Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TIỂU LUẬN CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH và PHONG TRÀO THI ĐUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.15 KB, 6 trang )

HỒ CHỦ TỊCH VÀ PHONG TRÀO THI ĐUA
Trước đây, V.I. Lê Nin đã chỉ ra rằng: "Một trong những nhiệm vụ của
Đảng cộng sản cầm quyền là phải tổ chức thi đua". Vận dụng quan điểm này
vào điều kiện cụ thể của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
đến các phong trào thi đua kể cả về lý luận và thực tiễn trong suốt quá trình
cách mạng. Chính Người đã đề xướng phong trào thi đua yêu nước, chỉ đạo
và động viên phong trào này.
Ngay sau hơn hai năm toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn về quân sự, kinh tế, ngoại giao... Để
vượt qua những khó khăn đó, theo sáng kiến của Người, ngày 27/3/1948
Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra chỉ thị phát động phong trào thi đua
ái quốc để động viên mọi lực lượng cho kháng chiến và kiến quốc. Tiếp theo
, ngày 1/6/1948 Người đã ký sắc lệnh thành lập Ban vận động thi đua ái
quốc các cấp, từ trung ương cho tới xã và các đoàn thể nhân dân. Người
cũng đã chọn và chỉ định những cán bộ chủ chốt cho Ban vận động Trung
ương.
Ngày 1/5/1948 Người ra Lời kêu gọi thi đua yêu nước: Tất cả các tầng
lớp nhân dân" sĩ, nông, công, thương, binh, gái, trai, già, trẻ, toàn thể quốc
dân ta, vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì ,phải ra sức tham gia cuộc thi
đua yêu nước, tức là tăng gia sản xuất" để tự cung tự cấp, có như vậy thì
kháng chiến mới" nhất định thắng lợi", kiến quốc mới "nhất định thành
công"
Ngày 11/6/1948 Người viết "Lời kêu gọi thi đua ái quốc" lần đầu tiên
đăng trên báo Cứu quốc, số 968, ngày 24/6/1948. Người chỉ ra mục đích của
thi đua ái quốc là: "Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bởi
vậy: "Mỗi người dân Việt Nam bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo,
lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự,


kinh tế, văn hóa". Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, đông đảo các tầng lớp
nhân dân trong cả nước đã sôi nổi tham gia phong trào thi đua yêu nước.


Nhờ vậy mà đất nước ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, có đủ ăn, đủ mặc,
đảm bảo đủ lương thực và khí giới cho công cuộc kháng chiến.
Trong mỗi một giai đoạn cách mạng, Người thường quan tâm chỉ đạo
phong trào thi đua yêu nước sát với nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ đó.
Ngày 1/5/1952 trong buổi nói chuyện với Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán
bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất, Người chỉ ra mục đích của thi đua là:
"Nhân dân ta thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm để cải thiện đời sống tinh
thần và vật chất của quân và dân, cung cấp đầy đủ cho kháng chiến, chuẩn bị
chuyển sang tổng phản công. Quân đội ta thi đua diệt giặc lập công để tiêu
diệt nhiều sinh lực địch, chuẩn bị chuyển sang tổng phản công để kháng
chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, hoàn thành dân chủ mới, tiến lên chủ
nghĩa xã hội". Đồng thời Người còn chỉ ra 4 ý nghĩa cơ bản của thi đua, đó
là:
1) "Thi đua là đoàn kết: Trong phong trào thi đua, chúng ta thấy có đủ
các dân tộc: Kinh, Thổ, Mán, Mường... Đủ các tín ngưỡng: Lương có, giáo
có, đủ các tầng lớp binh, công, nông, sĩ, đủ các hạng người già, trẻ, gái, trai,
tất cả đều nhằm vào mục đích chung: Tăng gia sản xuất và diệt giặc lập
công". Để quần chúng nhân dân dễ hiểu, Người đã dùng những từ ngữ đơn
giản cùng với các ví dụ cụ thể, dễ hiểu: "Muốn bộ đội đủ ăn mặc, đủ vũ khí,
đánh mạnh thắng nhiều, thì trí thức thi đua phát minh sáng chế, nông dân thi
đua làm nhiều lúa nhiều bông, công nhân thi đua sản xuất nhiều súng đạn.
Trong lúc thi đua diệt giặc lập công, thì bộ đội luôn luôn nhớ đến đồng bào
và khuyến khích lẫn nhau: Diệt sạch giặc đi để đồng bào được làm ăn yên
ổn.
Thế là thi đua tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết đẩy mạnh thi đua Đoàn
kết ấy là đoàn kết thật sự và rất chặt chẽ".


