Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Nhan to anh huong den cau truc tai chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.7 KB, 42 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính của công ty.
Nhóm 1


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1

Các khái niệm về cấu trúc tài chính

2

Ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính

3

Thành phần, các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính, các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính.

4
2

Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng
cấu trúc tài chính của DN

5

Giới thiệu thông tin bất cân xứng


6

Thảo luận - Đề xuất


1

CẤU TRÚC TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
Cấu trúc tài chính là cơ cấu các loại nguồn vốn mà doanh nghiệp huy
động để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp mình.
(Nguồn từ: TS.Phạm Thị Thủy-ThS. Nguyễn Thị Lan Anh)
Tài sản
(sử dụng vốn)
Tài sản ngắn hạn

Nguồn vốn
(huy động vốn)
Nợ ngắn hạn
Vay dài hạn

Đầu tư dài hạn
Vốn cổ phần ưu đãi
Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định thuê tài chính
Chi phí trả trước dài hạn

Vốn cổ phần phổ
thông

Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
Các quĩ thuộc vốn
chủ sở hữu


VỐN CÓ TỪ ĐÂU ?
Vốn chủ sở hữu

Vốn vay

Nguồn vốn trong thanh toán
(Nợ phải trả người bán,…)


VỐN SẼ ĐI ĐÂU?
TS dài hạn (Máy móc thiết bị,…)

TS ngắn hạn (NVL, Hàng hoá,…)

TS trong thanh toán (Phải thu ở
khách hàng,…)


1

CẤU TRÚC TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
Theo tác giả: vấn đề của cấu trúc tài chính là đề cập cơ cấu các
loại nguồn vốn hình thành nên các loại tài sản của DN. Cấu trúc tài
chính hợp lý sẽ giúp cho DN được ổn định và phát triển vững chắc.

Cấu trúc tài chính là việc đánh giá tính hợp lí của cơ cấu nguồn vốn
xét trong mối liên hệ với cơ cấu tài sản của DN → Cấu trúc tài chính
hợp lý giúp DN có chính sách huy động vốn trong mối liên hệ với
chiến lược kinh doanh.
Hình vẽ: thể hiện các nguồn vốn huy động cơ bản trong mối liên hệ
với việc sử dụng vốn (hình thành vốn) của DN. Không có cấu trúc tài
chính nào chuẩn cho tất cả các DN mà một cấu trúc tài chính hợp
lí phải phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể và bản chất của hoạt
động kinh doanh


1

CẤU TRÚC TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
Một số khái niệm:
* Theo Bertonèche và Teulie thì cấu trúc tài chính doanh nghiệp là quan hệ tỷ
lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm phục vụ cho quá trình tài trợ của doanh
nghiệp, còn cấu trúc vốn được hiểu là quan hệ giữa nợ trung dài hạn và vốn
chủ sở hữu.
* Theo M. Dubois, một giáo sư chuyên nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp
của đại học Pierre Mendes France thì cấu trúc tài chính là quan hệ giữa các
nguồn vốn được sử dụng bởi doanh nghiệp, đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ.
* Theo M.Albouy là một trong những giáo sư hàng đầu của Pháp thì cấu trúc
tài chính của doanh nghiệp được hiểu là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ kể cả
các khoản nợ trong kinh doanh và vốn chủ sở hữu được tính từ bảng cân đối
kế toán.
--> Từ các khái niệm trên, cấu trúc tài chính doanh nghiệp được hiểu một cách
chung nhất là quan hệ tỉ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
được tính toán từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.



2

Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH CẤU
TRÚC TÀI CHÍNH
BÊN TRONG DOANH NGHIỆP




Nhận diện ưu, nhược
điểm của cấu trúc tài
chính hiện tại  tìm
kiếm biện pháp để đạt
được cơ cấu tài chính tối
ưu.
Nhận diện các dấu hiệu
rủi ro tài chính  có các
quyết sách kịp thời để
bảo đảm tính phát triển
bền vững.

BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP






Đánh giá mức độ rủi ro

tín dụng trước khi ra
quyết định cho vay.
Dự báo triển vọng tài
chính của doanh nghiệp.
“Rung chuông cảnh báo”
đối với các doanh
nghiệp có cấu trúc tài
chính quá rủi ro, để hạn
chế những bất ổn cho
nền kinh tế.


3

THÀNH PHẦN VÀ CÁC CHỈ TIÊU
PHẢN ÁNH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
Các thành phần:
Nợ phải trả bao gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
– Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng
một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường.
Là nguồn vốn chiếm dụng bên ngoài bao gồm các khoản vay ngắn hạn; các
khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu; thuế và
các khoản phải nộp cho Nhà nước; tiền lương, phụ cấp phải trả cho người lao
động…Nợ ngắn hạn có chi phí sử dụng vốn thấp nhưng lại tạo áp lực thanh toán
đối với DN trong ngắn hạn.
– Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm. Gồm: các
khoản như vay dài hạn cho đầu tư phát triển; nợ dài hạn phải trả – các khoản
vốn vay từ các tổ chức tín dụng bên ngoài, từ phát hành trái phiếu vay nợ của
dân chúng…Vốn vay dài hạn có chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn vay ngắn hạn
nhưng doanh nghiệp không phải chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn.



