Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Tài liệu ôn thi chuyên tu môn sinh lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.84 KB, 108 trang )

Câu 1. hiện tượng khuếch tán.
Sự chuyển động liên tục của các phân tử
trong một chất lỏng hay một chất khí gọi là
hiện tượng khuếch tán.
Hiện tượng khuếch tán qua màng tế bào được
chia làm 2 loại: khuếch tán đơn thuần và
khuếch tán có gia tốc.
1)khuếch tán đơn thuần
1.1) khuếch tán đơn thuần qua lớp lipip
kép
a) sự khuếch tán của các chất tan trong mở.
Các chất tan trong mở, vi dụ oxi, nitogen,
cacbonnic ,alcon… ,khuếch tán qua lớp lipip
kép 1 cách dể dàng. Tốc độ khuếch tán của
các chất này phụ thuộc vào mức độ hòa tan
trong mỡ của chất đó. Trong cơ thể sống một
lượng rất lớn oxi được vẩn chuyển từ ngoài
vào trong tế bào theo hình thức khuếch tán
này.
b) sự khuếch tán của các chất không tan
trong mỡ.
Một số chất mặc dù không tan trong mỡ
nhưng có kích thước phân tử nhỏ thì vẩn có
thể khuếch tán qua lớp lipip kép của màng tế
1


bào. Trong số các chất này có nước, ure,
glucose…
Nước có kích thước nhỏ và tốc độ chuyển
động lớn nên cho dù không hòa tan trong mỡ


nhưng nó vẩn xuyên qua lớp lipip kép (giống
như viên đạn xuyên qua bức tường).
Các phân tử không hòa tan trong mỡ có kích
thước càng lớn thì khả năng khuếch tán qua
lớp lipip kép tế càng giảm.
Các ion như H+, Na+, K+…mặc dù có kích
thước rất nhỏ nhưng hầu như không thể
khuếch tán qua lớp lipip kép vì các ion mặc
dù các ion có kích thước nhỏ nhưng vì mang
điện nên nó làm cho rất nhiều phân tử nước
gắn vào các ion này tạo thành các ion hidrat
hóa, do đó làm cho các kích thước của các
ion ở dạng hidrat hóa tăng lên. Ngoài ra các
ion tích điện trong khi mặc ngoài của lớp
lipip kép củng mang điện do đó các ion mang
điện đi qua hàng rào tích điện thì nó lập tức
bị ngăn lại.trong thực tế hầu hết các ion này
phải khuếch tán qua các kênh protein.
1.2) khuếch tán đơn thuần qua các kênh
protein.
2


Đặc điểm các kênh protein là tính chọn lọc
rất cao, mổi kênh protein chỉ có 1 hoặc 1 số
chất khuếch tán qua mà lại không cho các
chất khác khuếch tán qua.
a/ tính thấm chọn lọc của các kênh protein.
Mổi kênh protein chỉ cho khuếch tán qua 1
hoặc 1 vài ion hay phân tử đặc hiệu. chất nào

muốn khuếch tán qua kênh protein thì nó phải
phù hợp với những đặc tính của kênh như
đường kính , hình dáng, các điện tích nằm ở
mặt trong kênh .
Ví dụ : Kênh Na+ có đường kính của kênh là
0,3-0,5 nm, mặt trong kênh tích điện âm rất
mạnh.các điện tích âm này kéo Na+ vào trong
kênh .
Khi đã vào trong kênh ,ion Na+ sẽ được
khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ bên
trong và bên ngoài .do đó đặc điểm cấu tạo
kênh Na+ như vậy chỉ có ion Na+ là chỉ có
thể qua kênh này mà thôi.
Đối với kênh K+ thì đường kính của kênh
0,2-0,3nm nhỏ hơn so với đường kính Na+
mặt bên trong không tích điện âm vì vậy
không có lực hấp dẫn để kéo các ion đi vào
trong kênh và các ion cũng ko tách được các
3


phân tử nước đã kết hợp với chúng. Dưới
dạng ngậm H2O thì ion K+ có kích thước nhỏ
hơn ion Na+ ngậm nước nên K+ dễ dàng đi
qua kênh K+ còn ion Na + thì bị đẩy ra.
b/ Sự đóng mở các kênh Protein.
Sự đóng mở các kênh protein giúp cho sự
kiểm soát khả năng thấm của các kênh. Hiện
tượng đóng mở kênh chính là sự giản ra của
các phân tử protein để mở các cổng kênh

