Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Bài giảng triệu chứng các bệnh tim mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 27 trang )

TRIỆU CHỨNG BỆNH TIM MẠCH


MỤC TIÊU
• Trình bầy được triệu chứng thường gặp
của bệnh tim mạch.
• Lập kế hoạch chăm sóc
BAI VIEN TIM MACH.rar

• Thực hiện kế hoạch chăm sóc
• Đánh giá quá trình chăm sóc


ĐẠI CƯƠNG
• Bệnh tim mạch là bệnh thường gặp trên lâm sàng, chiếm
tỷ lệ mắc bệnh cao nhất so với các bệnh khác
• Bệnh nếu khôngđược chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ
gây ra nhiều biến chứng nặng có thể tử vong
• Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đứng hàng đầu so với các
bệnh khác


• Nguyên nhân của bệnh:
- Do nhiễm khuẩn: Bệnh van tim, osler, viêm màng ngoài tim, viêm
nội tâm mạch nhiễm trùng, viêm cơ tim, viêm tắc động mạch, tĩnh
mạch…
- Nhiễm virus: Viêm cơ tim…
- Do các YTNC: Bệnh THA, bệnh mạch vành, bệnh tĩnh mạch,
bệnh động mạch ngoại vi…
- Do bẩm sinh: bệnh tim bẩm sinh có tím và không tím…




• Các bệnh tim thường gặp :
- Bệnh màng trong tim: hẹp, hở van tim, viêm nội tâm
mạc nhiễm trùng…
- Bệnh cơ tim: Bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại đồng
tâm và tắc nghẽn…
- Bệnh màng ngoài tim: Viêm màng ngoài tim, tràn dịch
màng tim…
- Bệnh động mạch: THA, bệnh mạch vành, bệnh ĐM
ngoại biên…


- Bệnh tĩnh mạch: Viêm tắc TM, Suy TM chi dưới mạn
tính, suy van TM…
- Bệnh tim bẩm sinh: TLT, TLN, CÔĐM, tứ chứng Fallo,
Ebstein…
- Rối loạn nhịp tim: RL nhịp chậm, RL nhịp nhanh,
NTT/T, NTT/N, H/C tiền kích thích…
- U tim…


ĐIỀU TRỊ
• Nội khoa:

- Không dùng thuốc
- Dùng thuốc

Can thiệp: - Nong, đặt stent(van, ĐM), Cấy máy tạo nhịp
vĩnh viễn

- Điều trị RF, tiêm xơ…

Phẫu thuật: - Mổ sửa van, thay van, sửa chữa toàn bộ
- Ghép tim
Điều trị các YTNC, các bệnh khác phối hợp


TRIỆU CHỨNG BỆNH TIM MẠCH
• Cơ năng:
- Bệnh nhân mệt, sốt
- Ăn ngủ kém
- Ho: khan, có đờm, ho ra máu…
- Khó thở: khi gắng sức -> khó thở thường xuyên
- Cảm giác tim đập mạnh, đập yếu, đập không đều, cảm
giác đánh trống ngực, cảm giác hụt hẫng, cảm giác tim
không đập…


• Quan sát(nhìn):
- Thể trạng: gầy, béo, bé nhỏ, cao…
- Da, niêm mạc: Nhợt, thiếu máu, tím, phù…
- Ngón tay, ngón chân dùi trống có tím: bệnh tim bẩm sinh
- Áp xe đầu ngón: osler
- TM nổi nhiều: bệnh suy TM
- Tổn thương loét: Bệnh ĐM, bệnh TM
- Hoại tử chi: Tắc ĐM


- TM cổ nổi
- Bụng cổ chướng: suy tim

- Khó thở nhanh: suy tim
- Lồng ngực phập phồng: khó thở
- Bệnh nhân mệt mỏi, lo lắng…


• Sờ:
- Mạch nhanh, mạch chậm, mạch cứng, mạch yếu, mạch không
đều…
- Phù mềm, ấn lõm
- Gan to, phản hồi gan-TM cổ dương tính
- Mỏm tim đập mạnh, đập yếu, nhanh, chậm, không đều…


Gõ:
- Gõ diện đục của tim lớn hơn BT: bệnh cơ tim,
tràn dịch màng tim, suy tim toàn bộ…
- Gõ bụng, phổi: tiếng gõ đục(do có dịch)
Nghe:
- Tiếng tim mạnh, yếu
- Tim đập chậm, nhanh, không đều…
- Có tiếng thổi ở tim(hẹp, hở van tim, tim bẩm
sinh…), động mạch(hẹp ĐM)
- Đo HA: cao, thấp


CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
BỆNH TIM MẠCH


NỘI DUNG


1.

