Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN GIÁ TRỊ địa HÌNH và sự vận DỤNG xây DỰNG căn cứ địa CÁCH MẠNG, KHU vực PHÒNG THỦ bảo vệ tổ QUỐC TRONG tác PHẨM PHÉP DÙNG BINH của tôn tử hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.48 KB, 14 trang )

1

T

ôn Tử (545 TCN) được suy tôn là “Thuỷ tổ binh học phương Đông”, “Thuỷ
tổ binh học thế giới”….Tác phẩm chính của ông về binh pháp là bộ binh
pháp 13 thiên (Thuỷ kế, Tác chiến, Mưu công, Quân hình, Binh thế, Hư

thực, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Cửu địa, Hoả công và Dụng gián).
Được viết bằng cổ văn tiền Tần, với hơn 5.900 chữ. Tam thập lục kế xuất hiện sớm
nhất trong các câu chuyện thời Xuân Thu, Chiến Quốc. Về sau, nhiều đời, nhiều
người đã ghi chép, biên soạn, hiệu đính, tập hợp lại thành mưu kế trí tuệ của nhân
dân Trung Quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang,
trong suốt cuộc đời hoạt động và đấu tranh cách mạng, giành độc lập tự do cho Tổ
quốc đã vận dụng Tôn Tử binh pháp và Tam thập lục kế trong các lĩnh vực chính trị,
ngoại giao và nhất là quân sự, và đã giành những thắng lợi quan trọng.
Ngay từ khi chuẩn bị lực lượng cán bộ nòng cốt cho cách mạng để có tài liệu
giảng dạy trong các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ trong những năm ở Pác Bó,
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (1941 - 1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng biên
soạn nhiều tài liệu quân sự như: Chiến thuật du kích (Việt Minh xuất bản tháng 5 1944); Kinh nghiệm du kích Tàu, Kinh nghiệm du kích Nga, Phép dùng binh của ông
Tôn Tử (Việt Minh xuất bản tháng 2 - 1945)... Không chỉ biên soạn tài liệu mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy, chỉ đạo trên thực địa (như đã
từng trực tiếp hướng dẫn trong lớp huấn luyện Đội Du kích Pác Bó, cuối năm 1941).
Trong thời kỳ cách mạng khó khăn, những tháng ngày Cháo bẹ, rau măng cực
kỳ gian khó ta dễ dàng nhận ra tinh thần lạc quan, kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh
cách mạng và nhất là sự mưu trí, sáng tạo trong việc chỉ đạo cách mạng của Bác Hồ Những mưu kế được vận dụng là những sáng tạo tuyệt vời những kiến thức trong
Tôn Tử binh pháp và Tam thập lục kế, đem lại những kết quả bất ngờ. Tuy nhiên
không phải thắng lợi nào, mưu kế nào cũng quy cả về Tôn Tử binh pháp và Tam thập



2

lục kế mà đó còn là kết quả của việc tiếp thu, vân dụng và phát triển sáng tạo vào
điều kiện thực tiễn Việt Nam, đó là tầm chỉ đạo chiến lược, chiến thuật của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong đấu tranh cách mạng. Đặc biệt là vấn đề chọn địa hình và xây
dựng căn cứ địa cách mạng. Theo Hồ Chí Minh: Địa hình có 6 thứ: 1 là thông, 2 là
quải, 3 là chi, 4 là ải, 5 là hiểm, 6 là xa.
1. Ta có thể qua, địch có thể lại, gọi là thông. Gặp chỗ như thế, ta trước
chiếm chỗ cao, mở đường lương thực, để mà đánh, thì thắng.
2. Đi qua dễ, trở lại khó, gọi là quải. Gặp chỗ như thế, nếu địch không chuẩn
bị, thì ta đánh, nếu địch có chuẩn bị thì ta chớ đánh. (Vì tiến đánh thì dễ, mà thoái
lui thì khó).
3. Ta ra không lợi. Địch ra cũng không lợi, gọi là chi, gặp chỗ như thế, dù
địch mồi ta, ta cũng chớ đánh. Ta phải mồi địch ra nửa chừng mà đánh thì mới lợi
cho ta.
4. Nếu ta tới trước chỗ ải, thì giữ các nẻo đường mà chờ địch. Nếu địch tới
trước ải mà giữ các nẻo đường, thì ta chớ đánh. Nếu địch không giữ các nẻo đường,
thì ta đánh.
5. Ở đất hiểm, ta tới trước, thì giữ chỗ cao mà chờ địch. Nếu địch đến trước,
thì ta kéo đi, chớ đánh.
6. Đất xa, là địch với ta cách nhau xa, đánh thì không lợi.
Người làm tướng phải xét rõ 6 địa hình đó.
Cho nên có 6 sự bại hoại có thể xảy ra ở trong quân đội: 1 là chạy, 2 là không
phục tùng, 3 là rã rời, 4 là tan nát, 5 là rối loạn, 6 là thất bại.
1- Lực lượng ngang nhau, binh khí 1 phần đánh lại 10 phần địch, (chắc là
thua chạy) gọi là chạy.
2- Binh mạnh quan yếu, binh không phục tùng mệnh lệnh quan.


