TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG “TRƯỚC HẾT PHẢI CÓ ĐẢNG CÁCH MẠNG”.
Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG
CỦA ĐẢNG TA HiỆN NAY.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta thành
một Đảng cách mạng chân chính, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, xứng đáng là bộ tham mưu, đội tiên phong chiến đấu của giai cấp công
nhân Việt nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 85 năm qua, kể từ ngày
thành lập 3-2-1930 đến nay, cách mạng Việt nam đã giành được nhiều thắng lợi
vẻ vang trên con đường giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cả lý
luận và thực tiễn cách mạng đều đã chứng tỏ rằng: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân
tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt nam. Không chỉ trong quá khứ
mà cả hiện tại và tương lai, cách mạng Việt nam đã, đang và sẽ cần có Đảng lãnh
đạo - một vấn đề mang tính quy luật, tất yếu, một điều kiện tiên quyết cho cách
mạng Việt nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì lẽ đó, vấn đề về Đảng và xây dựng
Cộng sản Việt nam là mối quan tâm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người
đã để lại những di sản tư tưởng vô giá về Đảng và xây dựng Đảng. Một trong
những nội dung tư tưởng đó là: Cách mạng “trước hết phải có Đảng cách mạng”.
Đây là một nội dung tư tưởng hết sức quan trọng. Nhận thức đúng đắn
và đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về: Cách mạng “trước hết phải có Đảng cách
mạng” giúp cho cán bộ, đảng viên thấy rõ vị trí vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với sự nghiệp cách mạng, thấy rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng
Đảng. Từ đó tích cực chăm lo xây dựng Đảng về mọi mặt, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đồng thời ra sức bảo vệ Đảng. Đặc biệt
trong tình hình hiện nay, đất nước đang ở vào thời kỳ phát triển mới, thực tiễn
đang đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới trong công tác xây dựng chỉnh đốn
Đảng. Trong khi đó các thế lực thù địch lại đang tìm mọi cách chống phá ta
nhằm hạ thấp, hòng tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc
nhận thức đúng đắn tư tưởng của Người để từ đó kiên quyết đấu tranh không
khoan nhượng với những nhận thức và hành động sai trái, với những âm mưu
và thủ đoạn của kẻ thù còn là một vấn đề mang tính cấp thiết.
Ngay từ năm 1925 trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” (xuất bản
1927) Hồ Chí Minh chỉ rõ: Cách mạng “trước hết phải có Đảng cách mạng”.
Sự khẳng định này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, được dựa trên cơ sở
lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Học thuyết Mác-Lênin chỉ ra rằng: Lịch sử xã hội loài người từ khi có
giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp ban đầu là nhằm vào
mục đích kinh tế. Cuộc đấu tranh đó phát triển đến một trình độ nhất định thì
chuyển hoá thành đấu tranh chính trị. Đấu tranh chính trị là cuộc đấu tranh
biểu hiện tập trung nhất, bao quát nhất và mạnh mẽ nhất của cuộc đấu tranh
giai cấp. Đó là cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị về tay một giai cấp.
Cuộc đấu tranh này phát triển đến một giai đoạn nhất định thì chính đảng ra
đời. Chính đảng ra đời là một tất yếu lịch sử, là sản phẩm tự nhiên của cuộc
đấu tranh giai cấp đạt đến trình độ đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất mọi
hoạt động của giai cấp, nhằm hướng các nỗ lực chung vào mục tiêu chống lại
giai cấp đối lập cùng với nhà nước thống trị của giai cấp đó. Theo quy luật
này thì trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống giai cấp địa chủ phong
kiến và nhà nước thống trị của nó dẫn đến sự ra đời chính đảng của giai cấp tư
sản là tất yếu khách quan. Cũng như vậy, trong cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân chống lại giai cấp tư sản và nhà nước thống trị của nó tất yếu dẫn
đến sự ra đời của chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân.
C. Mác và Ph. Ăngghen là những người đầu tiên đã luận giải một cách
đúng đắn và khoa học về sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản, chỉ ra vai
trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là người lật đổ chế độ đó, xây
dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Nhưng
theo các ông thì sứ mệnh lịch sử đó chỉ có thể thực hiện được khi giai cấp
công nhân tự tổ chức ra được chính đảng độc lập. C.Mác và Ph.ăngghen
khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh của mình, chống quyền lực liên hợp của
các giai cấp có của, giai cấp công nhân chỉ khi được tổ chức thành một chính
đảng độc lập đối lập với tất cả các chính đảng cũ do các giai cấp có của lập
nên, thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp. Việc tổ chức như
vậy giai cấp công nhân thành một chính đảng là cần thiết để bảo đảm thắng
lợi của cách mạng xã hội và thắng lợi của mục đích cuối cùng là thủ tiêu các
giai cấp”1. Ph.Ăngghen còn chỉ rõ: “Để cho giai cấp vô sản đủ vững mạnh để
chiến thắng trong giờ phút quyết định, cần phải- và điều này Mác và tôi chủ
trương từ năm 1847 - thành lập một đảng riêng biệt khác hẳn các đảng khác
và đối lập hẳn với các đảng này, một đảng giai cấp tự giác”.2
Là người kế tục sự nghiệp vĩ đại của C.Mác và Ăngghen, V. I. Lênin đã
phát triển sáng tạo và hoàn chỉnh học thuyết xây dựng Đảng của chủ nghĩa
Mác. Người đã sáng lập ra Đảng Bôn sê vích Nga- một Đảng kiểu mới của
giai cấp vô sản, một mẫu mực để xây dựng các Đảng mác xít của giai cấp
công nhân. Lênin luôn luôn nhấn mạnh vai trò quyết định của Đảng vô sản
đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, coi đó là đòn bẩy mạnh mẽ,
có khả năng “đảo lộn nước Nga”.
