Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG nội DUNG cơ bản về PHONG CÁCH làm VIỆC của hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.87 KB, 12 trang )

Những nội dung cơ bản về phong cách làm việc Hồ Chí Minh
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển hoàn thiện
từ sự tiếp thu, chung đúc các giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn
hóa nhân loại gắn với bản lĩnh, phẩm chất, tình cảm, tư chất, tính cách và
thiên tài trí tuệ của Người. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói và viết rất
nhiều về phong cách làm việc của người cán bộ để giáo dục cán bộ, đảng
viên. Đồng thời, chính Người đã cảm hóa, giáo dục và rèn luyện cán bộ Đảng
viên bằng phong cách làm việc mẫu mực của mình. Sự thống nhất giữa tư
tưởng và hành động trong phong cách làm việc Hồ Chí Minh đã thực sự có
sức giáo dục, thuyết phục, cảm hóa mạnh mẽ đội ngũ cán bộ, đảng viên. Có
thể khái quát phong cách làm việc Hồ Chí Minh ở những nội dung cơ bản sau:
Một là, sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng
động, sáng tạo.
Đây chính là sự thống nhất biện chứng giữa lập trường, quan điểm, phương
pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, của chính đảng vô sản, của
những người cộng sản với hoạt động thực tiễn của những người cách mạng.
Hai yếu tố này làm tiền đề và ràng buộc lẫn nhau, theo đó phải lấy tinh thần
cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, thế giới quan - phương
pháp luận của những người mác-xít; mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp cách
mạng của chính Đảng vô sản, của phong trào cách mạng, để soi rọi định
hướng hoạt động thực tiễn cách mạng. Mặt khác, thực tiễn cách mạng là tiêu
chuẩn, là thước đo, thể hiện tính Đảng, tính nguyên tắc, tính năng động, sáng
tạo của những người cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam khác với
Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác, do đó, trong khi kiên trì nguyên tắc,
quan điểm, phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chính Đảng
vô sản, mục tiêu - nhiệm vụ của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ thực
tế cách mạng Việt Nam để đề ra biện pháp giải quyết hết sức năng động, sáng
tạo. Ngày 31-5-1945 trước khi đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với Cụ


Huỳnh Thúc Kháng: "Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở


nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ:
“dĩ bất biến, ứng vạn biến" cái bất biến đó là nền độc lập thống nhất của Tổ
quốc, cái vạn biến là cách xử lý linh hoạt với các loại kẻ thù (Việt quốc, Việt
cách, Tưởng, Pháp, Anh) và trên thực tế, người đã cùng chính phủ chủ động
thỏa hiệp có nguyên tắc với bọn tay sai của Tưởng để chống Pháp, sau đó lại
ký hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước 14-9-1946 để hòa với Pháp nhằm đẩy
nhanh quân Tưởng về nước, đưa cách mạng thoát khỏi thế cùng một lúc
đương đầu với nhiều kẻ thù.
Có thể dẫn chứng nhiều ví dụ về sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên
tắc cao và tính năng động, sáng tạo trong phong cách làm việc Hồ Chí Minh,
bởi lẽ cốt lõi bản chất của phong cách làm việc Hồ Chí Minh là phong cách
làm việc của người cách mạng, người cán bộ của Đảng, người lãnh tụ của
nhân dân Việt Nam, dân tộc có truyền thống giàu tính năng động, sáng tạo
trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Phong cách làm việc ấy đòi hỏi cùng
với sự kiên trì nguyên tắc phải có sự sáng suốt, tỉnh táo nhạy bén trong ứng
xử, cách thức tiến hành, biện pháp xử lý, thậm chí có sự thoả hiệp, nhưng thoả
hiệp phải có nguyên tắc, không được vứt bỏ nguyên tắc, không được lãng
quên mục đích cuối cùng.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã vận
dụng phương pháp "di bất biến, ứng vạn biến" không những như một khoa
học mà còn là nghệ thuật và trở thành nét đặc sắc, độc đáo trong phong cách
làm việc của Người. Chính vì vậy, Người đã vượt qua được mọi hiểm nguy
đối với bản thân mình cũng như đưa cách mạng vượt qua những thác nghềnh
để đi đến mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - hoài bão lớn lao của
những người cộng sản. Mọi hoạt động của Người luôn xuất phát từ lợi ích của
cách mạng, của Tổ quốc, trung thành với lợi ích của giai cấp và của dân tộc.
Trên cơ sở đó, tuỳ hoàn cảnh, điều kiện và đối tượng cụ thể, Hồ Chí Minh đã
sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hoàn thành chức năng,



