Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập môn logic : mô hình hóa, mối quan hệ giữa các khái niệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.5 KB, 12 trang )

BÀI TẬP TUẦN MÔN LOGIC HỌC
PHẦN I :
Câu 2. Làm rõ mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Cho ví dụ minh
họa.
1.Khái niệm tư duy :
Quá trình nhận thức gồm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lí
tính. Tư duy là giai đoạn nhận thức lí tính. Tư duy là trình độ cao của quá
trình nhận thức, là sự phản ánh khái quát, gián tiếp, tích cực và sáng tạo về
thế giới. Xét về nguồn gốc và cả về phương thức hoạt động thì tư duy chính là
sản phẩm của xã hội.Bởi vì, tư duy chỉ tồn tại trong mối lien hệ không thể
tách rời khỏi hoạt động lao động và ngôn ngữ là hoạt động mang tính đặc
trưng của con người.
2. Khái niệm ngôn ngữ :
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu âm thanh, chữ viết hoặc cử chỉ hành động chứa
đựng thông tin về đối tượng phản ánh để làm phương tiện giao tiếp giữa con
người với con người. Nhờ ngôn ngữ, con người trừu tượng hóa, khái quát hóa
những thuộc tính và quan hệ của khách thể nhận thức, có thể suy nghĩ tách
khỏi vật cảm tính.
3.Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ :
Ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với tư duy.Tư duy được vật chất hóa dưới dạng
ngôn ngữ.Tư duy không thể tồn tại và tạo lập bên ngoài ngôn ngữ.
Sự xuất hiện của tư duy đồng thời là sự xuất hiện của ngôn ngữ và ngược lại.
Ngôn ngữ là hình thức tồn tại và thể hiện của tư duy bởi nhờ có ngôn ngữ mà
kinh nghiệm được truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác.Chính vì vậy ngôn ngữ mang tính vật chất còn tư duy mang tính
phi vật chất. Ngôn ngữ và tư duy tạo thành thể thống nhất biện chứng, bắt
nguồn từ trong quá trình nhận thức.
Ngôn ngữ cũng phản ánh tồn tại khách quan, thông báo về thực tại đó, ghi lại
kết quả nhận thức từ trước đến nay của xã hội. Nó là hiện thực trực tiếp của tư
duy.
 Chính vì những lí do trên, khi nghiên cứu tư duy không thể tách khỏi cái


“vỏ vật chất” là ngôn ngữ.


4.Ví dụ minh họa :
khi tiến hành lập trình PASCAL, người ta dùng ngôn ngữ để ghi lại để có một
chương trình lập trình hoàn chỉnh. Nếu không có ngôn ngữ để ghi lại thì cả
chủ thể lẫn người học đều không thể tiếp nhận được trọn vẹn tri thức.
Ngôn ngữ cố định lại kết quả của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả tư
duy, do đó có thể khách quan hóa kết quả tư duy cho người khác và cho bản
thân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là
những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy
mà chỉ là phương tiện của tư duy.
Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư duy
lâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại, do đó ngôn ngữ luôn thể hiện kết
quả tư duy của con người.
 Ở ví dụ trên cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ và tư duy.
Ngôn ngữ là hình thức tồn tại và thể hiện của tư duy bởi nhờ có ngôn ngữ mà
kinh nghiệm được truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Câu 4. Phân tích ý nghĩa của logic học với việc học tập, nghiên cứu luật
học
Logic học là môn khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật tư duy
nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực khách quan. Logic học có ý nghĩa vô
cùng lớn đối với đời sống thực tiễn của con người như :
- Học tập và nghiên cứu logic học giúp nâng cao khả năng nhận thức, tư duy
của mỗi người
- Logic học góp phần hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu các môn khoa học
khác
- Học tập, nghiên cứu logic học cũng chính là học tập phương pháp và rèn
luyện tư duy để nhận biết và tránh những lỗi logic đồng thời đáu tranh với

những tư tưởng ngụy biện
Và cuối cùng, một chức năng vô cùng quan trọng của logic học đó chính là ý
nghĩa của logic học trong việc học tập, nghiên cứu luật học. Sở dĩ logic học
trở nên cần thiết đối với nghiên cứu và tìm hiểu các lĩnh vực pháp luật vì rất
nhiều lí do.