Đầu thế kỷ XX, Việt nam đứng trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng
về đường lối. Trước cảnh “nước mất nhà tan” do bị thực dân Pháp xâm lược,
hàng loạt cuộc đấu tranh chống giặc cứu nước, giành lại độc lập tự do cho dân
tộc đã nổ ra. Tất cả các phong trào cứu nước theo các khuynh hướng, ý thức
hệ khác nhau trước khi có Đảng Cộng sản ra đời đều thất bại, bị dìm trong bể
máu. Tiêu biểu cho ý thức hệ phong kiến là phong trào Cần Vương, dân chủ
tư sản là phong trào của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học...
1
2
C. Mác và Ph. Ănggen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 18, tr. 203.
C. Mác và Ph. Ănggen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 6, tr. 704.
Nguyên nhân của những thất bại đó là do chưa có đường lối cứu nước đúng
đắn, chưa tìm ra được giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, đồng thời thiếu
một chính đảng cách mạng được tổ chức chặt chẽ để đề ra đường lối chính trị
đúng đắn, phương pháp cách mạng thích hợp để tập hợp đông đảo các lực
lượng yêu nước, tiến bộ đưa cách mạng đi đến thắng lợi. Thực tiễn này của
đất nước đã thôi thúc người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm
đường cứu nước, cứu dân.
Khi ra đi tìm đường cứu nước, tuy không tán thành đường lối cứu
nước của phong trào theo hệ tư tưởng phong kiến và phong trào yêu nước
theo hệ tư tưởng tư sản, nhưng Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh vẫn chưa có
được quan niệm ngay từ đầu cần có một tổ chức chính trị để lãnh đạo cuộc
đấu tranh giải phóng đất nước. Người đi sang các nước, nhất là các nước đế
quốc - đầu tiên là nước Pháp, nước đang xâm lược Việt nam - để nghiên cứu,
xem xét tìm con đường cứu đồng bào ta thoát khỏi cảnh bị đoạ đày đau khổ.
Qua hoạt đông thực tiễn, lăn lộn với phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động trên thế giới, Người đã gặp và tiếp thụ chủ nghĩa
Mác-Lênin, tìm thấy ở học thuyết Mác-Lênin con đường giải phóng dân tộc,
đưa đất nước phát triển đi lên độc lập tự do, ấm no, hạnh phúc. Sự kiện Người
đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”
của Lênin (7-1920) đã đánh dấu việc Nguyễn ái Quốc đến với chủ nghĩa MácLênin tìm ra con đường của cách mạng Việt nam. Từ đây, tư tưởng về sự cần thiết
phải thành lập chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân ở nước ta dần được
hình thành. Tư tưởng này được tiếp thêm cơ sở của thắng lợi cách mạng tháng
Mười Nga 1917 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bôn Sê vích Nga thành công
rực rỡ. Từ chỗ tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã
tích cực chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt nam.
Trước tiên là việc Người thành lập Hội Việt nam cách mạng thanh niên (6-1925) tại
Quảng Châu- Trung Quốc để tổ chức đào tạo cán bộ, tuyên truyền chủ nghĩa MácLênin về nước. Tại các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu, Hồ Chí Minh đặt vấn
đề “cách mạng trước hết phải có cái gì ?”. Người khẳng định: cách mạng “trước hết
phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì
liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”.3
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, vai trò của Đảng đối với cách mạng Việt nam
là vô cùng quan trọng. Để cách mạng giành thắng lợi cần có những nhân tố khách
quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài, dân tộc và thời đại... nhưng nhân tố
quan trọng nhất, “trước hết”, phải có đảng cách mạng. Sau từ “trước hết” ở đây
Hồ Chí Minh dùng chữ “phải” có nghĩa là bắt buộc, tuyệt đối, không có sự lựa
chọn nào khác! Nhiệm vụ của Đảng là “để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc và giai cấp vô sản mọi nơi”.
Đảng ra đời là để lãnh đạo và tổ chức quần chúng nhân dân làm cách
mạng. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp chung của toàn thể dân
chúng chứ không phải việc riêng của một, hai người. Toàn dân ở đây là toàn
thể dân tộc Việt nam, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo...dù họ thuộc
tầng lớp, giai cấp nào nhưng có lòng yêu nước, thương nòi, căm thù bọn đế
quốc tay sai thì họ đều là thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc, là lực
lượng của cách mạng, trong đó nòng cốt là công nông. Quan điểm tập hợp lực
lượng này của Hồ Chí Minh đã vượt xa quan điểm của các nhà cách mạng
Việt nam thời kỳ đó. Hơn ai hết Người hiểu rằng để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ của cách mạng không có cách nào khác là phải dựa vào sức mạnh của nhân
dân. Bởi vì, theo Người, “ Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân,
trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” 4. và
“dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi” .
3
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tập 2, tr. 267- 268.
Hồ Chí Minh: sđd, t.4, tr. 161.