hoặc khép lại để đóng các cổng kênh. Đối với
kênh Na+ thì cổng kênh nằm ở mặt ngoài
màng TB còn K+ nằm ở phía trong sự đóng
mở các kênh được kiểm soát bằng các cách
sau:
- Đóng mở do điện thế:
+ Đối với Na+ khi bên trong TB tích điện âm
rất mạnh thì cổng kênh Na+ ở phía ngoài
màng tế bào đóng chặt lại. Khi bên trong TB
mất điện tích âm thì cổng kênh đột ngột mở
ra cho phép một lượng lớn Na+ đi qua các
kênh này vào bên trong TB. Đây chính là
nguyên nhân làm xuất hiện điện thế hoạt
động trong các TB thần kinh mỗi khi có các
sung động Thần kinh xuất hiện:
4


+ Đối với kênh K+ khi bên trong TB bớt tích
điện âm trở thành tích điện dương thì các
cổng kênh K+ nằm ở bên trong màng TB mở
ra cho phép một lượng lớn K+ đi qua kênh
này ra ngoài TB. Nhưng đáp ứng này xẩy ra
chậm hơn nhiều so với các kênh Na+.
- Đóng mở do Ligand: Khi kênh Protein gắn
với một phân tử khác. Sự gắn này làm thay
đổi hình dạng của phân tử protein vì vậy sẽ
làm đóng hay mở các cổng kênh. Phân tử kết
nối với kênh Protein gọi là Ligand. Một số
kênh Protein chịu sự tác dụng của

Acetylcholin. Khi Acetylcholin gắn với các
kênh này sẽ làm mở cổng kênh tạo ra một
kênh vận chuyển có đường kính 0,65 nm cho
phép mọi phân tử và các ion dương có kích
thước nhỏ hơn đường kính của kênh đi qua.
Các kênh này có vai trò rất quan trọng trong
sự dẫn truyền xung động thần kinh từ tế bào
thần kinh này đến tế bào thần kinh khác và từ
tế bào thần kinh đến tế bào cơ.
2) Khuếch tán có gia tốc qua kênh Protein:
Còn được gọi là hiện tượng khuếch tán qua
trung tâm chất mang. Trong khuếch tán có
5


gia tốc thì tốc độ khuếch tán đạt mức tối đa
ngay từ đầu.
Trong khuếch tan có gia tốc chất vận chuyển
đi vào kênh và gắn vào vị trí nối (Receptor)
nằm ở bên trong lòng kênh, lúc này kênh
Protein sẽ thay đổi hình dạng làm cho cổng
kênh ở phía bên kia của màng mở ra. Vì lực
nối giữa chất được vận chuyển và Receptor
rất yếu nên chuyển động nhiệt của chất được
vận chuyển sẽ làm cho nó tách ra khỏi điểm
gắn và di chuyển về phía đối diện. như vậy
thời gian để cho phân tử này khuếch tán qua
màn tế bào không thể lớn hơn thời gian cần
thiết để cho kênh protein có thể thay đổi hình
dạng giữa 2 trạng thái.

- Trong cơ thể phần lớn các acid amin được
vận chuyển bằng cách này, Glucose và một
số đường đơn có cấu trúc tương tự như
glucose củng được vận chuyển bằng cách
này. Hormone insulin do tuyến tụy bài tiết
làm tăng tốc độ khuếch tán có gia tốc của
glucose qua màng tế bào từ 10 đến 20 lần,
đây là cơ chế chủ yếu để sinh insulin kiểm
soát sự sử dụng glucose trong cơ thể.
6


