần chuựng laọt ủoồ aựch thoỏng trũ cuỷa ủeỏ
quoỏc, thửùc dãn.
-Chớnh trũ quyeỏt ủũnh quãn sửù laứ ủửụứng loỏi chớnh trũ quyeỏt ủũnh
ủửụứng loỏi quãn sửù.
-Quãn sửù phúc tuứng chớnh trũ laứ phúc tuứng thaộng lụùi múc tiẽu
chớnh trũ.
Câu 75 : “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hố, khơng phải văn
hố Âu Châu mà có lẽ là một nền văn hố tương lai”. Đây là nhận xét của
một người nước ngồi về Nguyễn Ái Quốc ? Ơng là ai ? Vào thời gian nào ?
Đáp án:
Nhà thơ Xơ viết, Ơxip Men den xtam, 1923


12
Câu 76 : Những quan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc
vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?
Đáp án:
- Lý luận gắn liền với thực tiễn;
- Quan điểm lịch sử, cụ thể;
- Quan điểm toàn diện và hệ thống;
- Quan điểm kế thừa và phát triển.
Câu 77 : Tại Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam (16/4/1959), Hồ Chí

Minh đã nói: “Về nội dung viết, mà các cô các chú gọi là “đề tài”, thì tất cả
những bài Bác viết chỉ có một đề tài”. Đó là đề tài gì ?
Đáp án:
Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội .
Câu 78."Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy
cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập". Hồ Chí
Minh nói câu trên ở đâu? Với ai? Thời gian nào?
Đáp án:
Tại lán Nà Lừa. Với đồng chí Võ Nguyên Giáp. Cuối tháng 7/1945
Câu 79: “Tôi, Hồ Chí Minh, suốt cuộc đời đã cùng đồng bào chiến đấu cho
độc lập của Tổ quốc. Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước”. Hồ Chí
Minh nói trong hoàn cảnh nào? ở đâu?
Đáp án:
Hồ Chí Minh nói trong cuộc mít tinh của nhân dân Thủ đô sau khi ký Hiệp
định Sơ bộ mồng 6/3. Tại Nhà hát lớn Hà Nội
Câu 80: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta,
đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Câu nói ấy Bác viết trong tác phẩm
nào? ở đâu, vào thời gian nào?
Đáp án:
Câu nói trên được Bác viết trong bài “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa
Lênin” đăng trên tạp trí các vấn đề phương đông (Liên Xô) nhân kỷ niệm 90 năm
ngày sinh Lênin (22.4.1870 - 22.4.1960).
Câu 81: “ Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác Hồ nói câu đó vào ngày nào? Lần đầu
tiên được đăng trên báo nào? Ai là tác giả của bài báo đó?
Đáp án:
Bác Hồ nói câu đó vào ngày 19/9/1954. Câu nói đó lần đầu tiên được đăng
trên báo Nhân dân. Tác giả của bài báo đó là nhà báo Thép Mới.
Câu 82 : Trong bài “Nên học sử ta”, Hồ Chí Minh viết “Sử ta dạy cho ta bài

học”, đó là bài học gì ?
Đáp án:
Bài học: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta được độc
lập dân tộc; trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn, vậy


13
nên ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mãi; đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới
ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây Nhật, khôi phục lại độc lập tự do.



×