Nhân dân có tiềm năng cách mạng to lớn như vậy, là “gốc cách mệnh”
nhưng sức mạnh ấy chỉ được phát huy khi quần chúng nhân dân được giáo
dục, được giác ngộ, được tổ chức lại thành một khối thống nhất. Khi ấy sức
mạnh của quần chúng nhân dân sẽ là vô tận, vô địch. Đảng là người giáo dục,
giác ngộ cách mạng cho nhân dân, vận động toàn dân tham gia một cách tích
cực nhất vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc. Đồng thời, Đảng
tổ chức, bày sách lược cho dân, đoàn kết dân lại, gắn toàn dân vào một tập thể
thống nhất với ý chí và quyết tâm sắt đá, tinh thần chiến đấu kiên cường.
Cách mạng chỉ có thể giành được thắng lợi khi biết đoàn kết nhân dân, biết
phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Đây là vấn đề cốt yếu của cách mạng
nước ta đòi hỏi cần có sự lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn thắng lợi, thì cách mạng phải có
một Đảng lãnh đạo. Đảng phải làm cho quần chúng giác ngộ vì đâu mà họ bị
áp bức bóc lột; phải dạy cho quần chúng hiểu các quy luật phát triển của xã
hội, để họ nhận rõ vì mục đích gì mà đấu tranh; chỉ rõ con đường giải phóng
cho quần chúng, cổ động cho quần chúng kiên quyết cách mạng; làm cho
quần chúng tin chắc cách mạng nhất định thắng lợi” 5. Những chỉ dẫn này của
Hồ Chí Minh thật là cụ thể. Trách nhiệm của Đảng là phải giáo dục, giác ngộ
cho quần chúng nhận rõ mục tiêu, lý tưởng, con đường và biện pháp cách
mạng, nhận rõ kẻ thù, nắm vững những quy luật phát triển của xã hội, xây
dựng củng cố lòng tin vào thắng lợi của cách mạng, cổ vũ, động viên quần
chúng kiên quyết thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng.
Cách mạng, theo quan niệm của Hồ Chí Minh là phá cái cũ xây cái
mới, phá cái xấu xây cái tốt, là lật đổ chế độ thực dân phong kiến đã đè nén
con người Việt nam nhiều thập niên để xây dựng nên một xã hội hoàn toàn
mới, do đó, “Cách mạng là cuộc đấu tranh rất phức tạp. Muốn khỏi đi lạc
5
Hồ Chí Minh: sđd, t.7, tr. 228.
phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình,
đường lối và định phương châm cho đúng”.6
Cách mạng là một quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài. Hồ
Chí Minh cho rằng sư tử bắt thỏ cũng phải dùng hết sức thì sự nghiệp đấu
tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam không chỉ
đòi hỏi phải huy động toàn bộ tài lực, trí lực của dân tộc mà còn phải kiên trì,
lâu dài: “Đời này làm chưa xong đời sau nối tiếp nhau làm thì phải xong”. Sự
nghiệp đấu tranh lâu dài gian khổ đó không tránh khỏi phải hy sinh, mất mát
nên cần đến Đảng lãnh đạo, để chớp thời cơ mà đề ra đường lối thực hiện, đưa
lại thắng lợi cho cách mạng, tránh hiện tượng “chưa nên làm đã làm”, thời cơ
chưa đến nhưng lại hành động theo kiểu tự phát, không có sự tính toán kỹ
lưỡng, không có mưu trước, tính sau. Đồng thời tránh “khi nên làm lại không
làm”, thời cơ đến nhưng lại không biết chớp lấy mà hành động để nó trôi qua
nhanh chóng dẫn đến cách mạng không thể thành công. Nhân dân cần đến
Đảng để chỉ đường vạch lối cho dân, chỉ bảo cách hành động. Đảng có đường
lối đúng đắn, có phương pháp cách mạng thích hợp quyết định đến sự thắng
lợi của cách mạng. Chỉ có Đảng- Đảng cách mạng- mới bảo đảm tính triệt để
của cách mạng, mới đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người đến thắng lợi cuối cùng.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, cách mạng trước hết và cần thiết phải có
Đảng để đề ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng - là những vấn
đề then chốt của cách mạng, nó quyết định sự thành bại của cách mạng. Ở
trong nước, Đảng làm nhiệm vụ vận động, giác ngộ, tổ chức dân chúng tập
hợp họ lại trong khối thống nhất để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của cách
mạng. Đảng còn có vai trò đối với quốc tế, là cầu nối giữa cuộc cách mạng
giải phóng đất nước, xây dựng xã hội mới của dân tộc với công cuộc cách
mạng của các dân tộc, các lực lượng tiến bộ trên thế giới để thực hiện mục
6
Hồ Chí Minh: sđd, t.7, tr. 228.