***  :chú ý: có thể có hoặc không có:
*Đặc điểm chung của hình thức vận
chuyển tích cực qua màng tế bào :
_ đi ngược các qui luật vật lí
_ cần bổ sung năng lượng
_ có chất vận tải
_ ưu điểm:vận chuyển triệt để
- Nhược điểm: tốn nhiều NL
Câu 2/ hiện tượng vận chuyện tích cực.
Là sự vận động của các phân tử hoặc các ion
đi ngược các bậc thang năng lượng (nồng độ,
điện thế, áp suất...) . hiện tương vận chuyển
tích cực chỉ thực hiện được khi thỏa mản 2
điều kiện, đó là phải có chất vận tải và được
cung cấp năng lượng.
Các chất trong cơ thể được vận chuyển tích
cực thường là các ion như: Na+, K+, Ca++,
Fe++, H+,Cl-, I-, urat, một số đường đơn và

phần lớn acid amin.
Căn cứ vào nguồn gốc năng lượng được sữ
dụng trong qua trình vận chuyển người ta
chia vận chuyển tích cực làm 2 loại:
1/ Vận chuyển tích cực nguyên phát: Trong
vận chuyển tích cực nguyên phát, năng lượng
được giải phóng trực tiếp từ sự phân giải
ATP hoặc 1 số hợp chất photphat giàu năng
7


lượng.
a) hoạt động của bơm Na+, K+.
Bơm Na+, K+ có mặt ở tất cả các tế bào cơ
thể, nó bơm 3 Na+ từ trong tế bào ra ngoài và
2K+ từ ngoài vào trong.
- bơm Na+, K+ cấu tạo bởi 1phức hợp
Protein gồm 2 protein hình cầu. protein lớn
có trọng lượng phân tử 100 000 còn protein
nhỏ có trọng lượng phân tử 55.000.
Protein lớn có các đặc điểm sau:
+ mặt trong màng tế bào có 3 điểm gắn (site
receptor )để nối với Na+
+ mặt ngoài màng tế bào có 2 điểm gắn để
nối với K+
+ phần protein thò vào mặt trong màng tế
bào, gần điểm gắn với Na+ có hoạt tính
ATPase
* cơ chế hoạt động bơm: khi 3 Na+ gắn vào
các điểm gắn phia trong, 2K+ gắn vào các

điểm gắn phía bên ngoài của phân tử Protein
mang, thì hoạt tính ATPase được phát động .
1 phân tử ATP tách thành ADP và giải phóng
năng lượng. năng lượng này làm thay đổi
hình dạng phân tử Protein mang ,do đó đẩy
Na+ ra ngoài và đưa K+ vào trong tế bào.
Bơm Na+ K+ có các tác dụng sau:
_ Bơm Na+, K+ có vai trò kiểm soát thể tích
tế bào.
_ Bơm Na+, K+ sinh điện thế
8


b) Hoạt động của bơm Ca++ :Trong tế có 2
loại bơm Ca++,1 loại bơm Ca++ nằm trên
màng tế bào có nhiệm vụ bơm Ca++ từ trong
ra ngoài tế bào và 1 loại bơm Ca++ nằm trên
màng các bào quan có nhiệm vụ bơm Ca++
vào các bào quan.
2/ Vận chuyển tích cực thứ phát; là hình
thức vận chuyển sử dụng n/ lượng gián tiếp
tức là mượn thế năng khuếch tán của 1 chênh
lệch nồng độ đã được tạo lập trước. Trong
thực tế nhờ hoạt đông bơm Na+ ,K+ đã tao ra
nồng độ Na+ bên ngoài tế bào cao hơn nồng
độ Na + bên trong tế bào. Sự chênh lẹch nồng
độ Na + giữa trong và ngoài màng tế bào đã
tạo thành một thế năng có xu hướng làm cho
Na + khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
Khi Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào

nó có thể đi cùng với một chất khác ( chất
đồng vận chuyển ).
a) hiện tượng đồng vận chuyển; trong hiện
tượng đồng vận chuyện Protein mang cò 2
trung tâm tiếp nhận ở ngoài màng tế bào,
1trung tâm tiếp nhận Na+ và 1 trung tâm tiếp
nhận chất đồng vận chuyển (glucose hay acid
amin) khi protein mang mới chỉ tiếp nhận
Na+ thì nó chưa thay đổi hình dạng , protein
mang chỉ biến dạng khi Na+ và chất đồng vận
chuyện cùng gắn vào ở cả 2 điểm tiếp
nhận.Na+ bên ngoài có nông cao hơn bên
9


