Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi vằn (oreocheromis niloticus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.17 MB, 26 trang )

HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Tiền Giang.
- Ban giám đốc Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ.
- Quý thầy (cô) khoa nông nghiệp.
- Quý thầy (cô) bộ môn thủy sản.
- Thầy Lê Thanh Dũng
- Cô Diệp Tú Tâm
- Các anh (chị) kỹ sư, công nhân trong Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản
Nước Ngọt Nam Bộ.
Đã tận tịnh hướng dẫn giúp đỡ và truyền đạt kiến thức bổ ích, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho em hiểu rõ và học hỏi nhiều kinh nghiệm để trang bị
thêm vào thực tế.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo còn thiếu sót mong sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tiền Giang, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Nhóm sinh viên báo cáo

Trang 1


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm



Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Hiện nay thủy sản có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
nói chung và ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, các sản phẩm thủy sản
không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Chiếm
một tỷ lệ rất cao trong kiêm ngạch xuất khẩu và mang lại nhiều lợi nhuận cho
người nuôi. Để ngành thủy sản tiếp tục phát triển vượt bậc ta cần phải nâng cao
cả về số lượng lẫn chất lượng.
Để đạt được mục tiêu trên, nhà nước ta cần có nhiều chính sách: mở rộng diện
tích nuôi, đào tạo ra nhiều kỹ sư giỏi, lai tạo và nhập thêm nhiều giống……
mới để phục vụ cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Cùng với sự ưu
đãi về vị trí địa lý, khí hậu, sông ngòi, nguồn thúc ăn trong thủy vực phong
phú, đa dạng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm, cá,
… Với hiện trạng ngành thủy sản đang trên đà phát triển như thế, việc tiềm tòi
nghiên cứu ra giống loài mới và sản xuất ra nguồn giống có chất lượng tốt, mao
lớn là điều kiện rất cần thiết.
Cá Rô Phi vằn (O.niloticus ) là loài rất dễ nuôi, chúng có thể sinh trưởng và
phát triển trong nhiều loại hình thủy vực (từ các ao, hồ nhỏ đến các ao hồ lớn,
từ nước ngọt đến vùng lợ và mặn ) và đượ nuôi trong nhiều mô hình nuôi khác
nhau (VAC; AC hoặc được nuôi trong ruộng lúa ). Ngoài ra cá còn có khả năng
sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, tấm kể cả chất thải của chăn
nuôi. Do đó cá Rô Phi vằn (O.niloticus ) rất thích hợp cho vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL) và có thể được nuôi ở nhiều hình thức khác nhau.
Nuôi cá Rô Phi để tận dụng mặt nước, đặc biệt là các vùng nước ngọt nội địa
có tiềm năng lớn nhưng chưa tận dụng triệt để. Phát triển nuôi cá Rô Phi phục
vụ nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng nội địa và góp phần làm tăng sản
phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc nước ngọt.

Ngày nay phong trào nuôi cá Rô Phi đang có xu hướng phát triển. Người nuôi
hiện đã chú ý đến việc sử dụng con giống có chất lượng cao, cá đơn tính để cá
nhanh đạt kích cỡ thương phẩm lớn, năng suất cao.
Nhìn chung các loài cá Rô Phi đang được nuôi ở nước ta có sự thích nghi về
điều kiện môi trường như: nhiệt độ cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển
của cá Rô Phi là 22 -230C, pH dao động trong khoảng 6,5 -8,5, tuy nhiên chúng
có thể sống được ở pH từ 4 -9. Cá Rô Phi có thể sống được ở cả nước ngọt, lợ,
mặn, với nộng độ muối tới 40%.Hàm lượng oxy hòa tan trong khoảng 0,13mg/l, cá có thể sống trong thời gian ngắn ở hàm lượng dưới 0,1 mg/l.
Cá Rô Phi có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt là loài Oreoichromis
niloticus (dòng GIFT ) có thể đạt trọng lượng trung bình 600-700gam/con sau
5-6 tháng tuổi. Cao nhất có thể đạt 1,2-1,4kg/con, con đực thường lớn hơn con
cái. Tốc độ trăng trưởng của cá tùy thuộc vào điều kiện nuôi (môi trường) và
thức ăn.
Cá Rô Phi vằn ( O.niloticus) thời gian thành thục khoảng 6-8 tháng.Khi thành
thục cá bắt cặp và tự đào tổ ở đáy ao để đẻ trúng, cá đực bảo vệ và giữ trứng
đến khi cá bột nở ra, cá cái ngậm trứng sau khi thụ tinh, cá cái giữ cá con cho
Trang 2


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

đến khi cá bột hết noãn hoàn và tự kiếm ăn. Vì cá có đặc tính đẻ sớm và đẻ
nhiều nên khó kiểm soát được mật độ trong ao.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên đề tài “Kỹ thuật sản xuất giống cá Rô
Phi vằn (Oreocheromis niloticus) ” được tìm hiểu.
1.2 Mục tiêu
Giúp sinh viên tìm hiểu về kỹ thuật nuôi vỗ và nắm được quy trình sản xuất

giống cá Rô Phi vằn nhằm mang lại hiệu quả cho người nuôi.
1.3 Nội dung
-Tìm hiểu kỹ thuật nuôi vỗ và sản xuất giống cá Rô Phi vằn.
-Tìm hiểu các yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất giống.
-Tính toán tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống.

Trang 3


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Chương 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá Rô Phi
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Cá Rô Phi là tên gọi chung của hơn 80 loài cá trong đó có 422 loài thuộc
Oreochromis, 30 loài thuộc giống Tilapia, 18 loài thuộc giống Sarotherodon.
Ba nhóm này được phân chia dựa trên đậc tính sinh sản và canh giữ cá con cụ
thể.
-Nhóm Talipia: Đẻ trứng cần giá thể
-Nhóm Sarotherodon: Cá bố hoặc cá mẹ ngậm trứng trong miệng.
-Nhóm Oroechromis: Cá bố đào tổ đẻ, chỉ có cá mẹ ấp trứng trong miệng.
Cá Rô Phi nuôi phổ biến ở Việt Nam thuộc:
Lớp: Antioterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae

Giống: Oroechromis
Loài: Oroechromis niloticus Linnaeus, 1757
Hiện tại Việt Nam có ba loài cá Rô Phi chính là:
-Rô Phi đen (Oreochromis mossambicus), được du nhập năm 1953 từ Thái
Lan.
-Rô Phi vằn (Oreochromis niloticus), được du nhập năm 1974 từ Đài Loan.
-Rô Phi đỏ hoặc điêu hồng (Red tilapia, Oreochromis spp), đươc du nhập năm
1985 từ Malaysia.
2.1.2 Đặc điểm phân bố
Cá có nguồn gốc từ Châu phi, đến nay đã được nhân giống và đã được thuần
hóa rộng rãi trên thế giới. Giống Oreochromis Được nuôi phổ biến hiện nay.
Cá Rô phi vằn (O.niloticus) là loài cá thịt ngon, giá trị thương phẩm cao, mau
lớn và dễ nuôi ở các mô hình thủy vực như ao, hồ, bè,… có khả năng chống
chịu các yếu tố môi trường khắc nghiệt, ít bệnh.
Cá có thể sinh trưởng và phát triển ở các môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Tuy
cá Rô Phi vằn có thể sinh sống một thời gian ngắn ở nước biển có độ mặn tới
32%0, nhưng là loài này vẫn là loài hẹp muối hơn những loài cá Rô Phi khác.
Cá có thể sống trong hàm lương oxy thấp dưới 1mg/l và ngưỡng oxy gây chết
cá là 0,3-0,1mg/l. Tuy nhiên nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp kéo
dài sẽ làm cá chậm lớn rõ rệt. Giới hạn chịu đựng độ pH là 5-11, cá có khả
năng chịu NH3 tới 2,4mg/l. Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển là 25-350C.