tiêu chung là: hoà bình, độc lập, dân chủ, hạnh phúc: “Ngoài thì liên lạc với
dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Trong điều kiện chủ nghĩa tư
bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc liên kết với nhau để đàn
áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế nên các dân
tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi phải liên hệ chặt chẽ với nhau để
chống kẻ thù chung. Điều này còn do con đường cứu nước của Việt nam mà
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn gắn liền độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội, thực hiện giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai
cấp, giải phóng con người. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm khẳng định:
“Cách mạng Việt nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, ai làm cách
mạng trong thế giới đều là đồng chí của Việt nam”7. Người đã gắn cách mạng
nước ta với phong trào của các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giành độc
lập dân tộc; và cả với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư
bản “chính quốc”, với vô sản giai cấp mọi nơi. Cách mạng trước hết là sự
nghiệp của mỗi dân tộc, muốn giành thắng lợi phải dựa vào sức mình là
chính, song phải biết tranh thủ sức mạnh quốc tế, sức mạnh của thời đại để
đưa cách mạng tiến lên. Chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng mới kết hợp được
sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Từ những lý do trên ta thấy, Đảng Cộng sản ra đời và tồn tại như là một
tất yếu lịch sử là vì tổ quốc, dân tộc có nhu cầu, vì Đảng đáp ứng được yêu
cầu tất yếu của sự phát triển của cả dân tộc, vì nhân dân cần một Đảng tiên
phong dẫn đường. Để Đảng thực hiện được vị trí vai trò của mình, Chủ tịch
Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công,
cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”8.
“Đảng có vững” ở đây theo tư tưởng Hồ Chí Minh , Đảng phải là Đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đó
Hồ Chí Minh: sđd, t.2, tr. 301.
Hồ Chí Minh: sđd, t.2, tr. 268.
7
8
là Đảng cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, đấu tranh vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản. Đảng phải luôn tuân thủ những nguyên tắc của một
đảng kiểu mới: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, lấy
tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển; Đảng phải có kỷ luật sắt và kỷ
luật tự giác; đảng viên phải tuân theo tôn chỉ mục đích của Đảng và hoạt động
trong tổ chức cơ sở của Đảng... Đảng là “người cầm lái”, vị trí vai trò của Đảng là
người lãnh đạo. Muốn vậy Đảng phải tiên phong về mọi mặt, cả chính trị, tư
tưởng, tổ chức...cán bộ, đảng viên của Đảng phải gương mẫu về đạo đức lối
sống...
Yếu tố tiên quyết để làm nên sự vững mạnh của Đảng là lý luận cách
mạng. Lý luận đó phải trở thành chủ nghĩa của Đảng, nó soi sáng cho mọi
hành động của Đảng, nó quyết định năng lực trí tuệ, trí thông minh và tài thao
lược trong lãnh đạo cách mạng của Đảng, nó làm cho sự lãnh đạo của Đảng
trở thành một khoa học và một nghệ thuật. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng
như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”9.
Nhờ có “chủ nghĩa làm cốt”- chủ nghĩa Mác-Lênin - mà Đảng trong
sáng về tư tưởng, thống nhất ý chí và hành động, đề ra và thực hiện thắng lợi
đường lối, nhiệm vụ chính trị là lãnh đạo và phục vụ nhân dân. Do vậy mà
Hồ Chí Minh: sđd, t.2, tr. 268.
9
Đảng “làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh,
đồng bào sung sướng”.10
Tổ chức trong sạch, vững mạnh là đòi hỏi nghiêm ngặt trong lý luận và
hoạt động thực tiễn của Đảng, cùng với tư tưởng - đường lối chính trị, nó hợp
thành nhân tố quyết định thành bại của cách mạng. Khi đề cập tới tổ chức của
Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát
tài”11. Đây là tiêu chí đánh giá, phân định rạch ròi giữa tổ chức của một Đảng chân
chính, một Đảng Cộng sản đích thực, với tất cả các đảng phái, các tổ chức chính
trị đã xuất hiện trong lịch sử, được diễn đạt rất Hồ Chí Minh. Người còn yêu cầu:
Đảng “ phải là người lãnh đạo sáng suốt, trung thành của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, của nhân dân Việt nam”. 12 Tổ chức của Đảng phải bao gồm những
người ưu tú trong công nhân và nhân dân lao động, tự nguyện hy sinh chiến đấu vì
mục tiêu lý tưởng của Đảng, vì lợi ích của nhân dân. Do đó, Đảng phải được tổ chức
một cách chặt chẽ, từ dưới lên trên “theo chế độ dân chủ tập trung” và “luật phát triển
là phê bình và tự phê bình”, Đảng phải có kỷ luật sắt nhưng là kỷ luật tự giác. Sức
mạnh vô địch của Đảng là ở tính tự nguyện, tự giác, sự trung thực và trung thành của
mỗi đảng viên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện sự trung thành tuyệt đối
đồng thời vận dụng sáng tạo nguyên tắc tổ chức Đảng kiểu mới của Lênin vào
trong suốt quá trình tổ chức, xây dựng, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt nam.
Điều đó thể hiện ngay từ việc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt nam. Người đã
10
11
12
Hồ Chí Minh: sđd, t5, tr. 249.
Hồ Chí Minh: sđd, t5, tr. 249.
Hồ Chí Minh: sđd, t6, tr.175.
vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về sự ra đời của Đảng Cộng sản
vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt nam, dẫn đến sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt nam. Đó là sự kết hợp không những chủ nghĩa Mác-Lênin với
phong trào công nhân mà còn với phong trào yêu nước Việt nam. Sự kết hợp
đó quyết định bản chất cách mạng và khoa học của Đảng ta, trong dó bao gồm
những thuộc tính cơ bản: bản chất giai cấp công nhân, tính chất nhân dân và
tính dân tộc. Do vậy nó trở thành một tổ chức đại biểu trung thành cho lợi ích
của giai cấp và của cả dân tộc, cho cả trước mắt lẫn lâu dài của đất nước trong
sự vận động, phát triển, tiến hoá hợp quy luật của lịch sử nhân loại.