trong tế bào nên Na+ có khả năng khếch tán
từ ngoại vào trong tế bào, khi Na+ đi từ ngoài
vào trong tế bào đồng thời kéo theo Glucose
hay a a đi từ ngoài vào trong tế bào.
b) hiện tượng vận chuyển ngược: Trong
hiện tượng vận chuyển ngược Protein mang
cả 2 trung tâm tiếp nhận, 1 trung tâm tiếp
nhận nằm ở ngoài màng tế bào và 1 trung tâm
tiếp nhận nằm ở mặt trong của màng tế bào.
- cặp vận chuyển ngược giữa Na+ với H+
hay Ca++ khi Na+ và chất vận chuyển ngược
cùng gắn vào 2 điễm tiếp nhận của Protein
mang thì Protein mang sẽ thay đổi hình dạng
làm cho Na+ di chuyển từ ngoài vào trong tế
bào. Còn H+ hay Ca+ + di chuyển từ trong ra

ngoài tế bào.
c/ vận chuyển tích cực qua lớp tế bào: có
nhiều nơi trong cơ thể như tế bào biểu mô
niêm mặc ruột, tế bào biểu mô ống thận, tế
bào biểu mô các tuyến ngoại tiết
Cơ chế: chia làm 2 bước
B1; vận chuyển tích cực các chất qua màng
đỉnh của tế bào vào bên trong tế bào.
B2; khếch tán đơn thuân hoặc khuếch tán có
gia tốc qua màng tế bào đưa chất vận chuyển
qua màng bên hay màng đáy của tế bào vào
dịch kẽ. Tuy nhiên trong thực tế quá trình vận
chuyển các chất qua lớp tế bào diễn ra rất
phức tạp và tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể.
10


*Đặc điểm chung của hình thức vận
chuyển tích cực qua màng tế bào: ( *** chú
ý :  có thể có hoặc không)
_ đi ngược các qui luật vật lí
_ cần bổ sung năng lượng
_ có chất vận tải
_ ưu điểm:vận chuyển triệt để
- Nhược điểm: tốn nhiều NL
Câu 3 : Cấu tạo màng tế bào
1.Cấu tạo
- Màng tế bào bao gồm màng bao bọc tế
bào,màng bao bọc nhân tế bào và màng bao
bọc các bào quan

- Màng tế bào đàn hồi và rất mỏng,bề dầy
chỉ từ 7,5 đến 10 x10-19m (nanomet).thành
phần chủ yếu cấu tạo nên màng tế bào là
protein,lipip và glucid,tỉ lệ các chất trong
màng tế bào là
Protein: 55%
Phospholipid: 25%
Cholesterol: 13%
Lipid khác: 04%
11


Glucid: 03%
-Cho đến nay có rất nhiều giả thiết về cấu tạo
của màng tế bào,phần lớn các giả thuyết đưa
ra trước đây không giải thích được hết các
chức năng của màng tế bào.Trong số các giả
thuyết đã được công bố thì giả thuyết về cấu
tạo màng tế bào của lodish và rothman là có
thể giải thích được nhiều chức năng của
màng tế bào

12


Câu 3: đặc tính sinh lý của cơ tim :
a/ Tính Hưng Phấn :
-Tính hưng phấn là khả năng đáp ứng với
kích thích ( thực chất là quá trình làm phát
sinh điện thế hoạt động) được thể hiện bằng

co cơ.
Thí nghiệm : tính hưng phấn cơ tim ếch .
- thí nghiệm cho thấy tính hưng phấn cơ tim
ếch không giống như tính hưng phấn ở cơ
vân và có những đặc điểm sau:
+ Cường độ kích thích dưới ngưỡng , cơ tim
không đáp ứng.
+ Cường độ kích thích đến ngưỡng, cơ tim
đáp ứng tối đa.
+ Cường độ kích thích trên ngưỡng, cơ tim
không đáp ứng thêm nửa.
-Tính hưng phấn cơ tim theo quy luật “tất cả
hoặc không”. Nguyên nhân của hiện tượng
này là do màng tế bào của 2 sợi cơ tim liền kề
có những đoạn hòa chung với nhau tạo thành
cầu lan truyền hưng phấn, vì vậy khi cường
độ kích thích đủ mạnh ( tới ngưỡng ) thì điện
thế hoạt động sẽ được lan truyền toàn bộ khối
cơ tim gây ra hiện tượng co cơ.
- Ở trạng thái phân cực ( lúc cơ tim nghĩ )
điện thế màng các sợi cơ tim từ -85 đến -95
mV, bên trong âm hơn so với bên ngoài. Khi
có kích thích thì màng cơ tim xuất hiện điện
13