3


3- Quan mạnh binh yếu, không có sức đánh gọi là rã rời.
4- Quan binh hờn giận vì tướng không biết tài năng mình, gặp địch họ cứ
đánh liều mà thua. Thế gọi là tan nát.
5- Tướng nhút nhát, không nghiêm trang, dạy dỗ không khéo, thay quan đổi
lính luôn luôn, dàn binh lộn xộn, gọi là loạn.
6- Đem binh ít, đánh địch nhiều, đem sức yếu đánh địch mạnh, không biết
lựa chọn bộ đội đến nỗi thất bại.
Bị một trong sáu điều đó, nhất định thất bại.
Người làm tướng phải hết sức chú ý.
(Ông Ngô Tử nói: trong nước không hoà thuận, thì không thể phái quân đội.
Trong quân đội không hoà thuận, thì không thể ra trận. Trong trận không hòa thuận,
thì không thể thắng lợi).
Địa hình là để giúp cho binh, cho nên trách nhiệm của tướng là:
1- Xem xét địa hình hiểm hay bằng, gần hay xa, để cân nhắc sức địch, mà
làm cho ta thắng.
Biết rõ điều đó mà đánh, thì thắng. Không biết rõ mà đánh, thì thua.
Người làm tướng cốt làm trọn trách nhiệm của mình. Cho nên khi tiến cũng
không cầu danh, khi thoái cũng không tránh tội. Chỉ cốt lợi dân lợi nước. Thế là
một người tướng tốt của nước nhà.
2- Mến binh ta như con trẻ, cho nên có thể cùng họ xông pha nguy hiểm.
Thương binh lính ta như con yêu, cho nên khiến họ cùng tử sinh.
Ở tốt với binh, mà không biết sai khiến họ, yêu họ mà không biết mệnh lệnh
họ, họ lôi thôi mà không biết ngăn cản họ, thì hoá ra như con mất dạy. Vậy thì
không thể dùng họ.


4

3- Biết binh ta có thể đánh, nhưng không biết địch có thể đánh hay không.

Thế thì chỉ biết thắng có một nửa, biết địch có thể đánh nhưng không biết binh ta có
thể đánh hay không, thế thì chỉ biết thắng một nửa. Biết có thể đánh được địch
nhưng không rõ địa hình có thể đánh hay không, thế cũng chỉ biết thắng một nửa.
4- Cho nên biết dùng binh, thì động mà không rối, tĩnh mà không cùng.
Cho nên nói rằng: biết ta biết người, thắng chắc phần mười. Biết giời biết đất,
thắng lợi nắm chắc.
(Biết sức ta, biết sức địch, là phải biết dùng thiên thời địa lợi, thì mới thắng).
Để kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng hậu phương
vững chắc là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi trong chiến
tranh. Đối với Hồ Chí Minh, hậu phương không chỉ là sức mạnh vật chất, nguồn
nhân lực mà còn là sức mạnh tinh thần, trong đó lòng dân lại là sức mạnh đặc biệt to
lớn. Một nền quốc phòng toàn dân hùng mạnh với sự tham gia của tất cả các ngành,
các giới... luôn luôn góp phần quyết định trong các cuộc kháng chiến của chúng ta, từ
chống Pháp, đuổi Nhật đến chống Mỹ xâm lược. Nghệ thuật phát huy cao độ sức
mạnh toàn dân đánh giặc với lòng dũng cảm phi thường và trí thông minh, sáng tạo
tuyệt vời là một thành tựu to lớn của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, dân khí mạnh
thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống nổi.
Sau nhiều năm hoạt động ở nước ngoài, khi về nước trực tiếp chỉ đạo phong
trào cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề phải xây dựng căn cứ địa cách
mạng để làm điểm tựa ban đầu và Người quyết định chọn Cao Bằng làm căn cứ.
Người nói: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra nhiều triển vọng lớn lao cho cách mạng
nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở
liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên
và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào với