Nhận định tình trạng bệnh nhân.

2.

Lập kế hoạch chăm sóc.

3.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

4.

Đánh giá quá trình chăm sóc


NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN
 Hỏi bệnh:
 Quan sát:
 Khám:
 Thu thập các dữ kiện khác:

• Các giấy tờ liên quan,
• Tiền sử bệnh đặc biệt,
• Thuốc đã và đang điều trị


HỎI BỆNH



Tiền sử gia đình, tiền sử bệnh của BN



Tiền sử phẫu thuật. Tiền sử sản phụ khoa



Hỏi rõ lối sống và nghề nghiệp của bệnh nhân.



Bệnh nhân có hút thuốc lá, thuốc lào không ?



Tiền sử dùng thuốc, dị ứng thuốc?



BN có khó thở? Đau ngực? Ho? Sốt? Đánh trống
ngực? Mệt? Ăn ngủ kém?...


KHÁM
-

Khám chức năng sống: mạch, HA, nhịp thở.


-

Nhìn xem BN có phù chân? có vết loét? có giãn TM?
có búi TM? Da niêm mạc có xuất huyết không.? Vị
trí,độ nông hay sâu của ổ loét. Da niêm mạc nhợt?
Tím? Ngón tay chân dùi trống?

- Thể trạng gày hay béo? BN bé nhỏ hay cao?
-

Mạch ngoại vi có bắt được không? Mạch đập mạnh
hay yếu? Đều hay không đều?

-

Mỏm tim đập mạnh hay yếu? Có lan rộng?


KẾ HOẶCH CHĂM SÓC
 Chế độ nghỉ ngơi, giảm lo lắng, mệt mỏi và giảm đau

cho người bệnh
 Thực hiện y lệnh, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, biến

cố tim mạch
 Chế độ dinh dưỡng
 Vệ sinh thân thể, chế độ vận động, nghỉ ngơi
 Giáo dục sức khoẻ



MỤC ĐÍCH
 Giảm/Mất triệu chứng đau, phù, mệt, ho, khó

thở…
 Chỉ định phác đồ điều trị lâu dài (cả đời) cho

bệnh nhân
 Giúp bệnh nhân hiểu về bệnh, tuân thủ điều trị + theo

dõi lâu dài bệnh.


THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nước tiểu , nhịp
thở..
- Theo dõi sự tuân thủ thuốc điều trị. Theo dõi tác
dụng phụ của thuốc có thể xảy ra…
- Theo dõi biến chứng như teo cơ, cứng khớp, tắc
mạch, ngất, đau ngực, khó thở, ho, suy tim nặng…
- Chăm sóc cơ bản: Chăm sóc tinh thần, không gắng
sức, ăn uống đảm bảo đúng tình trạng bệnh lý…


THỰC HIỆN Y LỆNH
 Cho bệnh nhân uống và tiêm thuốc đúng giờ, đúng

hàm lượng
 Thực hiện các XN đã được chỉ định
 Phụ giúp bác sỹ làm thủ thuật

 Chăm sóc vết loét bằng rửa thay băng vết loét
 Xoa bóp chân, tránh nằm lâu, vỗ rung…


- Chế độ ăn đủ 2500kalo/ ngày, bổ sung hoa
quả tươi hàng ngày nên chia thành nhiều
bữa nhỏ.
- Nghỉ ngơi luyện tập một cách hợp lý tránh
đi lại nhiều


Giáo dục sức khỏe.
-Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà biết phát hiện
các dấu hiệu bất thường của bệnh , loại bỏ các
YTNC. Thường xuyên theo dõi bệnh tại cơ sở y tế
chuyên khoa TM
- Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng, mặc
quần áo rộng tránh cọ sát vào ổ loét, tuyệt đối
không được dùng túi nilon bọc vào vết loét.
- Chế độ luyên tập, phục hồi chức năng ngay tại
giường càng sớm càng tốt
- Động viên bệnh nhân bỏ thuốc lá, thuốc lào


ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC
• BN hết phù, hết đau, hết khó thở, vết loét- vết thương
chóng liền sẹo. BN hết ho, hết sốt…
• BN ăn ngủ trở về bình thường
• Không có tác dụng phụ của thuốc.
• không có các biến chứng của bệnh



×