Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN tổ CHỨC độc QUYỀN của CHỦ NGHĨA tư bản và NHỮNG vấn đề đặt RA TRONG KIỂM SOÁT độc QUYỀN CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.19 KB, 16 trang )

1

TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN DƯỚI CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN, CHỐNG
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Tổ chức độc quyền là một hiện tượng mới trong nền kinh tế của những nước
tư bản phát triển cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Điều này được Lênin
trình bày một cách khá toàn diện trong tác phẩm: “ Chủ nghĩa đế quốc, giai
đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”. Vậy, độc quyền là gì, ra đời là do
những nguyên nhân nào? Các hình thức tồn tại và vai trò của nó đối với nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa ra sao? Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa gì đối với
việc nâng cao vai trò nhà nước trong việc kiểm soát độc quyền, chống các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta? Dưới đây, tác giả sẽ lần lượt
làm rõ những nội dung này.
Chúng ta biết rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại và phát
triển trải qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh,
giai đoạn hai là chủ nghĩa tư bản độc quyền – còn gọi là chủ nghĩa đế quốc. Sự
xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền được đánh dấu bằng việc ra đời và thống
trị của những tổ chức độc quyền trong đời sống kinh tế - xã hội các nước tư bản
chủ nghĩa.
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C. Mác và Ph. Ăngghen
đã dự báo: “tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và tập trung sản xuất phát
triển đến một trình độ nào đó lại dẫn tới độc quyền”. Dự báo khoa học này của
hai ông đã được thực tiễn lịch sử của chính chủ nghĩa tư bản chứng minh là hoàn
toàn đúng đắn.


2

Khi tổ chức độc quyền ra đời, các nhà kinh tế học tư sản đã đi vào tập


trung nghiên cứu và cho xuất bản “hàng núi sách” mô tả những biểu hiện khác
nhau về sự hình thành cũng như sự lũng đoạn, thao túng của các tổ chức độc
quyền. Tuy nhiên, những nhà kinh tế học này vẫn không thừa nhận và tiếp tục
công kích, phản bác Chủ nghĩa Mác, họ cho rằng, “Chủ nghĩa Mác đã bị bác bỏ
rồi”, hoặc chủ nghĩa tư bản đã bước sang một “trang mới” trong quá trình phát
triển…
Bảo vệ và phát triển sáng tạo những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác trong
điều kiện lịch sử mới, cùng với việc tích cực tham gia hoạt động, đấu tranh cách
mạng, Lênin đặc biệt quan tâm đến những hiện tượng mới và chăm chú theo dõi,
nghiên cứu các sách báo viết về chủ nghĩa tư bản. Khi cuộc chiến tranh thế giới
thứ nhất bắt đầu, Lênin đã đi vào nghiên cứu toàn diện giai đoạn độc quyền trong
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ông cho rằng: “muốn lãnh đạo đúng đắn
phong trào cách mạng và muốn đấu tranh có hiệu quả chống hệ tư tưởng của thế
lực phản động đế quốc chủ nghĩa, chống chính sách cải lương thỏa hiệp với bọn
đế quốc, thì điều cần thiết là phải hiểu biết về một vấn đề kinh tế cơ bản mà nếu
không nghiên cứu thì sẽ không hiểu được tí gì về sự đánh giá cuộc chiến tranh
hiện nay và chính trị hiện nay, cụ thể là vấn đề thực chất kinh tế của chủ nghĩa
đế quốc”.
Nhận lời đề nghị của nhà xuất bản hợp pháp “Cánh buồm”, từ tháng 1
đến tháng 6 năm 1916, Lênin đã viết và cho ra mắt trước công chúng tác phẩm
“Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”- một hệ thống lý
luận sâu sắc về chủ nghĩa tư bản độc quyền. Thông qua việc phân tích các hiện
tượng kinh tế mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền – đặc biệt là sự ra đời, tồn tại
và phát triển của các tổ chức độc quyền, Lênin đã chỉ ra một cách chính xác bản


