Tải bản đầy đủ (.ppt) (67 trang)

MỘT số vấn đề về TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG và HAI QUẦN đảo HOÀNG SA, TRƯỜNG SA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 67 trang )

CHUYÊN ĐỀ:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH
BIỂN ĐÔNG VÀ HAI QUẦN ĐẢO
HOÀNG SA, TRƯỜNG SA

Gia Bình, ngày 30 tháng 03 năm 2013


NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Khái quát về Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa.
II. Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và
là quốc gia duy nhất quản lý liên tục hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
III. Lập trường của các bên tranh chấp đối với quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
IV.Tình hình biển đông và trủ trương, biện pháp chiến
lược của một số nước liên quan.
V. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết
vấn đề biển Đông.
VI. Một số định hướng trong công tác tuyên truyền,
giáo dục.


Vị trí của biển Đông


I. Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Biển Đông là biển lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình
Dương, có diện tích 3 447 000 km2, nối hai đại dương là


Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Đây là con đường chiến lược của giao thương quốc tế, mỗi
ngày có khoảng 200 đến 300 tàu vận tải loại lớn đi qua và
trong một giờ có trên 10 chuyến máy bay chở khách bay
qua.
- Gần 90% dầu lữa nhập khẩu của Nhật Bản, 70% của Trung
Quốc từ Trung Đông đều đi qua Biển Đông.


I. Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
- Bờ biển Việt Nam dài tới 3.260 km, bao bọc lãnh thổ Việt
Nam ở cả 3 hướng: Đông, Nam và Tây Nam, trung bình cứ
100 km2 đất liền thì có một km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ
này của thế giới).
- Có 28/64 tỉnh, thành có biển. Bờ biển nước ta có 112 cửa
sông, cửa rạch; 90 cảng biển lớn nhỏ và gần 100 địa điểm có
thể xây dựng cảng; 125 bãi biển có cảnh quan đẹp, trong đó
có 20 bãi đạt tiêu chuẩn quốc tế và nhiều vịnh đẹp như: Hạ
Long, Bái Tử Long, Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang… để
phát triển du lịch biển.
- Vùng biển nước ta rộng trên một triệu km2, lớn gấp ba lần
diện tích đất liền; và có 4000 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện
tích 1 636 km2.


Năm vùng biển theo Công ước của LHQ về Luật biển
1982 mà Việt Nam tham gia từ ngày 23/6/1994
1hải lý = 1,852 km



Các bộ phận của vùng biển nước ta


Nói đến Biển Đông, chúng ta không thể không nói đến
hai quần đảo thiêng liêng của Tổ Quốc là Hoàng Sa và
Trường Sa.
- Quần đảo Hoàng Sa: là một quần đảo san hô nằm trên
vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý
(185,2 km), từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý (157,42
km), chiếm diện tích biển khoảng 15.000 km². Quần đảo
Hoàng Sa hiện do Trung Quốc kiểm soát qua hai đợt
đánh chiếm bất hợp pháp vào năm 1956 và 1974.
- Quần đảo Trường Sa: nằm trong một vùng biển rộng
khoảng 180.000 km². Hiện Việt Nam kiểm soát trên 20
đảo, bãi đá ngầm, một số bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi
Trung Quốc (8), Philippines (8), Malaysia (4), Đài Loan
(1).


Quần đảo Hoàng Sa


Quần đảo Trường Sa


Đảo Hải Nam (Trung
Quốc) cách Hoàng Sa
130 hải lý, cách Trường
Sa 595 hải lý.


Đảo Lý Sơn (Quảng
Ngãi) cách Hoàng Sa
120 hải lý

Trường Sa cách Cam
Ranh (Khánh Hoà) 248
hải lý; cách Đảo Phú
Quí (Bình Thuận) 203
hải lý

Hoàng Sa gồm 30 đảo, bãi đá, cồn san hô
và bãi cạn. Nằm ở khu vực biển. Vị trí: Từ
150 45’ đến 170 05’ vĩ độ Bắc. Từ 1110 đến
1130 kinh độ Đông. Diện tích phần nổi là:
10 km2 . Đảo lớn nhất là : Phú Lâm, rộng:
1,5 km2

Biển Đông

Trường Sa gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn
san hô và bãi cạn. Nằm ở khu vực biển. Vị
trí: Từ 60 50’ đến 120 0’ vĩ độ Bắc. Từ
1110 30’ đến 1170 20’ kinh độ Đông. Diện
tích phần nổi là: 10 km2 . Đảo lớn nhất là :
Ba Bình, rộng: 0,5 km2


II. Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước khi Việt Nam xác lập chủ quyền, hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ vô chủ, chưa từng
thuộc quyền sở hữu của bất cứ quốc gia nào; hành động
chiếm cứ của Việt Nam được thực hiện mang tính Nhà
nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, thỏa mãn các điều
kiện theo quy định của luật quốc tế là: Chiếm cứ thực
sự; chiếm cứ công khai; chiếm cứ hoà bình và chiếm cứ
liên tục.


II. Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền
hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
- Chiếm cứ thực sự: Biểu hiện rõ nhất của hành vi chiếm
cứ thực sự là việc các chính quyền phong kiến Việt Nam
đã dựng bia chủ quyền, sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa (khi đó được gọi bằng nhiều tên như Cát
Vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa…) vào lãnh thổ
của mình, thiết lập bộ máy quản lý và khai thác (đó là các
đội Hoàng Sa, Bắc Hải). Mặt khác tiến hành nhiều cuộc
đo đạc, lập hải trình, cắm mốc, đánh dấu, lập bia, xây
miếu, trồng cây cối trên hai quần đảo này…Đây chính là
những biểu hiện cụ thể cho một sự chiếm cứ thực sự của
Việt Nam.


II. Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Chiếm cứ công khai: Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát
hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau đó tiến
hành chiếm cứ công khai với việc nhiều tàu thuyền qua lại
đây, thường xuyên cử người ra giám sát, tìm hiểu, khai thác

trên hai quần đảo và thực hiện chức năng Nhà nước trên đó.
- Chiếm cứ hòa bình: Hai quần đảo vốn là lãnh thổ vô chủ,
không có người ở và hoạt động chiếm cứ của Việt Nam được
thực hiện hòa bình, không có việc sử dụng vũ trang.
- Chiếm cứ liên tục: Với tầm nhìn chiến lược và sâu rộng,
người Việt Nam đã tiến hành chiếm hữu, khai thác, quản lý và
bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa liên tục, ít nhất là từ thế kỷ XV
mà không có sự tranh chấp với bất cứ quốc gia nào.


- Từ thế kỷ XVII, chúng ta có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền
của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của chúa Trịnh và
Đàng Trong của chúa Nguyễn) qua Tấm bản đồ trong Thiên
Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời
chú thích rất rõ ràng: “Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi
Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm
vào cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng
hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”
- Trong cuốn sách Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người
Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự
đã nói đến Vạn Lý Trường Sa tức Hoàng Sa và đã khẳng định
Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu
đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.


1816 là năm vua Gia Long thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo
Hoàng sa, 1938 là năm dựng bia


Cột mốc chủ quyền trên đảo Nam Yết (Trường Sa)

do Chính quyền Sài gòn cũ xây dựng năm 1956.


Việc chiếm cứ được sự thừa nhận của các quốc gia: Việc
xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa được sự thừa nhận của nhiều quốc gia và
không gặp một sự phản đối nào. Trong rất nhiều tư liệu, sách
vở, bản đồ của phương Tây như: Hải ngoại ký sự (1696), An
Nam đại quốc họa đồ (1838)…và cả trong sách sử, bản đồ
của Trung Quốc cũng trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận điều
đó.
Ví dụ cuốn Hải lục (1842) viết: “Vạn lý Trường Sa là đất nối
giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên dậu của An Nam”.
Trong hội nghị quốc tế tại San Francisco (Mỹ) năm 1951,
khi Chính phủ Bảo Đại - Việt Nam khẳng định chủ quyền
đối với Hoàng Sa và Trường Sa thì không có một quốc gia
nào phản đối, kể cả Trung Quốc. Mà theo luật quốc tế, điều
đó thể hiện sự thừa nhận hoàn toàn.


III. Lập trường của các bên tranh chấp chủ quyền đối với
Hoàng Sa và Trường Sa
Trung Quốc (kể cả Đài Loan) luôn cho rằng họ đã phát
hiện ra hai quần đảo này và chiếm hữu, khai thác “từ
lâu đời”, nhưng thực tế không có một tài liệu sách sử hay
bản đồ nào xác nhận điều đó. Ngược lại nhiều tư liệu của
chính họ viết điểm cực Nam của Trung Quốc là “mũi núi
ngoài cảng Du Lân”, “phía Nam từ vĩ độ Bắc 18º13’, tận
cùng là bờ biển Nhai Châu đảo Hải Nam” và cũng không
có một tài liệu nào nhắc tới hay vẽ vào bản đồ rằng hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung
Quốc.