thế hoạt động do hiện tượng khử cực. điện
thế hoạt động của cơ tim vào khoảng
105mV . như vậy khi xuất hiện điện thế hoạt
động thì bên trong tế bào sẽ dương hơn so với

bên ngoài màng tế bào.sự thay đổi điện thế
này sẽ được duy trì trong 0,1 đến 0,3 giây sau
đố nóa mới giảm đột ngột tạo thành điỉnh
hình cao nguyên. Sở dĩ hiện tượng này là do
sự thay đổi hoạt động của các kênh Na+, K+,
Ca++… ở trên màng tế bào.
b/ Tính Trơ Có Chu Kỳ :
-Tính trơ là tính không đáp ứng với kích
thích. Trơ có chu kỳ là trong một chu kỳ hoạt
động của tim có một giai đoạn trơ xen kẽ một
giai đoạn không trơ (đáp ứng với kích thích )
Thí nghiệm trên tim ếch :
- khi tim đang co, nếu có một kích thích
dù mạnh trên ngưỡng tim cũng không
đáp ứng( giai đoạn trơ ).
- Khi tim đang giãn, nếu có một kích thích
tới ngưỡng vào giai đoạn này thì tim sẽ
đáp ứng bằng một nhát bóp phụ hay còn
gọi là nhịp ngoại tâm thu ( giai đoạn
không trơ ). Sau nhịp ngoại tâm thu có
hiện tượng nghĩ bù bởi vì khi nút xoang
phát phát xung đột thì rơi ngay vào thời
kỳ trơ của nhịp ngoại tâm thu, khi tim
giãn hoàn toàn nhưng không có kích
14


thích nào đi tới vì vậy nó phải chờ xung
động kế tiếp của nút xoang phát ra .
- Nhờ đặc tính trơ có chu kỳ nên tim

không bao giờ bị co cứng cho dù có
nhiều kích thích liên tiếp, đặc điểm này
rất phù hợp với chức năng bơm máu của
tim.
c/ Tính Dẫn Truyền :
Tính dẫn truyền là khả năng dẫn truyền
xung động của sợi cơ tim và hệ thống nút.
Tốc độ dẫn truyền xung động ở tim chỉ bằng
1/10 so với tốc độ dẫn truyền xung động ở cơ
xương, tốc độ dẫn truyền xung động ở từng
phần không giống nhau :
- Tốc độ dẫn truyền ở tâm nhĩ và tâm thất
là 0,3 đến 0,5 m/s.
- Tốc độ dẫn truyền ở nút nhĩ thất là
0,2m/s.
- Tốc độ dẫn truyền trong mạng purkinje
là 4m/s.
Đặc điểm tốc độ dẫn truyền chậm và khác
nhau tùy từng phần của tim lien quan đến chu
kỳ hoạt động của tim.
d/ tính nhịp điệu.
Là khả năng tự phát xung động một cách
đều đặng của hệ thống nút.
Thực nghiệm tách rời từng phần của hệ
thống nút cho thấy :
15


- Nút xoang tách rời phát xung với tần số
120 – 150 xung /phút.\

- Nút nhĩ thất tách rời phát xung với tần số
50 xung / phút.
- Bó his tách rời phát xung với tần số 30
-40 xung / phút .
Nhịp tim trung bình 75 lần /phút là do nút
xoang phát ra, bởi vì trong cơ thể toàn vẹn
nút xoang chịu tác động bởi nhiều yếu tố đặc
biệt là tác động của giây X đã làm ức chế
hoạt động của nút xoang nên tốc độ phát
xung của nút xoang bị giảm đi.

