Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Chuyên đề sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tích cực học sinh trong dạy học môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.75 KB, 33 trang )

Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

Người thực hiện
Giáo viên ĐẶNG ĐÌNH SỰ


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân ta phải biết sử ta
Cho từng gốc tích nước nhà Việt Nam
Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học
tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng
ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học.
Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động
của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học( tức là
từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới,
củng cố, dặn dò). Một trong những hoạt động giúp học sinh
lĩnh hội
kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và
ngày càng yêu thích, say mê môn học đó là hệ hống câu hỏi .


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH


TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy
học môn lịch sử ? Có rất nhiều biện pháp như : phương pháp sử
dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ
sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến
hành công tác ngoại khoá … Nhưng việc sử dụng hệ thống câu hỏi
trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những
biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy học sinh.
Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ
làm cho học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ
xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các
em.
Mặt khác, nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà
trường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được
kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật
lịch sử. Để góp phần vào việc đó đổi mới phương pháp dạy học nói
chung, dạy học lịch sử nói riêng, bản thân tôi đã có nhiều năm tham
gia công tác giảng dạy, tôi xin mạnh dạng trình bày một vấn đề : “Sử
dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong
dạy học môn lịch sử”.













Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề
- Về giáo viên:
+ Đại đa số giáo viên đã cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy
của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua
các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp
giải quyết vấn đề, phương pháp nêu tình huống, phương pháp vấn
đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên
trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân
vật lịch sử …
+ Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, bổ trợ
kiến thức cho nhau và thông qua hoạt động này những học sinh yếu
kém được hoạt động một cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo
viên và các bạn học sinh khá giỏi; qua đó học sinh nắm chắc kiến
thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử…
+ Trong quá trình giảng dạy đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng
dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy
học như tranh ảnh, lược đồ…


Chuyên đề

SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ










+ Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn
phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực
hoá các hoạt động của học sinh để tạo điều kiện cho các em suy nghĩ,
chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn phương pháp dạy học
“thầy nói, trò nghe”, “thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều học sinh chưa
nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời
câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn …
+ Đa số giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học, tức là
sau khi kiểm tra bài cũ giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài
qua việc nêu câu hỏi nhận thức, điều này làm giảm bớt sự tập trung,
chú ý bài học của học sinh ngay từ hoạt động đầu tiên.
+ Một số câu hỏi giáo viên đặt ra hơi khó, học sinh không trả lời được
nhưng lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở nên nhiều khi phải trả lời
thay cho học sinh. Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong hoạt động
thảo luận nhóm, giáo viên chỉ biết nêu ra câu hỏi nhưng lại không
hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đó như thế nào.
+ Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một

số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học
sinh yếu kém. Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và
không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ




- Về học sinh:
+ Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời
các câu hỏi mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài
mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong bài cho nên khi
học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn.

+ Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại
hiệu quả khá cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

+ Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến
thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động học như thảo
luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo khoa, … Các em đã mạnh
dạn khi trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân vật,
một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của
mình.



Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ



+ Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua
việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư
duy. Một số học sinh còn đọc y nguyên sách giáo khoa để trả
lời câu hỏi.

+ Học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một
số bộ phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm
bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho
nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn
yếu.

+ Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản
(dạng trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải
thích, so sánh … thì học sinh còn rất lúng túng khi trả lời hoặc
trả lời mang tính chất chung chung.


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ





2. Ý nghĩa và tác dụng của vấn đề:
Mặc dù tình hình xã hội, cũng như điều kiện cơ sở vật chất và
đối tượng học sinh ở các trường có khác nhau, nhưng theo tôi
thiết nghĩ với những vấn đề tôi nêu ở trên là một trong những
việc chúng ta dễ dàng thực hiện được ở các trường trung học
cơ sở.
• - Để khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh thì trong
mỗi bài học giáo viên nên có sự chuẩn bị bài thật kĩ, nghiên
cứu sách giáo khoa, bám sát tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng
kết hợp tham khảo thêm tài liệu để bài giảng có chất lượng.
Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh trong cả lớp trả lời, thảo
luận nhóm, không làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét
song vẫn tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng để đạt hiệu quả
tối đa. Đồng thời, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan
trong tiết dạy, bên cạnh đó ở mỗi bài học giáo viên phải luôn
hướng học sinh lấy dẫn chứng cụ thể và liên hệ, luôn định
hướng làm sao để học sinh luôn cảm thấy bản thân các em là
những người phát hiện ra những điều mới lạ…..