Thứ nhất, tư duy logic là cần thiết cho hoạt động tư duy trong mọi lĩnh vực xã
hội, đặc biệt với lĩnh vực hoạt động pháp luật, tư duy logic có vai trò rất quan
trọng trong xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật. Chẳng hạn
trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, tư duy logic giúp người soạn thảo các văn
bản quy phạm pháp luật soạn ra những điều luật vừa mang tính khái quát
đồng thời phải rõ rang, cụ thể, dễ hiểu….Để làm được điều này, các nhà làm
luật nói chung và cá nhân người nghiên cứu, học tập về các lĩnh vực liên quan
đến luật học cần phải nắm vững các quy tắc định nghĩa, quy tắc phân chia
khái niệm và các thao tác logic khác trên khái niệm, nguyên tắc quan hệ giữa
các khái niệm trong phán đoán và quan hệ giữa các phán đoán trong quá trình
suy luận
Thứ hai,tư duy logic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xét xử. Việc có
tư duy logic chặt chẽ sẽ giúp quá trình tranh tụng, trình bày các vấn đề một
cách khúc chiết ,rõ rang, đúng pháp luật và giải quyết vấn đề đúng đắn, công
bằng, tránh mắc phải những sai lầm.
Thứ ba, đó chính là trong quá trình điều tra tội phạm, đòi hỏi cán bộ điều tra
phải có tư duy logic linh hoạt, chính xác, rút ra những kết luận xác đáng từ
những sự kiện cụ thể. Các thao tác và suy luận logic giúp người làm công tác
điều tra có sự nhạy cảm và sắc bén trong công tác nghiệp vụ của mình .
Cuối cùng, tư duy logic giúp những người học tập và nghiên cứu trong lĩnh
vực luật học rèn luyện đươc cách tư duy của bản thân, đưa ra được những lập
luận để bảo vệ quan điểm của bản thân, nhận biết tính logic của từng điều
luật, tìm ra lỗ hổng pháp luật và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.\

Câu 7.Thế nào là định nghĩa khái niệm?Trình bày các quy tắc định nghĩa
khái niệm?
Định nghĩa là thao tác logic làm rõ nội hàm của khái niệm, tách nó ra khỏi lớp
khái niệm cùng nằm trong khái niệm loại. Định nghĩa khái niệm gồm 2 thao
tác cơ bản :
- Thứ nhất, làm rõ nội hàm-chỉ ra các dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối
tượng phản ánh trong khái niệm.
- Thứ hai, tách khái niệm được định nghĩa ra khỏi lớp khái niệm cùng nằm
trong khái niệm loại
Ví dụ : Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.


Như vậy, nội hàm của khái niệm “Quan hệ pháp luật” là “ quan hệ xã hội
được pháp luật điều chỉnh”. Dấu hiệu này được khái quát từ đối tượng mà
khái niệm phản ánh. Qua nội dung đó, ta phân biệt được “ quan hệ pháp luật”
với “ quan hệ xã hội khác”
Các quy tắc khi định nghĩa khái niệm :
- Quy tắc 1 : Định nghĩa khái niệm phải cân đối.
Nghĩa là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại diên của khái
niệm dùng để định nghĩa phải bằng nhau.
Ví dụ : Gọi A là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa. B là ngoại diên
của khái niệm dùng để định nghĩa thì theo quy tắc này, A=B. Nếu vi phạm
quy tắc này sẽ xảy ra hai trường hợp
+ Khái niệm dùng để định nghĩa có ngoại diên lớn hơn ngoại diên của khái
niệm được định nghĩa ( AKhái niệm dùng để định nghĩa “ sinh viên” có ngoại diên lớn hơn ngoại diên
của khái niệm được định nghĩa “ sinh viên đại học Luật”. Như vậy, đay là
định nghĩa quá rộng.
+ Khái niệm dùng để định nghĩa có ngoại diên hẹp hơn ngoại diên của khái
niệm được định nghĩa ( A>B). Ví dụ : Sinh viên là sinh viên đại học Luật Hà