3

chất kinh tế, bản chất chính trị cũng như địa vị lịch sử của nó trong quá trình
phát triển của xã hội loài người. Lịch sử cách mạng thế giới đã, đang và sẽ có

nhiều thay đổi, nhưng những luận điểm mà Lênin đưa ra vẫn còn nguyên giá trị.
Tổ chức độc quyền được hiểu một cách khái quát là, liên minh giữa các
nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn, thậm chí toàn bộ sản
phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định
đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó. Nói đến tổ chức độc quyền là
nói tới sự liên minh thỏa hiệp giữa các nhà tư bản lớn – họ nắm, chi phối hầu hết
việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nào đó, với mục đích là thống trị nền kinh tế,
bóc lột lao động làm thuê, qua đó thu lợi nhuận độc quyền cao.
Cần phải hiểu được rằng, độc quyền ở đây là nói tới độc quyền về kinh
tế, thực chất là tập trung lực lượng kinh tế vào tay một số người, làm cho họ có
một quyền lực vô hạn, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Đây là cơ sở kinh
tế của chủ nghĩa tư bản, là đặc trưng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc
quyền.
Độc quyền, đó là “một trong những hiện tượng quan trọng nhất – nếu
không phải là hiện tượng quan trọng nhất – trong nền kinh tế của chủ nghĩa tư
bản hiện đại”. Tuy nhiên, độc quyền chỉ là một bước phát triển mới của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mà thôi; cơ sở kinh tế của nó vẫn là chế độ tư
nhân tư bản chủ nghĩa chiếm hữu về tư liệu sản xuất. Lênin viết: “Sản xuất trở
nên có tính chất xã hội, nhưng chiếm hữu vẫn mang tính chất tư nhân. Các tư
liệu sản xuất xã hội vẫn là sở hữu tư nhân của một số ít người. Khuôn khổ chung
của cạnh tranh tự do, mà về danh nghĩa còn được thừa nhận, thì vẫn tồn tại, và
ách áp bức của một nhóm người độc quyền đối với số dân cư còn lại đã trở thành
nặng nề, rõ rệt, không thể chịu nổi, hơn trước gấp trăm lần”. Điều này cắt nghĩa,


4

vì sao độc quyền ra đời không làm thay đổi bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa
– chế độ người bóc lột người trong xã hội.
Độc quyền ở đây khác với độc quyền dưới các chế độ xã hội khác cả về

trình độ, quy mô, tính chất và mục đích - độc quyền trong cả bốn khâu của quá
trình tái sản xuất xã hội: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Nghĩa là, trong
tất cả các khâu này đều có sự chi phối và thống trị của những tổ chức độc quyền.
Xét về mặt lịch sử, thì chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến
trình độ cao nhất vào những năm 1860 – 1870 ở các nước Tây Âu. Trong giai
đoạn này đã bắt đầu xuất hiện mầm mống của độc quyền. Sau cuộc khủng hoẳng
kinh tế năm 1873, tổ chức độc quyền (dưới hình thức Cácten) đã xuất hiện và
phát triển, nhưng vẫn còn là tổ chức chưa bền vững và chỉ là một hiện tượng nhất
thời. Chỉ từ cuối thế kỷ XIX và đến cuộc khủng hoẳng kinh tế 1900 – 1903, tổ
chức độc quyền mới trở thành phổ biến, và là một trong những cơ sở của toàn bộ
đời sống kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự ra đời các tổ chức độc quyền dưới chủ
nghĩa tư bản, Lênin trung thành với quan điểm của Mác và khẳng định: “Tự do
cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất, khi phát triển đến mức độ nhất định, thì có
thể nói, sự tập trung sản xuất tự nó sẽ dẫn thẳng tới độc quyền”. Như vậy, tập
trung sản xuất – tức sự tập hợp và lớn lên của sản xuất trên cơ sở tích tụ và tập
trung tư bản chính là điều kiện, nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các tổ chức
độc quyền.
Thực tiễn cho thấy, cuối những năm của thế XIX, dưới sự tác động của
tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong một số nước tư bản, lực lượng sản xuất có sự
phát triển mạnh mẽ, một mặt, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới có trình
độ tích tụ cao, đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chức mới. Mặt khác, nó dẫn


5

đến làm tăng năng suất lao động, tăng sản xuất giá trị thặng dư tương đối (ở Mỹ,
giữa thế kỷ XIX, tỷ suất giá trị thặng dư trong công nghiệp chế biến là 100%, thì
đến đầu thế kỷ XX là 155%). Đây chính là điều kiện để mở rộng khả năng tích
luỹ tư bản, thúc đẩy sự phát triển sản xuất lớn, tăng tích tụ tư bản và sản xuất.