5

Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang lúc thuận lợi có thể
tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi tưởng: “Tôi còn nhớ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng có chỉ thị xây dựng Thái Nguyên thành căn cứ địa, Trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945, khi mới về nước, hoạt động ở Cao Bằng, trong một cuộc họp,
Bác nói: “Hiện nay, ta có hai chỗ dừng chân là căn cứ Cao Bằng và căn cứ Bắc Sơn
(Lạng Sơn), ta phải củng cố cả hai căn cứ đó, mở rộng thành căn cứ Cao - Bắc Lạng. Cao Bằng có truyền thống cách mạng, lại thuận tiện cho việc liên lạc với quốc
tế, nhưng vì vị trí ở xa Trung ương quá, vì vậy cần thiết phải chọn một nơi để xây
dựng thành Trung tâm của căn cứ địa Việt Bắc. Nơi ấy phải có nhân dân tốt, có cơ sở
chính trị tốt, và ở nơi đó “tiến khả dĩ công, thoái khả di thủ” (tiến có thể đánh, lui có
thể giữ). Cuối cùng thì Bác đã quyết định lấy Thái Nguyên làm địa bàn trung tâm của
toàn khu căn cứ Việt Bắc, và đã đề ra chủ trương mở đường”Nam tiến” từ Cao Bằng
qua Phía Bắc xuống Nghĩa Tá (Chợ Đồn, Bắc Kạn), mặt khác đi qua Thất Khê - Bắc
Sơn về đến Võ Nhai (Thái Nguyên)… cho nên từ trước Cách mạng tháng Tám, Bác
và Trung ương đã tập trung chỉ đạo các an toàn khu và xây dựng lực lượng Cứu quốc
quân. Sau ngày Nhật đảo chính ( 9/3/1945 ), tại Định Hoá (Thái Nguyên) ngày
15/5/1945 đã diễn ra lễ hợp nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu
quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân”.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời,
cả dân tộc chưa kịp hưởng niềm vui động lập thì đã phải bước vào một cuộc chiến
đấu mới chống sự tái chiếm của thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ
thành quả cách mạng, bảo vệ Nhà nước non trẻ, v.v… Tiên đoán trước được âm
mưu, hành động của thực dân Pháp, nên ngay từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
trao nhiệm vụ cho đồng chí Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng trở lại Việt Bắc,
vạch tuyến, lựa chọn địa điểm xây dựng ATK (An toàn khu) cho Trung ương. Người


6

nói: “Cách mạng tháng Tám đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến nhất định
do Việt Bắc mà thắng lợi”. Thái Nguyên - Tuyên Quang trở thành thủ đô của cuộc
kháng chiến thần thánh 09 năm chống thực dân Pháp. Đến giữa năm 1947, ATK

Trung ương được hình thành, được phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện: Định
Hoá, Đại Từ (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Cạn), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá
(Tuyên Quang). Núi Hồng là trục nối các địa danh nói trên của ba tỉnh. Địa bàn này
rất thuận lợi cho những hoạt động cơ động trong chiến tranh, nhân dân lại đã được
thử thách, một lòng trung thành với cách mạng.
Trong vòng 7 năm (1947 - 1954), có quá nhiều sự kiện trọng đại xảy ra ở
Chiến khu Việt Bắc, ở ATK Trung ương, Mở đầu cho các chuỗi sự kiện ấy chính là
cuộc phản công chiến lược đập tan cuộc tiến công chiến lược “đánh nhanh thắng
nhanh” của thực dân Pháp thu đông năm 1947. La Hiên, Trùng Khánh (Võ Nhai), Cù
Vân, Kam Tra, Lục Rã, Phục Linh, Đại Từ … là những địa danh mà nơi đó bộ đội,
dân quân du kích đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương quyết định chiến
dịch Biên giới Thu Đông 1950, quyết định nhiệm vụ và kế hoạch quân sự Đông
Xuân 1953 - 1954; thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 và quyết
định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ 2 của Đảng, quyết định phát động phong trào thi đua rộng lớn diệt giặc đói,
diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, quyết định nhiều chính sách thuế nông nghiệp,
giảm tô giảm tức, quyết định kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), quyết định
triệu tập Đại hội thống nhất Mặt trân Liên Việt - Việt Minh, Đại hội anh hùng chiến
sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất v.v…
Có thể nói, việc xác định được địa điểm để xây dựng căn cứ địa luôn là vấn đề
đặc biệt quan trọng trong chiến tranh cách mạng, là sự thể hiện tài năng, khả năng