3

THÀNH PHẦN VÀ CÁC CHỈ TIÊU
PHẢN ÁNH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
Ưu và nhược điểm trong việc sử dụng nợ phải trả của DN:
– Ưu điểm: Chi phí sử dụng nợ được khấu trừ thuế còn chi
phí sử dụng vốn chủ sở hữu thì không, chi phí sử dụng nợ
thường thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.
– Nhược điểm: Khi doanh nghiệp sử dụng nợ quá cao, công
ty sẽ rơi vào tình trạng tài chính không lành mạnh và dẫn đến
nhiều rủi ro khác. Mặt khác khi vay vốn, doanh nghiệp cần
phải có tài sản thế chấp, và sẽ không có toàn quyền chủ động
trong việc sử dụng chúng.


3

THÀNH PHẦN VÀ CÁC CHỈ TIÊU
PHẢN ÁNH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
Vốn chủ sở hữu:
* Là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh
toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn
hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không
phải là một khoản nợ.
* VCSH bao gồm:
Vốn đóng góp nhà đầu tư (để thành lập hoặc mở rộng DN), theo quy định
của chính sách tài chính/QĐ của các chủ sở hữu vốn, của hội đồng quản trị;
Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động SXKD; thặng dư vốn cổ phần( do

phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá); khoản nhận biếu, tặng, tài trợ; chênh
lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý & các quỹ được hình
thành trong hoạt động kinh doanh (quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng
phúc lợi…), cùng với giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu cũng
nằm trong phân mục này trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Người
chủ sở hữu vốn kì vọng vào lợi ích mang lại giữa từ kết quả hoạt động kinh
doanh của DN dưới hình thức cổ tức và sự gia tăng giá trị của cố phiếu.


3

THÀNH PHẦN VÀ CÁC CHỈ TIÊU
PHẢN ÁNH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

Ưu và nhược điểm trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu DN:
– Ưu điểm: Khi tăng vốn chủ sở hữu làm tăng tính tự chủ cho
doanh nghiệp.
– Nhược điểm: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu thường lớn
hơn khi sử dụng nợ, mặt khác tốn kém chi phí phát hành. Khi
tăng vốn chủ sở hữu làm thay đổi cấu trúc quyền lực của Hội
Đồng Quản Trị.


CÁC CHỈ TIÊU CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DN



Nợ phải trả/Tổng TS = Hệ số nợ
Vốn chủ sở hữu/Tổng VCSH = Hệ số tài trợ


Chỉ tiêu
Hệ số nợ
Hệ s ố tài trợ

Cao

Thấp

Rủi ro tài chính cao
Đòn bẩy tài chính cao

Độc lập tài chính cao
Đòn bẩy tài chính thấp

Độc lập tài chính cao
Đòn bẩy tài chính thấp

Rủi ro tài chính cao
Đòn bẩy tài chính cao


CÁC CHỈ TIÊU CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DN

Chỉ tiêu

Cao

Thấp

Vốn vay/Tổng

NV

Rủi ro cao
Chi phí lãi vay cao
Lợi về thuế TNDN

Rủi ro thấp
Chi phí lãi vay thấp
Không được lợi về thuế TNDN

Phải trả người
bán/Tổng NV

Tăng cường vốn sử dụng
cho HĐKD (Chiếm dụng vốn)
Không được hưởng các
khoản chiết khấu

Hạn chế vốn sử dụng cho HĐKD
(Hạn chế chiếm dụng vốn)
Được hưởng các khoản chiết
khấu