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ



- Giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới phương pháp

dạy học. Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực
nhằm thu hút sự chú ý của học sinh. Các phương tiện trực
quan sẽ giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu và tiếp thu nhanh nội
dung bài học. Cho nên, trong qúa trình giảng dạy, ngôn ngữ
nói phải truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn, trình bày phải có điểm
nhấn, đặc biệt chú ý hệ thống câu hỏi gợi mở trong khi học
sinh quan sát để nhận xét.
• - Trong quá trình giảng dạy ở lớp phải thường xuyên tạo mối
thân thiện giữa giáo viên và học sinh; khi đưa các em vào tình
huống học tập phải quan tâm chú trọng đúng đối tượng học
sinh, sử dụng câu hỏi phù hợp, tạo điều kiện nâng dần quá
trình tư duy sáng tạo trong học tập cho học sinh, có như vậy
thì quá trình rèn luyện kĩ năng lịch sử này mới đạt hiệu quả
cao.


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ







- Cần chú ý những học sinh có trình độ phát triển tư duy còn hạn chế
thì giáo viên nên có những câu hỏi dễ khác với những học sinh có
trình độ phát triển trí tuệ bình thường, như giảng từ từ và chậm, giảng

những kiến thức đơn giản là chủ yếu sau đó dần dần nâng cao sau.
Về việc kiểm tra kiến thức cũng phải đặt ra một yêu cầu khác so với
những học sinh có trình độ phát triển tư duy ở mức cao hơn có nghĩa
khi kiểm tra bài cũ giáo viên nên kiểm tra kiến thức cơ bản là chính.
- Do đặc trưng môn học đòi hỏi mỗi học sinh phải có khả năng tư duy
trừu tượng cao vì đối tượng nghiên cứu của bộ môn lịch sử không có
trước mắt. Mà yêu cầu của bộ môn đòi hỏi các em phải hình thành
được biểu tượng, nắm được khái niệm lịch sử, các mối quan hệ lịch
sử thông qua hệ thống câu hỏi . Vậy để đạt được những yêu cầu đó
thì học sinh phải phát triển khả năng tư duy “ tư duy liên hệ tổng
hợp”.
Vì thế đây quả là một việc làm tương đối khó đối với những em có
trình độ tư duy hạn chế. Cần có sự chịu khó, chăm chỉ của các em
mới đạt kết quả cao như mong muốn.


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ



Bằng hệ thống câu hỏi tốt nhất kết hợp các phương tiện dạy học sẽ
giúp học sinh tự khai thác, lĩnh hội kiến thức, phát huy được vai trò
tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Giáo viên cần phải nắm
vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định
mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ
bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và
không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa; mức độ khai thác

sâu kiến thức, kĩ năng trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả
năng tiếp thu của học sinh. Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và
điều kiện cho học sinh tham gia câu hỏi một cách tích cực, chủ động,
sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến
thức; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin
trong học tập cho học sinh; giúp học sinh phát triển tối đa năng lực,
tiềm năng của bản thân. Phải giúp học sinh sử dụng sách giáo khoa
một cách hiệu quả và vận dụng sự hiểu biết lịch sử để giải quyết tốt
nhiệm vụ học tập trước mắt và biết liên hệ, lí giải những vấn đề trong
cuộc sống. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, bởi vì học lịch sử
không chỉ để biết về quá khứ, mà còn là sự đúc kết những kinh
nghiệm của nhân loại để trang bị cho học sinh những hành trang vào
đời một cách tự tin và sáng tạo.


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ




3. Giải pháp thực hiện .
Từ đặc trưng và mục tiêu của phần lịch sử trong chương
trình THCS tôi nhận thấy : Để có một tiết học lịch sử thành
công, phát huy được tính tích cực của học sinh đòi hỏi phải có
sự chuẩn bị thật kỹ của người dạy và người học.