Trang 4


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm


2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá Rô phi thân hơi tròn, đầu múp to,
mắt to tròn, toàn thân có vảy, thường
phần lưng có màu hơi đen, phần bụng
có màu xám bạc, vây có màu phớt
hồng, ruột dài gấp 4 lần thân, miệng có
nhiều răng nhỏ sắc. Trên thân có từ 6-8
sắc tố chạy từ thân đến bụng. Cá Rô
Phi vằn Oreochromis niloticus: Toàn
thân phủ vẩy, phần lưng có màu sáng
vàng nhạt, phần bụng có màu trắng
ngà, hoặc màu vàng nhạt.
Hình 2.1: Hình thái cá Rô Phi vằn
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Hầu hết cá Rô Phi đều có tính ăn tạp, khi còn nhỏ chúng ăn sinh vật phù du nhu
tảo và các sinh vật nhỏ có kích thước vừa miệng. Cá trưởng thành thì có tính ăn
tạp như rau, bèo, mùn bã, phân hữu cơ lắng ở đáy, ấu trùng, thức ăn chế biến,
thức ăn viên công nghiệp. Tập tính ăn của cá Rô Phi vằn được phân thành từng
giai đoạn như sau:
- Ở giai đoạn cá hương: Rô phi vằn ăn sinh vật phù du, mà động vật là chủ yếu
và một ít là thực vật.
- Từ giai đoạn cá giống đến cá trưởng thành: chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ và thực
vật phù du; chúng có khả năng tiêu hóa và hấp thụ 70-80% tảo lục, tảo lam mà
một số loài cá khác có khả năng tiêu hóa được.
Hàm lượng đạm cho cá bột 0,5g là 30% cho ăn 3-5 lần/ ngày, khẩu phần ăn 1015% trọng lượng thân. Khi cá đạt 1-2g khẩu phần ăn là 10-15% trọng lượng
thân. Cá từ 30g trở lên cho ăn 3-5% trọng lượng thân. Hàm lượng chất béo đến
10g là 10%, cá giống là 6%, hàm lượng bột đường là 25%.
Bảng 2.1 Bảng các yếu tố dinh dưỡng cá Rô Phi
Chất dinh dưỡng
(%)

Đạm
Chất béo
Bột đường


< 0,5
50
10
25
8

Kích cỡ cá ( g )
0,5-10
10-35
35-40
30-35
10
6-10
25
25
8
8-10

>35
25-30
6-10
25
8-10

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Tốc độ tăng trưởng còn phụ thuộc vào hình thức nuôi, môi trường sống, chế độ
dinh dưỡng, chăm sóc hằng ngày . Khi nuôi thâm canh cá lớn nhanh hơn khi
nuôi bán thâm canh hay nuôi ghép.
Thường cá cái chậm lớn hơn cá đực do cá cái tham gia sinh sản (cá cái không
ăn gì trong thời gian ngậm trứng). Vì vậy, trong đàn cá Rô Phi cùng lứa tuổi thì
cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn cá cái.
Trang 5


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Cá Rô Phi có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, sau một tháng tuổi cá có thể đạt
trọng lượng từ 2-3g/con và sau 2 tháng nuôi cá có thể đạt từ 10-12g/con. Sau 56 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng từ 200-250g/con.
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
 Thành thục sinh dục
Phu thuộc vào loài cá, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng của cá. Sống
trong điều kiện thuận lợi, giàu thức ăn cá lớn nhanh và phát dục cỡ lớn. Còn
khi sống trong môi trường thiếu thức ăn cá sẽ thành thục cỡ nhỏ. Trong điều
kiện a nuôi, cá Rô Phi vằn phát dục lần đầu sau 4-5 tháng tuổi, khi cỡ cá đạt
100-150g. Nhưng cũng có trường hợp cá thành thục ở cỡ dưới 100g. Chu kỳ
sinh đẻ là 30-35 ngày một lứa. Ở những vùng khí hậu ấm áp như ở các tỉnh
phía Nam, cá Rô Phi vằn có thể sinh đẻ 8-12 lần /năm; còn ở các tỉnh phía Bắc
cá chỉ đẻ 5-6 lần/ năm, do trong những tháng mùa đông nhiệt độ xuống dưới
200C cá không sinh sản.
Ngoài ra khi thành thục cá bắt cặp và tự đào tổ ở đáy ao. Xung quanh bờ ao chổ
có nền đáy cứng, mực nước 50-60cm. Cá đẻ trứng vào tổ sau khi cá đực thụ
tinh xong cá cái nhăc trứng ngậm vào miêng. Ở nhiệt độ 280C thời gian ấp là 4

ngày, nhiệt độ 30oC thời giian ấp 2-3 ngày sau khi nở cá con rất yếu, cá mẹ
tiếp tục giữ cá con cho đến khi cá con tự tìm thức ăn.
Thành thục sinh dục của cá Rô Phi tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, nhiệt độ
và độ tuổi, sức sinh sản 200-400 trứng / 100g cá cái.
Bảng 2.2: Thời gian ấp trứng cá Rô Phi ở các nhiệt độ khác nhau.
Nhiệt độ ( 0C )
24
28
30
34

Thời gian ( Ngày )
5-6
4
3
2

 Chu kỳ sinh sản
Cá có thể đẻ nhiều lần trong năm 8-12 lần và khoảng cách giữa hai lần cá đẻ là
30-35 ngày, thời gian này thay đổi còn tùy thuộc vào thức ăn, nhiệt độ và độ
tuổi của cá. Quan sát buồng trứng cá Rô Phi cho thấy trong buồng trứng lúc
nào cũng có tất cả các loại trứng, từ trứng non nhất đến loại sẵn sàng rụng để
đẻ. Vì vậy, trong tự nhiên ở các ao nuôi cá Rô Phi chúng ta gặp rất nhiều cá
con ở các cỡ khác nhau. Số lượng trứng mỗi lần đẻ từ vài trăm trứng đến
khoảng 2000 trứng. Chu kỳ sinh sản của cá Rô Phi thường kéo dài từ 3-4 tuần
(tính từ lần đẻ này đến lần đẻ tiếp theo).

