Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về KIỂM TRA, KIỂM SOÁT và THI HÀNH kỷ LUẬT ĐẢNG TRONG tác PHẨM sửa đổi lối làm VIỆC ý NGHĨA TRONG CÔNG tác xây DỰNG, CHỈNH đốn ĐẢNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.95 KB, 30 trang )

1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT VÀ THI
HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM
VIỆC”. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG TA HIỆN NAY
================================
MỞ ĐẦU
Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật có vai trò, vị trí và ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự phát triển vững mạnh của Đảng. Kiểm tra, giám sát và kỷ
luật nhằm thống nhất ý chí và hành động, tăng cường sức chiến đấu, năng lực
lãnh đạo của tổ chức Đảng và đảng viên, làm cho Đảng ngày càng trong sạch,
vững mạnh, giữ vững và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Ngay từ khi mới thành lập và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua
các thời kỳ luôn quan tâm, chỉ đạo và hết sức coi trọng công tác này.
Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định về việc tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của uỷ ban kiểm tra các cấp; về phương pháp tiến hành công tác kiểm tra,
giám sát.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vô cùng quan tâm đến công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng, Người nói: “Phải nghiêm ngặt kiểm tra, các địa phương
phải kiên quyết thực hành những nghị quyết của Đảng… Muốn chống bệnh
quan liêu, bệnh bàn giấy,… muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có
một cách, là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết,
hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”. Về tầm quan
trọng của công tác kiểm tra, Người nói: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự
thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc,
nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách



2

đúng mấy cũng vô ích”. Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một Nhà
nước do Ðảng Cộng sản lãnh đạo là Nhà nước kiểu mới, khác về bản chất và tổ
chức so với Nhà nước của các giai cấp bóc lột. Ðó là Nhà nước của dân, do
dân, vì dân và nhân dân là người chủ thực sự. Ðảng Cộng sản cầm quyền là
lực lượng chính trị lãnh đạo Nhà nước cùng toàn thể xã hội. Ðảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Ðảng có trách nhiệm vạch ra đường
lối, chủ trương, chính sách đúng đắn để lãnh đạo Nhà nước và nhân dân cùng
thực hiện, nhưng đồng thời, Ðảng cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân
về tất cả những kết quả đúng - sai, thành công - thất bại theo định hướng mà
Ðảng đã đề ra.
Hiểu rõ bản chất và vai trò lãnh đạo của Ðảng nên từ năm 1947, Người
đã viết cuốn Sửa đổi lối làm việc để xây dựng cách lãnh đạo và lề lối làm việc,
làm cẩm nang cho cán bộ đảng viên trong điều kiện Ðảng cầm quyền. Sau khi
tổng hợp và vạch rõ những căn bệnh bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân có thể làm
ảnh hưởng đến uy tín và danh dự, thậm chí phá hỏng cả sự nghiệp vẻ vang của
Ðảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ đảng viên, trước hết là lãnh đạo chủ chốt thật sự có đức, có tài, tiêu biểu
cho trí tuệ,danh dự, lương tâm của Ðảng Cộng sản. Qua thực tiễn hoạt động và
những thành quả cách mạng đã đạt được, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên
một số bài học mà chúng ta cần nghiêm túc nghiên cứu, áp dụng sáng tạo trong
hoàn cảnh Ðảng ta đang kiên trì và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ then chốt là
xây dựng Ðảng, vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, kiểm soát và thi hành kỷ luật
Đảng trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc”.
1.1. Hoàn cảnh ra đời, kết cấu, tư tưởng cơ bản của tác phẩm.
Tháng 10 năm 1947, trên đường trở về chiến khu Việt Bắc, với bút danh
XYZ, chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Đây là tác



3

phẩm quan trọng về xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền; là tác
phẩm có tính lý luận, tính chiến đấu, và tính thực tiễn sâu sắc; là một di sản vô
giá đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên chúng ta.
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” tuy không dài, nhưng chứa đựng nhiều tư
tưởng quí báu về công tác xây dựng Đảng, trong đó có những tư tưởng về công
tác kiểm tra, kiểm soát và thi hành kỷ luật trong Đảng được Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề cập khá rõ nét và sâu sắc. Nó là cơ sở lý luận và thực tiễn, là nội dung
quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn và hoạt động của Đảng ta qua
các thời kỳ cách mạng cũng như trong giai đoạn hiện nay.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công ở nước ta, một nhà nước công
nông đầu tiên ở Đông Nam Châu á ra đời, đã mở ra một kỷ nguyên mới trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Đảng cộng sản Việt Nam trở
thành Đảng cầm quyền. Quần chúng nhân dân lao động từ địa vị người bị áp
bức bóc lột, trở thành người làm chủ xã hội. Phần lớn đội ngũ cán bộ của nhà
nước là cán bộ, đảng viên của Đảng, là những người có chức, có quyền. So với
trước tháng 8 năm 1945, nhiệm vụ của Đảng đã có sự thay đổi, phát triển. Sau
thời gian ngắn ta giành được chính quyền, với bản chất hiếu chiến, xâm lược,
thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Tình thế cách mạng nước ta lúc này
như “ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng vừa phải lãnh đạo nhân dân ta tiến hành
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa lãnh đạo phát triển kinh tế, kiến
thiết đất nước, xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Từ thực tiễn đòi hỏi cần
có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và
phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân. Trong điều kiện mới, phương
thức, “cách lãnh đạo”, “lối làm việc” của Đảng, của cán bộ, đảng viên cần
được đổi mới, hoàn thiện…Song, sau 2 năm trở thành Đảng cầm quyền, so với
yêu cầu nhiệm vụ, bên cạnh những mặt đạt được thì Đảng ta cũng còn bộc lộ
những hạn chế trong tổ chức thực hiện, trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng



