Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TIỂU LUẬN CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG dân tộc TRONG tác PHẨM bản án CHẾ độ THỰC dân PHÁP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.04 KB, 10 trang )

c¸ch m¹ng gi¶i phãng d©n téc trong
t¸c phÈm “b¶n ¸n chÕ ®é thùc d©n ph¸p”
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước quật cường
chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc. Trong lịch
sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã phải đương đầu với
những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn ta gấp bội. Từ thực tiễn đấu tranh chống
xâm lược cha ông ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu. Trí
tuệ đánh giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam.
Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo trí tuệ đó của dân
tộc. Trên hành trình cứu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng
thời cũng tìm hiểu thêm tư tưởng của một số nhà yêu nước lỗi lạc khác của
châu Á, nâng nó lên một tầm cao mới, phù hợp với thực tiễn của cách mạng
Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vừa là sự kết
hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại, vừa thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ,
sáng tạo của Người trong việc vận dụng những nguyên lý phổ biến của chủ
nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam và các nước phương Đông, chính
vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh giải phóng dân tộc được coi là
bước phát triển mới học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa ở thời đại
các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh cho độc lập, tự do. Trong quá trình
hoạt động đấu tranh cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, trước hết là học thuyết của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Đường lối của quốc tế cộng sản đặc biệt là những Luận cương của Lênin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa được nhất trí thông qua tại Đại hội lần thứ II của
Quốc tế cộng sản năm 1920, đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong phong trào
giải phóng nhân dân lao động các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, đồng thời
cũng đánh dấu một cái mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách


2

mạng của Người, vì qua đây Người đã tìm thấy đường lối và phương hướng


cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa trong đó có cách
mạng Việt Nam. Người “vui mừng đến phát khóc lên” khi đọc được Luận
cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Vì nó đáp ứng đúng nguyện
vọng tha thiết nhất lúc đó của Người là độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh
phúc cho đồng bào, giữa lúc cách mạng Việt Nam đang bế tắc về đường lối.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc được hình
thành từ hoạt động thực tiễn và lý luận đặc biệt sôi nổi, phong phú của Người
trong giai đoạn 1920 - 1930. Ở giai đoạn này, Hồ Chí Minh đã xác định rõ
những nội dung cơ bản về con đường, mục tiêu, các giai đoạn, lực lượng, giai
cấp lãnh đạo và phương pháp tiến hành... và mối quan hệ với cách mạng thế
giới của cách mạng Việt Nam. Về mặt lý luận chính trị được thể hiện trong
các tác phẩm của Người đó là “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Xuất bản
năm 1925), “Đường kách mệnh” (Năm 1927)...
Qua học tập, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh qua các giai đoạn và được nghiên cứu các tác phẩm của Người, đặc
biệt là tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” chúng ta đã thấy được rõ
nét tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc.
Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Người viết trong khoảng
thời gian từ 1920 - 1924, xuất bản tại Pari năm 1925), Nguyễn Ái Quốc nêu
lên những người thật, việc thật, lấy tư liệu của đối phương, những chứng cứ
cụ thể, những nỗ lực tố cáo và kết án cả chế độ thực dân, là một bản luận tội
có tính lý luận chiến đấu sắc bén, vạch trần bộ mặt đê tiện, tàn ác của chủ
nghĩa thực dân; “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án chế độ thực dân
Pháp trước đông đảo nhân dân các nước thuộc địa và cả “chính quốc”, kêu gọi
nô lệ các thuộc địa thức tỉnh cùng với vô sản “chính quốc” đứng ra thi hành
“Bản án chế độ thực dân Pháp”.