14


TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA NGUỒN TÀI TRỢ
Tài trợ

TS ngắn hạn


+

TS dài hạn

Tài trợ

=

Vốn tạm thời

+ Vốn thường xuyên


TÌNH HÌNH BẢO ĐẢM VỐN THEO TÍNH ỔN
ĐỊNH CỦA NGUỒN TÀI TRỢ
16

TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

TÀI SẢN NGẮN HẠN
40

TÀI SẢN DÀI HẠN
60

CÂN BẰNG LÍ TƯỞNG



TÌNH HÌNH BẢO ĐẢM VỐN THEO TÍNH ỔN
ĐỊNH CỦA NGUỒN TÀI TRỢ
17

TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

TÀI SẢN NGẮN HẠN
40

TÀI SẢN DÀI HẠN
60

VỐN NGẮN HẠN TÀI TRỢ TÀI SẢN DÀI HẠN


TÌNH HÌNH BẢO ĐẢM VỐN THEO TÍNH ỔN
ĐỊNH CỦA NGUỒN TÀI TRỢ
18

TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

TÀI SẢN NGẮN HẠN
40

TÀI SẢN DÀI HẠN

60

VỐN DÀI HẠN TÀI TRỢ TÀI SẢN NGẮN HẠN


VỐN NGẮN HẠN TÀI TRỢ TÀI SẢN DÀI HẠN

Ưu điểm
•Chi phí thấp
•TS thế chấp thấp
•Linh hoạt

Nhược điểm
•Rủi ro cao
•Chi phí đàm phán cao
•Các nhà đầu tư kém tin tưởng

19


VỐN DÀI HẠN TÀI TRỢ TÀI SẢN NGẮN HẠN

Ưu điểm
•An toàn
•Các nhà đầu tư tin tưởng

Nhược điểm
•Chi phí cao
•Kém linh hoạt
•TS thế chấp nhiều


20


3

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
1. Hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh được đo lường: khả năng sinh lời trên tài sản & khả
năng sinh lời trên doanh thu.
Các nghiên cứu thực nghiệm của Pendey (2001), Huang and Song (2002)
Braduri (2002) ở các nước có nền kinh tế chuyển đối cho thấy hiệu quả kinh
doanh có quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ.
Ở VN, nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2006) trên các DN vừa và
nhỏ → cũng chỉ ra hiệu quả kinh doanh có quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ
nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Vì vấn đề thông tin bất cân xứng (giới thiệu ở phần 5 bài thuyết trình) nên
các nhà quản lý thường có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho tài sản của
mình.
→ Giả thuyết đặt ra: “Cấu trúc tài chính tỉ lệ nghịch với kết quả kinh doanh”


3

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
2. Qui mô của Doanh Nghiệp
Quy mô của DN có thể đo lường: số lượng nhân viên, tổng tài sản
hay tổng doanh thu

Ở VN, DN được niêm yết thường có quy mô lớn và do nhà nước chi
phối, nên các DN này có cơ hội huy động các nguồn bên ngoài hơn nhất
là các TCTD thuộc sở hữu nhà nước.

→ Giả thuyết đặt ra: “Cấu trúc tài chính tỉ lệ thuận với qui mô
của DN”
3. Rủi ro kinh doanh
Rủi ro trong kinh thường đo lường: độ lệch chuẩn của lợi nhuận , lợi
nhuận trước thuế và lãi vay.
Rủi ro càng lớn → niềm tin nhà đầu tư không cao → tiếp cận vốn từ
bên ngoài thấp

→ Giả thuyết đặt ra: “Cấu trúc tài chính tỉ lệ nghịch với rủi ro
kinh doanh”


3

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
4. Cấu trúc tài sản
Cấu trúc tài sản: tỉ lệ TSCĐ/Tổng TS
Về lý thuyết, tỉ lệ TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn , DN có cơ hội thế cấp các TS
này để tiếp cận nguồn vớn bên ngoài. Tuy nhiên, theo Berger và Urdell (1994)
cho rằng DN có mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ vốn thì có thể vay
mượn mà không cấn phải cung cấp nhiều bắng chứ thế chấp. Điều này hoàn
toàn có thể xảy ra trong điều kiện của VN. Vì thế dẫn đến giả thuyết trên.
→ Giả thuyết đặt ra: “Cấu trúc tài chính tỉ lệ nghịch với cấu trúc tài sản”
5. Tỷ suất lãi suất
Cụ thể trong ngành chế biến Thủy Sản khi thực hiện vay nợ DN quan tâm

đến lãi suất. Lãi suất tăng → sử dụng vốn vay giảm. Tức là hạn chế các khoản
vay của DN.
→ Giả thuyết đặt ra: “Cấu trúc tài chính tỉ lệ ngịch với tỷ suất lãi vay”


3

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
6. Tăng trưởng của DN:
Tăng trưởng cua DN đo lường qua: tốc độ tăng tài sản hay tổng doanh thu.
Khi DN trong giai đoạn tăng trưởng → niềm tin các nhà đầu tư cao → tiếp
cận nguồn vốn bên ngoài lớn. Vì vậy giả thuyết trên dược đặt ra.
→ Giả thuyết đặt ra: “Cấu trúc tài chính tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của
DN”


4
.
1

CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ
CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN
Từ nguồn: Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu hoa học lần thứ 8
tại Đà Nẵng -2012
Bài viết: “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính DN ngành Công
nghiệp chết tạo niêm yết trên HOSE”
Tác giả: Bùi Phan Nhã Khanh – GVHD: TS Võ Thị Thúy Anh
- Đối tượng nghiên cứu: 55 DN niêm yêt trên thị trường chứng khoán HCM
Và Hà Nội

- Thời gian lấy số liệu: 2007 - 2011
- Phương pháp nghiên cứu: Mô hình ảnh hưởng cố địn – FEM & Mô hình
ảnh hưởng ngẫu nhiên - REM
- Kết quả nghiên cứu: 5 nhân tố nghiên cứu: Quy mô DN, tốc độ tăng
trưởng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu tài sản


×