4

viên. Khi là người có chức, có quyền, một số cán bộ, đảng viên do chịu ảnh
hưởng nặng nề của tư tưởng tiểu nông và tàn dư tư tưởng của chế độ cũ; do
non kém về kiến thức, năng lực lãnh đạo…nên đã trở thành những ông “quan
cách mạng”, quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, hủ hóa, nhũng nhiễu nhân dân. Có
những cấp ủy, tổ chức Đảng, những cán bộ đảng viên đã “làm việc theo cách
quan liêu. Cái gì cũng dùng mệnh lệnh. ép dân chúng làm. Đóng cửa lại mà đặt
kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng làm
theo”1…những hạn chế đó đã làm ảnh hưởng đến truyền thống và uy tín của
Đảng.
Để tiếp tục đưa công cuộc kháng chiến kiến quốc đi đến thắng lợi hoàn
toàn, phải đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng ta thực sự trong
sạch vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng
lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; đấu tranh khắc phục những biểu hiện tiêu
cực trong một bộ phận cán bộ,đảng viên.
Trước bối cảnh đó, quý I năm 1947, Hồ Chí Minh đã gửi hai bức thư:
Gửi các đồng chí Bắc bộ và gửi các đồng chí Trung bộ. Nội dung hai bức thư
đó phê bình nghiêm khắc một số cơ quan Đảng, Nhà nước mắc bệnh: làm trái
phép nước, cậy thế hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo…Tiếp theo hai bức thư
đó, Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nhằm tiếp tục phân
tích sâu hơn những kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng, về rèn
luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm
quyền. Sự ra đời của tác phẩm đã đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng,
của công tác xây dựng Đảng ta lúc bấy giờ.
Tác phẩm gồm 6 chương: Chương I, đề cập vấn đề phê bình và sửa chữa;
Chương II, nêu một số kinh nghiệm có tính chất tổng kết; Chương III, nói về tư


1

Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, NxbCTQG, H. 2000, tr. 293.


5

cách và đạo đức cách mạng; Chương IV, nói về vấn đề cán bộ; Chương V, nói
về cách lãnh đạo; Chương VI, phê phán thói ba hoa.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, kiểm soát và thi hành kỷ luật
trong Đảng.
Có thể nói, trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng
sản Việt Nam, công tác kiểm tra, kiểm soát và thi hành kỷ luật trong Đảng
chiếm một vị trí quan trọng. Lãnh đạo tất yếu phải có kiểm soát. Đó là quan
điểm sâu sắc, nhất quán ở Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động của
Người.Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh viết: “Lãnh đạo
đúng nghĩa là:
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng…
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng…
3. Phải tổ chức sự kiểm soát,”2
Như vậy, Hồ Chí Minh coi kiểm tra, kiểm soát là một nội dung, một khâu
không tách rời trong quy trình hoạt động lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo đúng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó công tác kiểm tra, kiểm soát là một trong
những yếu tố quan trọng. Có kiểm soát Đảng mới nắm và hiểu rõ tình hình thì
khi đề ra đường lối, chủ trương, chính sách mới đúng. Ngược lại không kiểm
soát sẽ không nắm được tình hình và không có cơ sở để xác định đường lối,
chính sách đúng đắn, thiết thực. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn chống bệnh quan
liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành
có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là
khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa

kiểm soát khéo về sau khuyết điểm khuyết điểm nhất định bớt đi”3.
Vì vậy, kiểm tra, kiểm soát là yêu cầu tất yếu của quá trình lãnh đạo. Bất
kỳ nhiệm vụ gì, Đảng phải định phương châm, chính sách, phải có kế hoạch,
2
3

Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, NxbCTQG, H, 2000, tr. 285.
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2000, tr. 287.


6

có tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát. Hồ Chí Minh đã nêu rõ mục đích, ý nghĩa và
nội dung của công tác kiểm soát, đó là: Giúp cho các cấp ủy Đảng nắm được
thực chất tình hình lãnh đạo; biết được nghị quyết của Đảng đúng hay chưa
đúng; thấy rõ mặt tốt, chưa tốt và những lệch lạc trong chấp hành chỉ thị, nghị
quyết; hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ và từng cán bộ, đảng viên.
Người cho rằng, nếu tổ chức kiểm tra, kiểm soát “khéo” sẽ giúp các cấp ủy
Đảng thấy rõ và thấy hết những ưu điểm, khuyết điểm của từng tổ chức, từng
con người trong mọi công việc. Đồng thời Người cũng chỉ rõ kiểm soát không
chỉ nhằm nắm và phát huy ưu điểm, ngăn ngừa khuyết điểm, thiết thực giúp đỡ
sửa chữa, mà còn khơi dậy tính tích cực và sức mạnh của nhân dân, củng cố uy
tín của Đảng trước nhân dân; kiểm soát còn là biện pháp bảo vệ cán bộ. Người
viết: “Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế
là không biết yêu dấu cán bộ”, “ không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng
thường xuyên kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát
huy ưu điểm”4. Như vậy, ý nghĩa bao trùm của kiểm tra, kiểm soát, theo Hồ
Chí Minh chính là góp phần củng cố Đảng về tư tưởng, tổ chức.
Mục đích và nội dung của kiểm tra, kiểm soát được Hồ Chí Minh khái
quát như sau:

“1. Có kiểm soát…mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu.
2. Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan.
3. Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các mệnh lệnh và các nghị
quyết”5.
Như vậy, nội dung kiểm tra, theo Hồ Chí Minh là không chỉ kiểm tra
việc, kiểm tra người, mà còn kiểm tra các tổ chức, cơ quan, kiểm tra các mệnh
lệnh, nghị quyết, nhằm mục đích khẳng định ưu điểm và chỉ rõ khuyết điểm.
Theo Hồ Chí Minh, có hai phương pháp kiểm tra, kiểm soát:
4
5

Sđd, tr. 276.
Sđd, tr. 287, 288.