3


Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc trong tác phẩm “Bản án chế độ
thực dân Pháp” được Nguyễn Ái Quốc trình bày ở nhiều chương nhưng tập
trung nhất là chương XII: Nô lệ thức tỉnh.
Từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập dân tộc của các nước
thuộc địa ở phương Đông liên tiếp nổ ra cùng với phong trào cách mạng vô
sản của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở
phương Tây, đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của cao trào cách
mạng 1918 - 1923. Phong trào bùng lên còn do chính sách áp bức, bóc lột
và thôn tính các nước thuộc địa ngày càng tăng của chủ nghĩa đế quốc.
Tính từ sau năm 1816, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân tiếp tục
được mở rộng, riêng 6 cường quốc tư bản là Anh, Pháp, Nga, Đức, Mỹ,
Nhật, diện tích thuộc địa đã tăng từ 40 lên 65 triệu Km 2. Tại châu Phi đến
năm 1920 có 9/10 đất đai và dân số là thuộc địa. Thuộc địa của Pháp từ
năm 1815 đến năm 1899 đã có 3.740.764 dặm vuông (mỗi dặm là 4Km)
với 56.401.860 người, rõ ràng “thuộc địa là những cối đá treo vào cổ chúng
ta” như Lênin đã dẫn ra.
Trước sự phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc. Tác phẩm “Bản
án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc đã góp thêm tiếng nói cổ
vũ, vạch đường để phong trào tiếp tục phát triển.
Chương XII: Nô lệ thức tỉnh của tác phẩm đã ca ngợi sự vùng lên của
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Như cuộc đấu tranh của
nhân dân Đahômây chống lại chính sách khắc nghiệt của chủ nghĩa tư bản
Pháp; nhân dân Xyri lớn tiếng đấu tranh chống chế độ ủy trị, một chế độ do
Hiệp ước Véc-Xây quy định, dùng để che đậy chính sách thực dân của các
nước đế quốc chủ nghĩa, đồng thời đấu tranh đòi công nhận nền độc lập thực
sự và thống nhất đất nước; những quả bom nổ vào đầu thực dân ở Ăngti;
những cuộc bãi công, biểu tình chống chủ nghĩa đế quốc ở Angiêri, Tuynidi...



4

đều là những sự kiện quan trọng biểu lộ sự vùng lên của nhân dân lao động
chống chủ nghĩa thực dân.
Đặc biệt, những cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương, trong đó
có cuộc đấu tranh của công nhân các lò nhuộm ở Chợ Lớn mà Nguyễn Ái
Quốc nêu lên trong tác phẩm của mình và các cuộc đấu tranh khác đã
chứng tỏ sức mạnh to lớn của công nhân Đông Dương. Chính tên toàn
quyền Đông Dương, tướng Máclanh phải thú nhận: “Đối với những người
Việt Nam thì đường sang Pháp không phải gì khác mà là con đường chống
lại nước Pháp”.
Nhìn lại những trang sử vẻ vang của phong trào giải phóng dân tộc,
chính ta thấy từ năm 1920 (Nguyễn Ái Quốc bắt đầu viết Bản án chế độ thực
dân Pháp) đến năm 1924 (hoàn thành Bản án chế độ thực dân Pháp), trong
phong trào giải phóng dân tộc đã dấy lên ở Đông Dương, Trung Quốc, Ấn
Độ, Inđônêxia, Triều Tiên, Ai Cập, Tuynidi, Xyri, Angiêri, Ma Rốc, IRan...
nhìn chung những phong trào này, ở một số nước đã bắt đầu vươn tới đường
lối mác xít - Lênin nít, nhưng nhiều nước còn in dấu ấn của cách mạng dân
chủ tư sản. Có nước dấy lên dưới ngọn cờ Hồi giáo, có nước đi theo con
đường đạo đức - tôn giáo. Có nước lúc đầu dấy lên oanh liệt, nhưng khi kết
thúc lại bằng một sự thỏa hiệp.
Chính do chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản, nên
nhiều cuộc nổi dậy, không giành được thắng lợi triệt để. Từ đó mà nội bộ
nhân dân ở nhiều nước, cuộc đấu tranh về đường lối cách mạng giải phóng
dân tộc cũng trở lên gay gắt. Sự lúng túng ấy, đôi lúc làm cho tiếng kèn
ngập ngừng, do dự. Nhiều thủ lĩnh của phong trào cố đỡ lấy lá cờ khởi
nghĩa đang đổ nhào để phất lên trong giông bão, song rốt cục vẫn không
cứu vớt được tình thế.
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã góp
phần khắc phục những nhược điểm của phong trào giải phóng dân tộc, xác