Nội.  Ngoại diên của khái niệm “ sinh viên đại học Luật Hà Nội” hẹp hơn
ngoại diên của khái niệm “ sinh viên”. Như vậy, đây là định nghĩa quá hẹp.
- Quy tắc 2 : Định nghĩa phải ngắn gọn, rõ ràng, bảo đảm quy tắc chính xác.
Khi định nghĩa, tránh dùng những từ ngữ mập mờ làm người khác hiểu sai
bản chất của đối tượng phản ánh. Các dấu hiệu được sử dụng để định nghĩa
phải là những dấu hiệu đặc trưng. Ví dụ : Nước là một loại chất lỏng.  Đinh
nghĩa khái niệm “nước” chưa rõ ràng. Có rất nhiều chất lỏng tồn tại mà không
phải là nước.
- Quy tắc 3 Định nghĩa không được vòng vo
Định nghĩa vòng vo là nêu những dấu hiện nội hàm của khái niệm dùng để
định nghĩa không rõ ràng nên định nghĩa xong lại tiếp tục đi định nghĩa về
khái niệm vừa dùng để định nghĩa,.. cứ lặp đi lặp lại như thế. Chẳng hạn A là
B, B chưa rõ, lại định nghĩa B là C; C chưa rõ lại định nghĩa C là D…


Hoặc khái niệm dùng để định nghĩa lặp lại khái niệm cần được định nghĩa.
Khái niệm dùng để định nghĩa phải là khái niệm đã sáng tỏ, đã được thừa
nhận.
Ví dụ : Luật bất thành văn là luật không thành văn bản. Luật không thành văn
bản là luật bất thành văn.
- Quy tắc 4: Định nghĩa không được ví von
Ví von chỉ là sự so sánh giữa hai đối tượng có những nét tương đồng nào đó.
Còn định nghĩa là làm rõ nội hàm của khái niệm được định nghĩa bằng cách
chỉ rõ những dấu hiệu bản chất đặc trưng của chính đối tượng được phản ánh
trong khái niệm. Như vậy, ví von chưa chỉ ra được đối tượng phản ánh có dấu
hiện bản chất đặc trưng gì nên nhiệm vụ mà định nghĩa đặt ra chưa thực hiện
được. Ví dụ : Tham nhũng như những con sâu mọt ăn bám và hủy hoại cơ thể
xã hội. Đáng ra, định nghĩa khái niệm “ tham nhũng” cần chỉ rõ hành vi tham
nhũng có dấu hiệu, bản chất là gì, để nhận thức hành vi nào là tham nhũng và
phân biệt với những hành vi khác.

- Quy tắc 5 : Định nghĩa không được dùng phủ định mà phải trình bày những
dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối tượng phản ánh dưới dạng khẳng định.
Phủ định là chỉ ra đối tượng phản ánh không có dấu hiệu nào đó mà thực tế
nhiều đối tượng khác cũng không có dấu hiệu như thế nên phủ định chưa giúp
ta có được khái niệm về đối tượng..Phủ định không thể là định nghĩa nhưng
trong phạm vi nhất định, với lớp đối tượng đã xác định, có thể chỉ ra những
đối tượng không có một dấu hiệu nào đó. Chẳng hạn “ Nước là chất lỏng
không màu, không mùi, không vị”. Trong định nghĩa này đã giới hạn khẳng
định “ Nước là chất lỏng”.
Câu 8. Trình bày các kiểu ( phương pháp) định nghĩa khái niệm
Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa mắc các lỗi logic làm cho tư duy không
mạch lạc, vòng vo khiến cho mỗi người hiểu vấn đề một kahcs. Do đó, nghiên
cứu phương pháp định nghĩa nhằm bảo đảm việc xây dựng và sử dụng các
khái niệm chính xác. Một số phương pháp định nghĩa thường được sử dụng là
:
- Thông qua khái niệm loại phân biệt khái niệm chủng
Thông qua khái niệm loại là chỉ ra khái niệm được định nghĩa thuộc loại khái
niệm loại nào, qua đó hình dung ra những khái niệm chủng cùng nằm trong