7

tiên đoán cho sự ổn định, phát triển tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn của các bậc anh
hùng. Hồ Chí Minh là một trong những người anh hùng đó.
Những năm qua, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc, trực tiếp là Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định

152/2007/NĐ-CP của Chính phủ, lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân, QĐND đã
phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng KVPT tỉnh,
thành phố ngày càng vững chắc, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là, Bộ
Quốc phòng (BQP), Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) đã ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn các đơn vị trong toàn quân quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện
nhiệm vụ; đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đề xuất nhiều chủ
trương, biện pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao hiệu quả xây dựng và tổ chức các
hoạt động của KVPT, nhất là trong xử lý các tình huống liên quan tới quốc phòng-an
ninh (QP-AN), đối ngoại tại các địa phương trên các hướng, địa bàn trọng điểm
chiến lược, không để bị động, bất ngờ. Trên cơ sở đó, các quân khu, cơ quan quân sự
(CQQS) các tỉnh, thành phố đã phát huy tốt vai trò tham mưu giúp cấp ủy, chính
quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng các tiềm lực KVPT theo
hướng toàn diện, nhưng tập trung có trọng tâm, trọng điểm sát với điều kiện cụ thể
của địa phương, đảm bảo ngày càng vững chắc, đi vào chiều sâu. LLVT địa phương
các tỉnh, thành phố đã chú trọng xây dựng vững mạnh toàn diện, có chất lượng tổng
hợp, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) ngày càng cao, xứng đáng là
lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân trên địa bàn... Qua đó, đã thiết thực góp phần vào cuộc đấu tranh ngăn
chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" và các hoạt động bạo
loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), góp phần
thúc đẩy công cuộc đổi mới, CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.


8

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong xây dựng KVPT cũng còn tồn tại
những nhược điểm cần sớm khắc phục. Đó là, nhận thức về nhiệm vụ xây dựng
KVPT của một số cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì ban, ngành, địa phương chưa đầy đủ,
còn có tư tưởng, quan điểm coi trọng kinh tế, xem nhẹ quốc phòng, dẫn đến việc kết

hợp hai mặt này trong quy hoạch, kế hoạch thiếu chặt chẽ, còn nhiều bất cập; hệ
thống chính trị cơ sở ở một số huyện, xã trên địa bàn chiến lược xây dựng chưa thực
sự vững mạnh về mọi mặt, chưa sâu sát, nắm chắc tình hình địa bàn, nên khi tình
huống xảy ra chưa kịp thời ngăn chặn, xử lý bị động, lúng túng. Chất lượng tổng hợp
của LLVT một số địa phương còn có mặt hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của nhiệm vụ xây dựng KVPT... Tuy nhiên, đánh giá tổng thể có thể thấy, ưu
điểm vẫn là cơ bản, những kết quả đạt được là hết sức quan trọng, tạo cơ sở để chúng ta thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ này. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng một lần nữa tiếp tục
khẳng định: “Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận;
xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh, thành phố vững mạnh; xây dựng thế trận
lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ
kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến
lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH); chú trọng vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo”.
Hiện nay và những năm tiếp theo, tình hình thế giới, khu vực và trong nước
còn diễn biến phức tạp. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu còn tác
động tiêu cực đến các nước; các nước lớn tiếp tục điều chỉnh chiến lược, tăng cường
gây ảnh hưởng ở khu vực châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng; tình trạng xung
đột vũ trang, các hoạt động khủng bố, ly khai, tranh giành chủ quyền trên Biển Đông
và nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác có chiều hướng gia tăng, diễn biến
phức tạp, đe dọa đến an ninh, ổn định của khu vực và các nước. Đối với nước ta,
công cuộc đổi mới tiếp tục thu được những kết quả quan trọng, tạo thế và lực mới