2) "Thi đua là yêu nước: Thi đua là một cách yêu nước thiết thực và tích
cực. Các chiến sĩ thi đua đều tăng năng suất từ gấp rưỡi trở lên..." "Kết quả

là lực lượng của ta về mọi mặt đều tăng gấp đôi. Ta sẽ diệt giặc gấp đôi,
thắng lợi gấp đôi, kiến quốc sẽ thành công gấp đôi. Kết quả là dân giàu nước
mạnh. Cho nên có thể nói: Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và
những người thi đua là những người yêu nước nhất".
3) " Thi đua là tinh thần quốc tế : Nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và
các nước bạn khác cho chúng ta nhiều kinh nghiệm thi đua. Chúng ta học
nhiều kinh nghiệm thi đua ở các nước bạn và ta sẽ cố gắng thi đua với các
nước bạn để cùng các nước bạn tiến bộ. Đó là tinh thần quốc tế".
4) "Thi đua cải tạo con người: Lao động sáng tạo xã hội. Thi đua để cải
tạo con người... Phong trào thi đua đã làm cho công nông binh trí thức hóa,
và trí thức thì lao động hóa".
Bác khen ngợi các chiến sĩ thi đua "là những người mới, những người
luôn luôn cố gắng thực hành cần kiệm, liêm chính, là những người tôi trung
của nhân dân, con hiếu của tổ quốc". Để phát triển phong trào thi đua có kết
quả, Người còn căn dặn: "Chúng ta phải chống bệnh quan liêu, chống nạn
tham ô, lãng phí. Vì bệnh quan liêu sẽ ngăn trở phong trào thi đua, nó làm
chậm tiến và nạn tham ô, lãng phí sẽ làm giảm bớt những kết quả của phong
trào thi đua". Người còn chỉ ra mộtcách cụ thể về nội dung, mức và cách thi
đua:
Về nội dung thi đua Người chỉ ra:
"Thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm thì:
- Tăng năng suất: Làm mau, làm tốt, làm nhiều.
- Ra sức tiết kiệm: Nguyên liệu, vật liệu, sức lao động, thì giờ.
Tiết kiệm để giúp tăng gia. Tăng gia để thực hiện tiết kiệm...
Thi đua diệt giặc lập công thì: Luyện tập giỏi, diệt nhiều địch, khắc
phục khó khăn, chấp hành mệnh lệnh, làm tròn nhiệm vụ".
Về mức thi đua Người cũng chỉ rõ: Phải tiến dần và tiến mãi... Trí
khôn, sự học hỏi, sáng kiến, tiến bộ và tinh thần hy sinh của người không có



hạn. Người chỉ ra cụ thể: "Ai thi đua với ai? Thi đua giữa người này với
người khác, đơn vị này với đơn vị khác... ngành này có thể và nên thi đua
với những ngành khác".
Cách thi đua trong mỗi ngành là khác nhau: "Trong bộ đội thì phát huy
quân sự dân chủ. Các ngành thì nâng cao kỹ thuật. Gom góp sáng kiến. Rút
kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm , trao đổi và phổ biến kinh nghiệm. Sáng
kiến và kinh nghiệm là của quý chung của cả dân tộc. Chúng ta phải ra sức
làm cho nó dồi dào thêm và lan rộng mãi". Do vậy "Việc phổ biến sáng kiến
và kinh nghiệm là phận sự của quân đội, cả đoàn thanh niên, công đoàn và
nông hội. Chính quyền cũng phải săn sóc giúp đỡ việc này". Các phương
tiện thông tin đại chúng như văn nghệ và báo chí phải điều tra, tuyên truyền,
khen ngợi các điển hình tốt góp phần vào phong trào thi đua ái quốc.
Hưởng ứng lời kêu gọi thi đua ái quốc của Người, cả nước đã dấy lên
phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp. Để tổng kết phong trào thi đua ái quốc
đầu tiên đó, Hội nghị anh hùng, chiến sĩ thi đua lần thứ nhất đã được triệu
tập năm 1952. Nhà nước ta đã tuyên dương 7 anh hùng trong đó có 4 anh
hùng quân đội, 3 anh hùng lao động và 150 chiến sĩ thi đua. Phong trào thi
đua ái quốc ngày càng phát triển sâu rộng, do vậy tới đợt tuyên dương anh
hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ hai (1958) có 26 anh hùng lao
động, 69 anh hùng quân đội và 446 chiến sĩ thi đua thay mặt cho hơn 42700
chiến sĩ thi đua. Người tuyên dương và khen ngợi: "Anh hùng, chiến sĩ thi
đua đã là những người tiên phong trong sản xuất, mà cũng là gương mẫu về
đạo đức cách mạng. Họ đặt lợi ích chung của dân tộc trên lợi ích riêng của
cá nhân. Họ toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân... Đó là những đức tính cách
mạng mà chúng ta cần phải học tập các anh hùng, chiến sĩ thi đua". Để động
viên nhiều người tham gia phong trào thi đua, nếu có dịp đến thăm các cơ sở
,các đơn vị, Người thường nêu những tấm gương người tốt việc tốt để làm