7

Một là, kiểm tra từ trên xuống. “Tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả
những công việc của cán bộ mình”6.
Hai là, kiểm tra từ dưới lên. “Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát mọi
sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó” 7.
Theo Người, đây là cách tốt nhất.
Để kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả cao, Người chỉ rõ phải “khéo” kiểm
tra. Tức là phải có hình thức, biện pháp khoa học, linh hoạt và sáng tạo. Phải
thực hiện tốt những yêu cầu chủ yếu sau:
Một là, “Phải đến tận nơi, xem tận chỗ” 8. Không nên ngồi trong phòng chờ
người ta báo cáo.
Hai là, “Kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm” 9, phải dùng cách
thật thà tự phê bình, phê bình, mới tỏ rõ khuyết điểm và tìm cách sửa chữa.
Ba là, Phải biết kết hợp linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra:

kiểm tra từ dưới lên và từ trên xuống; kiểm tra thường xuyên và kiểm tra trực
tiếp.
Bốn là, phải đặc biệt chú trọng lựa chọn những người thực sự có năng lực,
có uy tín làm công tác kiểm tra.
Năm là, phải dựa hẳn vào quần chúng.
Người viết: “Muốn kiểm soát có kết quả tốt, phải có hai điều: một là việc
kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là người đi kiểm soát phải là
những người rất có uy tín”10. Người cũng nhấn mạnh: “Muốn kiểm soát đúng
thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”11.
Thi hành kỷ luật trong Đảng là việc tiếp nối sau công tác kiểm tra; nó xuất
phát từ kết quả của công tác kiểm tra. Song, công tác kiểm tra và thi hành kỷ
Sđd, tr. 288.
Sđd, tr. 288.
8 Sđd, tr. 287.
9 Sđd, tr. 287.
10 Sđd, tr. 287.
11 Sđd, tr. 285, 286.
6
7


8

luật đều nhằm ngăn ngừa và giáo dục là chính, đều nhằm giữ nghiêm kỷ luật,
kỷ cương của Đảng, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất của Đảng về ý chí và
hành động. Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật
tự giác. Người khẳng định: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì
chỉ như một người. Đó là nhờ có kỷ luật”. Người cũng cho rằng, kỷ luật của
Đảng chính là để bảo đảm cho đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng
được chấp hành nghiêm chỉnh và thực hiện thắng lợi; là để giữ vững sự thống

nhất ý chí và hành động của Đảng; bảo vệ đường lối, chính sách, nguyên tắc tổ
chức và sinh hoạt Đảng; chống mọi biểu hiện vi phạm đường lối, chính sách và
để quản lý, rèn luyện đảng viên, cán bộ của Đảng tránh khỏi các bệnh làm suy
yếu Đảng. Theo Người, tổ chức Đảng như cơ thể con người, nghị quyết của
Đảng như mạch máu. Vì vậy, “Mệnh lệnh và nghị quyết đi mau, đi suốt từ trên
xuống dưới, công tác mau chóng, việc gì cũng xong xuôi. Nó ngừng lại cấp
nào, từ cấp đó trở xuống là tê liệt, không biết đường nào mà công tác” 12. Khi
không giữ nghiêm kỷ luật của Đảng thì sẽ dẫn tới “Đảng xệch xoạc, ý kiến
lung tung, công việc bê trễ, chính sách không thi hành được triệt để, Đảng xa
rời dân chúng”. Mọi biểu hiện coi thường kỷ luật Đảng, tự đặt mình ra ngoài
hoặc trên tổ chức “quên cả kỷ luật của Đảng”, “Không phục tùng mệnh lệnh,
không tuân theo kỷ luật. Cứ làm theo ý mình” dù là nhỏ cũng đều làm phương
hại cho Đảng, làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng.
Kỷ luật của Đảng theo Hồ Chí Minh, đó là “kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm
túc và tự giác”; bởi kỷ luật đó được xây dựng trên cơ sở giác ngộ của mỗi cán
bộ, đảng viên, trên cơ sở của sự thống nhất giữa lợi ích của Đảng, của dân tộc
với lợi ích của mỗi cán bộ, đảng viên. Người chỉ rõ: “Lợi ích của dân tộc, gồm
có lợi ích của Đảng. Lợi ích của Đảng gồm có lợi ích của đảng viên, vì vậy sự
phát triển và thành công của đảng một mặt tức là thành công của đảng viên” do
12

Sđd, tr. 259.


9

đó “Kỷ luật này do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với
Đảng”13. Kỷ luật của Đảng thể hiện đầy đủ tính tổ chức và tính chiến đấu, thể
hiện bản chất giai cấp công nhân và đặc điểm của Đảng cầm quyền, bảo đảm
cho Đảng thực sự là một khối đoàn kết thống nhất trên tất cả các mặt chính trị,

tư tưởng và tổ chức. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Kỷ luật này là tư tưởng phải
nhất trí, hành động phải nhất trí”14.
Theo Hồ Chí Minh, giữ nghiêm kỷ luật của Đảng là trách nhiệm chung
của toàn Đảng, mọi tổ chức đảng và cá nhân cán bộ, đảng viên, bất kỳ ở trong
hoàn cảnh nào cũng phải giữ nghiêm kỷ luật. Người chỉ rõ: “Đảng phải giữ kỷ
luật rất nghiêm từ trên xuống dưới” và “vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng
viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau.
Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng” 15. Người nhấn mạnh: “Phải kiên quyết
thực hành kỷ luật, túc là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải
phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục
tùng trung ương”16.
Như vậy, việc thi hành kỷ luật, giữ nghiêm kỷ luật Đảng cũng là một tất
yếu khách quan đối với Đảng cộng sản. “Thống nhất ý chí, thống nhất hành
động, thống nhất kỷ luật, tập trung lãnh đạo” theo Người, đó là “việc cực kỳ
cần thiết và cực kỳ quan trọng”17.
Để giữ kỷ luật nghiêm minh, theo Hồ Chí Minh phải chú ý hai điểm:
Thưởng, phạt. Thưởng người có công, phạt người có tội. Cả hai(thưởng, phạt)
đều cần thiết như nhau. Nừu không thưởng thì không khuyến khích; nếu không
có phạt thì không giữ vững kỷ luật. Đương nhiên, để sửa chữa sai lầm, cần
dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song, theo Hồ Chí Minh,
Sđd, tr. 250.
Sđd, tr. 250.
15 Sđd, tr. 251.
16 Sđd, tr. 268.
17 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, NxbCTQG,H 2000, tr. 335.
13
14