9

cho đất nước phát triển; nhưng các thế lực thù địch đang ra sức đẩy mạnh chiến lược
"Diễn biến hòa bình", triệt để lợi dụng vấn đề "dân chủ, nhân quyền, tôn giáo" và các
vấn đề nhạy cảm, phức tạp để chống phá...; hoạt động truyền đạo trái pháp luật, di
dịch cư tự do, các loại tội phạm vẫn xảy ra trên một số địa bàn; thiên tai, dịch bệnh còn diễn

biến khó lường. Tình hình đó đặt ra cho nhiệm vụ QP-AN nói chung, nhiệm vụ xây dựng
KVPT nói riêng, những yêu cầu mới nặng nề hơn. Để tiếp tục thực hiện tốt trong thời gian tới,
quân đội cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung chính sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho bộ
đội về nhiệm vụ, tạo cơ sở để xây dựng và tăng cường tiềm lực chính trị-tinh thần
của KVPT địa phương. Theo đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần quán triệt sâu sắc quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ thị, hướng dẫn của BQP,
BTTM về công tác quân sự, quốc phòng (QS,QP), nhất là Nghị quyết Đại hội XI của
Đảng, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới, Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 152/2007/NĐ-CP
của Chính phủ về KVPT... Qua đó, để bộ đội nhận thức rõ: xây dựng KVPT tỉnh,
thành phố vững chắc trong thế trận phòng thủ chung của cả nước là chủ trương chiến
lược của Đảng; là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trực
tiếp là của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân địa phương,
trong đó, LLVT đóng vai trò nòng cốt. Trước yêu cầu mới, nhiệm vụ xây dựng
KVPT phải toàn diện, bám chắc phương châm "xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ
tỉnh", phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn quân;
nâng cao chất lượng tham mưu của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương;
trong đó: CQQS và cơ quan công an giữ vai trò nòng cốt và là trung tâm phối hợp
hiệp đồng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phải gắn chặt giữa xây dựng với hoạt
động của KVPT, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến
hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự,


10

an toàn xã hội; đồng thời, sẵn sàng các biện pháp chuyển địa phương vào các trạng
thái quốc phòng khi tình huống xảy ra, đánh bại các hành động xâm lược của địch.
Hai là, xây dựng LLVT địa phương vững mạnh toàn diện, thực sự là nòng cốt
để tăng cường tiềm lực quân sự, an ninh cho KVPT. Trước hết, cấp ủy, chỉ huy các

cấp cần chú trọng xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Trong đó, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức cho
bộ đội về nhiệm vụ chính trị của quân đội, của đơn vị, xây dựng bản lĩnh chính trị
vững vàng, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng
nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đồng thời, chăm lo xây dựng tổ chức đảng
trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; gắn giáo dục
chính trị, tư tưởng với công tác quản lý bộ đội, gắn phong trào Thi đua Quyết thắng
với việc thực hiện "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", gương
mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Căn cứ vào chỉ lệnh, chỉ thị, mệnh lệnh của BQP,
BTTM, cấp ủy, chỉ huy các cấp tập trung kiện toàn tổ chức biên chế các đơn vị bộ
đội thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên, đảm bảo "tinh, gọn, mạnh", đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng đổi mới công tác huấn luyện,
nâng cao trình độ và khả năng SSCĐ, nhất là khả năng cơ động, trình độ tác chiến
độc lập, tác chiến tại chỗ, tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng của các lực lượng
trong KVPT tỉnh, thành phố thuộc địa bàn trọng điểm chiến lược: biên giới, ven biển,
đảo. Trên cơ sở các kế hoạch, phương án tác chiến đã được phê chuẩn, CQQS làm tốt
vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ra chỉ thị về nhiệm vụ QS,QP,
quy hoạch KVPT gắn với quy hoạch các dự án KT-XH; xây dựng hệ thống chính trị
cơ sở; đầu tư xây dựng các công trình phòng thủ, căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu
phương, căn cứ hậu cần-kỹ thuật, KVPT then chốt... và chủ trì phối hợp với các sở,
ban, ngành tổ chức thực hiện; thường xuyên luyện tập, diễn tập các phương án tác