gương cho những người khác noi theo. Những tấm gương đó có tác dụng rất

lớn khích lệ đông đảo nông dân sản xuất giỏi.
Người đã dùng huy hiệu của Người làm phần thưởng cho những gương
người tốt việc tốt, cho các phong trào thi đua sản xuất giỏi, làm thủy lợi giỏi,
chăm trâu bò béo, bắn rơi máy bay Mỹ... Từ năm 1959 đến năm 1969 Người
đã tặng 3972 huy hiệu. Người còn cử đồng chí Hà Huy Giáp, ủy viên Trung
ương Đảng hồi đó phụ trách việc xuất bản sách "người tốt việc tốt". Người
còn căn dặn phải làm sách cỡ nhỏ để tiện cho nhiều người được đọc. Các tập
sách "Hậu phương thi đua với tiền phương", "Việc nhỏ nghĩa lớn"... đã được
rất nhiều người ưa thích và là sách gối đầu giường của nhiều người lúc đó.
Hiện nay trên bàn làm việc của Người ở nhà sàn chúng ta còn thấy một số
cuốn sách người tốt việc tốt.
Trên 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng do Bác Hồ sáng lập, với
tinh thần yêu nước nồng nàn, toàn dân ta đã tích cực tham gia vào các phong
trào yêu nước như: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, các
phong trào: 5 xung phong, thanh niên " 3 sẵn sàng", thiếu niên "làm nghìn
việc tốt", phụ nữ "3 đảm đang"... Từ ngày thành lập nước tới nay đã có hơn
10 triệu tập thể và cá nhân được nhận những phần thưởng cao quý mà Đảng,
Nhà nước trao tặng. Trong đó có 4553 anh hùng lao động, anh hùng lực
lượng vũ trang, có 44269 mẹ Việt Nam anh hùng.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay cũng đang dấy lên
các phong trào thi đua sôi nổi: Phong trào "Thanh niên tham gia phát triển
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới" có tác dụng cổ vũ thanh niên sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, nhờ đó đã tạo dựng một lớp thanh niên nông
thôn năng động sáng tạo, làm kinh tế giỏi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm
qua, Đoàn thanh niên các cấp đã giúp 364900 đoàn viên vay vốn làm ăn với
số vốn hơn 463 tỷ đồng từ các nguồn vốn khác nhau. Phong trào "Thanh


niên tự giúp nhau vốn làm ăn" đã giúp được 225043 đoàn viên thanh niên

với số vốn hơn 74 tỷ đồng; Hàng triệu thanh niên được tập huấn về khoa học
kỹ thuật nghề nông, xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật, duy trì tốt hoạt
động của các câu lạc bộ khuyến nông, đảm nhận và hoàn thành hàng nghìn
công trình thanh niên, trị giá hơn 147 tỷ đồng...
Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác Hồ đã đi vào lịch sử của dân tộc ta
như một chân lý. Suốt 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tinh thần
thi đua yêu nước nồng nàn, quân và dân ta đã lập nên nhiều chiến công vẻ
vang: Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), chiến thắng B52 (12/1972),
chiến dịch Hồ Chí Minh và đại thắng mùa xuân (30/4/1975), sự nghiệp đổi
mới đất nước (từ năm 1986) đã thu được những thành tựu to lớn. Chúng ta
tin tưởng chắc chắn rằng: Với tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, với
sự hợp tác giúp đỡ của bạn bè quốc tế, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước nhất định sẽ thành công, góp phần thực hiện di chúc của
Người: Xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh.



×