Về phía giáo viên :


Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài lịch sử, những
yêu cầu cơ bản của bài, trình độ học sinh, điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể của trường lớp để thiết kế bài dạy.

Căn cứ vào dạng bài lịch sử mà giáo viên chuẩn bị ảnh tư
liệu, bản đồ, lược đồ, tìm hiểu thông tư từ nhiều nguồn, tham
khảo nhiều kiến thức về sự kiện lịch sử liên quan đến nội dung
bài dạy.


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ






Về phía học sinh :
Chuẩn bị bài ở nhà như : Xem kỹ nội dung bài học, chú ý trước những câu
hỏi trong SGK.
Tìm hiểu sưu tầm thêm những tư liệu có liên quan đến bài học qua người
thân qua sách báo. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn lịch
sử thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là
rất quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với
từng bài, với từng đối tượng học sinh sao cho học sinh phải tự khám phá ra
kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) vì hoạt động của trò là quá trình

tự giác, tích cực, tự vận động, nhận thức và phát triển nhưng phải được điều
khiển.
- Dạy môn lịch sử người giáo viên cần sử dụng các phương pháp đặc trưng
của nhiều môn học khác nhau. Do chính tính tích hợp của nội dung. Đề cao vai
trò chủ thể của người học , tăng cường tính tự giác tích cực và sáng tạo của
hoạt động học tập. Giáo viên cần huy động tối đa kinh nghiệm và vốn tri thức
có sẵn của học sinh vào việc dẫn dắt các em tự phát triển tri thức mới của bài
học. Giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập giao cho học sinh thực hiện
với sự hướng dẫn cần thiết. Tổ chức các hoạt động như trò chơi học tập, sắm
vai ….Qua đó giúp học sinh lãnh hội kiến thức.


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ



- Dạy học như vây thực chất là việc tổ chức cho học sinh học
trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo
để học sinh tự phát hiện và tự chiếm lĩnh tri thức mới, vận
dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau của cuộc sống.
Đó là dạy học đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh.

- Người giáo viên cần phải dạy tự học cho học sinh : trong
nhà trường học sinh không thể học hết khối lượng tri thức
nhân loại ngày càng tăng nhanh chóng trong mọi lĩnh vực. Việc
học tập cần phải diễn ra suốt đời của học sinh . Nhà trường
cần rèn cho các em khả năng tự học ngay trong qúa trình học

tập ở trên ghế nhà trường.Vì vậy quá trình dạy học bao gồm cả
dạy tự học. Đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong học tập
chính là điều kiện quan trọng cho việc dạy tự học.Bởi vì học
• là “sự biến đổi bản thân mình trở nên có thêm giá trị, bằng nỗ
lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên
ngoài”.


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ





Mục đích của việc dạy học lịch sử là người giáo viên không chỉ giúp
cho học sinh hình dung được những kết quả của quá khứ biết và ghi
nhớ các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu
được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện. Trong phát
triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác lôgic có ý nghĩa
rất quan trọng. thông thường giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu
như so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất của sự
kiện, phân tích và tổng hợp, qui nạp, … Để thực hiện những thao tác
như vậy có thể dùng nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau (đồ
dùng trực quan, tài liệu giải thích,…) song việc hỏi và trả lời phù hợp
với trình độ yêu cầu của học sinh, đưa lại kết quả tốt. Hỏi và trả lời
chính là đặt tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Hỏi
và trả lời không phải là sự đánh đố mà là sự giúp nhau hiểu sâu sắc

về lịch sử hơn.
Việc hỏi và trả lời câu hỏi có ý nghĩa giáo dưỡng giáo dục và phát
triển lớn. Vì vậy việc đặt câu hỏi có vai trò rất quan trọng trong giờ
dạy học lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung giúp phát
huy được tính tích cực của học sinh.