định cho cách mạng thuộc địa một hướng đi đúng đắn, hướng mà Lênin đã


5

vạch ra trong sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về vấn đề dân
tộc và thuộc địa.
Việc xác định hướng đi đúng đắn là nhân tố quyết định để giành thắng
lợi cuối cùng của một cuộc cách mạng. Luận cương của Lênin chỉ ra cho cách
mạng thuộc địa muốn giành được thắng lợi triệt để, nhất thiết phải đi theo con
đường của cách mạng Nga - con đường cách mạng vô sản.
Trung thành với tư tưởng của Lênin, Nguyễn Ái Quốc viết “Cách mạng
Nga dạy cho họ đấu tranh, cách mạng Nga giúp đỡ họ về tinh thần và vật chất
như Lênin đã viết trong đề cương của người về vấn đề thuộc địa”.
Luận cương của Lênin còn chỉ rõ rằng chủ nghĩa đế quốc chỉ có thể sụp
đổ khi nào giai cấp vô sản ở từng nước hòa cùng với hàng trăm triệu người bị
áp bức ở thuộc địa và các nước lạc hậu mở trận tuyến tiến công vào dinh lũy
của chúng. Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã quán
triệt tinh thần của Lênin, đồng thời Người cũng chỉ ra rằng với một sức mạnh
của 1.200 triệu dân thuộc địa, với 15 triệu Km 2 đất đai “đáng lẽ phải làm cho
họ có sức mạnh”, song “các dân tộc bị áp bức đó vẫn chưa bao giờ ra sức tìm
tòi thật đến nơi, đến chốn con đường tự giải phóng, cho nên họ chưa hiểu
được giá trị của sự đoàn kết dân tộc và đoàn két quốc tế. Họ chưa có những
mối liên hệ giữa các lục dịa như các dân tộc châu Âu và châu Mỹ. Họ có sẵn
trong bảo thân một sức mạnh vô cùng to lớn mà họ chưa biết”.
Ở đây, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ nguyên nhân thất bại của cuộc chiến
đấu, đồng thời cũng chỉ ra yếu tố để giành thắng lợi, đó là sự đoàn kết dân tộc
và đoàn kết quốc tế.
Một vấn đề có tính chiến lược mà phong trào cách mạng giải phóng dân
tộc cần phải giải quyết là việc xác định kẻ thù cần phải tiêu diệt. Trong Bản

án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định dứt khoát là: đế
quốc và phong kiến, trong hai đối thủ này thì bọn đế quốc làm trùm sỏ, Người
viết: “Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu
người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã


6

hoàn toàn và vĩnh viễn khi mà chúng ta phá bỏ được nền móng đó của lâu đài
đế quốc chủ nghĩa”. Bọn phong kiến ở thuộc địa “đều rạp mình sát đất” trước
bọn đế quốc, chúng là tôi tớ của bọn đế quốc. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho cách
mạng thuộc địa là phải đánh đổ bọn đế quốc và phong kiến tay sai.
Khi đã xác định được kẻ thù cần phải đánh đổ là đế quốc và phong
kiến, cách mạng giải phóng dân tộc còn phải xác định hàng loạt vấn đề cụ thể,
trong đó, có vấn đề rất quan trọng là phải xác định cho được lực lượng để
đánh đổ chúng.
Vấn đề này cũng đã được các thủ lĩnh của các phong trào Cần Vương
của Việt Nam và các thủ lĩnh của các phong trào dân tộc ở châu Phi, châu Á,
châu Mỹ la tinh bàn đến. Nhà yêu nước Phan Bội Châu là một điển hình.
Phan Bội Châu cũng tính đến chuyện lực lượng đánh thực dân Pháp, song lại
gộp cả “phú hào, quan tước” vào lực lượng ấy và khi xét về người cầm quân,
Phan Bội Châu nghiêng về tầng lớp “sĩ tịch”. Không tổ chức lực lượng thì
làm sao mà chống lại được đối thủ mà mình muốn thanh toán, nhưng do bị
hạn chế bởi ý thức giai cấp, không thấy được gốc gác của vấn đề là bản chất
của đối thủ và mục tiêu cuối cùng của cuộc thanh toán này, Phan Bội Châu và
các nhà lãnh đạo ấy khẳng định ra được giai cấp nào đóng vai trò chủ yếu
trong việc sắp xếp lực lượng.
Dựa trên cơ sở của học thuyết Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã xác
định rõ tính giai cấp trong việc tập hợp lực lượng cách mạng. Trong Bản án
chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc chưa dùng chữ “công nông là gốc