Đảng mạnh là bởi cái nền tảng của nó vững chắc. Vì vậy, Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm đến xây dựng chi bộ, các tổ chức cơ sở của Đảng và đảng viên.
Hồ Chí Minh viết: “Đảng là gì? Đảng là mỗi chúng ta. Đảng lớn lên do
mỗi chúng ta lớn lên”. Do đó phải coi trọng xây dựng Đảng từ mỗi đảng viên.
Phải coi trọng công tác phát triển Đảng, phải chọn lọc đảng viên một cách hết
sức cẩn thận. Phải chăm lo giáo dục đảng viên để họ ở đâu, làm bất cứ việc gì
cũng đều phát huy được tính tiền phong gương mẫu đối với quần chúng.
“Đảng viên đi trước làng nước theo sau” phải được coi là một tiêu chí cơ bản
nhất trong việc xem xét tư cách của người đảng viên cộng sản. “Đảng không
phải chỉ cần con số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của
người đảng viên”. Cái chất của người đảng viên là vào Đảng để “lãnh đạo
nhân dân” mà “lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân và phải làm cho tốt”.
Đảng viên, cán bộ phải là người có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Họ
không những phải có trí, có dũng, có mưu mà còn phải biết cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư. Đó là những người vừa phải có tài lại vừa phải có đức,
phải “vừa hồng vừa chuyên”, phải “vững về chính trị, giỏi về chuyên môn”.
Nếu không có đạo đức cách mạng sẽ không làm được bất cứ việc gì có lợi cho
dân, cho nước, thậm chí còn rất nguy hại. Trong số các nhà lãnh đạo cách
mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh là người đặc biệt chú trọng đến đạo đức, đến
việc rèn luyện đạo đức cho mình, cho mỗi cán bộ, đảng viên, cho toàn Đảng
và cho toàn dân. Xây dựng Đảng vững mạnh không những tiêu biểu về mặt trí
tụê mà còn phải là biểu tượng về đạo đức, lương tâm, danh dự của dân tộc là
một nét độc đáo của Hồ Chí Minh.
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng phải đi đôi
với “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Trong các tác phẩm của mình Người đã
đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh về chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh không
chỉ vạch rõ nguồn gốc, bản chất, hình thức đa dạng, tinh vi của chủ nghĩa cá
nhân, mà còn chỉ ra hậu quả ghê gớm của nó, cảnh báo chủ nghĩa cá nhân là
một trong ba nguy cơ đe doạ vai trò lãnh đạo cầm quyền của Đảng Cộng sản.
Bởi vì, “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ
hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự
cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên
quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh.
Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ.
Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ
luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách
của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân.
Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm”13.
Những cảnh báo của Hồ Chí Minh ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và
có tính thời sự sâu sắc. Chúng ta cần kiên quyết đẩy mạnh việc tẩy trừ và tiến
tới quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Kết quả của nó liên quan đến uy tín, vai trò,
thậm chí đến sự tồn vong của Đảng và chế độ, đến thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã
13
Hồ Chí Minh: sđd, t12, tr. 438-439.
hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của
cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”14.
Theo Hồ Chí Minh: “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” 15. “Công
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” 16. Uy tín, vai trò và
việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng gắn liền với cán bộ và công tác cán bộ. Do
đó, Đảng phải biết lựa chọn cán bộ, huấn luyện họ kỹ càng, phải hiểu cán bộ,
nuôi dạy, đối đãi, sử dụng, cất nhắc, thương yêu, phê bình cán bộ. “dụng nhân
như dụng mộc”, vì việc mà dùng người, phải trọng nhân tài, trọng mỗi người
làm việc có ích cho nhân dân.
Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân. Đảng vĩ đại là ở nơi Đảng biết
tìm thấy sức mạnh từ trong nhân dân, vì nhân dân mà làm việc, đủ năng lực
dẫn dắt nhân dân biết “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Đảng ra đời và tồn
tại không có mục đích nào khác hơn là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Nhân dân là tối thượng, là sức mạnh, vì vậy, Đảng phải xây dựng mình thành
một tổ chức chính trị gắn bó máu thịt với nhân dân, phải làm đầy tớ thật trung
thành của nhân dân, nghĩa là lãnh đạo và phục vụ nhân dân. Và như vậy, mị
dân, theo đuôi quần chúng, quan liêu, dối trá, cửa quyền, hống hách với dân
hay trù dập quần chúng đều trái với tư cách của người đảng viên, làm tổn hại
đến Đảng. Hồ Chí Minh căn dặn: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân
thì dân mới yêu ta, kính ta”17. Hồ Chí Minh còn nói: Đảng ta vĩ đại vì nó bao
trùm cả nước, đồng thời nó gần gụi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta.
Từ quan hệ gốc ấy Đảng sẽ giải quyết tốt các mối quan hệ khác: Đảng và
Nhà nước; Đảng với các đoàn thể nhân dân; Đảng với các giai cấp, tầng lớp trong
Hồ Chí Minh: sđd, t9, tr. 291.
Hồ Chí Minh: sđd, t5, tr. 269, 273.