Bên cạnh đó, các cuộc cạnh tranh diễn ra khốc liệt, do vậy, nó buộc các
nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích luỹ để bảo đảm sự tồn tại và
giành lợi nhuận tối đa. Đồng thời, cạnh tranh cũng làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ,
trình độ kỹ thuật thấp kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải
liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, chỉ còn một số ít những
nhà tư bản lớn nắm địa vị thống trị trong một ngành hay trong một số ngành
công nghiệp.
Cũng trong thời gian này, ở các nước tư bản, khủng hoẳng kinh tế nổ ra
liên tiếp. Và cùng với nó là sự phát triển của các hình thức tín dụng tư bản chủ
nghĩa nhằm đáp ứng cho việc mở rộng sản xuất, tăng quy mô bóc lột.
Tất cả những nhân tố trên đây đã trở thành đòn bẩy mạnh mẽ, trực tiếp
thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất, nhất là các công ty cổ phần ở những nước
tư bản phát triển như: Mỹ, Đức, Anh .v.v.
Theo thống kê, thì ở Mỹ vào năm 1904, đã có 1900 xí nghiệp lớn, giá trị
sản lượng của mỗi xí nghiệp này là 1 triệu đô la, các xí nghiệp này đã dùng 1,4
triệu công nhân và giá trị sản lượng của chúng là 5,6 tỷ. Đến năm 1909, đã có
hơn 3060 xí nghiệp lớn trong 258 ngành công nghiệp, sử dụng 2 triệu công nhân,
giá trị sản lượng của chúng lên tới 9 tỷ đô la (mỗi ngành chỉ có 12 xí nghiệp lớn).
Có nghĩa, “gần một nửa tổng sản lượng của tất cả các xí nghiệp trong nước nằm
trong tay một phần trăm tổng số các xí nghiệp. Và ba nghìn xí nghiệp khổng lồ
ấy bao gồm 258 ngành công nhiệp”. Còn ở Đức vào năm 1907, số xí nghiệp lớn


6

là 30.588, trong đó, số xí nghiệp dùng từ 1000 công nhân trở lên là 586. Các xí
nghiệp này dùng tới 1/ 10 tổng số công nhân và 1/ 3 tổng số sức hơi nước và
điện lực.
Khi tập trung sản xuất cao, cạnh tranh càng trở nên quyết liệt hơn, các xí
nghiệp lớn này bắt tay, thỏa hiệp với nhau. Từ đó dẫn đến sự ra đời các tổ chức

độc quyền. Lênin khẳng định: “Khi phát triển đến mức độ nhất định, vài chục xí
nghiệp khổng lồ có thể dễ dàng thỏa hiệp với nhau; mặt khác, chính quy mô to
lớn của các xí nghiệp làm cho cạnh tranh ngày càng khó khăn và làm nảy sinh ra
khuynh hướng đi đến độc quyền”.
Ở đây cần phải thấy rằng, tập trung sản xuất chính là cơ sở ra đời của
các tổ chức độc quyền, nhưng không phải cứ có tập trung sản xuất là dẫn tới các
tổ chức độc quyền xuất hiện. Theo Lênin, tập trung sản xuất phải đến một “mức
độ nhất định”, tập trung sản xuất cao – tức trong một ngành sản xuất nào đó, chỉ
còn vài xí nghiệp lớn, các xí nghiệp này nắm, chi phối đại bộ phận việc sản xuất
và tiêu thụ hàng hóa. Đó là điểm nút quyết định sự ra đời của tổ chức độc quyền.
Tổ chức độc quyền ra đời và phát triển nhanh chóng, trình độ độc quyền
ngày càng cao. Thoạt đầu hình thành theo sự liên kết ngang, tức là sự liên kết
những xí nghiệp trong cùng ngành, dưới các hình thức Cácten, Xanhđica,Tơrớt.
Cácten là hình thức độc quyền thấp, dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các
xí nghiệp thành viên để thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô, sản lượng…còn
việc sản xuất và thương nghiệp vẫn do bản thân mỗi thành viên thực hiện. Từ đó,
“chúng chia nhau các khu vực tiêu thụ. Chúng quyết định số lượng sản phẩm cần
chế tạo. Chúng quy định giá cả. Chúng chia lãi cho các xí nghiệp”. Ở Đức, năm
1896, số lượng cácten có khoảng 250, đến năm 1905, đã lên tới 385, bao gồm
12.000 xí nghiệp.