11

chiến phòng thủ, đảm bảo khả năng đấu tranh quốc phòng, phòng thủ dân sự địa
phương trong thời bình, sẵn sàng chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến khi
có tình huống chiến tranh.
Ba là, tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, chỉ

huy tác chiến của CQQS địa phương trong xây dựng và hoạt động của KVPT. Đây là
vấn đề nguyên tắc và là nhân tố quan trọng quyết định đến kết quả xây dựng và hoạt
động của KVPT. Việc xây dựng và hoạt động của KVPT tỉnh, thành phố phải đặt
dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Tỉnh ủy, Thành ủy, sự quản lý, điều hành
của chính quyền địa phương; CQQS phối hợp với cơ quan công an, các ban, ngành,
đoàn thể làm tham mưu, tổ chức thực hiện. Trong các tình huống khẩn cấp về quốc
phòng và chiến tranh, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ
đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân, chỉ huy trưởng CQQS địa phương chỉ huy
thống nhất LLVT thuộc quyền trong KVPT, phối hợp với các lực lượng trên địa bàn
thực hiện nhiệm vụ SSCĐ và chiến đấu. Chỉ huy trưởng CQQS tỉnh, thành phố chỉ
huy LLVT thuộc quyền tác chiến bảo vệ KVPT phải căn cứ vào kế hoạch, phương án
tác chiến, mệnh lệnh chiến đấu của Tư lệnh Quân khu. Trong các tình huống liên
quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm, biểu tình, khủng bố, gây bạo loạn chính
trị và mất trật tự, an toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính
quyền địa phương, chỉ huy trưởng cơ quan công an chủ trì tham mưu và chỉ huy lực
lượng công an phối hợp với lực lượng quân sự và các lực lượng khác xử lý theo chức
năng, nhiệm vụ do luật pháp quy định. Quan hệ chỉ huy, hiệp đồng giữa các LLVT
trong KVPT khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội và nhiệm vụ quốc phòng đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính
quyền và sự chỉ huy thống nhất của chỉ huy CQQS, công an theo quy định của pháp
luật về mối quan hệ phối hợp giữa QĐND và Công an nhân dân. Để nâng cao hiệu
quả lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, cần chú trọng kiện toàn


12

Ban Chỉ đạo quân khu về KVPT, Ban chỉ huy quân sự của các bộ, ban, ngành địa
phương cả về tổ chức biên chế, quy chế, hoạt động hiệu quả theo chức trách, nhiệm
vụ được giao. CQQS các cấp thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể
tiến hành rà soát, hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án tác chiến, đảm bảo sát hợp với

tình hình thực tiễn, mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ; tổ chức tốt công tác huấn luyện, diễn
tập KVPT cấp tỉnh, huyện và diễn tập chiến đấu-trị an cấp xã (phường, thị trấn), nhất
là diễn tập chống "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ; chuyển LLVT vào các trạng
thái SSCĐ; chuyển địa phương vào các trạng thái quốc phòng; động viên quốc
phòng, bảo đảm hậu cần-kỹ thuật trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; xử lý các tình
huống QS,QP gắn với xây dựng các công trình phòng thủ, giải quyết những phức tạp
còn tồn đọng, làm trong sạch địa bàn..., nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và các lực lượng trong KVPT.
Đồng thời, phải chú trọng làm tốt công tác sơ, tổng kết, rút ra các bài học kinh
nghiệm cả về lý luận và thực tiễn để kịp thời khắc phục những thiếu sót, bất cập; bổ
sung, hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án; nâng cao hiệu lực, hiệu quả vận hành cơ
chế lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy tác chiến của các cấp, các ngành, các lực lượng, xây
dựng KVPT tỉnh, thành phố ngày càng vững chắc, đủ khả năng phòng thủ, bảo vệ địa
phương trong mọi tình huống, góp phần củng cố thế trận phòng thủ của cả nước, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.
Đất nước chúng ta, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đang bước vào thời
kỳ phát triển mới với những cơ hội lớn và những thách thức gay gắt. Nhiệm vụ xây
dựng Tổ quốc gắn bó sâu sắc với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo vệ thành
quả cách mạng mà nhân dân ta dày công đấu tranh, xây dựng nên.
Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, vận dụng sáng
tạo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, trực tiếp tạo nên sức


13

mạnh vô địch vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.



14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011.
2- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H. 2002.
3- Võ Nguyên Giáp – Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam,
Nxb CTQG, H. 1997.



×