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ



4. CÁC DẠNG CÂU HỎI.



Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên phải biết đặt ra và giúp cho học
sinh giải quyết các câu hỏi có tính chất nhận thức kiến thức . Một hệ thống câu
hỏi tốt nêu ra trong quá trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng của học
sinh, kích thích tư duy phát triển của học sinh .
Trong sách giáo khoa thường sau mỗi mục có câu hỏi, mỗi bài có từ 1 đến 3
câu hỏi, những câu hỏi này là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức và đặt hệ
thống câu hỏi phù hợp. câu hỏi có sự chuẩn bị khi soạn giáo án, phải có dự
kiến nêu ra lúc nào ? Học sinh sẽ trả lời như thế nào? Đáp án ra sao ? Rõ ràng
sử dụng hệ thống câu hỏi là một nghệ thuật. Những câu hỏi đặt ra bắt buộc học
sinh phải suy nghĩ, phải kích thích được lòng ham hiểu biết , trí thông minh,
sáng tạo của học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém tích cực hoạt động và dần
dần hình thành kiến thức cơ bản cho các em qua hệ thống câu hỏi, từ đó các

em có hứng thú học tập và xây dựng bài.
Thông thường trong quá trình giảng dạy chúng ta thường đặt ra nhiều loại
câu hỏi, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các kiến thức lịch sử có các dạng
câu hỏi .







Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ







Loại câu hỏi đặt vấn đề: giáo viên nêu câu hỏi vào đầu bài mới

nhằm gây sự chú ý và huy động các năng lực nhân thức của học sinh
vào việc theo dõi bài giảng để tìm câu trả lời . Những câu hỏi này là
vấn đề cơ bản của bài học mà học sinh phải nắm . Khi đặt câu hỏi
không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên đã cung
cấp đầy đủ sự kiện thì học sinh mới trả lời được.
Ví dụ : Khi dạy bài 20 “ NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ” ( sgk Lịch sử 7

trang 94). Giáo viên nêu câu hỏi đầu bài: “ Vì sao nói nhà nước phong
kiến thời Lê sơ là nhà nước phong kiến tập quyền” . Để hiểu rõ điều
đó học sinh phải tự tìm hiểu nguyên nhân , diển biến rồi từ đó rút ra .
Khi dạy bài 14 “ BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN” . Phần I. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống
quân xâm lược Mông Cổ ( 1285). Vào bài gây sự chú ý của học sinh
giáo viên nêu : quân Mông Cổ hùng mạnh, vó ngựa chúng đi đến đâu
giành thắng lợi đến đó và làm chủ phần lớn châu Á và châu Âu nhưng
đến Đại Việt thì thất bại. Vì sao ?


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ



Câu hỏi xác lập mối quan hệ giữa các sự kiện,hiện tượng,
nhân vật, địa danh, nhà nước, quân đội , kinh tế, văn hóa …
nhằm giúp cho học sinh xâu chuỗi nhiều vấn đề rút ra một nội
dung, nhớ ngay sự kiện cơ bản trên lớp, làm cho học sinh tích
cực học tập .
• Vídụ: Sau khi học xong bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ
VĂN HÓA THỜI TRẦN (sgk Lịch sử 7 trang 68). Giáo viên tổ
chức trò chơi ô chữ để học sinh xâu chuỗi các sự kiện, hiện
tượng lịch sử lại với nhau để các em khắc sâu kiến thức và
hứng thú học tập thông qua các câu hỏi gợi ý .
• Cách lập bảng và sử dụng câu hỏi sẽ có hiệu quả không chỉ về
nắm kiến thức mà còn tác dụng giáo dục, rèn luyện kĩ năng,

phát triển tư duy, gây hứng thú, tránh nhàm chán trong tiết học


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ










Tổ chức trò chơi giải ô chữ
Ô chữ gồm có 5 hàng ngang
Hàng ngang số 1có 6 chữ cái : Chức quan trông coi đê điều là
gì ?
Hàng ngang số 2 có 9 chữ cái : Lý công Uẩn dời đô về Đại La
đổi tên là gì ?
Hàng ngang số 3 có 13 chữ cái : Quân đội gồm có hai bộ phận:
cấm quân và…….
Hàng ngang số 4 có 10 chữ cái : Cảng buôn bán sầm uất thời
Trần.
Hàng ngang số 5 có 10 chữ cái: Một trong những công việc
làm thủy lợi là gì ?
Tìm từ khóa hàng dọc

