Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Bài Giảng Sinh Lý Nội Tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.22 KB, 22 trang )

SINH LÝ NỘI TIẾT


MỤC TIÊU
1.
2.
3.

4.
5.

Trình bày được 2 cơ chế tác dụng của Hormon tại tế
bào đích
Trình bày được cơ chế điều hoà bài tiết hormon.
Trình bày được bản chất hoá học, tác dụng và điều hoà
bài tiết từng hormon của vùng dưới đồi, tuyến yên,
tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tuỵ nội tiết, tuyến
thượng thận.
Trình bày được nguồn gốc, tác drụng của histamin,
prostaglandin.
Giải thích được những biểu hiện đặc trưng của một
số bệnh nội tiết thường gặp.


I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT
VÀ HORMON
1.
2.
3.
4.
5.


6.
7.

Định nghĩa
Phân loại hormon
Bản chất hoá học của hormon
Chất tiếp nhận hormon tại tế bào đích (receptor)
Cơ chế tác dụng của hormon
Cơ chế điều hoà bài tiết hormon
Định lượng hormon


1. Định nghĩa
a)Định nghĩa tuyến nội tiết
 Tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, chất
bài tiết đưa vào máu rồi tới các cơ quan, mô trong cơ thể
và gây ra các tác dụng tại đó.
b) Định nghĩa hormon
 Hormon là những chất hoá học do một nhóm tế bào
hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào máu, rồi được máu
đưa đến các tế bào, mô khác nhau trong cơ thể và gây ra
tác dụng sinh lý ở đó


2. Phân loại hormon
a) Hormon tại chỗ :

Là hormon do một nhóm tế bào bài tiết vào máu rồi
được máu đưa đến các tế bào khác ở gần nơi bài tiết
để gây ra các tác dụng sinh lý.

b) Hormon mon của các tuyến nội tiết

Hormon của các tuyến nội tiết được máu đưa đến các
mô, cơ quan ở xa nơi bài tiết và gây ra các tác dụng sinh
lý ở đó. Có 2 loại:

Hormon tác dụng lên hầu hết các mô ở

Hormon tác dụng đặc hiệu lên một mô hoặc cơ quan
nào đó


3. Bản chất hoá học của
Hormon







Các hormon có bản chất hoá học thuộc một trong 3
chất sau đây.
Steroid : cấu trúc giống cholesterol, được tổng hợp
từ Cholesterol, như hormon vỏ thượng thận, tuyến
sinh dục.
Dẫn xuất của acid amin là tyrosin: hormon tuỷ
thượng thận (adrenalin, noadrenalin ), tuyến giáp ( T3
– T4 )
Protein và Peptid: hầu hết các hormon còn lại thuộc

loại này


4. Chất tiếp nhận hormon tại tế bào
đích







Khi đến tế bào đích các hormon thường gắn với chất
tiếp nhận – các receptor ở trên bề mặt hoặc ở trong
tế bào đích.
Phức hợp hormon receptor sau đó sẽ phát động một
chuỗi các phản ứng hoá học ở trong tế bào.
Mỗi tế bào có khoảng 2000 – 100 000 receptor.
Mỗi receptor thường đặc hiệu với một hormon.


5. Cơ chế tác dụng của receptor




Hormon gắn với receptor tại tế bào đích, hormon sẽ
hoạt hoá receptor gây ra tác dụng trực tiếp.
tuỳ bản chất hoá học của hormon mà vị trí gắn của
hormon với receptor sẽ xảy ra trên màng tế bào, trong

bào tương, trong nhân tế bào.


5.1 Cơ chế tác dụng của hormon
gắn với receptor trên màng tế bào




Các hormon có bản chất hoá học là protein, peptid,
dx a.a đều gắn với receptor trên màng tế bào
Phức hợp hormon - receptor tác động vào hoạt động
của tế bào thông qua chất truyền tin thứ 2.


a) Chất truyền tin thứ 2 là AMP
vòng







Sau khi gắn với receptor trên màng tế bào, phức hợp
hormon receptor sẽ hoạt hoá enzym nằm trên màng
tế bào là Adenylcyclase.
Enzym này xúc tác phản ứng tạo các phân tử cyclic 3’
– 5’ adenosin monophosphat ( AMP vòng ) từ phân tử
ATP.