Câu 4 : Chu kỳ hoạt động của tim.
Chu kỳ hoạt động của tim gồm nhiều giai
đoạn, lập đi lập lại một cách đều đặn tạo nên
một chu kỳ hoạt động của tim hay còn gọi là
chu chuyển tim.
* các giai đoan trong chu kỳ hoạt động của
tim:
bình thường với nhịp tim 75 lần/ phút, thì
thời gian của một chu kỳ hoạt động tim là
0,8s được chia làm 3 giai đoạn:
1/ Giai đoạn tâm nhĩ thu (chiếm khoảng
0,1s)
16


- Khi xung động do nút xoang phát ra lan
truyền tòan bộ 2 tâm nhĩ thì taâm nhó bắt
đầu co.
- Khi cơ tâm nhĩ co lại làm cho áp suất trong

tâm nhĩ cao hơn trong tâm thất, lúc này van
nhĩ thất đang mở nên có tác dụng tống nốt
35% thể tích máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
- Sau giai đoạn tâm nhĩ thu, tâm nhĩ giãn ra
trong suốt thời gian còn lại cuả chu kỳ hoạt
động tim.
2/ Giai đoạn tâm thất thu ( chiếm khoảng
0,3s)
- Khi xung động của nút xoang đi qua nút nhĩ
thất xuống bó his và theo mạng purkinje lan
truyền toàn bộ 2 tâm thất thì cơ tâm thất bắt
đầu co.Giai đoạn tâm thất thu có thể chia làm
2 thời kỳ:
*Thời kỳ tăng áp: Thời ký này chiếm thời
gian 0,05s. Khi cơ tâm thất co, làm cho áp
suát ở tâm thất tăng lên,cao hơn áp suất ở tâm
nhĩ,do đó làm đóng van nhĩ thất.Nhưng áp
suất này chưa cao hơn áp suất ở động mạch
nên van động mạch chưa mở.Thời kỳ này áp
suất trong tâm thất tăng lên rất nhanh nhưng
thể tích của tâm thất vẫn không đổi( co cơ
đảng tích hay co cơ đẳng trương)
*Thời kỳ tống máu: chiếm thời gian 0,25s.
Cuối thời kỳ tăng áp, áp suất trong tâm thất
trở nên rất cao và cao hơn áp suất của động
17


mạch cho van động mạch mở ra. Máu từ tâm
thất được phun vào động mạch. Tâm thất vẫn

tiếp tục co làm thể tích tâm thất thu nhỏ lại,
áp suất trong tâm thất vẫn ở mức cao, máu
tiếp tục được tống vào động mạch.Thời kỳ
tống máu này được chia làm 2 thì:
+ Thì tống máu nhanh(0,09s) Trong thì
này áp suất trong tâm thất rất cao nên 80%
lượng máu của tâm thất được tống vào động
mạch.
+ Thì tống máu chậm(0,16s): Là thì tiếp
tục của thì tống máu nhanh, áp suát trong tâm
thất bắt đầu giảm nên trong thì này tâm thất
chỉ đưa vào động mạch 20% thể tích máu của
tâm thất.
Thể tích tâm thu tùy thuộc vào khối lương
máu về tim và lực tâm thu. Bình thường trong
mỗi chu kỳ hoạt động của tim tâm thất đã đưc
vào động mạch khoảng 70ml máu. Thành tâm
thất phải mỏng hơn thành tâm thất trái nên
lực co của tâm thất phải củng nhỏ hơn tâm
thất trái, nhưng vì sức cản của tuần hoàn phổi
nhỏ hơn sức cản ở đại tuần hoàn nên mỗi chu
kỳ hoạt động của tim, 2 tâm thất cùng đưa
vào động mạch cùng một lượng máu tương
đương.
3/ Giai đoạn tâm trương toàn bộ:
-Chiếm khoảng 0,4s sau khi tâm thất thu, thì
tâm thất bắt đầu giãn ra: trong lúc tâm nhĩ
18