Trang 6



HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

 Tập tính sinh sản
Đến tuổi phát dục, mép vây đuôi, vây lưng, vây bụng của con đực có màu sắc
rực rỡ từ hồng tím đến xanh đen, trong khi đó ở con cái không có sự thay đổi gì
về màu sắc bên ngoài.Ngoài ra con cái có xoang miệng hơi trễ xuống

Hình 2.2: Cá cái

Hình 2.3: Cá đực

Bảng 2.3: Phân biệt cá Rô Phi đực, cái.
Đặc điểm phân biệt

Cá đực

Đầu

To và nhô cao.

Màu sắc

Vây lưng và vây đuôi sặc
sỡ, màu hồng hoặc hơi đỏ.
Có hai lỗ: Lỗ niệu sinh
dục và lỗ hậu môn.
Đầu thoát lỗ niệu sinh

dục, dạng lồi, hình dáng
dài và nhọn.

Lỗ niệu và lỗ sinh dục
Hình dạng huyệt

Cá cái
Nhỏ, hàm dưới trề do
ngậm trứng.
Màu nhạt hơn
Có ba lỗ: Lỗ niệu,lỗ sinh
dục và lỗ hậu môn.
Dạng tròn hơi lồi và
không nhọn như cá đực.

2.2 Lich sử nghiên cứu cá Rô Phi
2.2.1 Trên thế giới
Hiện nay cá Rô Phi được nuôi ở trên 85 nước trên thế giới ( FAO, 2006 ) tập
trung ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, và là một trong những đối tượng cá nuôi
quan trọng, trong đó chủ yếu là cá Rô Phi O.niloticus.
Cá Rô Phi được đưa vào nuôi đầu tiên tại Kenya từ năm 1920. Chúng được di
giống sang Châu Á trong thập niên 50 sang Nam Mỹ. Cá rô phi có nhiều đặc
tính quý như: đẻ nhiều, mau lớn, nuôi cả được trong nước ngọt, nước phèn,
nước lợ, nước mặn, chịu đựng tốt với điều kiện môi trường, có chất lượng thịt
cao, thơm ngon, dễ chế biến nên nhiều dân tộc ưa chuộng và phát triển rất
mạnh, nay đã có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ nuôi nhân tạo loài cá này.
Sản lượng cá rô phi nuôi trên thế giới tăng mạnh trong 2 thập kỷ qua, từ
200.000 tấn năm 1980 lên đến 1,6 triệu tấn năm 2002, là mức tăng cao nhất
trong các loài cá nuôi của thế giới.


Trang 7


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Hiện nay có 3 loài cá rô phi nuôi cho sản lượng cao nhất trong năm 1998 là cá
rô phi vằn (O.niloticus ) 794 ngàn tấn, rô phi đen (O.mosambica ) 48 ngàn tấn
và cá rô phi đỏ (Oreochromis spp ) 120 ngàn tấn. (Phạm Văn Khánh , 2005 ).
Tuy có nguồn gốc Châu Phi nhưng Rô Phi là loài cá mới được các nước Đông
Á vá Đông Nam Á đón nhận và tạo điều kiện phát triển rất mạnh. Trong số các
nước sản xuất nhiều Rô Phi nhất trên thế giới thì ở Châu Á đã chiếm 6 nước
(Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia ).
Năm 2003 trên thế giới đạt 1,5 triệu tấn. trong đó Trung Quốc là nước có sản
lượng Rô Phi cao nhất (805.000 tấn ) đóng góp 1/3 tổng sản lượng toàn cầu, kế
đó là Ai Cập 200.000 tấn, Philippines 111.000 tấn, Thái Lan 97.000 tấn,
Indonesia 72.000 tấn (FAO, 2006 ). Ngoài ra còn có : Lào, Costa Rica, Ecuado,
Đài Loan, CuBa, Mỹ, Việt Nam, ..
2.2.2 Ở Việt Nam
Cá Rô Phi lần đầu tiên được nhập vào Việt Nam vào những năm 1950, nhưng
sản lượng cá Rô Phi nuôi và xuất khẩu còn khiêm tốn nguyên nhân là do chậm
lớn, đẻ nhiều và kích thước thương phẩm nhỏ nên chúng ít được ưa chuộng.
Làm hạn chiếm sản lượng Rô Phi nuôi và xuất khẩu là thiếu con giống tốt, cá
Rô Phi thu hoạch kích thước nhỏ và không đồng cở dẫn đến năng suất thấp và
hiệu quả thu hoạch không cao. Năm 2001 để cải thiện cá Rô Phi nuôi thịt, Bộ
Thủy Sản đã triển khai chương trình phát tán cá Rô Phi dòng GIFT cho các tỉnh
trong cả nước. Năm 2002 dự án phát triển nuôi cá Rô Phi xuất khẩu và đặt ra
kế hoạch đạt 300.000 tấn. Hàng loạt các đề tài khoa học thuộc dự án nuôi cá Rô

Phi thí điểm đã được tiến hành cả ở miền Nam và miền Bắc.
Hàng năm ở Việt Nam có khoảng 5000-7000 tấn cá Rô Phi được tiêu thụ ở nội
địa đây là một trong những đối tượng có giá trị cao hơn các loài khác.
So với nhiều nước trên thế giới, sản lượng cá Rô Phi nước ta chưa cao, xong do
nhu cầu cá Rô Phi trên thị trường ngày càng tăng nên triển vọng phát triển là
rất lớn. Vì khi áp dụng phương pháp chọn giống dựa trên cơ sở di truyền số
lượng sau 5 thế hệ chọn lọc, cá tăng trọng lượng 80% so với ban đầu. Để đưa
cá Rô Phi trở thành một đối tượng mũi nhọn trong ngành thủy sản thì ta phải
đầu tư con giống chất lượng tốt.
2.2.3 Sơ lược về kỹ thuật sản xuất giống cá Rô Phi
Tại Trung Tâm Giống Quốc Gia Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ cá Rô Phi được
sản xuất giống theo qui trình sơ lược như sau:
- Tuyển chọn cá bố mẹ: Cá bố mẹ được chọn phải khỏe mạnh, trọng
lượng 200-500g/con. Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong bể có kích thước 5x3x1m,
mực nước xâu 0.5-0.8m. Cá bố mẹ được nuôi vỗ riêng mật độ nuôi vỗ 2-4
con/m2.
- Thức ăn: Cung cấp thức ăn chế biến và thức ăn viên công nghiệp cho cá
bố mẹ có hàm lượng đạm tổng cộng 20-25%, khẩu phần với thức ăn công
nghiệp là 1,5/ngày, thức ăn chế biến là 5-7%.
- Ghép cặp sinh sản: Tỷ lệ đực cái là 1:2.
- Thu trứng: sau khi ghép cặp từ 2-4 tuần ta tiến hành thu trứng. Định kỳ
4 ngày thu trứng 1 lần từ miệng cá do cá Rô Phi ngậm trứng đã thụ tinh trong
Trang 8