kách mệnh” như trong Đường kách mệnh của Người. Tuy vậy, trong Bản án
chế độ thực dân Pháp, Người đã viết: “... khắp nơi, giai cấp công nhân cũng
bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình”. Rồi Nguyễn Ái Quốc
trích đưa các văn kiện vào tác phẩm của mình như Tuyên ngôn của Quốc tế
cộng sản kêu gọi anh em vô sản và nông dân các nước thuộc địa hãy vùng
lên chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, bản kết luận của Quốc tế nông dân
giỏi nông dân lao động các thuộc địa, biên bản của Quốc tế công hội đỏ kỳ


7

họp thứ 3 và cuối cùng là Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, xét cho
cùng đều là những vấn đề tư tưởng và tổ chức lực lượng cách mạng ở các
nước thuộc địa. Việc xác định lực lượng cách mạng và lực lượng lãnh đạo
cách mạng là quá sáng tỏ và vươn lên trên các nhà cách mạng đương thời
của Việt Nam cũng như một số các nhà cách mạng nổi tiếng đương thời ở
một số nước khác.
Muốn giành được thắng lợi, cách mạng giải phóng dân tộc phải có sự
chủ động - sáng tạo - linh hoạt trong khi tiếng hành, không thể ỷ lại, trông chờ
thắng lợi của cách mạng ở “chính quốc”. Vấn đề này đã được Nguyễn Ái
Quốc phản ánh rõ trong Bản án chế độ thực dân Pháp. Người viết: “Vận
dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc
giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh
em”. Ở đây, giữa sự “giải phóng” và sự “nỗ lực của bản thân” phải gắn bó
thành một thể thống nhất, tác động vào nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Đây
là một trong những luận điểm mà Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng một cách
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh các nước thuộc địa. Nó khích
lệ lòng tự tin dân tộc và khắc phục được những tư tưởng bi quan luận điểm
này rất quan trọng và được Người phát triển một bước mới sau này trong tác
phẩm Đường kách mệnh rằng: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải

tự giúp lấy mình đã”. Và sau đó, là phát triển toàn diện thành đường lối cho
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta là: “Đem sức ta mà giải
phóng cho ta”.
Sau Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết Đường kách
mệnh. Có thể nói tác phẩm Đường kách mệnh đã bổ sung nhiều luận điểm
quan trọng, cụ thể về cách mạng giải phóng dân tộc mà trong tác phẩm Bản
án chế độ thực dân Pháp Người mới chỉ phác thảo. Nhưng đó là cơ sở khoa
học và lý luận để đến Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và đặc biệt là
đến Luận cương chính trị của Đảng ta tháng 10 năm 1930 thì những vấn đề cơ
bản của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam được nghiên cứu đầy đủ.