7

Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc mua và bán do
một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của
mỗi thành viên, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên (độc
quyền trong lưu thông hàng hóa mà thôi).
Các ten và xanhđica dễ bị phá vỡ, vì một khi tương quan lực lượng thay
đổi, mỗi thành viên thường chạy theo lợi ích cục bộ dẫn tới vi phạm các cam kết.

Bởi vậy, đã ra đời một hình thức tổ chức độc quyền cao hơn là Tơrớt.
Tơrớt là một hình thức tổ chức độc quyền điển hình, tổ chức theo kiểu
công ty cổ phần – loại tư bản tập thể thao túng, chi phối cả lĩnh vực sản xuất lẫn
lưu thông hàng hóa và bóc lột lao động làm thuê. Trong lịch sử, loạt tơrớt đầu
tiên xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1891 – 1899. Đến năm 1900 đã là 185, năm
1907 là 250.
Sự thống trị của các tổ chức độc quyền này là rất lớn và ngày càng vững
chắc. Độc quyền “chiếm đoạt những lực lượng công nhân có chuyên môn và các
kỹ sư giỏi nhất, nắm hết những con đường và những phương tiện giao thông”.
“Chỗ nào có thể chiếm được toàn bộ nguồn nguyên liệu hay những nguồn chủ
yếu về nguyên liệu thì ở đó đặc biệt dễ xuất hiện những cácten và hình thành các
tổ chức độc quyền”.Lênin đã đưa ra những dẫn chứng minh họa: “Những Cácten
và Tơrớt thường thường nắm đến bẩy hay tám phần mười tổng sản lượng của
một ngành công nghiệp. Xanhđica than đá miền Ranhvextơphali, khi đựoc thành
lập năm 1893, đã nắm được 86,7% tổng số than đá sản xuất ở vùng này, và đến
năm 1910, thì Xanhđica đó đã nắm được 95,4%”. Lênin cũng chỉ ra rằng, chính
sự độc quyền ấy “đã bảo đảm những khoản thu nhập khổng lồ và đưa đến việc
hình thành những đơn vị kỹ thuật – sản xuất có một quy mô rộng lớn phi
thường”.


8

Tiếp đó, xuất hiện sự liên kết dọc, nghĩa là sự liên kết không chỉ những
xí nghiệp lớn mà cả những Xanhđica, Tơrớt thuộc những ngành khác nhau
nhưng có liên quan với nhau về kinh tế và kỹ thuật, hình thành các
Côngxoocxiom.
Từ giữa thế kỷ XX phát triển một kiểu liên kết mới – liên kết đa ngành –
hình thành các công ty khổng lồ thâu tóm nhiều xí nghiệp thuộc những ngành
công nghiệp rất khác nhau, đồng thời bao gồm cả vận tải, ngân hàng và các dịch

vụ khác.
Nhờ nắm phần lớn tư bản và các nguồn lực sản xuất trong tay, các tổ
chức độc quyền đã chi phối, thao túng mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội,
không chỉ ở trong nước mà ở cả nước ngoài. Lênin khẳng định: “Chủ nghĩa tư
bản đã phát triển thành một hệ thống có tính chất toàn thế giới của một nhúm
nhỏ của nước tiên tiến đi áp bức thuộc địa và dùng tài chính để bóp nghẹt đại đa
số nhân dân thế giới…bóp chết những người nào không chịu phục tùng độc
quyền, ách thống trị và sự chuyên chế của chúng”.
Để thực hiện sự thống trị của mình trong xã hội, các tổ chức độc quyền
đã không từ bỏ một thủ đoạn nào miễn là có thể làm được. Nhà kinh tế học
người Đức, Kêxtơnow, trong tác phẩm “Sự cưỡng bách vào tổ chức” đã chỉ ra
những thủ đoạn cơ bản mà các Cácten sử dụng bao gồm: tước nguồn nguyên
liệu, tước nguồn công nhân, tước các phương tiện vận chuyển, tước nơi tiêu thụ,
đánh sụt giá một cách có hệ thống, tước nguồn tín dụng, tuyên bố tảy chay .v.v.
Do nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ
chức độc quyền đã định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với
những hàng hóa mà họ bán ra và giá cả độc quyền thấp đối với những hàng hóa
mà họ mua, trước hết là nguyên liệu. Qua đó thu lợi nhuận độc quyền. Kết quả