ĐẮP ĐÊ


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

H

A

Đ

E

S

U

T

H

A

N

G


L

O

N

O

N

G

Q U A

N

Đ

I

A

P

H

U

C A N


G

V

A

N

Đ

O

N

N A O

V

E

T

K

E

N

H


G


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ











Sự suy yếu của phong trào Tây Sơn chơi ô chữ .
Ô gồm 6 hàng ngang.
Hàng ngang số 1 có 6 cái : Một loại lâm sản mà nhân dân ĐàngTrong
phải nộp cho quan lại?
Hàng ngang số 2 có 6 chữ cái: Một hình thức bóc lột của địa chủ đối
với nông dân ?
Hàng ngang số 3 có 8 chữ cái: Tên một nhà bác học nước ta thế kỉ
XVIII?
Hàng ngang số 4 có 10 chữ cái: Tên một trong những người lãnh đạo
cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?
Hàng ngang số 5 có 5 chữ cái : Nơi lập căn cứ đầu tiên của nghĩa
quân Tây Sơn ?

Hàng ngang số 6 có 9 chữ cái: Căn cứ củ cuộc khởi nghĩa chàng Lía?
Từ khóa hàng dọc : SUY YẾU


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

S U N G T
T

O T

L

E Q U Y D O N

E G I

H U E

N G U Y E N N H A C
A N K H E
T

R U O N G M A Y

A C



Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ



Loại câu hỏi về sự phát sinh các sự kiện, hiện tượng lịch sử
mà chúng ta hỏi về nguyên nhân, bối cảnh hay hoàn cảnh lịch
sử của sự kiện , hiện tượng lịch sử thông thường áp dụng cho
đối tượng học sinh yếu kém .
• Ví du: 1. Hoàn cảnh nhà Lý ra đời ? (bài 10 SGK lịch sử trang
35)

2. Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa nông dân Đàng
Ngoài thế kỉ XVII? (bài 21 lịch sử 7 trang 116)
• Loại câu hỏi này thường xuất hiện đầu bài giảng. Bỡi vì bất kì
một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đều xuất hiện trong hoàn
cảnh lịch sử nhất định đều có nguyên nhân phát sinh của nó.
Đây là một đặc điểm tư duy lịch sử cần hình thành từng bước
cho học sinh.


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ




Loại câu hỏi về quá trình, diễn biến , phát triển của sự kiện,
hiện tượng lịch sử của các cuộc khởi nghĩa, các cuộc cách
mạng.
• Ví dụ:
• 1. Hãy trình bày diễn biến chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa ?
( bài 25 lịch sử 7 trang 127)
• 2. Trình bày quá hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn? ( bài 19
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lịch sử 7 trang 84 )


Tuy đây là câu hỏi ít suy luận song lại đòi hỏi trí nhớ , phải
biết nhiều sự kiện, địa danh, nhân vật để giúp học sinh phát
triển trí nhớ nên cần phải chia câu hỏi thành nhiều câu hỏi nhỏ,
đồng thời lập các bảng niên biểu mối quan hệ giữa các sự
kiện.


Chuyên đề
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ









Câu hỏi nêu lên đặc trưng, bản chất của các hiện tượng lịch sử, bao
gồm sự đánh giá về thái độ của học sinh đối với các hiện tượng lịch
sử ấy . Loại câu hỏi này thường dùng cho học sinh khá giỏi khi thảo
luận để bổ trợ kiến thức cho các đối tượng yếu kém.
Ví dụ:
Tại sao quân Lý Thường Kiệt đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt cử
người gặp Quách Quỳ giảng hòa ? ( bài 11 Cuộc kháng chống quân
chống quân xâm lược Tống ( lịch sử lớp 7 trang 38 )
Tại sao thái hậu họ Dương đưa Lê Hoàn lên làm vua ? ( bài 9 lịch sử 7
trang 28)
Thường những câu hỏi này khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em
phải phân tích , đánh giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện ,
hiện tượng lịch sử . Học sinh rật ngại trả lời loại câu hỏi này, tuy
nhiên giáo viên cần kiên trì đưa thêm những câu hỏi gợi mở giúp cá
em trả lời câu hỏi.


×