nhiệm vụ theo phương châm mục tiêu phải giữ vững, nhưng biện pháp để đạt
tới mục tiêu phải hết sức mềm dẻo. Người luôn chủ động, sáng tạo, nhanh
nhạy với sự phát triển mới của tình hình để tìm chọn giải pháp tối ưu, phù hợp
với điều kiện, không gian, thời gian và đối tượng cụ thể để giải quyết có hiệu
quả công việc.
Hai là, sự thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết
đoán và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao.
Tập trung dân chủ vốn là thuộc tính bản chất của giai cấp công nhân, là
nguyên tắc tổ chức của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc này trong sinh hoạt
và hoạt động lãnh đạo của Đảng. Ở Hồ Chí Minh đã thường xuyên có một
phong cách làm việc rất tập thể - dân chủ và được gắn bó chặt chẽ với tính
quyết đoán, tinh thần trách nhiệm cá nhân cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu
tấm gương sáng ngời về cách làm việc dân chủ, tôn trọng tập thể, lắng nghe
tập thể. Đồng thời Người cũng dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể,
"trước quốc dân đồng bào", kịp thời đưa ra những quyết định đúng. Người
kiên quyết phê phán những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc dựa dẫm, ỷ lại
tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm cá nhân trong thực
hiện nhiệm vụ.
Người thường dạy: không một người nào có thể hiểu mọi thứ, làm hết được
mọi việc. Ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy: "đem so với công việc của cả
loài người trong thế giới, thì những người đại anh hùng xưa nay cũng chẳng
qua làm tròn một bộ phận mà thôi". Từ đó, chúng ta hiểu rằng, Người lãnh
đạo - quản lý thông minh là người biết phối hợp, phát huy sức mạnh trí tuệ
của tập thể. Với tác phong dân chủ - tập thể, Hồ Chí Minh hết sức chú ý thực
hiện và phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng cũng như đối với quần chúng,
phát huy tinh thần làm chủ tập thể của mọi người. Người luôn luôn tạo ra
được không khí làm việc hoạt bát, phấn khởi, hăng hái và đầy sáng tạo. Nhiều
lần, người đã phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, do đó



mà người có ý kiến không dám nói, người muốn phê bình không dám phê
bình, làm cho cấp dưới, cấp trên cách biệt nhau, quần chúng xa rời với Đảng,
không còn sáng kiến, không còn hăng hái trong làm việc. Đối với Chủ tịch Hồ
Chí Minh dù ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, có uy tín tuyệt đối
trong Đảng và trong nhân dân, Hồ Chí Minh vẫn giữ tác phong tập thể - dân
chủ với Bộ Chính trị, với các cơ quan Đảng và Nhà nước, chú ý lắng nghe ý
kiến của cán bộ, đảng viên và người dân bình thường. Tuy nhiên, Người cũng
phê phán bệnh dân chủ hình thức, a dua hoặc không dám chịu trách nhiệm cá
nhân, quyết đoán trong công việc. Theo Người thì, việc gì đã được đông
người bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một
người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành, như
thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy. Nếu không có cá nhân phụ
trách thì sẽ sinh ra cái tệ người này ỷ người kia, người kia ỷ cho người nọ, kết
quả là không ai thi hành, như thế thì việc gì cũng không xong. Tục ngữ có
câu: "Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa" là như thế. Vì lẽ đó, cho nên lãnh
đạo phải tập thể, mà phụ trách phải có cá nhân… Tập thể lãnh đạo và cá nhân
phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường
xuyên bàn bạc với các đồng chí của mình, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà
nước và chủ động quyết đoán với tinh thần trách nhiệm cá nhân cao, nhất là
trong những lúc nước sôi, lửa bỏng, như Người đã chỉ thị hoãn cuộc khởi
nghĩa của liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng (1944) vì chưa đúng thời cơ, nhưng
khi thời cơ giành chính quyền đã tới, người kiên quyết chỉ đạo phát lệnh tổng
khởi nghĩa: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng
bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta"; Để đối phó với thù
trong, giặc ngoài Người đã chủ động ký hiệp ước sơ bộ 6-3-1946 và khi ở
Pháp sau nhiều trăn trở, suy nghĩ, trước lúc về nước, Người đã ký tạm ước 149-1946 với chính phủ Pháp, khi thực dân Pháp bội ước, cơ hội thương lượng
hoà bình không còn nữa, Người đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến kịp