khái niệm loại với nó. Phân biệt khái niệm chủng là chỉ rõ những dấu hiệu bản
chất đặc trưng của đối tượng phản ánh ( tức nội hàm của khái niệm được định
nghĩa) để phân biệt với các khái niệm chủng khác cùng loại. Ví dụ : Hình chữ
nhật là hình bình hành có một góc vuông. Khái niệm loại của “ hình chữ nhật”
là “ hình bình hành”, trong hình bình hành thì “ hình chữ nhật” chỉ là một
trong các khái niệm chủng khác của hình bình hành ở dấu hiệu “ có một góc
vuông”.
- Làm rõ nguồn gốc phát sinh của đối tượng
Định nghĩa thông qua việc làm rõ nguồn gốc phát sinh là mô tả quá trình hình
thành của đối tượng phản ánh, qua đó, khắc họa rõ nét những dấu hiệu bản

chất đặc trưng, giúp hiểu rõ đối tượng. Ví dụ : Định nghĩa khái niệm “ Đường
tròn là một đường cong khép kín trên một mặt phẳng, được tạo bởi một điểm
chuyển động xung quanh một điểm cho trước một khoảng cách không đổi”. “
Được tạo bởi..” có nghĩa là “ mọi điểm nằm trên đường cong khép kín( trên
măt phẳng) đều cách tâm của đường tròng một khoảng cách như nhau” và đó
cũng là dấu hiệu bản chất đặc trưng của đường tròn.
- Thông qua quan hệ của khái niệm cần định nghĩa với khái niệm khác đã
được định nghĩa
Sau khi đã định nghĩa khái niệm nào đó, tiếp tục chỉ ra quan hệ của nó với
khái niệm khác. Như vây, cả hai khái niệm đã được định nghĩa. Ví dụ : Định
nghĩa hai khái niệm bản chất và hiện tượng : Bản chất là tổng hợp tát cả các
mặt, các mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự
vận động và phát triển của sự vật. Hiện tượng biểu hiện những mặt, những
mối liên hệ của bản chất ra bên ngoài.
- Mô tả một số dấu hiệu đặc biệt của đối tượng
Dấu hiệu đặc biệt có thể không phải là dấu hiệu bản chất mà đó là dấu hiệu
chỉ riêng sự vật đó có trong lớp đối tượng đang xét. Ví dụ : Trong lớp chỉ có
chị A đang mặc áo đỏ. Để chỉ cho người khác chưa biết chị A, có người nói :
“Chị A là người mặc áo đỏ” .
- Liệt kê tất cả các đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm được định nghĩa
Trong phạm vi nhất định của một lớp đối tượng hữu hạn, khi định nghĩa về
nó, có thể kể tên tất cả các đối tượng thành phần cùng nằm trong ngoại diên


của khái niệm. Ví dụ : Người thừa kế hàng thứ nhất gồm cha, mẹ, vợ (hoặc
chồng), con của người để lại di sản.
- Tìm thuật ngữ tương đương để thay thế cho nhau ( có người gọi là định
nghĩa duy danh)
Trường hợp này chỉ chú trọng làm rõ quan hệt về mặt ngữ nghĩa chứ không
hướng vào làm rõ nội hàm của khái niệm. Ví dụ : Triết học có nguồn gốc từ