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm


miệng và ấp trứng trong đó. Trứng thu được sẽ được ấp riêng. Trứng cá chia
làm 3giai đoạn dựa vào đặc diểm hình thái bên ngoài của trứng.
+ Giai đoạn 1: trứng vừa mới đẻ hình quả lê màu vàng nhạt.
+Giai đoạn 2: đã xuất hiện điểm mắt màu đen rõ và có đuôi.
+Giai đoạn 3: khối noãn hoàn đã hoàn toàn tiêu biến hết. Sau đó cho
trứng vào khay hoặc bình ấp.
* Sơ lược về kỹ thuật ấp trứng cá Rô Phi.
- Ấp trứng trên khay
+ Chuẩn bị dụng cụ ấp: Khay làm bằng nhựa, ống nhựa tạo dòng nước,
ống nhựa tạo dòng chảy, khung sắt dùng để cố định khay và các dụng cụ cần
thiết.
+ Sauk hi thu trứng do có nhiều cá cái đẻ không điều cho nên có nhiều
lứa ta cần phải chia ra các khay ấp.
+ Khi phân chia trứng ra riêng biệt thì ta làm sạch trứng và cho vào khay
để ấp.
+ Trong quá trình ấp thường xuyên kiểm tra lưu tốc nước và điều chỉnh
cho phù hợp, thường xuyên xi phong để loại bỏ rác và trứng hư ra khỏi khay.
- Ấp trứng tự nhiên ngoài ao
Cá được nuôi ngoài ao sau khi thả cứ 5-7 ngày tiến hành kiểm tra cá để
thu trứng. Sau khi cá cái đẻ xong cá ngậm trứng và cá con mới nở trong miệng
(cá con được giử trong miệng đến khi hết noãn hoàng). Trong thời gian ngậm
trứng cá nuôi con, cá cái không bắt mồi vì vậy cá không lớn, cá chỉ bắt mồi trở
lại khi đã giải phóng hết con trong miệng. Dùng vợt vớt cá con dọc theo bờ ao
vào buổi sáng hoặc chiều mát để chuyển sang một ao khác ương nuôi.
- Cách ấp trứng trong bình weys
Ta tiến hành thu trứng một lần, đem tất cả trứng cho vào các bình weys để ấp
đến khi cá nở sẽ đem ra bể ấp cho đến khi hết noãn hoàng. Rồi đem ra ngoài ao
ương.

Trang 9



HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
3.1.1 Thời gian
Từ ngày 20 tháng 09 đến 20 tháng 10 năm 2010
3.1.2 Địa điểm
Tại Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ ( ấp 2, xã An
Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang ).
*Lịch sử phát triển của trung tâm:
Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ trục thuộc v Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, đóng tại xã An Thái Trung, huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang, được thành lập tháng 10 năm 1976. Với nhiều tên gọi
khác nhau:

Hình 3.1: Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ

Từ 1976 – 1978: Trại cá giống cấp I Cái Bè.
-Từ 1979 – 1988: Trại thực nghiệm nuôi thủy sản Cái Bè.
-Từ 1988 – 2005: Trung tâm nghiên cứu thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
-Từ 2006 đến nay: Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam
Bộ.

Trung tâm có diện tích 20 ha, có chức năng nghiên cứu và ứng dụng các công
nghệ nuôi vào sản xuất, chuyển giao công nghệ và khuyến ngư. Trong thời gian
qua trung tâm đã thực hiện các đề tài nghiên cứu về sinh sản nhân tạo và đã

Trang10


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

thành công trên 30 loài cá nước ngọt Nam Bộ, đưa các đối tượng nghiên cứu
vào trong cơ cấu đàn cá nuôi ngày càng phong phú.

Hình 3.2 Hệ thống ao
Năm 1984 trung tâm đã nhập 3 loài cá Ấn Độ ( Rôhu, Mrigal, Catla ). Từ năm
1922 -2000 trung tâm thực hiện dự án “khuyến ngư để phát triển nuôi trồng
thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” phối hợp với Sở thủy sản Tiền Giang,
trung tâm khuyến ngư tỉnh để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, biên soạn tài liệu,
tập huấn kỷ thuật nuôi cá cho các cán bộ khuyến ngư và nông dân nuôi cá tỉnh
Tiền Giang. Dự án đã tập huấn cho trên 100 cán bộ tham gia khuyến ngư cấp
tỉnh, 45 cán bộ cấp bộ và 1.200 cán bộ cấp xã trong đó có 250 phụ nữ, trên 100
lớp tập huấn cho 5.000 nông dân nuôi cá tỉnh Tiền Giang.
Năm 2000 đến nay, trung tâm tiếp tục thực hiện các dự án “Nuôi các loại cá
bản địa sông Mê Kông”, dự án “hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản nước ngọt
(SUFA)”, dự án “khai thác nguồn gen quý hiếm”, chương trình thường xuyên
cấp Nhà nước “Lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản nước ngọt”. Trung tâm đã
lưu giữ, nghiên cứu thuần dưỡng các loài cá mới, quý hiếm, có giá trị kinh tế từ
tự nhiên và sản xuất giống nhân tạo, nhằm bổ sung cơ cấu đàn cá nuôi cho

phong phú. Trung tâm hiện nay được nâng cấp với cơ sở vật chất, trang thiết bị
khá tốt và hiện đại, đang được sử dụng có hiệu quả.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá Rô Phi vằn (Oreochromiss niloticus )

Trang11


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Hình 3.3: Cá Rô Phi vằn (Oreochromiss niloticus )
3.2.2 Dụng cụ phân tích
- Bể xi măng, bể chứa nước trong nhà sản xuất, ao đất.

Hình 3.4: Bể composite để ương cá rô phi

Hình 3.5: Bể xi măng chứa cá Rô Phi vằn bố mẹ
- Vợt, xô, lưới,....
- Máy sục khí, bình ấp,khay ấp, ống khí, máy phát điện, nhiệt kế, cân điện tử,
máy dò dấu,...

Trang12


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp


GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Hình 3.6: Máy dò dấu ID và Cân điện tử

Hình 3.7: Khai ấp và Bình ấp
3.3 Phương pháp nghiên cứu.

Trang13


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

3.3.1. Bố trí thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Ao nuôi vỗ
cá bố mẹ
Ao ương cá bột
lên cá giống

Bể đẻ

Bể ấp trứng

Để sản xuất giống cá Rô Phi vằn, công việc trước tiên cần tiến hành là ghép
cặp cá bố mẹ. Ta chọn cá bố mẹ phải đạt tuổi thành thục và có khả năng sinh