III. Lập trường của các bên tranh chấp chủ quyền đối với
Hoàng Sa và Trường Sa
- Sau cuộc đổ bộ chớp nhoáng của Đô đốc Lý Chuẩn lên
Hoàng Sa (1909), Trung quốc bắt đầu quan tâm tranh
chấp chủ quyền trên quần đảo này.
- Tuy nhiên, tại các cuộc hội nghị quốc tế về quy chế lãnh
thổ sau chiến tranh thế giới thứ hai như Hội nghị San
Francisco, Cairo, Posdam… Trung Quốc lại tuyệt nhiên
không nói gì tới hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.


Cơ sở xác định chủ quyền của ta đối với hai quần đảo
- Theo những tài liệu chính thức, Nhà nước phong kiến Việt
Nam đã chiếm hữu và làm chủ hai quần đảo từ thế kỷ thứ 17,
tiếp đó Chính quyền Đông Dương đã củng cố chủ quyền
Việt Nam trên hai quần đảo: thành lập bộ máy hành chính
thuộc hai tỉnh Thừa Thiên và Bà Rịa, cho cảnh sát ra đồn trú,
lập đài khí tượng, trạm vô tuyến điện, xây đèn biển. Cho đến
đầu thế kỷ 20 không có nước nào tranh chấp chủ quyền trên
hai quần đảo đối với Việt Nam.
- Đại Thanh đế quốc toàn đồ xuất bản năm 1905 tái bản lần
thứ tư năm 1910 chỉ vẽ đế quốc Đại Thanh đến Hải Nam.
Trung Quốc địa lý học xuất bản năm 1906 viết: "Điểm mút
của Trung Hoa ở Đông Nam là bờ biển Nhai Châu, đảo
Quỳnh Châu, vĩ tuyến 18 độ13' Bắc".



- Đầu năm 1907, Nhật Bản chiếm Đông Sa, các nhà cầm
quyền Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông.
Tháng 5 năm 1909, đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra
thăm chớp nhoáng một vài đảo trên quần đảo Hoàng Sa rồi về
. Năm 1921 Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết
định sát nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào
đảo Hải Nam.
- Từ đó bắt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp
về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và từ những năm 1930
trên quần đảo Trường Sa. Năm 1935 lần đầu tiên Trung Quốc
chính thức công bố một bản đồ có cả 4 quần đảo trên Biển
Đông là của Trung Quốc (công hàm của Công sứ Trung Quốc
ở Paris gửi Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 còn viết rằng:
"Các đảo Tây Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa nhất về
phía Nam").


- Nếu không có chiến tranh thế giới thứ hai thì chủ quyền
của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là liên
tục và thật sự từ thế kỷ 17. Nhưng năm 1939, Nhật Bản đã
chiếm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Pháp và
đã biến quần đảo Trường Sa thành căn cứ hải quân trong
chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tháng 11/1943, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ, Anh, Trung
họp tại Cairo có bàn về các lãnh thổ mà Nhật chiếm của
Trung Quốc. Tuyên bố của Hội nghị viết: "Các vùng lãnh thổ
mà Nhật chiếm của Trung Quốc phải trả lại cho Trung Quốc
gồm Mãn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ". Như vậy
rõ ràng là 3 cường quốc trong đó có Tổng thống Tưởng Giới

Thạch của Trung Quốc đều thừa nhận hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc.


- Tháng 8 năm 1945 Tuyên ngôn của Hội nghị Potsdam với
sự tham gia của 4 nước Mỹ, Anh, Trung, Liên Xô lại viết:
"Các điều khoản của bản tuyên bố Cairo sẽ được thi hành".
Như vậy cả 4 cường quốc trong đó có Trung Quốc đều thừa
nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không phải là lãnh
thổ TQ.
- Trong Hoà ước giữa TQ và Nhật Bản ngày 28/4/1952, TQ
ghi nhận việc Nhật Bản từ bỏ mọi quyền đối với hai quần
đảo như nội dung đã được ghi trong văn kiện Hội nghị San
Francisco mà không hề yêu cầu Nhật Bản trả lại cho Trung
Quốc hai quần đảo.


QUAN ĐIỂM CỦA CÁC BÊN VỀ 2 QUẦN ĐẢO
HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
1. Trung Quốc
- Trong cuộc hội nghị quốc tế về quy chế lãnh thổ sau
chiến tranh thế giới thứ hai: Cairo, Posdam… Trung
Quốc lại tuyệt nhiên không nói gì tới hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa.
- Ngay cả khi Pháp chính thức chuyển giao hai quần
đảo này cho Chính phủ Bảo Đại ngày 14/10/1950 và tại
Hội nghị San Francisco (1951) có đại diện của Trung
Quốc, Ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao của Chính quyền Bảo Đại tuyên bố chủ quyền
của Việt Nam đối với hai quần đảo này mà không gặp

phải ý kiến phản đối nào.


×