thời, đúng lúc. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, và sau này trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ - cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố
hậu phương ở miền Bắc, trên cương vị Người đứng đầu Đảng và Nhà nước,
lãnh tụ của dân tộc, với trọng trách của mình, Người thường xuyên ra nhiều
quyết định chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.
Tác phong làm việc thống nhất giữa tập thể - dân chủ với tính quyết đoán
và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao là đặc trưng của phong cách làm việc Hồ
Chí Minh.
Ba là, phong cách làm việc quần chúng, sâu sát cơ sở, thường xuyên
liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân.
Đây là nội dung quan trọng của phong cách làm việc của Hồ Chí Minh, tác
phong quần chúng được thể hiện bằng những hành động cụ thể như: sâu sát
với quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, quan
tâm đến mọi mặt đời sống của quần chúng; tin yêu và tôn trọng con người,
chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần
chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm
của mình; giáo dục, lãnh đạo quần chúng, đồng thời không ngừng học hỏi
quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân; tự mình phải
mực thước để xứng đáng với sự tin cậy của quần chúng nhân dân.
Hồ Chí Minh thường dạy: học ở trường, học ở quần chúng, học lẫn nhau;
người đã nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt "quan cách mạng"
"quan nhân dân", không thấy mình là "công bộc"; "đầy tớ" của nhân dân.
Những thói mệnh lệnh, cửa quyền đối với quần chúng; cưỡng bức, ức hiếp
quần chúng, không chú ý nghe phê bình, những kiến nghị của quần chúng, là
hoàn toàn xa lạ với quan điểm tác phong quần chúng của Người. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, dễ mười lần
không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong. Nếu không được nhân
dân ủng hộ thì mọi đường lối chính sách của Đảng chỉ dừng ở trên giấy và khi