9

của việc làm này là: “các xí nghiệp đơn thuần chết đi, vì bị chẹt bởi giá cả cao về
nguyên liệu và giá cả thấp về thành phẩm”.
Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, các đồng minh độc quyền chiếm ưu
thế trong nền kinh tế; cho nên chúng có thể dùng các phương pháp khác nhau để
giữ giá cao cho hàng hóa, một trong những thủ đoạn chủ yếu bảo đảm lợi nhuận
độc quyền cao. Thủ đoạn quan trọng nhất để tính giá hàng hóa cao là thi hành
chính sách thuế quan cao để bảo hộ các tổ chức độc quyền trong nước; sử dụng
bộ máy nhà nước để đảm bảo giá cả độc quyền cho những sản phẩm cung cấp

theo đơn đặt hàng của nhà nước.
Dưới chủ nghĩa tư bản, độc quyền không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực sản
xuất và lưu thông – trong công nghiệp, mà ngay cả trong lĩnh vực tài chính, ngân
hàng các tổ chức độc quyền cũng được hình thành, phát triển. Chính sự dung hợp
giữa độc quyền công nghiệp với độc quyền ngân hàng mà đã xuất hiện tư bản tài
chính – loại độc quyền cao nhất, biểu hiện tập trung nhất của tư bản độc quyền.
Bằng sức mạnh to lớn của mình, tư bản tài chính đã chi phối toàn bộ đời sống
kinh tế chính trị của các nước tư bản cũng như trong các quan hệ quốc tế. Chứng
minh cho điều này, Lênin đã đưa ra thí dụ: năm 1910, tổng số chứng khoán đã
phát hành trên toàn thế giới là khoảng 600 tỷ phơrăng. Trong đó, tư bản tài chính
của 4 nước: Anh, Pháp, Mỹ và Đức chiếm 479 tỷ (gần 80%). Do vậy, hầu hết các
nước khác đều là kẻ phải nộp cống cho các tư bản tài chính của 4 nước này. Sự
thống trị của tư bản tài chính đã dẫn tới kết cục là nhà nước tư sản trở thành công
cụ phục vụ cho lợi ích của các tổ chức độc quyền.
Sự ra đời và thống trị của các tổ chức độc quyền là một hiện tượng mới
trong nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản, nó phản ánh sự biến đổi của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa cho phù hợp với lực lượng sản xuất trong giai đoạn mới.


10

Đánh dấu bước phát triển mới của chủ nghĩa tư bản – giai đoạn chủ nghĩa tư bản
độc quyền. Trong giới hạn nhất định, nó đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng
sản xuất lên một trình độ xã hội hóa cao hơn, tạo điều kiện để ứng dụng những
tiến bộ kỹ thuật tiên tiến; xây dựng nền kinh tế có cơ cấu hiện đại, mở rộng quan
hệ quốc tế. Tuy nhiên, chính sự ra đời và thống trị của các tổ chức độc quyền đã
dẫn đến sự lũng đoạn cả về kinh tế lẫn chính trị trong đời sống kinh tế thế giới,
thúc đẩy chiến tranh và chạy đua vũ trang; kìm hãm cạnh tranh, sản xuất trì trệ;
đời sống người lao động ngày thêm khó khăn… Những yếu tố này không những
không làm mất đi mà trái lại, nó làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản

ngày càng trở nên sâu sắc, tạo ra những nhân tố tự phủ định chính mình. Lênin
đã viết: “Trong khi thống nhất sự sản xuất thì những Cácten và Tơrớt cũng đồng
thời làm cho tính chất vô chính phủ trong sản xuất, tình trạng đời sống không
đảm bảo của giai cấp vô sản và ách áp bức của tư bản ngày càng trầm trọng thêm
một cách rõ rệt, do đó, làm cho những mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ
chưa từng thấy”. Đến đây, chúng ta lại nhớ tới luận điểm của Mác khi nghiên
cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh: “Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội
hóa lao động đạt tới cái điểm mà chúng không còn thích hợp trong cái vỏ tư bản
chủ nghĩa của chúng nữa, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản
thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên”. Điều này hoàn toàn khác
với tất cả những gì mà các học giả tư sản mô tả khi nghiên cứu về tư bản độc
quyền, họ “coi thường những đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa đế quốc, làm lu
mờ vai trò quyết định của các tổ chức độc quyền, không thấy được mâu thuẫn
gay gắt trong chính bản thân nó”. Thực chất ở đây là sự biện hộ và che dấu bản
chất thối nát, từ đó muốn duy trì sự thống trị của mình đối với toàn thế giới.


11

Có một điều đáng chú ý ở đây là, độc quyền là sự kế tục trực tiếp của
cạnh tranh tự do, nhưng khi độc quyền ra đời, nó lại không thủ tiêu được cạnh
tranh, trong một giới hạn nhất định, sự ra đời ấy càng làm cho cạnh tranh thêm
gay gắt. Về vấn đề này Lênin chỉ rõ: “Nói rằng các Các ten thủ tiêu được những
cuộc khủng hoẳng, đó là câu chuyện hoang đường của những nhà kinh tế học tư
sản vẫn cố hết sức tô điểm cho chủ nghĩa tư bản. Trái lại, tổ chức độc quyền
được thành lập, lại làm cho tình trạng hỗn loạn vốn có trầm trọng thêm”.
Trong chủ nghĩa tư bản , cạnh tranh là một hiện tượng khá phổ biến mà cơ
sở khách quan của nó là chế độ tư nhân tư bản chiếm hữu về tư liệu sản xuất.
Độc quyền ra đời nhưng vẫn dựa trên chế độ chế độ tư hữu đó, do vậy, nó không
thủ tiêu được cạnh tranh là lẽ đương nhiên, dễ hiểu. Thêm vào đó, để đảm bảo

lợi ích cho các tổ chức độc quyền, nhà nước tư sản cũng đề ra những chính sách
nhằm chống độc quyền, giúp cho nền kinh tế tồn tại trong cạnh tranh. Theo đó,
độc quyền và cạnh tranh tồn tại song song và thống nhất với nhau một cách biện
chứng - độc quyền ngày càng được tăng cường và mở rộng, cạnh tranh cũng
ngày thêm trở nên gay gắt.
Những luận giải trên đây cho chúng ta thấy, sự ra đời và thống trị của các
tổ chức độc quyền là một hiện tượng mới trong nền kinh tế của những nước tư
bản. Đánh dấu bước phát triển mới của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tổ chức độc quyền ra đời, ngay từ đầu đã thống trị mọi mặt của đời sống kinh tế
xã hội trước hết trong các nước tư bản và sau đó ở các nước khác trên thế giới.
Nghiên cứu hiện tượng này, một mặt cho ta hiểu sâu sắc và thực chất hơn
bản chất của chế độ xã hội tư bản cả trong lịch sử và đương đại – đó là chế độ
bóc lột người lao động. Mặt khác, thấy được giá trị đích thực và hết sức to lớn
của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng nhân loại.


12

Đây là bằng chứng, một cơ sở, vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những quan
điểm, tư tưởng sai trái và phản động hiện nay.
Chúng ta đang tiến hành xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Phát
triển nền kinh tế thị trường tất yếu phải thừa nhận trên thực tế quan hệ hàng hóa
tiền tệ, sự tồn tại của cạnh tranh. Đồng thời, để đảm bảo lợi ích cho người tiêu
dùng. Vì vậy, việc nâng cao vai trò nhà nước trong việc kiểm soát độc quyền và
chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện đang là vấn đề đặt
ra cấp thiết.
Trên phương diện này, nghiên cứu sự ra đời và phát triển của các tổ chức
độc quyền dưới chủ nghĩa tư bản có ý nghĩa không nhỏ, cho phép chúng ta có
một nhận thức đầy đủ hơn trong giải quyết vấn đề hiện tại.