10


“Không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt”. Vì rằng, “Lầm lỗi có việc to,
việc nhỏ. Nếu nhất luận không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường
cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng.
Mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng”18.
Theo Hồ Chí Minh, mọi sự vi phạm đều phải được xem xét, phân tích rõ
nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến vi phạm; tính chất, mức độ và tác
hại của vi phạm. Nừu đến mức phải thi hành kỷ luật thì xử lý thích đáng.
Người viết: “Cần phải phân tích rõ ràng cái cớ sai lầm, phải xét kỹ lưỡng việc
nặng hay nhẹ, phải dùng xử phạt cho đúng”19. Người yêu cầu, phải kiên quyết
chống thói nể nang, bao che. Thưởng, phạt công minh. Chớ vì ưa thì thưởng,
ghét thì phạt.
Có thể nói, những tư tưởng về kiểm tra, kiểm soát và thi hành kỷ luật
trong Đảng trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” đã được Hồ Chí Minh trình
bày có hệ thống, rõ ràng và sâu sắc. Những tư tưởng này cùng với những tư
tưởng về tư cách của một Đảng cách mạng chân chính; về lãnh đạo và kiểm
soát của Đảng; về tư cách và bổn phận của đảng viên; rèn luyện đạo đức cách
mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; về vấn đề cán bộ… đã đóng vai trò rất quan
trọng trong việc trang bị tri thức, kinh nghiệm lãnh đạo, nâng cao trình độ tư
tưởng lý luận, tình cảm cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối lãnh đạo và tác
phong công tác của Đảng, của cán bộ, đảng viên, làm cho Đảng ta trong sạch
vững mạnh đủ sức lãnh đạo cuộc kháng chiến kiến quốc đi tới thắng lợi hoàn
toàn. Những tư tưởng đó đã góp phần làm phong phú thêm lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân; giúp cho chúng ta
có cơ sở khoa học để đấu tranh bảo vệ Đảng, chống lại những quan điểm sai
trái. Đồng thời những tư tưởng đó cũng đã đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo
nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
18
19


Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG,H 2000, tr. 284.
Sđd, tr. 284.


11

2. Vai trò của kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và một số
giải pháp cơ bản tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật
trong Đảng ta hiện nay.
2.1. Vai trò, thực trạng của công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ
luật trong Đảng ta hiện nay.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một bộ phận quan trọng của
công tác xây dựng Đảng, là nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, là
nhân tố quan trọng cấu thành toàn bộ công tác xây dựng Đảng, đan xen, hoà
quyện vào các lĩnh vực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đường lối của
Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát là một phương thức hữu hiệu để xây dựng
và hình thành nhân cách người cán bộ, đảng viên, hạn chế những sai lầm
khuyết điểm. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chín phần mười khuyết điểm
trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”. Công tác kiểm tra, giám
sát có vị trí vai trò rất quan trọng, điều đó được thể hiện trên một số nội dung
sau:
Thứ nhất, công tác kiểm tra, giám sát góp phần thúc đẩy, hoàn thành
nhiệm vụ của người đảng viên.
Nhiệm vụ đảng viên được quy định trong Điều lệ Đảng. Đây là nhiệm
vụ chính trị mà Đảng và nhân dân giao phó. Trong hệ thống chính trị, đảng
viên thường là cán bộ công tác ở những lĩnh vực khác nhau có liên quan mật
thiết đến nhân dân. Nhiệm vụ số một của người cán bộ, đảng viên là phải tuyệt
đối trung thành với Đảng, phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, không ngại
khó, ngại khổ. Công tác kiểm tra không được gây khó khăn cho việc thực hiện
nhiệm vụ của đảng viên mà phải góp phần thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ

của họ. Tức là mỗi công việc, mỗi hành động của đảng viên đều cần được kiểm
tra, giám sát nhằm mang lại hiệu quả thiết thực.


12

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần chỉ ra những ưu điểm, khuyết
điểm của đảng viên trong từng nhiệm vụ, những vấn đề cần chấn chỉnh kịp thời
trong từng thời gian cụ thể. Đối với ưu điểm, những nhân tố mới thì động viên,
phát huy, tạo điều kiện để phát triển; đối với khuyết điểm, thì được nhắc nhở,
cảnh báo kịp thời; đối với vi phạm, sẽ được chỉ rõ về tính chất, nguyên nhân để
xem xét, xử lý một cách khách quan, cụ thể, đạt lý, thấu tình. Vì, nhờ kiểm tra,
giám sát mà đánh giá đúng được việc làm của đảng viên, động viên cán bộ,
đảng viên hăng hái thực hiện nhiệm vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của
nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và
giúp đỡ kịp thời”20.
Kiểm tra đảng viên thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, phải “có
trọng tâm, trọng điểm” và “giám sát phải mở rộng” mới ngăn ngừa, khắc phục
được khuyết điểm từ lúc mới manh nha; ngăn ngừa, hạn chế tình trạng thiếu
trách nhiệm, dựa dẫm vào tập thể, thành tích thì muốn nhận, khuyết điểm thì
đổ lỗi cho người khác.
Thứ hai, công tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao tính gương mẫu,
tự giác của cán bộ, đảng viên.
Gương mẫu và tự giác là tư cách, là sự phát triển về ý thức chính trị của người
đảng viên. Công tác kiểm tra, giám sát cần góp phần cảnh báo, nhắc nhở đảng
viên tránh xa những tiêu cực, tệ nạn xã hội, làm những việc tốt để nêu gương
trước nhân dân. Đó là sự gương mẫu trong đạo đức, lối sống, sự thống nhất
giữa lời nói và việc làm, chuyển mạnh từ nói nhiều làm ít sang nói ít làm nhiều
và đặc biệt là kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong mình và

trước một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý thường xuyên tiếp xúc với quyền
lực, tiền bạc, tài sản của công, kể cả cán bộ cao cấp trong Đảng.
20

S®d, tr. 268.