Sau khi được tạo thành AMP vòng hoạt hoá các
enzym theo kiểu dây chuyền.
Với một lượng nhỏ hormon cũng gây ra động lực
hoạt hoá mạnh cho toàn tế bào


Màng
Hormon

Receptor

ATP

cAMP
Protein
kinase
Protein
Kinase hoạt động

Protein

Tổng hợp protein
Protein
hoạt động

Tổng hợp enzym
Co, giãn cơ/ bài tiết


b) Chất truyền tin thứ 2 là ion Calci

và Calmodulin




Một số hormon gắn với receptor (protein kênh) trên
màng TB đích làm mở kênh Calci và Calci vận chuyển
vào trong tế bào.
Trong bào tương Calci gắn với Calmodulin,
Calmodulin được hoạt hoá và gây ra một loạt tác
dụng trong tế bào như AMP vòng.


5.2 Cơ chế tác dụng của các
Hormon gắn với receptor trong tế
bào






Các hormon Steroid đến TB đích khuếch tán qua
màng bào tương gắn với receptor trong bào tương
tạo thành phức hợp hormon – receptor , phức hợp
này vào nhân TB
Tại nhân TB phức hợp gắn vào các vị trí đặc hiệu
trên phân tử DNA của nhiễm sắc thể và hoạt hoá sự
sao chép gen để tạo thành RNA thông tin
RNA ra bào tương thúc đẩy quá trình dịch mã tại

ribosom để tổng hợp các phân tử protein mới.


Màng tế bào
ribosom

nhân
RNA thông tin

Receptor
Phức hợp hormon receptor


6. Cơ chế điều hoà bài tiết hormon


Các hormon được bài tiết theo cơ chế điều khiển từ
tuyến chỉ huy đến tuyến đích và theo cơ chế điều hoà
ngược (feed back ) từ tuyến đích đến tuyến chỉ huy .


6.1 Điều hoà ngược âm tính




Là khi nồng độ hormon tuyến đich giảm , nó sẽ kích
thích tuyến chỉ huy bài tiết nhiều hormon rồi hormon
tuyến chỉ huy lại kích thích tuyến đích đưa nồng độ
tuyến đích tăng trở lại mức bình thường.

Ngược lại khi nồng độ hormon tuyến đích tăng lại có
tác dụng ức chế tuyến chỉ huy làm giảm bài tiết
hormon tuyến chỉ huy


Vùng dưới đồi
TRH

(-)

Tuyến yên
TSH

(-)

(-)

Tuyến giáp
T3 – T4


6.2 Điều hoà ngược dương tính









Một số trường hợp nồng độ hormon tuyến đích tăng
kích thích tuyến chỉ huy và càng làm tăng hormon tuyến
chỉ huy.
Kiểu điều hoà này không làm ổn định nồng độ hormon
mà còn làm tăng thêm sự mất ổn định.
Kiểu điều hoà này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó
lại trở về điều hoà ngược âm tính thông thường.
Nếu kéo dài chắc sẽ gây ra tình trạng bệnh lý.


Vùng dưới đồi
CRH

(+)

Tuyến yên
ACTH

(+)

Vỏ thượng thận
Cortisol


7. Định lượng hormon








Tất cả các hormon đều có mặt trong máu với lượng
rất nhỏ tính bằng nanogam/ml ( 10 -9g ) hoặc
picogam/ml ( 10-12g )
Phương pháp có độ nhạy, độ đặc hiệu là cao là
phương pháp miễn dịch.
Phương pháp miễn dịch phóng xạ cạnh tranh (RIA)
Phương pháp bánh kẹp thịt


7.1 Phương pháp miễn dịch phóng
xạ cạnh tranh




Dựa trên sự gắn cạnh tranh giữa hormon tự nhiên và
hormon đánh dấu phóng xạ với kháng thể đặc hiệu.
Đo phức hormon gắn đồng vị phóng xạ - kháng thể
bắng máy đếm phóng xạ rồi dựa vào đường cong
chuẩn ta tính được lượng hormon có trong dịch cần
định lượng.


7.2 Phương pháp “ bánh kẹp thịt “








Dùng 2 kháng thể đơn dòng “kẹp” vào đầu chất thử
( hormon ). Một trong 2 KT được đánh dấu bằng
đồng vị phóng xạ hoặc bằng enzym hoặc chất huỳnh
quang.
Nồng độ phức hợp KN – KT sau phản ứng tỉ lệ
thuận với lượng KN.
Đồng vị phóng xạ (IRMA)
Enzym(ELISA)
Chất huỳnh quang(FIA)



×