đó về thực chất vai trò lãnh đạo của Đảng chỉ trên danh nghĩa. Bởi vậy, lúc


sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng cho đội ngũ cán
bộ lãnh đạo có phong cách làm việc sâu sát cơ sở, liên hệ chặt chẽ với quần
chúng. Người dạy "bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh
nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa
phương, rồi động viên và tổ chức cho dân thi hành". Để làm được việc đó,
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ phụ trách: "Phải óc nghĩ, mắt trông, tai
nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi
viết mệnh lệnh"[1].
Nhân dân ta từ già đến trẻ, thuộc mọi tầng lớp, dân tộc, mọi thế hệ đều gọi
Hồ Chí Minh bằng hai tiếng Bác Hồ, ai cũng thấy Người gần gũi với mình
như người thân trong gia đình. Bởi Hồ Chí Minh đến với mọi người một cách
rất tự nhiên, bình dị. Mọi nghi thức đón tiếp (hàng rào danh dự, nhiều người
bảo vệ, tiệc tùng tốn kém, sự chuẩn bị, bố trí đưa đón…) đối với Người đều
không cần thiết. Người gặp gỡ bà con nông dân ngay trên đồng ruộng, bỏ dép,
xắn quần lội xuống nơi bà con đang cấy, hoặc cũng đạp nước, tát nước như
một lão nông quen việc đồng áng. Đi thăm tàu hải quân, Người cầm lái,
không khác một thuỷ thủ lão luyện. Đến với dạ hội thanh niên, Người đứng
vào vị trí chỉ huy dàn nhạc, bắt nhịp cho hàng ngàn thanh niên cùng hát bài ca
"kết đoàn". Những hình ảnh ấy còn đọng mãi với thời gian, mang ý nghĩa sâu
sắc.
Tác phong quần chúng rất tự nhiên, bình di ấy có sự lôi cuốn lạ kỳ, làm cho
quần chúng đến với Người không chút e ngại, cũng bình dị tự nhiên như họ
vẫn sống hàng ngày.
Hồ Chí Minh đã tiếp hàng ngàn lượt người trong Phủ Chủ tịch, không phải
chỉ ở trong phòng khách long trọng mà còn cả ở ngoài giàn hoa, bên bờ ao cá,
trên đường xoài hoặc trên sàn gỗ của ngôi nhà sàn đón gió bốn phương. Đón
các cháu thiếu nhi, nhi đồng, Người cũng nói với các đồng chí phục vụ: ở nhà,

các cháu là con, là cháu của các chú, nhưng vào đây các cháu là khách của
Bác.


Đặc biệt, Người thường xuyên chú ý đến những gương người tốt, việc tốt
trong các ngành, các giới, các lứa tuổi, các tầng lớp nhân dân để động viên,
khen thưởng, qua đó giáo dục mọi người. Người chỉ rõ: "những chiến công và
thành tích nổi bật, vang dội thì ai cũng có thể thấy được. Còn những việc nhỏ,
bình thường thôi nhưng ích nước, lợi dân thì hay bị xem thường. Nhưng theo
Người thì: Biển cả phải từ bao nhiêu giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy
về một hướng thì mới thành suối, thành sông rồi thành biển. Thấy biển lớn
phải tìm về những giọt nước nhỏ. Thấy thắng lợi vĩ đại, phải trở về với những
con người bình thường, với quần chúng nhân dân.
Phong cách làm việc quần chúng là sự biểu hiện, phản ánh quan điểm quần
chúng của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ, Đảng
viên cách tổ chức nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo v.v… đều
phải từ trong quần chúng mà ra, và đi sâu trong quần chúng.
Bốn là, phong cách làm việc khách quan, khoa học
Trong công tác, trong lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ đảng viên
phải xây dựng tác phong khoa học, "cách làm việc khoa học". Bởi vì, theo
Người phong cách làm việc của người cán bộ, chủ yếu liên quan tới lĩnh vực
hoạt động thực tiễn, mà mục tiêu cơ bản là biến những quan điểm, tư tưởng,
chủ trương, giải pháp thành hiện thực. Do đó, đòi hỏi sự nghiên cứu công
phu, khoa học và sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Muốn vậy, làm việc cần
phải đi sâu, đi sát, điều tra, nghiên cứu, nắm việc, nắm người, nắm tình hình
cụ thể bằng việc kết hợp chặt chẽ quá trình điều tra, nghiên cứu của bộ máy
giúp việc và của người lãnh đạo, phải "sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao
vây" phải hiểu thấu vấn đề mới đi đến quyết định đúng đắn. Người đã chỉ ra
rằng: phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng; tác phong làm việc có
khoa học còn cần phải làm việc có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình,

kế hoạch đặt ra phải sát hợp. "Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích
quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào". Người đã nhận xét về những
khuyết điểm trong xác định kế hoạch của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ


lãnh đạo là: chương trình công tác thì quá rộng rãi mà kém thiết thực. Đặt ra
kế hoạch và chương trình không xét rõ năng lực của những người thi hành kế
hoạch và chương trình đó, thành thử việc gì cũng muốn làm mà việc gì làm
cũng không triệt để. Người thường nhắc nhở cán bộ: kế hoạch một, biện pháp
mười, quyết tâm phải hai, ba mươi, muốn lãnh đạo đúng thì phải tổ chức sự
thi hành cho đúng, phải tổ chức tốt việc kiểm tra thực hiện. Người luôn phê
phán những hiện tượng cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết,
đánh điện gửi chỉ thị, sau đó thì họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã
thực hành đến đâu, có những khó khăn trở ngại gì, dân chúng có tham gia hay
không. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rất to. Vì thế mà "đầy túi
quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị" mà công việc vẫn không chạy. Vì vậy, theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh cần phải kiên quyết đấu tranh chống bệnh hình thức và
quan liêu trong tác phong làm việc của cán bộ.
Tác phong làm việc khoa học còn đòi hỏi lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp
thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình, phải chân đi, mắt
thấy tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ, phải cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp
thời, làm đến nơi đến chốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh có thói quen đọc báo chí,
bản tin trước giờ làm việc, đánh dấu các bài cần chú ý bằng những ký hiệu
khác nhau để tiện theo dõi, trao đổi, sử dụng. Những việc trong ngày, trong
tuần, trong tháng từ họp hành, làm việc với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt
hay phụ trách, cán bộ, ban ngành, tiếp khách trong nước và khách quốc tế,
đến viết báo, đọc và trả lời thư từ, đi thăm cán bộ, nhân dân, các địa phương,
cơ sở… đều được bố trí thích hợp, chú ý sao cho tốn ít thời gian mà có nhiều
hiệu quả. Tại nơi ở của Người, tất cả đều được sắp đặt gọn gàng, trật tự, từ tài
liệu, sách báo đến các đồ dùng hàng ngày, mỗi thứ đều có vị trí nhất định.

Hàng ngày nhận được thư từ các nơi gửi đến, Người đều đọc và trả lời một
cách chu đáo hoặc cho ý kiến cụ thể để các cơ quan có trách nhiệm giải quyết.
Trong tác phong làm việc khách quan, khoa học của Hồ Chí Minh, Người
rất chú ý tới vấn đề rút kinh nghiệm, người yêu cầu; sau mỗi một việc cần


phải rút kinh nghiệm, kinh nghiệm riêng từng cán bộ, từng địa phương, kinh
nghiệm chung tất cả các cán bộ và địa phương. Kinh nghiệm thất bại và kinh
nghiệm thành công, rồi tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm ấy cho khắp
tất cả cán bộ, tất cả địa phương, mỗi cán bộ, mỗi địa phương sẽ học những
kinh nghiệm hay, tránh những kinh nghiệm dở, áp dụng những kinh nghiệm
cũ vào những công việc mới.
Tóm lại, phong cách làm việc khách quan khoa học của Hồ Chí Minh được
thể hiện từ trong ý định, từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc công việc và
chuyển sang công việc khác, bảo đảm thiết thực, từ dưới làm lên, có gốc và có
trọng điểm, trong tổng thể các công việc phải tiến hành.
Năm là, sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói đi đôi với
việc làm.
Khi bàn về vai trò tiên phong của Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên
Lênin đã từng đề ra yêu cầu phải bảo đảm tiên phong toàn diện về lý luận và
hoạt động thực tiễn, không những ở đường lối, tư tưởng đúng đắn, năng lực
lãnh đạo quần chúng mà còn ở tinh thần tận tụy, gương mẫu hy sinh của các
tổ chức Đảng và của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhân dân ta có câu: đảng
viên đi trước, làng nước theo sau. Do đó, trong phong cách lãnh đạo, phong
cách công tác của người cán bộ, đảng viên phải có sự thống nhất giữa nhận
thức và hành động, lời nói đi đôi với việc làm. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhà cách mạng chuyên nghiệp của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, là người tiêu biểu cho phong cách làm việc thống
nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói đi đôi với việc làm. Theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh phẩm chất, uy tín của người cán bộ chỉ thực sự sâu rễ, bền gốc