13

Trình độ nhận thức, trình độ học vấn của nhân dân lao động ngày càng
được nâng cao, họ ngày càng ý thức hơn về quyền làm chủ, nên sự gương mẫu
của người cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao, sẽ có sức lan toả rất lớn, làm cho
tính “thiện” trong Đảng phát triển. Những sự hô hào chung chung, “trống dong
cờ mở”, “đầu voi đuôi chuột” sẽ không mang lại hiệu quả, trở thành chuyện
đàm tiếu, không phù hợp. Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải là tấm gương sáng
cho nhân dân noi theo.
Để phát huy tính gương mẫu, tự giác của cán bộ, đảng viên, công tác
kiểm tra, giám sát cùng với công tác tư tưởng phải góp phần nâng cao bản chất
cộng sản trong mỗi người đảng viên. Hoạt động kiểm tra, giám sát phải có lý,
có tình, dựa trên tình đồng chí sâu sắc. Kiểm tra không phải để truy tìm khuyết
điểm, để trừng phạt, để kỷ luật mà quan trọng hơn, kiểm tra để giúp cho đảng
viên khắc phục khuyết điểm, phấn đấu ngày càng tiến bộ, từ đó sẽ nâng cao ý
thức tự giác của họ. Thực tế cho thấy, ở nhiều vụ việc, do chúng ta chưa làm
tốt công tác này dẫn đến đảng viên luôn tìm cách hoặc che giấu khuyết điểm
hoặc vi phạm dù đã rõ, song không nhận khuyết điểm hoặc tổ chức biết đến
đâu thì nhận đến đó, vì sợ bị kỷ luật. Công tác kiểm tra hướng tới rèn tính tự
giác để đảng viên chủ động báo cáo trung thực với Đảng khi được kiểm tra, tự
giác báo cáo những kết quả và những vi phạm và cao hơn nữa là tự giác nhận
hình thức xử lý.
Tính tự giác phải được đề cao qua công tác kiểm tra, và phải được thể

hiện cùng với tính dân chủ trong Đảng. Do đó, mọi thái độ gia trưởng, độc
đoán, áp chế, trù dập, định kiến trong công tác kiểm tra sẽ bóp nghẹt tính tự
giác của cán bộ, đảng viên, càng làm cho họ cố tình che đậy khuyết điểm một
cách tinh vi hơn. Do đó, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng cũng như trong
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cũng là “chìa khóa vạn năng” để nâng


14

cao ý thức gương mẫu, tự giác, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên. Đó cũng
là mục tiêu quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát hiện nay.
Thứ ba, kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao tinh thần tự phê bình và
phê bình trong Đảng.
Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng Cộng sản, là
“thang thuốc hay nhất” và là “vũ khí sắc bén nhất” để sửa chữa khuyết điểm,
sai lầm trong Đảng. Thực hiện tự phê bình và phê bình, qua kiểm tra, giám sát,
sự việc được công khai, minh bạch. Mọi vấn đề không thể che giấu hoặc xử lý
nội bộ, mà được đặt lên bàn nghị sự của tổ chức đảng có thẩm quyền để cùng
nhau phân tích. Mỗi sai phạm đều được tập thể cân nhắc làm rõ một cách công
khai, dân chủ, minh bạch, qua đó sẽ làm cho mọi người cùng thấy và cùng
nhau nhìn nhận, tự khắc phục. Tự phê bình và phê bình cũng là nguyên tắc
trong công tác kiểm tra, giám sát. Nhờ phương châm công minh, chính xác, kịp
thời mà tránh việc lợi dụng phê bình để tâng bốc nhau hoặc xoi mói, chỉ trích
nhau gây mất đoàn kết nội bộ, mất đi tình đồng chí trong Đảng.
Đối lập với tự phê bình là sự bảo thủ, khép kín, là thái độ gia trưởng,
quan liêu, độc đoán. Gần đây, chúng ta công khai những khuyết điểm, sai lầm
của cán bộ, đảng viên cho nhân dân biết đã tạo dư luận đồng thuận trong xã hội
và cũng là thể hiện thái độ kiên quyết sửa chữa sai lầm, khuyết điểm của Đảng.
Đảng không bao che, giấu giếm những việc làm “hư hỏng” trong nội bộ.
Thứ tư, kiểm tra, giám sát góp phần hoàn thiện nhân cách cán bộ, đảng viên.

Nhân cách của người đảng viên là tư cách, phẩm chất của người đảng viên
được bộc lộ qua quan hệ giữa đảng viên với Đảng và quan hệ giữa đảng viên
với nhân dân. Công tác kiểm tra, giám sát là công cụ quan trọng giúp cho đảng
viên tự nhìn nhận và hoàn thiện bản thân mình.
Thông qua việc chỉ ra mặt hạn chế để khắc phục, mặt tốt để phát huy,
xét trên khía cạnh văn hóa, mục tiêu của kiểm tra, giám sát chính là hướng tới


15

cái đẹp, cái thiện. Việc chỉ ra khuyết điểm của người đảng viên cũng là bảo vệ
chính họ, bảo vệ Đảng, để họ không sa vào khuyết điểm lớn hơn, vì khuyết
điểm của người đảng viên không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà còn có hại
đến uy danh của Đảng, đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
Công tác kiểm tra, giám sát góp phần xây dựng tính trung thực, giúp cho
việc rèn luyện dũng khí của đảng viên. Khi được kiểm tra, họ không nói dối tổ
chức đảng, không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, thiếu trung thực, đổ lỗi
cho khách quan, cho tập thể và người khác; không dám nhìn thẳng vào sự thật,
nói rõ sự thật; không dũng cảm nhìn nhận trách nhiệm của mình, với thái độ
cầu thị và quyết tâm sửa chữa. Qua việc được kiểm tra, giám sát, họ rèn luyện
lối sống gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân, quan tâm hơn đến quyền lợi
của nhân dân; khi quyền lợi của nhân dân bị vi phạm, họ kiên quyết bảo vệ. Họ
lắng nghe, tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân, hướng dẫn nhân dân thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình; không sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền
hà cho nhân dân. Họ rèn luyện phong cách ứng xử, giao tiếp lịch sự với đồng
nghiệp và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Trong thực thi công vụ, họ
nghiêm túc, thẳng thắn, liêm chính; mềm dẻo nhưng phải kiên quyết, thuyết
phục.
Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát góp phần rèn luyện đạo đức “cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, ngăn ngừa và cảnh báo sai phạm.

“Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” là bốn đức tính của người cách mạng,
mà biểu hiện cụ thể hiện nay là hăng say lao động, không quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và không vô cảm với nhân dân. Công tác kiểm tra, giám sát
chú trọng kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh và kiểm tra việc thực hiện Quy định về những điều đảng
viên không được làm. Qua kiểm tra, giám sát, gương người tốt, việc tốt được
phát hiện và biểu dương.