sản tốt, cá phải khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh và không bị di hình. Cá
thường có trọng lượng trung bình từ 150- 300g/con làm cá bố mẹ vì độ tuổi cá
này có khả năng sinh sản lớn nhất và cá được ghép với tỷ lệ 1: 1.
Cứ 4 ngày ta tiến hành thu trứng 1 lần, trước khi tiến hành thu trứng ta xả bớt
nước trong bể ra khoảng 70% (việc thu trứng sẽ dễ dàng hơn, vệ sinh bể tốt
hơn) cá cái đã đẻ sẽ được thả vào bể khác nuôi vỗ, sau 2 tuần cá có thể tiếp tục
sinh sản.
Khi thu trứng xong ta tiến hành vệ sinh bể bằng cách tạt chlorine, giữ cho bể
luôn sạch không mầm bệnh.
3.3.2 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Nuôi vỗ cá bố mẹ là khâu quan trọng có tính chất quyết định trong kỹ thuật sản
xuất giống. Vì cá bố mẹ có nuôi vỗ tốt thì chúng ta mới có cơ sở vững chắc để
thực hiện những bước tiếp theo của kỹ thuật sản xuất giống. Chất lượng đàn cá
nuôi vỗ sẽ ảnh hưởng đến sức sinh sản thực tế, chất lượng trứng và cá bột,...
Ao nuôi cá bố mẹ có diện tích 200 m 2 trở lên, độ sâu từ 1,2m. Trước khi thả cá
bố mẹ phải tát cạn ao, vét lớp bùn đáy đạt yêu cầu, bắt hết cá tạp, cá dữ dùng
vôi bột rải đều đáy ao để nâng pH của ao. Sau đó phơi đáy ao từ 2-3 ngày và
lấy nước vào qua lưới lọc đế ngăn cá tạp và địch hại lọt vào ao.
Cho cá bố mẹ ngoài ao ăn ngày 2 lần sáng và chiều, sáng lúc 7 – 8h cho ăn
10kg, chiều 4h30 – 5h cho cá ăn 15kg bằng thức ăn công nghiệp.
Cá nuôi vỗ trong bể xi măng theo tỷ lệ 1:2 tương đương 7 đực với 14 cái với
khẩu phần thức ăn công nghiệp 80 – 100g/bể, cho ăn vào lúc 7 -8h sáng và
16h30 -17h chiều.

Trang14


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng

Diệp Tú Tâm

Thức ăn dùng để nuôi vỗ: Có thể cung cấp thức ăn chế biến và thức ăn viên
công nghiệp có hàm lượng đạm tổng cộng 2 -25%, khẩu phần ăn với thức ăn
công nghiệp là 1 – 1,5/ngày, thức ăn chế biến là 5 – 7%.

Hình 3.8: Thức ăn công nghiệp
Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại thức ăn như cám, tấm nấu trộn với bột cá
theo tỷ lệ:
+20% bột cá.
+75% cám.
+5% tấm nấu.
Lượng thức ăn chiếm 1- 2 trọng lượng đàn cá.
Đến thời kỳ sinh sản ta chuyển cá bố mẹ vào bể xi măng để nuôi vỗ tiếp, bể xi
măng có diện tích 2m2, sâu 1m. Muốn cá Rô Phi đẻ nhiều và đẻ điều thì cần
cung cấp cho cá đầy đủ thức ăn.
Trong thời gian nuôi vỗ do khí hậu không tốt (nắng nóng nhiệt độ tăng cao,
lượng nước cung cấp vào không đủ sẽ làm cá mắc bệnh ta có thể sử dụng các
loại thuốc vi sinh để phòng ngừa như: Hud 10 (diệt H 2S ), Hud 5,6,7 (diệt
NH3),...
3.3.3 Tuyển chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không dị hình, không xây xác, cá đực và cá cái có
kích cỡ tương đương nhau, trọng lượng trung bình 200 – 500g/con cá dòng
GIFT. Tỷ lệ đực: cái là 1: 2 nhằm hạn chế cá đực tấn công cá cái trong quá
trình ghép cặp.
Chọn cá đực: Đến tuổi phát dục mép vây đuôi, vây lưng, vây bạng có màu sắc
rực rỡ (từ hống tím đến xanh đen ). Các vạch ngang thân rõ ràng hơn cá cái đặc
biệt là màu sắc ở vây lưng, vây đuôi. Cá đực có 2 lỗ là lỗ hậu môn ở phía trước
và sau đó là lỗ niệu sinh dục.
Chọn con cái: Đối với con cái không gì thay đổi về màu sắc bên ngoài. Con cái

tuyến sinh dục có 3 lỗ: Phía trước là lỗ hậu môn, sau cùng là lỗ niêu và ở giữa
là lỗ sinh dục. Khi con cái mang trứng thường có bụng thon đều, ta cũng có thể
phân biệt đực cái dựa theo đặc điểm của cơ quan sinh dục.
Trang15


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

3.3.4 Quá trình sản xuất giống
Cá Rô Phi vằn được ứng dụng nuôi trong nhiều mô hình nuôi khác nhau như
mô hình nuôi chuyên canh lúa – cá, mô hình kết hợp VAC, ...Cá tăng trọng tốt,
là đối tượng góp phần cải thiện năng suất và thu nhập cho nông hộ qua các mô
hình sản xuất.
Cá đẻ nhiều trong năm. Khoảng cách giữa hai lần đẻ trứng khoảng 20 -30
ngày.Số trứng trong một lần đẻ phụ thuộc vào kích cỡ cá cái, cá càng lớn số
trứng đẻ trong một lần càng nhiều và ngược lai. Trung bình một cá cái có trọng
lượng 200-250g đẻ được 1000-2500 trứng.
Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng và cá con mới nở trong miệng ( cá con được
giữ trong miệng đến khi hết noãn hoàn). Trong thời gian ngậm trứng và nuôi
con cá cái không bắt mồi vì vậy cá không lớn, cá chỉ bắt mồi trở lại khi đã giải
phóng hết con trong miệng.
Cá Rô Phi vằn được sinh sản nhân tạo bằng cách ghép cặp bố mẹ và thu trứng
trong miệng cá cái.
Sau khi thu trứng từ miệng cá cái, trứng cá được ấp trong bình ấp và sau đó
mới chuyển sang ấp trên từng khay.
3.3.5 Ý nghĩa của việc ấp trứng trên từng khay
Nếu ta sản xuất giống cá Rô Phi bột trong ao với phương pháp cổ truyền: Khi

cá ô Phi sinh sản cá đực làm tổ bằng đuôi quay65 bùng và đào hố dưới đáy ao.
Sau khi đẻ, cá cái ấp trứng và ngậm con mới nở trong miệng, nhiệt độ 300C,
thời gian ấp trứng từ 4 – 6 ngày và khi cá nở vẫn được cá cái ngậm trong miệng
thêm 3 – 4 ngày nữa. Khi cá bột đã hết noãn hoàn thii2 cá con rời khỏi miệng
cá mẹ và bắt đầu tự kiếm ăn nên dễ bị địch hại tấn công như: cá dữ, ếch,
nhái,...Ngoài ra hiện tượng ăn nhau ở đàn cá Rô Phi trong ao là không tránh
khỏi, nhất là cá bột cùng ngày tuổi cũng ăn nhau nghiêm trọng ( khoảng giữa
10 – 30 ngày sau khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài ).
Chu kỳ sinh sản tự nhiên của cá Rô Phi trong một đàn là không điều, số lượng
cá được sản xuất rời rạc và trình trạng ăn nhau mạnh bởi cá lớn là nguyên nhân
gia tăng tỷ lệ chết cá bột. Để loại bỏ trình trạng ăn nhau của cá và sản xuất số
lượng lớn cá bột cùng cỡ, nên thu trứng trong miệng cá cái đem ấp nhân tạo.
Điều này có ưu điểm gia tăng sự đẻ đồng loạt, giảm khoảng cách trung bình
giữa các lần đẻ.
Những ổ trứng thu lên được ấp trên từng khay, do đó có thể biết được chính
xác số lượng trứng. Từ đó dễ dàng tính được tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống
cá bột của từng đôi cá, phân tích chính xác các số liệu đúng về tính trạng di
truyền như màu sắc, giới tính trong các thế hệ sau.
Việc ấp trứng trên từng khay để tránh việc lộn lẫn những cặp cá có trứng tốt
với những cặp cá có trứng xấu, giảm được sự ăn nhau trong loài và địch hại,....
Việc ấp nhân tạo còn có ý nghĩa trong việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học
khác của cá Rô Phi.
3.3.6 Phương pháp tính các chỉ số sinh sản