16 Hồ Chí Minh: sđd, t4, tr. 487, 492.
14
15
17
Hồ Chí Minh: sđd, t4, tr. 56-57.
xã hội; với các tôn giáo, dân tộc...Trong tất cả các mối quan hệ ấy, nội dung và
phương thức lãnh đạo của Đảng ở mỗi thời kỳ một khác. Nhưng Hồ Chí Minh đã
để lại những chỉ dẫn quan trọng. Một là, bất cứ hoàn cảnh nào Đảng cũng phải giữ
vững vai trò lãnh đạo của mình. Không chỉ trong đấu tranh giành độc lập dân tộc
mà cả khi đã giành được chính quyền về tay nhân dân.Theo Hồ Chí Minh, sự cần
thiết phải có Đảng không chỉ trong đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả khi đã
thắng lợi, giành được chính quyền về tay nhân dân. Người chỉ rõ: “Cách mạng
thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo, vì:
-Dù nhân dân đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong
nước và mưu mô đế quốc xâm lược vẫn còn.
- Vì phải xây dựng kinh tế, quốc phòng, văn hoá, xã hội nên Đảng vẫn
phải tổ chức, lãnh đạo, giáo dục quần chúng, để đưa nhân dân lao động đến
thắng lợi hoàn toàn”.
Khi đã giành chính quyền về tay nhân dân Đảng trở thành Đảng cầm
quyền. Lúc này phạm vi lãnh đạo của Đảng được mở rộng, Đảng trở thành
người lãnh đạo cả hệ thống chính trị. Nhiệm vụ phát triển kinh tế, tổ chức và
quản lý xã hội, quan hệ đối nội, đối ngoại ngày càng đa dạng, phong phú và
phức tạp. Do đó, vai trò lãnh đạo của Đảng không những không giảm sút hay
mất đi, mà trái lại, càng tăng lên. Đảng là người khởi xướng, lãnh đạo, tổ
chức và cũng là người chịu trách nhiệm về mọi mặt của đời sống nhân dân, về
vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Hồ Chí Minh nói: “Dân không đủ muối,
Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng
phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo. Tôi lo chuyện này
lắm: các cháu mắt choẹt, da bủng. Tất cả mọi việc, Đảng phải lo. Việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, đấu tranh giành thống nhất nước
nhà, Đảng phải lo. Ngay đến cả tương, cà, mắm muối của dân, Đảng đều phải
lo”18. Để giữ vững vai trò và địa vị lãnh đạo Đảng phải tự nâng mình lên. Bởi
vì, Đảng không thể tự nhận hoặc yêu cầu nhân dân hay các tổ chức trong xã
hội thừa nhận quyền lãnh đạo của mình “mà phải tỏ ra là một bộ phận trung
thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác
hàng ngày khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng
lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng cảnh báo về những nguy cơ đối với Đảng cầm quyền; những
căn bệnh mà khi Đảng cầm quyền dễ mắc phải, nguyên nhân và tác hại của nó,
đồng thời chỉ ra cách chữa trị. Những lỗi lầm chính, đó là: trái phép, cậy thế, hủ
hoá, tư túng, chia rẽ..., những căn bệnh như bệnh tham lam, bệnh kiêu ngạo, bệnh
hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, bệnh hữu danh vô
thực, kéo bè kéo cánh, bệnh cận thị, bệnh quan liêu, bệnh mệnh lệnh, tham ô, lãng
phí... Đáng tiếc là những cảnh báo của Hồ Chí Minh có từ rất sớm song có những
căn bệnh trong thời điểm hiện nay vẫn đang nảy nở với mức độ nghiêm trọng, việc
chữa trị, ngăn chặn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “trước hết phải có Đảng
cách mạng” cho ta thấy rằng: Đảng ra đời là một tất yếu khách quan, do đòi
hỏi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng một xã hội mới
tự do, ấm no, hạnh phúc cần phải có lực lượng lãnh đạo. Chính từ đòi hỏi
khách quan ấy mà phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh.
Muốn vậy, Đảng phải luôn tự đổi mới và chỉnh đốn. Đây là một trong những
nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh . Khi nói về vấn đề này Hồ
Chí Minh thường dùng cụm từ “trước hết”: “Trước hết phải chỉnh đốn lại
Đảng”, “Trước hết nói về Đảng” hoặc “trước tiên”, “việc chính”, “việc cần
kíp”, “việc phải làm ngay” chứng tỏ Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công việc
chỉnh đốn Đảng. Nhưng theo Hồ Chí Minh, đây không phải là một giải pháp
18
Hồ Chí Minh: sđd, t10, tr. 463-464.
tình thế, thụ động mà là điều kiện cần và đủ để đảm bảo giữ vững vai trò lãnh
đạo của Đảng trong các giai đoạn của cách mạng. Với vị trí vai trò, địa vị của
Đảng là người lãnh đạo toàn xã hội, trọng trách của Đảng là rất lớn. Đảng
cũng là một thực thể xã hội, do đó, quá trình xây dựng và hoạt động không
thể tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm. Kẻ thù lại luôn tìm mọi cách chống phá.