8

Tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5 năm 1941, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ
trương và chính sách cụ thể nhằm giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng
dân tộc, động viên sức mạnh của nhân dân tích cực tham gia phong trào cách
mạng giành độc lập, tự do. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5 năm 1941 đã
hoàn chỉnh về sự chỉ đạo chiến lược, sách lược được vạch ra từ Hội nghị
Trung ương Đảng tháng 11 năm 1939 và có ý nghĩa quyết định thắng lợi của
cách mạng tháng Tám năm 1945 và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
Việt Nam.
Từ khi Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời, đi vào lòng người dân
thuộc địa, thâm nhập vào Việt Nam và các nước khác. Phong trào giải phóng
dân tộc đã vươn tới khắp các lục địa. Trên bán đảo Đông Dương phong trào
đã hoàn thành, riêng đối với nước ta đã “đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và
Mỹ và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc”.
Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” ra dời có ý nghĩa rất to lớn
trước hết là một bản cáo trọng vạch rõ tội ác của chủ nghĩa thực dân cụ thể
là thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương. Tác phẩm đã giáng đòn tấn

công quyết liệt vào chủ nghĩa đế quốc mà trước hết là đế quốc Pháp. Bước
đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn và những chiến lược,
sách lược cho nhân dân Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác. Tác phẩm
là cống hiến quan trọng của Người đối với phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới. Nó đã góp phần tích cực vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam và các nước thuộc địa khác. Nó có giá trị to lớn về
nhiều mặt: chính trị và lý luận, mỹ học và kinh tế - chính trị học, văn học
và xã hội...
Thời gian qua đi, nhưng sức sống bất diệt của những tư tưởng cách
mạng và tính chất thời sự của tác phẩm vẫn như nguyên vẹn, tỏa sáng. Thắng
lợi của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm qua cùng với thắng lợi của nhiều
dân tộc vốn là thuộc địa đã giành được độc lập và sự tan rã của chủ nghĩa thực
dân cũ cũng như chủ nghĩa thực dân mới càng tôn thêm giá trị bất hủ của tác


9

phẩm, của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc tiêu biểu cho các dân tộc chống
chủ nghĩa thực dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn: con đường cách mạng vô sản, con đường dộc lập dân
chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường duy nhất nhằm đạt tới
mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người một
cách triệt để. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh giành
được dộc lập dân tộc, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, là
tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ đã lựa chọn. Trước những
biến đổi phức tạp của tình hình thế giới, những chống phá quyết liệt của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hòng phủ nhận và làm chệch
hướng chủ nghĩa xã hội, cùng với những tác động tiêu cực bởi mặt trái của

nền kinh tế thị trường... Vì vậy, đổi mứi phải là quá trình vận dụng và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tieê độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là thay đổi mục tiêu, con
đường đã chọn.
Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện ay đòi hỏi mỗi
chúng ta phải thường xuyên xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, quán
triệt sâu sắc và không ngừng phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; kiên quyết đấu tranh chống lại
mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch mưu toan xóa bỏ chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đổi mới không phải từ bỏ
mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức
đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn”.
Qua nghiên cứu tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp giúp cho
bản thân hiểu thêm về quá trình hình thành đường lối chiến lược, sách lược


10

của Đảng ta có cơ sở từ chính những định hướng ban đầu hết sức đúng đắn
của Người đề cập đến trong tác phẩm. Hiểu biết thêm về con người, về tình
cảm cũng như trí tuệ của Người, đặc biệt là những giá trị về chính trị, xã
hội và nhân văn mà Người để lại cho nhân dân ta ngay từ đầu của thế kỷ
20. Đồng thời qua nghiên cứu tác phẩm Bản chế độ thực dân Pháp giúp
cho chúng ta rút ra những vấn đề có tính phương pháp luận trong việc xem
xét đánh giá về chủ nghĩa tư bản hiện nay khi chúng đang điều chỉnh thích
nghi. Do vậy trong học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta
phải kiên định mục tiêu, nâng cao nhận thức - tư tưởng, cải tiến phương
pháp và phong cách công tác, thấm nhuần sâu sắc hệ thống quan điểm và
phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao lòng yêu nước, tinh thần

phục vụ nhân dân, nâng cao đạo đức cách mạng, làm cho chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho mỗi hành động của chúng ta.



×