trong lòng nhân dân và cán bộ thuộc quyền, khi họ thực sự tiêu biểu cho trí
tuệ, phẩm chất, năng lực, thống nhất giữa lời nói và việc làm, mẫu mực trong
công tác và lối sống. Chính Người đã sống và làm việc theo phương châm đó.
Sau cách mạng Tháng Tám, trước nạn đói rất nghiêm trọng mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh gọi là "giặc đói". Người đã kêu gọi đồng bào, cán bộ tăng gia
sản xuất, đồng thời phát động phong trào nhường cơm xẻ áo, mỗi người cứ 10


ngày nhịn ăn một bữa để góp gạo cưu mang người đói và chính Người đã làm
trước. Đóng góp vào quĩ mùa đông binh sĩ, Người đã quyên một tháng lương
là 1000 đồng. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết
lương - giáo, quy tụ sức mạnh chống thù trong, giặc ngoài sau ngày cách
mạng Tháng Tám thành công, với cương vị Chủ tịch Chính phủ, Hồ Chí Minh
đã mời Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Cụ Bùi Đằng Đoàn, Cụ Phan Kế Toại… vốn
là những thân sĩ, nhân sĩ của chế độ cũ ra đảm đương việc nước, gặp gỡ các
linh mục, hoà thượng, gửi áo biếu Cụ Đinh Công Phủ, một vị lang đạo ở Mai
Đà của đồng bào Mường. Những việc trên của Hồ Chủ tịch đã có sức thuyết
phục, cảm hóa sâu sắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đề ra cuộc vận động trồng cây xanh, trồng
cây nào được cây ấy để gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tốt cho phong
cảnh và lợi cho nông nghiệp, và Người đã gương mẫu thực hiện. Trong nơi ở
của Người, mảnh đất nhỏ trước nhà là các khóm hoa, phía sau nhà là luống
đất trồng rau, bên kia bờ ao là vườn trồng cây ăn quả, đầu nhà có cây vũ sữa,
hai bên cầu ao có đôi dừa nước, những cây của đồng bào miền Nam, đã được
Người chăm bón hàng ngày. Cho đến những năm cuối đời, Người còn đi
trồng cây trên đồi Vật Lại và mời một số cán bộ có trách nhiệm đến bàn tiếp
về vấn đề trồng cây, trồng người. Phong cách làm việc lời nói đi đôi với việc
làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức cổ vũ, thuyết phục, cảm hoá to lớn
đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Nhắc lại một số việc làm trên đây của Người là để khẳng định tính thống

nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói đi đôi với việc làm, để bồi dưỡng,
rèn luyện phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của mỗi người
cách mạng, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay, tệ quan liêu có
điều kiện để tồn tại và phát triển nếu không có biện pháp đấu tranh ngăn chặn
kịp thời và kiên quyết.
Kết luận


Trong toàn bộ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh là để lại cho dân tộc
và nhân loại phong cách của người anh hùng giải phóng dân tộc, của một
người Việt Nam điển hình nhất, một danh nhân văn hoá thế giới, phong cách
của người chiến sĩ cộng sản.
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh đã là tấm gương, chuẩn mực cho việc
xây dựng phong cách làm việc của các tập thể lãnh đạo, quản lý; đặc biệt cho
việc bồi dưỡng nhân cách của cán bộ, đảng viên, của mỗi người cách mạng.
Bởi phong cách làm việc đó, thể hiện sự thống nhất giữa tính Đảng, tính
nguyên tắc cao với tính năng động sáng tạo; giữa phong cách làm việc dân
chủ - tập thể với tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao, giữa
nhận thức và hoạt động thực tiễn, nói đi đôi với làm; đồng thời đó còn là
phong cách làm việc quần chúng, cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với
quần chúng nhân dân và bảo đảm khách quan, khoa học.
Tất cả những nội dung đó gắn bó, chặt chẽ với nhau, tạo thành một phong
cách làm việc rất hiện đại, phong cách của những người cách mạng, người
cán bộ của Đảng, người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân. Đó là, lối làm
việc của người cách mạng, người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người.




×