Trang16


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

Tỷ lệ thụ tinh =


GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Số trứng thụ tinh

x 100%

Tổng số trứng
Tỷ lệ nở =

Số trứng nở

x 100%

Số trứng thụ tinh

Số trứng nở = Số trứng thụ tinh – Số trứng không thụ tinh.

Tổng số thả
Tỷ lệ sống =

Số trứng nở

x 100%

Tổng số cá thả = Số trứng nớ - số trứng hao hụt.
3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.


Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Quy trình sản xuất giống cá Rô Phi
4.1.1 Quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá bố mẹ trước khi cho vào nuôi vỗ được chọn lựa kỹ lưỡng, cá thành thục tốt,
tỷ lệ thành thục cao ( 70 -80%), đạt tiêu chuẩn cho sinh sản nhân tạo.
Cá Rô Phi là loài cá dễ thích nghi trong điều kiện và môi trường nuôi. Trứng cá
Rô Phi thuộc loại trứng bán nổi nên cá đẻ tự nhiên không cần dùng kích dục tố.
Do đó khâu chăm sóc và nuôi vỗ cá bố mẹ là hết sức quan trọng, nó quyết định
đến khả năng thành thục, số lượng trứng cũng như chất lượng cá bột,....
Thức ăn có thành phần protein 20 – 25% cá Rô Phi bố mẹ thành thục tốt, tỷ lệ
thành thục cao ( 80% ), đạt tiêu chuẩn cho sinh sản nhân tạo.
Ngoài ra, các yếu tố thủy lý hóa môi trường ao nuôi vỗ và bể xi măng cũng
thích hợp cho sự phát dục cá bố mẹ. Trong đó nhiệt độ nước trung bình ao nuôi
vỗ ( sáng 290C, chiều 31,50C ) và ở bể xi măng ( sáng 28,5 0C, chiều 30,50C),
thích hợp cho sự thành thục của cá Rô Phi vằn. Nhiệt độ là cơ sở quan trọng
cho sự tái thành thục nhanh hay chậm của cá bố mẹ được nuôi. Trong phạm vi
Trang17


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

nhiệt độ cho phép, khi nhiệt độ tăng thì cường độ trao đổi chất sẽ tăng. Khi
nhiệt độ quá cao sẽ làm cho các sản phẩm sinh dục thối hóa nhanh hơn, dẫn
đến chất lượng các sản phẩm sinh dục thấp.
Qua quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ ta thấy cá thành thục sinh dục tốt, tỷ lệ thành

thục cao ( 80% ), chứng tỏ trong quá trình nuôi vỗ: Biện pháp kỹ thuật, chế độ
chăm sóc và quản lý môi trường tốt, ..... thích hợp cho sự phát dục của cá.
4.1.2 Ghép cặp cho sinh sản
Cá đực và cái theo tỉ lệ 1: 2 lấy dấu ID các gia đình : cá Rô Phi đạt trọng lượng
10-15 g tiến hành lấy dấu các gia đình để nuôi chung trong bể. Chọn ngẫu
nhiên 40 gia đình để lấy dấu, thả nuôi chung trong ao đến khi thu hoạch.
Dùng đầu mũi dao nhọn rạch đường nhỏ gần lỗ hậu môn rồi nhét con dấu vào
bụng cá.
Trước khi ghép cặp ta tiến hành kiểm tra mức độ thành thục và kiểm tra dấu
bằng máy dò dấu. Sau đó ghép cặp thì chắc chắn sẽ biết số đã được đánh dấu
thuộc gia đình nào.
Con dấu có dạng giống như ngòi viết chì, dài khoảng 1cm.
Ghép 2-4 tuần thì có thể thu trứng cá Rô Phi vằn. Cứ 4-7 ngày ta kiểm tra 1 lần
khi thấy cá cái đang ngậm trứng, phân biệt trứng cùng tuổi, đem ấp trong các
bình và khay ấp.
4.1.3 Thu trứng
Ta tiến hành thu trứng dùng lưới kéo từ hai đầu bể kéo xuống dưới hai gốc cuối
bể dồn cá vào hai gốc từ từ tiến hành thu trứng, không dồn cá vào gốc quà hẹp
tránh làm sốc cá ( khi ta dồn cá vào gốc quá hẹp sw4 dể làm cá hoản sợ, cá sẽ
ọc trứng).
Sau khi kéo cá bố mẹ, hai đầu lưới được giữ cố định ta dùng vợt vớt cá mẹ ra
và kiểm tra xem các mẹ có ngậm trứng hay không, cá mẹ chỉ ngậm trứng khi
trứng đã được thụ tinh. Khi vớt cá mẹ nếu cá mẹ có ngậm con hoặc ngậm trứng
trong miệng thì cá sẽ nhã ra, nhưng nếu cá mẹ không nhả ra hết ta cần phải sút
miệng cá, dùng vợt dầy để vớt nhằm tránh cá con hoặc trứng lọt ra ngoài.

Trang18


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp


GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Hình 4.1: Tiến hành thu trứng

Hình 4.2: Cá ngậm trứng sau khi thụ tinh

Trứng thu được của từng bể được để riêng trong từng khay và ấp riêng từng gia
đình. Cá cái sau khi thu trứng sẽ được đem đi cân trọng lượng và dò dấu, sau
đó sẽ được thả vào bể khác nuôi vỗ. Sau thời gian từ 2-4 tuần cá đã cá đã có thể
tiếp tục tham gia sinh sản.