Để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát và hạn chế độc quyền,
ngoài việc thực hiện các giải pháp tạo lập, duy trì phát triển các chủ thể cạnh
tranh bằng các biện pháp kinh tế, hành chính, luật pháp và các giải pháp trực tiếp
tác động đến việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp trên thị trường, chúng ta cần tiếp tục thực hiện các biện pháp
phối hợp, hỗ trợ trong việc kiểm soát độc quyền và chống các hành vi làm ảnh
hưởng tới môi trường cạnh tranh.
Thứ nhất, phải thực hiện việc phối kết hợp các chính sách kinh tế nhằm
kiểm soát, hạn chế tình trạng độc quyền trong nền kinh tế.
Lôgíc và lịch sử đã cho thấy rằng, trong một số trường hợp, ở những thời
kỳ cụ thể, độc quyền thể hiện được những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, về lâu
dài độc quyền trở thành chướng ngại vật trên con đường cạnh tranh, kết quả cuối
cùng của độc quyền là lợi ích người tiêu dùng bị vi phạm, sản xuất có nguy cơ trì


13

trệ, là mảnh đất tốt sinh ra những hiện tượng thiếu lành mạnh. tiêu cực xã hội
(điều này chúng ta không chỉ thấy trong chủ nghĩa tư bản đã nêu ở trên mà ngay
đối với nước ta những năm qua). Thực tiễn tất cả các nước trong khu vực cũng
như trên thế giới, khi thực hiện chiến lược cạnh tranh đều có chính sách kiểm
soát và hạn chế độc quyền.
Ở nước ta sự ra đời của độc quyền không hoàn toàn tất yếu của quá trình
tích tụ và tập trung như trong xã hội tư bản, mà phần nhiều ra đời do yêu cầu của
nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong những điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể. Do đó phần lớn các tổ chức độc quyền ở nước ta đều thuộc khu vực
kinh tế nhà nước.
Về mặt lý luận, kinh tế nhà nước được xác lập ở những lĩnh vực trọng
yếu của nền kinh tế quốc dân là cần thiết, để bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa. Song, điều chúng ta cần phải làm rõ trong nhận thức là, kinh tế nhà nước

và hình thức tổ chức độc quyền là hai vấn đề khác nhau: độc quyền chỉ là một
hình thức và càng không phải là hình thức duy nhất của kinh tế nhà nước; bên
cạnh nó là sự tồn tại của vô số các hình thức khác không kém phần quan trọng. Ở
đây, cũng cần hiểu độc quyền theo nghĩa một hoặc một số doanh nghiệp nắm giữ
độc quyền chứ không phải toàn bộ doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, ý kiến cho
rằng giải quyết độc quyền bằng cách xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
là hoàn toàn không đúng cả về mặt lý luận cả về thực tiễn. Mà kiểm soát, hạn
chế độc quyền bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, đồng thời, vẫn phát huy vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng, phát
triển kinh tế xã hội. Theo đó, đòi hỏi sự phối kết hợp nhiều giải pháp, cả giải
pháp hành chính, luật pháp và kinh tế ở nhiều cấp độ khác nhau.


14

Dưới góc độ kinh tế chính trị, giải pháp hạn chế độc quyền có nguồn gốc
sở hữu nhà nước hay kinh tế nhà nước, đòi hỏi phải từ vấn đề độc quyền sở hữu
tư liệu sản xuất bằng cách đa dạng hoá hình thức sở hữu và đa dạng hóa chủ thể
kinh tế trong cùng một sở hữu. Với nghĩa đó cần chú ý đến mấy vấn đề sau đây:
Trước hết, cùng với tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách đa sở hữu, đa
thành phần kinh tế và nhiều chủ thể tham gia cạnh tranh trong mỗi thành phần
kinh tế (trừ những ngành, lĩnh vực chỉ có nhà nước mới được phép kinh doanh).
Nhưng cần nói thêm là, những ngành, hàng, lĩnh vực nhà nước độc quyền kinh
doanh cũng không nên cố định mà thay đổi theo từng thời gian và không gian
nhất định trên nguyên tắc nền kinh tế nhiều thành phần và không kìm hãm cạnh
tranh. Phải thực hiện rộng rãi chính sách tự do sản xuất kinh doanh (theo pháp
luật), nhằm giảm thiểu tác hại của độc quyền. Theo đó, cần có những quy định
cụ thể về sự liên kết trong kinh doanh; cấm các liên kết hoặc thỏa thuận giữa các
doanh nghiệp để chiếm giữ độc quyền, gây hạn chế thương mại đối với các
doanh nghiệp khác, làm thiệt hại đến người tiêu dùng.