Mặt khác nhiệm vụ của Đảng và của cách mạng ngày càng phát triển, đặc biệt
trước những bước ngoặt của cách mạng. Vì vậy, phải tiến hành đổi mới và
chỉnh đốn Đảng để Đảng phát huy được những ưu điểm, khắc phục được
những sai lầm khuyết điểm, làm cho Đảng không ngừng lớn mạnh, thực sự
vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Hồ Chí
Minh rất coi trọng việc thường xuyên kiểm điểm rút kinh nghiệm, tự phê
bình, phê bình đối với mỗi cá nhân và tổ chức Đảng. Theo Người, đó là nhằm
để làm cho phần tốt nở như hoa mùa xuân, phần xấu bị đẩy lùi. Hồ Chí Minh
yêu cầu công tác chỉnh đốn Đảng phải được tiến hành một cách thường
xuyên, liên tục, bất luận trong điều kiện hoàn cảnh nào. Để chỉnh đốn đạt hiệu
quả thì phải chuẩn bị chu đáo, xác định rõ mục đích yêu cầu và có phương
châm chỉ đạo đúng đắn. Cách làm là phải tiến hành trên trước, dưới sau, làm
từ trong cấp uỷ rồi đến đảng viên. Phải coi trọng ở tất cả các cấp nhưng hết
sức coi trọng chỉnh đốn Đảng ở chi bộ. Quá trình chỉnh đốn phải chỉnh đốn cả
tư tưởng kết hợp chặt chẽ với tổ chức, dựa vào quần chúng và tạo điều kiện
cho quần chúng tham gia có hiệu quả công tác chỉnh đốn Đảng.
Đến đây, từ trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “trước
hết phải có Đảng cách mạng” có thể rút ra hai kết luận:
- Đảng Cộng sản Việt nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt nam là
một tất yếu khách quan. Sự lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với
thắng lợi của cách mạng Việt nam.
- Đảng phải luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân mình cũng là
một tất yếu khách quan.
Thực tiễn cách mạng Việt nam đã chứng minh tư tưởng của Hồ Chí
Minh về cách mạng “trước hết phải có Đảng cách mạng”, là hoàn toàn đúng
đắn. Trước khi có Đảng ra đời, lịch sử nước ta kể từ khi thực dân Pháp xâm
lược đã ghi lại rất nhiều cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta chống giặc
cứu nước nhằm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nhưng tất cả các cuộc
đấu tranh đó đều đã thất bại do chưa có đường lối cứu nước đúng đắn, chưa
có một Đảng cách mạng đủ sức lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi. Ngày 32 1930 Đảng Cộng sản Việt nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
nước ta. Nó chấm dứt thời kỳ cách mạng Việt nam ở trong tình trạng “đen tối
như không có đường ra”, chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối
cứu nước suốt hơn hai phần ba thế kỷ từ khi thực dân Pháp xâm lược. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã tiến hành thắng lợi cách mạng tháng Tám
năm 1945 lập nên Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước công
nông đầu tiên ở Đông nam á. Cũng chính nhờ có sự lãnh đạo của Đảng mà
sức mạnh của dân tộc Việt nam được khơi dậy và nhân lên mạnh mẽ, đặc biệt
được thể hiện rõ nét trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược. Không chỉ có sức mạnh bên trong được phát huy mà với
đường lối đối ngoại đúng đắn Đảng đã kết hợp được sức mạnh dân tộc với
sức mạnh của thời đại. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vững vàng chèo lái
con thuyền cách mạng Việt nam vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, có
những lúc “tưởng chừng như ngàn cân treo sợi tóc”, đưa cách mạng Việt nam
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc
nhỏ, đất không rộng, người không đông đã đánh thắng hai đế quốc to, giành
lại độc lập, thống nhất cho non sông, gấm vóc Việt nam, đưa cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới mà chúng ta thu
được gần hai mươi năm qua càng chứng tỏ vai trò và địa vị lãnh đạo của
Đảng. Thực tiễn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông
Âu cho thấy: Làm suy yếu Đảng do từ bỏ những nguyên lý xây dựng Đảng
Mác-Lênin, hạ thấp, coi nhẹ hay từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
đều làm tổn hại đến sự nghiệp cách mạng, có thể dẫn đến những hậu quả khôn
lường.
Trong suốt chiều dài lịch sử 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt nam luôn
xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt nam. Nhân dân Việt
nam trước sau như một vẫn thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, gọi Đảng với tên
gọi trìu mến “Đảng ta”. Trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, Đảng
ta vẫn kiên định với nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu con đường đã chọn (vì nó mà Đảng ra đời
và tồn tại), không xa rời những nguyên lý, nguyên tắc xây dựng Đảng của giai
cấp công nhân, kiên quyết không từ bỏ vai trò lãnh đạo duy nhất và toàn diện
đối với xã hội- Đó chính là vì Đảng ta đã quán triệt sâu sắc tư tưởng: cách
mạng “trước hết phải có Đảng cách mạng” của Hồ Chí Minh. Nhờ đó mà
chúng ta luôn giữ vững được vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi
mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo thu được nhiều thắng lợi to lớn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “trước hết phải có Đảng cách
mạng” ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Tư tưởng đó có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn to lớn đối với quá trình xây dựng và hoạt động của Đảng ta. Quán
triệt tư tưởng của Người chúng ta nhận thức sâu sắc về vai trò của Đảng trong
sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Để
Đảng thực sự “cách mạng”, ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ trong thời kỳ
phát triển mới của đất nước đòi hỏi Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh
đốn nâng cao hơn nữa sức chiến đấu, năng lực và vai trò lãnh đạo của mình.
Đây là công việc đầu tiên, quan trọng nhất trong các chương trình nghị sự của
các Đại hội Đảng gần đây.