vẫn đang giãn. Trong giai đoạn này không co
xung động nào chi phối để làm co cơ.
- Khi tâm thất giãn thì áp suất trong tâm thất
giảm xuống rất nhanh, khi áp suất trong tâm
thất nhỏ hơn áp suất của động mạch thì máu
từ động mạch dồn về làm đóng van động
mạch. Giai đoạn này áp suất vẫn tiếp tục
giảm nhưng thể tích của tâm thất không đổi
nên còn gọi là thời kỳ giãn đẳng tích. Tâm
thất tiếp tục giãn làm cho áp suất trong tâm
thất tiếp tục giảm, khi áp suất trong tâm thất
nhỏ hơn áp suất của tâm nhỉ sẽ làm van nhĩ
thất mở, 65% thể tích máu từ tâm nhĩ xuống
tâm thất ở giai đoạn này.
- Cuối giai đoạn tâm trương, toàn bộ nút
xoang lại phát ra một xung động, khi tâm nhĩ
nhận được xung động của nút xoang thì tâm
nhĩ bắt đầu co để mở đầu cho một chu kỳ
hoạt động tiếp theo, còn tâm thất tiếp tục giãn
thêm 0,1s nữa.
Câu 5: Hãy nêu thông số huyết áp? Và các
yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp
. Thông số huyết áp
- Huyết áp tâm thu: hay gọi là huyết áp tối
đa là trị số huyết áp lớn nhất trong 1 chu kỳ
tim, đo được ở thì tâm thu, huyết p tm thu
phụ thuộc vào lực tâm thu và thể tích tâm thu
của tim. Người trưởng thành, huyết áp tâm
thu dao động từ 90 đến 140mmHg
19



- Huyết áp tâm trương: hay gọi là huyết áp
tối thiểu là trị số huyết áp thấp nhất trong chu
kỳ tim, đo được ở thời kỳ tâm trương, phụ
thuộc vào trương lực của mạch máu.Người
trưởng thành huyết áp tâm trương dao động
từ 50 đến 90mmHg.
- Huyết áp hiệu số: là hiệu của huyết áp tâm
thu và HA tâm trương.mu chỉ có thể tuần
hoàn được trong động mạchmột cách bình
thường khi huyết áp hiệu số trên 40mmHg.
Khi huyết áp hiệu số dưới 20 mmHg thì tuần
hồn mu trong động mạch không thực hiện
được.
- Huyết áp trung bình: là trị số HA khơng
đổi trong suốt một chu kỳ hoạt động của tim.
Huyết áp trung bình thể hiện hiệu lực làm
việc thực sự của tim, đây chính là lực đẩy
máu qua hệ thống tuần hoàn. Muốn đo HA
TB người ta phải sử dụng huyết áp kế dao
động của Pachon. Trong lâm sang người ta có
thể tính HATB dựa vào công thức .
HATB = HA tm trương+ 1/3HA hiệu số.
HATB không phải là trị số TB của HA tâm
thu và HA tâm trương mà nó gần với trị số
HA tâm trương.
. Các yếu tố ảnh hưởng đến Huyết áp
1.Công thức poiseuille
- là công thức để tính lưu lượng của một chất

lỏng di chuyển trong một đoạn ống hình trụ.
∏ r4
Q= (P1- P2) ……
8 Lη
20


Q: lưu lượng chất lỏng
P1: áp suất ở đầu ống
P2: áp suất ở cuối ống
r : bán kính của ống
l: chiều dài của ống
n: độ nhớt của chất lỏng
- trong hệ động mạch (P1-P2) chính bằng HA
(P) vì vậy công thức này có thể chuyển
Q = P. ∏ r4 / 8 Lη hay P = Q. 8
Lη / ∏ r4
Từ công thức trên, nếu loại trừ những yếu tố
không thay đổi như chiều dài của hệ thống
mạch, thì huyết áp phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
b/ lưu lượng tim:
Q=V.f
Q: lưu lượng bơm máu
của tim
V: thể tích tâm thu.
f: tần số tim.
-Lưu lượng bơm máu của tim tỉ lệ thuận với
thể tích tâm thu và tầm số tim, mà thể tích
tâm thu lại tùy thuộc vào lực co bóp của tim.