Với những doanh nghiệp ở hình thái độc quyền tự nhiên hoặc độc quyền
sở hữu nhà nước, nên chăng thực hiện biện pháp chi phí và áp dụng chế độ thuế
thu nhập doanh nghiệp luỹ tiến để khống chế tỷ suất lợi nhuận. Các doanh
nghiệp nhà nước cần thực hiện chế độ hợp đồng với doanh nghiệp này, về sản
lượng sản xuất và cung ứng các hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của xã hội và
năng lực của doanh nghiệp.
Trên lĩnh vực giá cả, đối với những mặt hàng chiến lược, nhà nước phải
có cơ chế quản lý trên cơ sở thực lực kinh tế, sau đó, cần có một khung giá
hướng dẫn như quy định về mức giá sàn trong việc mua nguyên liệu và mức giá
trần bán ra nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm quá trình cạnh tranh lành


15

mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Đồng thời, phải có biện pháp kiểm soát
sản lượng, hàng tồn kho, tránh tình trạng đầu cơ tích trữ nhằm bảo đảm cân bằng
cung – cầu trên thị trường, hạn chế những cơn sốt về giá.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện việc bảo hộ ở mức độ nhất định đối với các
chủ thể tham gia cạnh tranh về quyền sở hữu công nghiệp, bảo hiểm sản xuất,
bảo vệ thương hiệu…
Các hoạt động cạnh tranh chỉ có thể diễn ra bình thường khi các chủ thể
cạnh tranh được duy trì và bảo vệ. Thêm vào đó, việc gia tăng bảo hộ trở lại và
khu vực hóa kinh tế đang trở thành một xu thế trên thế giới.Vì thế, việc bảo hộ
của nhà nước là vấn đề rất quan trọng, nhất là trong điều kiện “nền kinh tê thị
trường sơ khai” ở nước ta hiện nay.
Chúng ta biết rằng, trong nền kinh tế thị trường, các rủi ro mà đỉnh cao là
phá sản trong kinh doanh là một hiện tượng đặc trưng và phổ biến, nó là hệ quả
tất yếu của mặt trái của quy luật cạnh tranh. Ở nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
trước đây, được điều chỉnh tuyệt đối từ nhà nước với cơ chế “nhà nước lo, bao và
chịu mọi rủi ro” trong kinh doanh vì thế rất khó có thể xảy ra, trừ những rủi ro

thuần tuý như thiên tai, địch họa… Trái lại, trong nền kinh tế thị trường, dưới sự
tác động của những quy luật kinh tế khách quan, thì sự rủi ro, những biến cố tiêu
cực có nhiều khả năng xảy ra. Chính vì vậy, một mặt, cần tăng cường đầu tư cho
việc nghiên cứu và dự báo thị trường; hoàn thiện các hoạt động bảo hiểm như
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện. Mặt khác, nhà nước thực hiện chính sách
bảo hộ hợp lý có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, một sự bảo hộ sao cho
không thủ tiêu môi trường cạnh tranh, kìm hãm động lực tăng trưởng kinh tế,
tuân thủ đúng pháp luật và phù hợp với các điều ước quốc tế.


16

Một chính sách bảo hộ sản xuất hợp lý là một chính sách khi áp dụng
phải tạo điều kiện, giúp đỡ và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh hàng hóa của mình trước hết trên thị trường trong
nước, sau đó có đủ sức mạnh để vươn ra thị trường nước ngoài.
Cùng với các việc làm cần thiết nêu trên, để kiểm soát độc quyền và
chống cạnh tranh không lành mạnh, trong điều kiện hiện nay cần kiên quyết đấu
tranh loại bỏ các hành vi sản xuất hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại.
Để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng; nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế.Theo đó, phải khẩn trương hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật trên lĩnh vực này; gắn việc chống buôn lậu và gian lận thương mại với
cuộc cải cách hành chính. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
cho mọi người trong xã hội về ý thức pháp luật, với việc phòng chống các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh.



×