16

Đối với những trường hợp vi phạm về tham ô, tham nhũng..., phải kiên
quyết xử lý kịp thời, chỉ đạo các cơ quan tư pháp sớm đưa ra xét xử để giữ
nghiêm kỷ cương, phép nước, để củng cố lòng tin của nhân dân. Đối với các vụ
việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần chuyển ngay cho cơ quan điều tra theo
quy định. Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cũng phải có biện
pháp hữu hiệu để bảo vệ, vinh danh những người đấu tranh chống tiêu cực, tố
cáo tham ô, tham nhũng.
Trong giám sát, phải ngăn ngừa khuyết điểm từ lúc mới manh nha,
không để khuyết điểm từ nhỏ trở thành lớn; khuyết điểm, vi phạm từ một
người thành của nhiều người, dẫn đến phải kỷ luật, vừa mất cán bộ, vừa ảnh
hưởng đến uy tín của Đảng. Phải chú trọng phương châm “giám sát từ xa, kiểm
tra tại chỗ” để phòng ngừa vi phạm, chấn chỉnh, nhắc nhở đảng viên kịp thời từ
trong sinh hoạt hằng ngày về tác phong, đạo đức, lối sống tới phương pháp, lề
lối công tác để họ có thể sửa được ngay. Thực chất giám sát cũng là thực hiện
một phần của nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng góp phần ngăn ngừa và đẩy lùi sự
suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là một quá
trình gian nan, vất vả. Nó tác động đến mỗi người, từng tổ chức, nhất là liên
quan đến sinh mệnh chính trị của cán bộ, đảng viên. Nên phải làm thận trọng,

đồng bộ, kiên trì, đúng phương châm, công minh, chính xác và kịp thời. Chỉ có
như vậy, mới góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề quan trọng nhất đặt ra trong
Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, đáp ứng sự chờ đợi của nhân dân, trực
tiếp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và đội ngũ cán bộ,
đảng viên ngang tầm nhiệm vụ.
Công tác kiểm tra, giám sát luôn được Đảng ta coi trọng trong suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng từ khi thành lập cho đến nay. Đảng đã xác định: kiểm
tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng


17

trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng; tổ chức đảng phải tiến hành công tác
kiểm tra, giám sát; tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát
của Đảng; không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Những năm qua Đảng ta đã
có nhiều nỗ lực trong việc bổ sung, phát triển, hoàn thiện các quan điểm,
nguyên tắc và phương pháp của công tác này. Đồng thời đã tăng cường chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban kiểm tra các cấp để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng hiên nay.
Tính riêng trong nhiệm kỳ khoá X, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư đã ban hành 34 văn bản, hình thành một hệ thống tương đối đồng bộ các
quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Đặc
biệt, Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã ra Nghị quyết về “Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” và Bộ Chính trị ban hành Kết luận về
“Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020” để giải quyết
những vấn đề vừa trước mắt, vừa lâu dài trong công tác này của toàn Đảng.
Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI tiếp tục ra Quyết định 46QĐ/TW, ngày 1-11-2011 về “Ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương
VIII Điều lệ Đảng” và Bộ Chính trị tiếp tục ra Quyết định số 68-QĐ/TW về
“Ban hành Quy chế giám sát trong Đảng”. Thực hiện các quan điểm, chủ

trương chiến lược và chương trình kiểm tra, giám sát đã đề ra, công tác kiểm
tra, giám sát của cấp uỷ, tổ chức đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp đã có những
chuyển biến tích cực, khá toàn diện. Thời gian vừa qua, Uỷ ban Kiểm tra
Trung ương và ủy ban kiểm tra các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện kiểm
tra các lĩnh vực quan trọng như: phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, về Chiến lược cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng, cải cách hành chính… Quá trình thực hiện luôn chú trọng những nơi
phức tạp, nhạy cảm, những vụ việc bức xúc, nổi cộm. Tính chất, mức độ các


18

cuộc kiểm tra sâu sát, quyết liệt hơn so với trước kia. Giám sát là một nhiệm
vụ mới, nhưng quá trình thực hiện đã có kết quả và tác dụng bước đầu trong
việc hạn chế và phòng ngừa vi phạm, tiêu cực của tổ chức đảng và đảng viên.
Bộ máy tổ chức của uỷ ban kiểm tra các cấp được quan tâm kiện toàn; đội ngũ
cán bộ kiểm tra được tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng; chế độ,
chính sách đối với cán bộ kiểm tra được xem xét, bổ sung đã tạo được động
lực mới cho tính tích cực trong thi hành công vụ. Thực tế cho thấy, công tác
kiểm tra, giám sát của cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra các cấp đã góp phần giúp các
tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn
chế, yếu kém, khuyết điểm trong thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, ngăn ngừa sai phạm. Qua kiểm tra, giám sát đã
phát hiện nhiều sơ hở, bất cập trong quản lý kinh tế - xã hội mà người thực thi
công vụ lợi dụng để trục lợi, gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính
đáng của người dân; phát hiện những cơ chế, chính sách không phù hợp với
thực tế cuộc sống để từ đó làm cơ sở kiến nghị với các cơ quan chức năng sửa
đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng vẫn còn những hạn chế,

yếu kém như: Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên về vị trí,
vai trò công tác kiểm tra, giám sát của Đảng chưa đầy đủ. Việc thực hiện một
số nhiệm vụ, quy định mới của Đảng còn lúng túng, hiệu quả chưa cao như
việc thực hiện chất vấn trong Đảng, thực hiện chức năng giám sát của Đảng…
Số đảng viên bị kỷ luật không giảm, xử lý kỷ luật có trường hợp chưa nghiêm,
chưa kịp thời. Uỷ ban kiểm tra và cán bộ kiểm tra một số nơi chưa đủ mạnh,
chưa ngang tầm với nhiệm vụ, chưa bám sát cơ sở, địa bàn, lĩnh vực đã dẫn
đến để vi phạm xảy ra kéo dài, làm cho tình hình trở nên phức tạp, gây hậu quả
nghiêm trọng. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có vai trò hết sức quan