Đại hội lần thứ VII của Đảng chỉ rõ: “Điều cốt yếu để công cuộc đổi mới
giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa đi đến thành công là trong quá trình đổi
mới Đảng phải kiên trì và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, giữ vững vai trò lãnh đạo xã hội. Đảng phải tự đổi mới và chỉnh đốn,
không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình”19.
Đến Đại hội VIII, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta nhấn mạnh
phải tăng cường vai trò lãnh đạo của mình, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ
then chốt. Đảng khẳng định: “Ngăn chặn khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh
đạo của Đảng. Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao trình độ và hiệu quả
lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội”20.
Đại hội IX của Đảng xác định, trong những năm tới, toàn Đảng tiếp tục
thực hiện các nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là nghị quyết TW VI lần 2
(khoá VIII) và: “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” 21, “nâng cao tính chiến
đấu, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo” 22 ở các
đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa đế quốc, các thế lực phản động và
những kẻ thù của chủ nghĩa xã hội đang ra sức chống phá ta về mọi mặt, trong
đó chúng tập trung mũi nhọn tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, đặc biệt gay gắt và quyết liệt là từ sau thất bại của các Đảng Cộng sản ở
Liên xô và Đông Âu. Chúng tấn công trước hết vào nền tảng tư tưởng của
Đảng, vào nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng là tập trung dân chủ, vào đội
Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.
53.
20 Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996, tr. 75.
21 Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001, tr. 144.
22 Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia , Hà
Nội, 2001, tr. 143.
19
ngũ cán bộ và công tác cán bộ... Dưới chiêu bài “dân chủ” chúng đòi “đa
nguyên về chính trị”, “đa đảng đối lập”, nêu yêu sách đòi xoá bỏ điều 4 trong
Hiến pháp...Trước tình hình đó đòi hỏi chúng ta càng phải nắm vững lý luận
và thực tiễn, nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng “trước
hết phải có Đảng cách mạng” để đấu tranh có hiệu quả với những nhận thức
và hành động sai trái làm ảnh hưởng xấu đến vị trí vai trò lãnh đạo của Đảng,
nhận thức không đầy đủ về công tác đổi mới chỉnh đốn Đảng hiện nay, đề cao
cảnh giác kiên quyết đập tan những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đang đi vào chiều sâu. Nhiệm vụ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh đang đặt ra những yêu cầu mới
đối với sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh những thời cơ thuận lợi chúng ta còn
có cả những thách thức khó khăn. Việc phát triển cơ chế thị trường, thực hiện
chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế là tất yếu khách quan nhưng cùng với nó
là những tác động tiêu cực, có ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ cán bộ đảng
viên, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Trước thực trạng đó, để cho Đảng tự giữ vững vị trí “trước hết”như Hồ
Chí Minh đã chỉ ra, trở nên “mạnh mẽ hơn bao giờ hết” thì việc xây dựng,
chỉnh đốn Đảng luôn phải là công việc đầu tiên, quan trọng nhất, coi đây là
nhiệm vụ then chốt như chủ trương của Đảng đã xác định. Trong tình hình
hiện nay để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng cần tập trung làm
tốt những nội dung chủ yếu sau:
1- Nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững và tăng cường bản chất giai
cấp công nhân của Đảng.
2- Giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, thực hiện nghiêm nguyên
tắc tập trung dân chủ.
3- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
4- Xây dựng Đảng trong sạch, gắn bó chặt chẽ với quần chúng, chống
quan liêu, xa rời quần chúng.
Bản lĩnh chính trị tạo nên sức chiến đấu của Đảng. do đó, mỗi đảng
viên phải rèn luyện bản lĩnh chính trị, đây là một yêu cầu trong công tác xây
dựng Đảng. Bản lĩnh chính trị của Đảng đó là sự vững vàng, kiên định con
đường cách mạng đã lựa chọn trên cơ sở nắm vững và vận dụng đúng đắn,
sáng tạo các quy luật khách quan, nắm vững và biết vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phát huy tinh thần độc lập tự chủ,
tự lực tự cường, trong những bước ngoặt khó khăn nhất không dao động, chán
nản hay sa vào tuyệt vọng. Đó là ý chí, niềm tin không gì lay chuyển và quyết
tâm biến những mục tiêu cách mạng thành hiện thực.
Giữ vững, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng nhất thiết phải:
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong bất kỳ
tình huống khó khăn nào cũng không dao động, xa rời mục tiêu đó.
- Kiên định và vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát đầy đủ từ thực tiễn Việt nam. Trên
cơ sở đó xây dựng đường lối, chủ trương và các chính sách đúng đắn.
- Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tạp thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách, thường xuyên tự phê bình, giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng.
- Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ
chức của giai cấp công nhân; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo quan
điểm giai cấp của giai cấp công nhân.
- Củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tăng cường khối
đại đoàn kết toàn dân chăm lo đời sống, thực sự phát huy quyền làm chủ của
nhân dân.
- Trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Trong tình hiện nay cần đẩy mạnh tự phê bình trong Đảng, kiên quyết
chống quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng. Nâng cao phẩm chất đạo
đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong sạch, vững mạnh. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước cần khắc phục tình trạng lẫn lộn giữa chức năng lãnh đạo của Đảng với
chức năng quản lý của Nhà nước, Đảng bao biện làm thay Nhà nước hay
buông lỏng sự lãnh đạo.