Hình 4.3: Trứng được cho vào mỗi khay
Cân trọng lượng cá sau khi thu trứng, để biết trọng lượng cá tăng hay giảm mà
áp dụng vào khẩu phần thức ăn hợp lý cho cá có sức khỏe tốt để chuẩn bị tham
gia sinh sản lần sau. Thường thì cá cái sau khi đẻ trong lượng cá sẽ giảm xuống
rõ rệt (do lúc tham gia quá trình sinh sản cá cái ngậm trứng, cá không ăn).
Trang19


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Hình 4.4: cân trọng lượng cá sau khi thu trứng
Đối với cá cái không ngậm trứng và cá đực sẽ được thả vào ao trở lại và tiếp
tục nuôi vỗ đề tiến hành bổ sung thêm số lượng cá cái đã đẻ.
Sau khi thu trứng xong ta tiến hành vệ sinh bể, tháo cạn lượng nước còn lại

trong bể,... sau đó dùng chlorine (chất khí, có mùi rất mạnh và gây cảm giác
khó chịu khi tiếp xúc) có đặc tính tẩy rất cao nên rất hữu ích trong việc vệ sinh
bể. Lấy chlorine pha với nước (liều lượng 150-200g/bể) tạt xung quang bể để
khoảng 30 phút, sau đó dùng nước tạt lại một lần nữa trên thành bể và nền đáy
(tránh clorine còn bám lại) để đảm bảo vệ sinh bể hoàn toàn, cuối cùng ta xả
nước vào khoảng 30% thể tích bể rồi thả cá trở lại.
4.1.4 Ấp trứng
Ở cá Rô Phi vằn trứng được chia làm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Giai đoạn trứng (Trứng 1-3 ngày tuổi) trứng chưa xuất hiện
điểm mắt.

Trang20


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Hình 4.5: Trứng ở giai đoạn 1 chưa xuất hiện điểm mắt
Trứng 1 ngày tuổi: có màu vàng nhạt, giai đoạn này trứng được ấp trong bình
ấp, tốc độ chảy của dòng nước 0,30-0,50m/s, nhiệt độ 28-30 0C. Đặt bình ấp hơi
nghiên với giá đỡ, ống cấp nước đặt thẳng đứng vào giữa bình, có một van điều
chỉnh tốc độ chảy của dòng nước và một ống nhỏ dẫn nước chính xuống bình
ấp, dài gần tới đáy bình để đảo đều trứng trong bình.

Hình 4.6: Ấp trứng cá Rô Phi trong bình và Ấp trứng trong khay
Trứng 2 ngày tuổi: có màu vàng đậm, xuất hiện điểm mắt nhưng chưa rõ được
ấp trong bình ấp, tiếng hành làm vệ sinh trong bình ấp (hút bỏ những trứng bị
phân cực, bị ung,..).

Trứng 3 ngày tuổi: Trứng chuẩn bị chuyển sang giai đoạn bí dấu hiệu nhận biết
là xuất hiện 2 điểm mắt và có đuôi, đây là dấu hiệu cho ta nhân biết trứng bắt
đầu chuyển sang giai đoạn cá bí. Ở giai đoạn này ta không ấp trứng trong bình
nữa mà chuyển sang khay ấp đễ tránh va chạm với nhau và thành bình.
 Giai đoạn 2: Giai đoạn bí ( Bí 1-3 ngày tuổi ) đã xuất hiện điểm mắt màu
đen rõ và có đuôi.

Trang21


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Hình 4.7: Trứng giai đoạn 2 xuất hiện điểm mắt và đuôi
Bí 1 ngày tuổi: Có màu vàng sậm, khối noãn hoàn to, ít hoạt động, hoạt động
chậm.
Bí 2 ngày tuổi: Có màu vàng sậm, khối noãn hoàn giảm đi do bí đã tiêu hao bớt
di chuyển không định hướng, thường di chuyển xuống đáy khai, điều chỉnh tốc
độ của van nước xuống khay vừa đủ.
Bí 3 ngày tuổi: Có màu vàng nhạt, noãn hoàn gần như tiêu biến hết thường bơi
lội trên mặt nước và có định hướng hơn.
Ở giai đoạn này vẫn ấp trong khay cho đến khi chuyển thành cá bột ( tiêu hết
noãn hoàn ). Đều chỉnh van nước chảy vào khay sao cho cá bột chỉ quay tròn
trong khay, không cho tia nước vào giữa đám cá bột, dòng chảy không quá
mạnh tránh làm cá bột bị va chạm
 Giai đoạn 3: Giai đoạn cá bột ( Cá bột 1 – 4 ngày tuổi ) khối noãn hoàn đã
hoàn toàn tiêu biến hết.


Hình 4.8: Giai đoạn 3 chuyển thành cá bột
Trang22


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Cá bột 1 ngày tuổi: Giai đoạn này cá bột đã tiêu hết noãn hoàn nên ta chủ động
thức ăn cho cá 4 lần/ngày. Ta có thể cho cá ăn thức ăn viên dạng mịn, thường
xuyên theo dõi nhiệt độ và xiphong loại bỏ chất thải và thức ăn dư thừa.
4.1.5 Chăm sóc quản lý
Thường xuyên theo dõi những hoạt động của trứng và cá qua từng giai đoạn để
ta có cách xử lý kịp thời.
Trong giai đoạn trứng điều chỉnh lưu tốc nước qua bình sao cho trứng chuyển
động nhè nhẹ, đều xung quanh bình. Tránh tạo dòng chảy có tốc độ cao làm
tràn trứng ra ngoài, cũng không thể để dòng chảy quá yếu không đủ lực đảo lộn
trứng làm cho trứng thụ tinh không đều, cần xiphong loại bỏ trứng hư ra khỏi
bình.
Ở giai đoạn bí ta không nên để dòng chảy quá mạnh sẽ gây va đập khối noãn
hoàng vào thành khay và cũng thường xuyên xiphong những con bí đã chết ra
ngoài.
Giai đoạn cá bột, ngoài việc tạo dòng chảy thích hợp ta cần vệ sinh khay bằng
bàn chải đánh răng và khai thông dòng chảy, đồng thời kiểm tra lưới chắn hai
bên thành khay xem còn dính vào thành hay không, nếu bị tróc keo thì ta dán
lại hoặc đổi khay mới. Thường xuyên xiphong khay ấp để loại bỏ chất thải và
thức ăn thừa trong khay. Khi cá bột tiêu hết noãn hoàn và bơi linh hoạt, sau 4
ngày thì chuyển vào giai ương.
Trong quá trình ấp khi phát hiện trứng, bí và cá bột chết nhiều ta cần cho tắm

formol với nồng độ 3 giọt/khay/10 phút ( 0,3 ppm ).
4.2 Các yếu tố môi trường trong quá trình ấp trứng
Sự tăng trưởng, khả năng thành thục cũng như tỷ lệ sống của cá phụ thuộc rất
nhiều vào môi trường nước nuôi. Các yếu tố môi trường nước có rất nhiều như:
nhiệt độ, pH, NH3, NO3, DO,… đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt
động sinh sản của cá và sự phát triển của trứng. Vì vậy trong suốt quá trình thí
nghiệm yếu tố môi trường phải được thường xuyên theo dõi đó là nhiệt độ.
Trứng cá Rô Phi phát triển tốt ở nhiệt độ 28-29 0C. Ở bảng 4.1 ta có thể thấy
nhiệt độ dao động từ 27-30 0C là khoảng nhiệt độ tốt nhất để trứng cá Rô Phi
phát triển, sau 4 ngày thì trứng sẽ nở. Thời gian phát triển của trứng phụ thuộc
vào nhiệt độ.
Bảng 4.1: Kết quả trung bình các yếu tô môi trường bể ấp trứng và ao nuôi vỗ
Chỉ số môi trường
Tuần

1

Thời gian

Nhiệt độ
(0C)

pH

Oxy
(mg/l)

Sáng(7 giờ)