19

trọng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương lần thứ tư, khóa XI. Nghị
quyết Trung ương lần thứ tư, “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng
Đảng hiện nay” đã khẳng định: công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong
những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của
Đảng từng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững; niềm
tin của nhân dân với Đảng được củng cố; đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các
cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên
có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có ý thức
phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Bên cạnh đó, công tác xây dựng
Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết
điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin
của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với
vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Một trong mấy vấn đề
cấp bách nổi lên hàng đầu hiện nay là: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán
bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu

hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ
hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng,
lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân,
trong đó có phần do “Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở
nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm
còn nể nang, không nghiêm túc”21.
Để khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém, tạo được sự chuyển
biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng, mà trọng tâm, xuyên suốt và cấp
bách nhất là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức,
21

ĐCSVN, Nghị quyết TW 4 khóa XI


20

lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhằm xây dựng Đảng
ta thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh,
Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra mục tiêu, phương châm và hệ thống các giải
pháp cần thực hiện đồng bộ, trong đó xác định rõ: “Phải làm kiên quyết, kiên
trì,…, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ”, phải “tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát…”22 và giao cho uỷ ban kiểm tra các cấp nhiệm vụ chủ trì
xây dựng kế hoạch, kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ đảng
nội dung gợi ý cho các cấp uỷ viên trước khi tiến hành tự phê bình và phê
bình; đồng thời có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai quán
triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Tinh thần trên cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có vai trò
hết sức quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay. Có
thể nói, đây là công cụ đắc lực để khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu
kém trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tình

trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Bởi
lẽ, để khắc phục tình trạng này nếu chỉ đề cao tính tự giác của cán bộ, đảng
viên qua tự phê bình và phê bình không thôi thì chưa đủ, các cấp uỷ còn cần
phải thu thập thông tin nhiều chiều để gợi ý cho các cấp uỷ viên và cán bộ,
đảng viên thuộc quyền phải kiểm điểm làm rõ những vấn đề đang còn tồn tại
hoặc được dư luận đặt ra để qua đó có kết luận, xử lý cụ thể, công minh
2.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác kiểm tra, giám sát và
thi hành kỷ luật trong Đảng ta hiện nay.
Quán triệt sâu sắc những tư tưởng, quan điểm và những chỉ dẫn về công
tác kiểm tra, kiểm soát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh nói chung và trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” nói riêng. trong quá
trình xây dựng và hoạt động lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn coi trọng
22

ĐCSVN, Nghị quyết TW 4 khóa XI


21

công tác kiểm tra, giữ nghiêm kỷ luật Đảng. Trong văn kiện Đại hội VI của
Đảng chỉ rõ: “Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là
một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện. Đó cũng là biện pháp hiệu nghiệm
để khắc phục bệnh quan liêu” 23. Đòng thời Đảng cũng khẳng định: Tiến hành
công tác kiểm tra, thi hành kỷ luật là trách nhiệm của toàn Đảng, mà trước hết
là của cấp ủy các cấp.
Từ nhận thức đó, trong các giai đoạn cách mạng, trên cả lời nói và trong
hoạt động thực tiễn, Đảng ta đều nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra, giữ
gìn kỷ luật của Đảng; Đảng thường xuyên củng cố, kiện toàn ủy ban kiểm tra
của Đảng ở các cấp, cụ thể hóa nội dung kiểm tra, kỷ luật, vận dụng linh hoạt,
sáng tạo các hình thức biện pháp kiểm tra, thi hành kỷ luật của Đảng. Nhờ đó

đã góp phần tích cực vào việc giữ gìn, củng cố sự đoàn kết, thống nhất của
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tuy nhiên, việc
quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, kiểm soát
và thi hành kỷ luật Đảng của Đảng ta có lúc, có nơi còn hạn chế. Không ít nơi
cấp ủy đảng chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác
kiểm tra, thi hành kỷ luật của Đảng; nhiều nơi buông lỏng, thậm chí khoán
trắng cho ủy ban kiểm tra các cấp…Vì thế, những hiện tượng sai lệch trong
chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà
nước cũng như những tiêu cực trong quản lý kinh tế, tài chính; hiện tượng
quan liêu, tham nhũng, coi thường kỷ luật Đảng, coi thường kỷ cương phép
nước, sa sút phẩm chất đạo đức lối sống của không ít cán bộ, đảng viên…chậm
được phát hiện và xử lý kịp thời, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Hiện nay, Đảng và nhân dân ta đang ra sức thực hiện sự nghiệp đổi mới,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong bối cảnh tình hình quốc tế và
23

ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VI, Nxb ST, H. 1987, tr. 137.


22

khu vực có nhiều biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường. .. tác động mạnh
mẽ đến nước ta, tạo ra những thời cơ đan xen với những thách thức. Để thực
hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng ta chủ trương phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đồng thời mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường,
giao lưu quốc tế mở rộng cũng đang có nhiều mặt trái tác động tiêu cực đến
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đó là lối sống cơ hội, thực dụng, chạy theo đồng

tiền, lợi dụng chức quyền và những sơ hở trong cơ chế, chính sách để tham ô,
tham nhũng, lối sống buông thả, xa đọa…Tình hình đó đòi hỏi hơn bao giờ hết
phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng ngang
tầm yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, bảo đảm cho Đảng có bản lĩnh chính
trị, trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cần thiết để tận dụng
thời cơ, hạn chế thách thức, đáp ứng sự phát triển của tình hình và xu thế của
thời đại.
Để giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng
ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, giải
pháp đồng bộ(thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, XI và các
Hội nghị Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết T.Ư VI(lần 2) khóa VIII; Nghị
quyết TW4 khóa XI. Trong đó Đảng ta nhấn mạnh phải: “Đổi mới và tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát”, “Bổ sung chức năng giám sát, tăng thẩm
quyền và trách nhiệm xem xét kỷ luật của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các
cấp.”24. Để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, vấn đề
quan trọng hàng đầu là chúng ta phải quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo
quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra
và thi hành kỷ luật trong Đảng. Đặc biệt là những tư tưởng, quan điểm và
24

ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 302.