21


- Lực co bóp của tim : tim đập mạnh là tăng
thể tích tâm thu, gây tăng lưu lương bơm máu
của tim. Mà lưu lương lại tỉ lệ thuận với
huyết áp, vì vậy khi tim đập mạnh sẽ làm
tang HA.
- Tần số tin : khi tim đập chậm mà thể tích
tâm thu không đổi thì lưu lượng tim giãm làm
cho HA giãm. Nếu tim đập nhanh mà thể tích
tâm thu không đổi thì lưu lượng tim tăng làm
cho HA tăng. Tuy nhiên khi tầm số tim lớn
hơn 140 lần /phút thì thời gian tâm trương sẽ
rút ngắn do đó có những nhát bóp không có
máu, vậy lúc náy lưu lượng tim giãm làm cho
HA giảm.
c/ các yếu tố của máu:
- Độ quánh của máu : độ quáng của máu chủ
yếu được tạo bởi nồng độ protein hòa tan
trong huyết tương và số lượng các tế bào
máu.Khi số lượng hồng cầu trong máu giảm
hay nồng độ protein trong máu giảm thì độ
quánh trong máu sẽ giảm làm cho HA giảm.
- Thể tích máu lưu thông: khi thể tích máu
lưu thong tăng thì thể tích tâm thu sẽ tăng
làm tăng lưu lượng bơm máu của tim làm cho
HA tăng. Trong các trường hợp mất máu
hoặc mất nước cấp làm cho thể tích máu lưu
thong giảm do đó làm giảm HA.

d/ các yếu tố của mạch máu :
22


- Đường kính mạch máu : khi giãn mạch,
đường kính mạch máu tăng làm giảm HA,
khi co mạch đường kính mạch máu giảm làm
cho HA tăng.
- Trương lực mạch máu : khi mạch máu xơ
cứng đặc biệt là các mạch máu của người cao
tuổi ( mất tính đàn hồi ) để đáp ứng nhu cầu
oxy của tế bào tim phải tăng lực bơm máu
làm tăng lưu lượng do đó làm tăng HA.
Câu 6: Chức năng của mao mạch ?
1.Trao đổi chất
- Khi máu đến mao mạch,oxy và các chất
dinh dưỡng trong máu được chuyển qua mao
mạch đi vào dịch kẽ.Ngược lại C02 và các
chất thải được chuyển từ dịch kẽ vào mao
mạch
- Qúa trình trao đổi chất ở mao mạch tùy
thuộc vào một số áp suất tại mao mạch
1.1.Áp suất tủy tĩnh trong mao mạch
Tạo nên bởi sức bơm máu của tim,áp suất
này có tác dụng đẩy nước và vật chất từ trong
lòng mạch đi vào dịch kẽ
23


1.2.Áp suất keo trong mao mạch

Áp lực keo trong mao mạch tạo nên bởi nồng
độ protein hòa tan trong máu,áp lực keo trong
mao mạch có tác dụng giữ nước và vật chất ở
lại trong lòng mạch
1.3.Áp suất thủy tĩnh trong dịch kẽ
Được tạo nên bởi lượng dịch tự do nằm trong
dịch kẽ,áp suất này về nguyên lý thì có xu
hướng đẩy nước và các chất hòa tan từ dịch
kẽ vào mao mạch. Nhưng theo nhiều nhà
nghiên cứu thì ở hầu hết các mô mềm,áp suất
thủy tĩnh trong dịch kẽ,thấp hơn so với áp
suất của khí quyển do đó áp suất này thực tế
lại có tác dụng kéo nước và các chất hòa tan
từ mao mạch ra ngoài
1.4.Áp suất keo trong dịch kẽ
Tạo nên bởi lượng protein hòa tan trong dịch
kẽ,áp suất này có tác dụng kéo nước và các
chất hòa tan từ mao mạch ra ngoài
• Áp suất ở phía mao động mạch
-Lực đẩy dịch ra khỏi mao mạch
24


+ Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch:
30mmhg
+ áp suất dịch tự do ở khoang kẽ: 3mmhg
+ áp suất keo trong khoảng kẽ: 8mmhg
+ Tổng lực đẩy:

41mmhg


-Lực hút dịch vào mao mạch:
+ Áp lực keo trong mao mạch: 28mmhg
-Tổng hợp lực ở phía mao động mạch:
41mmhg( lực đẩy) - 28mmhg (lực
hút) = 13 mmhg (lực đẩy)
• Áp suất ở phía mao tĩnh mạch
-Lực hút dịch vào mao mạch
+ Áp lực keo trong mao mạch: 28mmhg
-Lực đẩy dịch ra khỏi mao mạch:
+ áp suất thủy tĩnh trong mao mạch:
10mmhg
+ áp suất dịch tự do ở khoang kẽ: 3mmhg
+ áp suất keo trong khoang kẽ: 8mmhg
+ Tổng lực đẩy

21mmhg
25


×