27-29


6,9-7,9

3,9-4,5

Chiều (14 giờ)

30-32

7,4-8,0

4,0-4,5

Trang23


HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

2

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

Sáng(7 giờ)

27-28,5

7,0-8,0

3,6-4,0


Chiều (14 giờ)

29-30

7,2-8,0

3,5-4,0

Bễ ấp

Nhiệt độ đo được vào lúc sang ở ao và bể không có sự chênh lệch nhiều, dao
động từ 27-290C, vẫn đảm bảo cho cá phát triển tốt. Tuy nhiên, vào buổi chiều
nhiệt độ ở trong ao có sự tăng cao hơn, có khi lên đến 32 0C, điều này chứng tỏ
ở ao có sự quang hợp mạnh của ánh sang Mặt trời làm nhiệt độ tăng cao, còn ở
bể vẫn dao động ở mức 29-300C.
Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất giống luôn nằm
trong khoảng thích hợp và không ảnh hưởng nhiều đến sự sinh sản và phát triển
của cá.
4.3 Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của cá Rô Phi
Sức sinh sản của cá cũng bị ảnh hưởng rõ rệt bởi các yếu tố di truyền, cũng như
các yếu tố môi trường, đặc biệt là các điều kiện ảnh hưởng đến trình trạng cảu
cá như: thức ăn và điều kiện tự nhiên. Kích thước và số lượng trứng tùy thuộc
vào các đặc điểm của cá bố mẹ, trung bình của mỗi lứa đẻ cá Rô Phi có kích
thước và khối lượng lớn hơn cho ra nhiều trứng hơn cá nhỏ.
Qua quá trình thực tập, thu được kết quả như sau:
Bảng 4.2 Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở qua 3 đợt
Thụ
Tỷ lệ
Tổng

Số
Thụ
Không
tinh
thụ
Tỷ lệ
Đợt
Số
trứng
Tinh thụ tinh không
tinh
nở (%)
trứng
nở
nở
(%)
I
6049
2825
3224
69
2756
53,05
94,89
II
8574
4418
4156
207
4211

47,76
90,98
III
5346
3013
2333
193
2820
53,72
91,37
Qua bảng 4.2 ta nhận thấy:
-Đợt I: có 6049 trứng, tỷ lệ thụ tinh 53,05%, tỷ lệ nở 94,89%, số trứng không
thụ tinh 3224%, số trứng hư (thụ tinh nhưng không nở) là 69.
-Đợt II: có 8574 trứng, tỷ lệ thụ tinh 47,76%, tỷ lệ nở 90,98%, số trứng không
thụ tinh 4156, số trứng hư là 207.
-Đợt III: có 5346 trứng, tỷ lệ thụ tinh 53,72%, tỷ lệ nở 91,37%, số trứng không
thụ tinh 2333, số trứng hư là 193.
Số trứng thu qua 3 đợt đã giảm đáng kể nguyên nhân là do thức ăn và chất
lượng nước trong ao không tốt. Ngoài ra, thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng đến
sức sinh sản cúa cá, với tỷ lệ nở đợt II cũng thấp nhất.
Qua bảng 4.2 ta thấy tỷ lệ nở ở đợt I đạt cao nhất do khâu chăm sóc hợp lý,
thức ăn cung cấp cho cá đầy đủ, điều kiện thời tiết tốt. Bên cạnh đó, tỷ lệ thụ
tinh đợt II (47,76) là thấp nhất có thể là do thành phần thức ăn dã ảnh hưởng
đến sự sỉnh sản của cá và điều kiện thời tiết cũng đã tác động vào ( trong thời
gian này đang là mùa mưa, vì vậy sau khi mưa xong ta thường ngưng cho cá ăn
hoặc cho ăn nhưng ít) đó là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh

Trang24



HP: Thực Tập Nghề Nghiệp

GVHD: Lê Thanh Dũng
Diệp Tú Tâm

của cá. Tóm lại, thức ăn và thời tiết có vai trò rất quan trọng trong quá trình
sinh sản của cá, ta nên quản lý tốt các yếu tố môi trường đồng thời cần bổ sung
them đầy đủ hàm lượng đạm để cá sinh sản và có sức khỏe tốt, đảm bảo đẻ với
số lượng trứng tối đa.
Bảng 4.3. Tỷ lệ sống qua 3 đợt
Đợt
I
II
III

Tổng số cá bột thả
2375
3967
2711

Tỷ lệ sống (%)
85,25
86,62
94,2

Ở bảng 4.3 ta thấy tỷ lệ sống ở đợt III đạt cao nhất với 94,2% và đợt I đạt thấp
nhất 85,25%. Tỷ lệ sống ở 2 đợt ( I và II) tương đương nhau nhưng ở đợt III thì
khá cao, điều này có thể do điều kiện thời tiết, nước trong ao không tốt đã ảnh
hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Do đó trong khâu thả cá ta cần kiểm tra kỹ ao
nuôi một lần nữa ( xem nước có thích hợp cho cá bột không, cá tạp còn không,

…) khâu thức ăn cũng rất quan trọng cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho
cá, thường xuyên theo dõi ao nuôi và thời tiết có bất lợi hay không để có những
biện pháp khắc phục kịp thời.
Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Qua quá trình học tập ta rút ra được kết luận như sau:
Về khâu nuôi vỗ cá bố mẹ: Trong quá trình nuôi vỗ phải thường xuyên theo dõi
mậy độ nước trong ao, thay nước theo định kỳ 2-3 lần/tháng. Cá Rô Phi vằn
nuôi vỗ trong ao đất và trong bể xi măng có trọng lượng trên 200g trở lên, cá
phát dục tốt, tỷ lệ phát dục cao 70-80%. Nuôi vỗ cá bố mẹ có trọng lượng trung
bình: 200-500g. Dinh dưỡng trong nuôi vỗ cá bố mẹ: Thức ăn cho cá bố mẹ có
hàm lượng đạm từ 25-30% với khẩu phần ăn 3-5% trọng lượng thân ( 715kg/ngày ), cho ăn 2 lần/ngày.
Về quy trình ấp trứng trong khay: quy trình ấp trứng cá Rô Phi tương đối đơn
giản vì vậy có thể áp dụng rộng rãi cho các hộ nuôi. Trong quá trình ấp cần
theo dõi các yếu tố môi trường, chế độ ăn và tập tính hoạt động của cá hằng
ngày.
Về các yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất giống: Các chỉ tiêu môi
trường luôn thấp vào sáng sớm và cao vào lúc chiều. Nhiệt độ dao động khoảng
27-320C, pH tu72 6,9-8,0, Oxi tu72 3,5-4,5, một phần ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của cá.
Về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống: Cá Rô Phi là loài đẻ trứng bán trôi nổi,
nên cá đẻ tự nhiên không cần dùng kích dục tố. Sức sinh sản thực tế dao động
từ 1000-2000 trứng/con. Cá thành thục tốt, tỷ lệ thụ tinh ( > 53% ), tỷ lệ nở
(>90% ), tỷ lệ sống sót cao ( >85% )
5.2 Đề xuất

Trang25



×