23

những chỉ dẫn về công tác kiểm tra, kiểm soát và thi hành kỷ luật trong Đảng
của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Trong đó
cần thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:
Một là, tăng cường giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho toàn Đảng,
trước hết là cấp ủy Đảng và ủy ban các cấp của Đảng về mục đích, ý nghĩa

của công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Kiểm tra, giám sát trong Đảng – Công cụ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi
suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Để phát
huy vai trũ của cụng tỏc kiểm tra, giỏm sỏt của Đảng, làm cho chúng thực sự là
công cụ đắc lực góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tỡnh trạng suy thoỏi tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, tạo ra được chuyển biến
thực sự trong công tác xây dựng Đảng, cần tổ chức thực hiện công tác kiểm
tra, giỏm sỏt phải với tinh thần kiờn quyết, kiờn trỡ, thực sự dõn chủ. Khi nhận
xột, đánh giá, kết luận, xem xét xử lý tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên vi
phạm phải thận trọng, khách quan, công minh, chính xác, thấu tỡnh, đạt lý.
Quá trỡnh thực hiện nghiệp vụ phải xác định rừ lộ trỡnh, thời gian thực hiện,
thời gian hoàn thành, gắn với thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt
chẽ việc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện.
Cần tiến hành kiểm tra, giám sát từ bước triển khai quán triệt đến việc cụ
thể hoá và tổ chức thực hiện từng nội dung của Nghị quyết để bảo đảm Nghị
quyết được thực hiện nghiêm túc, tránh được tỡnh trạng làm lướt, “đầu voi,
đuôi chuột” thái độ cực đoan, quá khích. Đặc biệt, cần chú ý tăng cường kiểm
tra, giám sát quá trỡnh chuẩn bị, thực hiện và xử lý kết quả tự phờ bỡnh và phờ
bỡnh.
Ủy ban kiểm tra cỏc cấp cần làm tốt vai trũ chủ trỡ phối hợp với cỏc ban
đảng, các tổ chức đảng và các cơ quan liên quan tham mưu, giúp cấp ủy tổ
chức lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân đó nghỉ hưu đối với tập thể và


24

cá nhân các cấp uỷ viên. Đặc biệt là đối với tập thể và cá nhân các Uỷ viên Bộ
Chính trị, Ban Bí thư. Cần chuẩn bị cụ thể, sát hợp nội dung gợi ý kiểm điểm,
yêu cầu và cách kiểm điểm, tự phê bỡnh và phờ bỡnh đối với một số nơi và
những người xét thấy cần thiết. Cần đôn đốc, theo dừi, kiểm tra cấp uỷ, tổ chức

đảng cấp dưới và cán bộ, đảng viên chuẩn bị thực hiện việc tự phê bỡnh, phờ
bỡnh và sửa chữa, khắc phục hạn chế, yếu kộm, vi phạm (nếu cú) sau kiểm
điểm, nhất là đối với những tập thể, cá nhân được gợi ý kiểm điểm. Đôn đốc,
theo dừi, kiểm tra việc xử lý vi phạm đảm bảo công tâm, nghiêm minh.
Ủy ban kiểm tra Trung ương và ủy ban kiểm tra các cấp cần có hướng
dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ chất vấn trong Đảng, chuẩn bị tốt nội dung
chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương và ban chấp hành đảng bộ
các cấp. Kiểm tra, xem xét việc giải quyết những vụ việc có thông tin hoặc đơn
thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc bức xúc mà dư luận xó
hội quan tõm. Kiểm tra, giỏm sỏt việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử để nâng cao hiệu quả công tác phũng, chống tham nhũng, lóng phớ. Bảo
đảm xét xử kịp thời, nghiêm minh những vụ án tham nhũng, trước hết là những
vụ nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xó hội quan tõm.
Ngoài ra, cần phối hợp chặt chẽ với các ban đảng, tổ chức đảng và cơ
quan liên quan tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban thường vụ cấp
uỷ sửa đổi, bổ sung các quy định, chế độ về tổ chức, cán bộ để thực hiện
nghiêm túc, có kết quả. Làm cho mọi cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, mọi cán
bộ, đảng viên nhận thức rõ: “Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng
trong toàn bộ hoạt động lãnh đao của Đảng. Kiểm tra và giữ gìn lỷ luật của
Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng” 25. Trên cơ sở đó chú trọng tăng cường và
đẩy mạnh hơn nữa trách nhiệm của mình đối với công tác kiểm tra, giám sát,
thi hành kỷ luật của Đảng, đặc biệt là chất lượng lãnh đạo công tác kiểm tra và
25

ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996, tr. 150.


25

tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ lỷ luật Đảng của các

cấp ủy cơ sở, góp phần đắc lực vào việc xây dựng các tổ chức cơ sở đảng thực
sự trở thành pháo đài chiến đấu, thành hạt nhân lãnh đạo chính trị của Đảng ở
cơ sở.
Hai là, tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy và
đội ngũ cán bộ kiểm tra của ủy ban kiểm tra các cấp, đáp ứng yêu cầu nâng
cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong thời kỳ mới.
Trong đó coi trọng việc kiện toàn uỷ ban kiểm tra và bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát. Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI
chỉ rõ: “ kiện toàn hệ thống ủy ban kiểm tra các cấp, hoàn thiện quy chế phối
hợp giữa ủy ban kiểm tra đảng với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ
pháp luật trong việc xem xét khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật đối với cán bộ,
đảng viên”, “Kiện toàn tổ chức, tăng cường cán bộ có chất lượng, cải thiện
điều kiện, phương tiện làm việc của ủy ban kiểm tra các cấp”26.
Ba là, xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của ủy ban kiểm tra của
Đảng. Phối hợp chặt chẽ với hệ thống thanh tra Nhà nước, các cơ quan bảo vệ
pháp luật, tạo nên sức mạnh của cả hệ thống trong thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.
Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định: “Tăng cường chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy công tác kiểm tra và kỷ luật của
Đảng; củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực của hệ thống thanh tra các cấp, các
cơ quan bảo vệ pháp luật và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên
quan”27.
Bốn là, tổ chức Đảng các cấp có nhiệm vụ lãnh đạo công tác kiểm tra,
giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức
đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo theo quy định của Điêu lệ Đảng.
26
27

ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H 2011, tr. 303.
ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H 2011, tr. 288.



×