tiếng Hy Lạp: Philo là yêu mến và sophia là sự thông thái, ghép thành từ
Philosophia nghĩa là yêu mến sự thông thái...
PHẦN II
Câu 1: Xác định quan hệ giữa các khái niệm sau bằng phương pháp mô
hình hóa:
a) Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam và Hiến pháp năm 1946 của nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
b) Luật phong kiến Việt Nam; Luật XHCN Việt Nam; Luật Hành chính Việt
Nam; Luật Hồng Đức.
c) Luật Tư sản; Luật XHCN; Luật Dân sự; Luật XHCN Việt Nam; Luật Dân
sự XHCN Việt Nam; Luật Dân sự Napoleon.
d) Luật; Luật thành văn; Luật bất thành văn; Luật Hiến pháp; Luật Hiến pháp
Việt Nam.
Trả lời:
a) Khái niệm A (Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam) và khái niệm B
(Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa) là hai khái niệm
đồng nhất
A

B

b)
A

B
D

Kí hiệu các khái niệm:
- A: Luật phong kiến Việt Nam;


C


- B: Luật XHCN Việt Nam;
- C: Luật Hành chính Việt Nam;
- D: Luật Hồng Đức.
Mối quan hệ giữa các khái niệm:
- A và B: Các khái niệm tách rời;
- A và D, B và C: quan hệ bao hàm phụ thuộc;
c)

A

B
F

E

D

C
Kí hiệu các khái niệm:
- A: Luật tư sản;
- B: Luật XHCN;
- C: Luật dân sự;
- D: Luật XHCN Việt Nam;
- E: Luật dân sự XHCN Việt Nam;
- F: Luật dân sự Napoleon.
Mối quan hệ giữa các khái niệm:
- A và B: ngang hàng

- C và F, C và E, A và F, B và D, D và E: mối quan hệ bao hàm phụ
thuộc;
- C và A, C và B, C và D: quan hệ giao nhau;
- E và F: quan hệ ngang hàng.
- d)

B

A

D
Kí hiệu các khái niệm:
- A: Luật;

C

E


B: Luật bất thành văn;
C: Luật thành văn;
D: Luật Hiến pháp;
E; Luật Hiến pháp Việt Nam.
Mối quan hệ giữa các khái niệm:
- A và B, A và C, A và D, A và E, D và E, C và E: quan hệ bao hàm
phụ thuộc;
- B và C: quan hệ mâu thuẫn;
- D và B, D và C: quan hệ giao nhau.
Câu 4: Cho các khái niệm: Luật; Luật Việt Nam; Luật Hiến pháp; Luật
Hiến pháp Việt Nam; Luật XHCN Việt Nam; Luật Hiến pháp Việt Nam

1980.
a) Xác định quan hệ giữa các khái niệm trên (bằng phương pháp mô hình hóa)
Kí hiệu các khái niệm:
A
A: Luật;
B: Luật Việt Nam;
C
B
C: Luật XHCN Việt Nam;
E
D: Luật Hiến pháp;
E: Luật Hiến pháp Việt Nam;
F
D
F: Luật Hiến pháp Việt Nam 1980.
-

Mối quan hệ giữa các khái niệm:
- A bao hàm B, C, D, E, F; B bao hàm C, E, F; C bao hàm E và F; E
bao hàm F; D bao hàm E và F;
- D và B, D và C: quan hệ giao nhau.
b) Xác định tiến trình thu hẹp và mở rộng các khái niệm đã cho (thể hiện bằng
hình vẽ)

- Tiến trình thu hẹp khái niệm:


A

A

B

D
E

C

F

E

F

F

Tiến trình mởi rộng khái niệm:

-

A

A

D

B
C

E
F


E
F

Câu 3 : Các định nghĩa khái niệm sau có mắc lỗi logic không? Mắc lỗi gì?
Tại sao ?
a. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Trả lời : Định nghĩa trên mắc lỗi logic không cân đối, vi phạm quy tắc 1 trong
các quy tắc định nghĩa khái niệm. Ngoại diên của khái niệm “ hành vi nguy
hiểm cho xã hội” rộng hơn ngoại diên của khái niệm “ tội phạm”. Định nghĩa
như vậy là không cân đối.


b. Đạo đức là quan hệ xã hội không do pháp luật điều chỉnh.
Trả lời : Định nghĩa trên mắc lỗi logic dùng phủ định, vi phạm quy tắc 5 trong
các quy tắc định nghĩa khái niệm. Thực chất có rất nhiều quan hệ xã hội
không do pháp luật điều chỉnh. Định nghĩa trên chưa làm rõ được bản chất,
đặc trưng của đối tượng dưới dạng khẳng định
c.Tham nhũng là hành vi gây tổn hại cho xã hội như “ loài sâu mọt” đục khoét
cơ thể xã hội.
Trả lời : Định nghĩa trên mắc lỗi logic ví von, chưa chỉ ra được đối tượng càn
định nghĩa có những đặc trưng gì, vi phạm quy tắc 4 trong các quy tắc định
nghĩa khái niệm. Đáng lẽ ra, định nghĩa khái niệm “ tham nhũng” là phải chi
ra hành vi tham nhũng có những dấu hiện bản chất đặc trưng gì để nhận thức
được hành vi nào là hành vi tham nhũng trong xã hội và phân biệt nó với các
hành vi vi phạm pháp luạt khác. So sánh tham nhũng như “ những con sâu
mọt ăn bám, hủy hoại cơ thê…” chỉ làm người khác hình dung ra một phần
hậu quả xấu của tham nhũng chứ hoàn toàn chưa biết tham nhũng là gì.
d. Quan hệ hôn nhân là quan hệ vơ chồng và quan hệ vợ chồng phải được một
người thừa nhận, trong những người thừa nhân phải có họ hàng hai bên, họ

hàng hai bên thừa nhận như vậy hai người không có chung huyết thống trong
phạm vi ba đời.
Trả lời : Định nghĩa trên mắc lỗi logic vòng vo, vi phạm quy tắc 3 trong các
quy tắc định nghĩa khái niệm. Các dấu hiệu nội hàm của “ quan hệ hôn nhân”
không rõ ràng, định nghĩa hôn nhân xong lại tiếp tục định nghĩa “quan hệ vợ
chồng”, quan hệ vợ chồng lại dẫn tiếp đến “ người thừa nhận”… cứ thế cứ thế
làm cho cho định nghĩa bị vòng vo, người khác không hiểu được bản chất vấn
đề.
e. Nhà nước XHCN là nhà nước XHCN Việt Nam.
Trả lời : Định nghĩa trên mắc lỗi logic đinh nghĩa không cân đối, vi phạm quy
tắc 1 trong định nghĩa các khái niệm. Ngoại diên khái niệm nhà nước XHCN
Việt Nam hẹp hơn ngoại diên của khái niệm “ nhà nước XHCN” , định nghĩa
như vậy là quá hẹp.
Câu 6 : Nếu khẳng định “ Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội
phạm” là sai thì khẳng định nào sau đây là đúng?Tại sao?
a.Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm


b. Có hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải tội phạm
c. Không phải tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm
d. Không có hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm.
Trả lời :
Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm = A
Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội đều không phải là tội phạm = E
Có hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm = O
Không có hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm = E
Theo đề bài, A sai. Dựa vào quan hệ giá trị logic giữa các phán đoán A,I,E,O,
ta có A sai
I không xác định ( có thể đúng có thể sai)
E không xác định ( có thể đung có thể sai)

O đúng
Như vậy nếu phán đoán “ Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm” là
sai thì phán đoán “ Có hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm”
là đúng.



×