Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
A. Phần mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất,
Người đặc biệt quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến trong
việc phát triển những tư tưởng đạo đức mới. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và
tấm gương đạo đức trong sáng của Người có một vị trí đặc biệt quan trọng trong
sự nghiệp cách mạng, là nhân tố có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng con
người mới ở Việt Nam hiện nay.
Trong đó, đặc biệt chú ý là những quan điểm của Người về đạo đức thanh
niên và giáo dục đạo đức cho thanh niên, Người luôn coi đây là một vấn đề có ý
nghĩa chiến lược đối với tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Điều này
được Người căn dặn rất rõ trong Di chúc: “... Thanh niên ta nói chung là tốt, mọi
việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần
phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.”
Luận điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức thanh niên được đề cập nhiều trong
các bài nói và bài viết của Người. Người phân tích một cách rõ ràng vị trí và vai
trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước trong thời kỳ mới. Chính vậy, việc nghiên cứu các quan điểm của Hồ Chí
Minh về đạo đức thanh niên và vận dụng các quan điểm đó vào việc giáo dục đạo
đức cách mạng cho thế hệ thanh niên là một yêu cầu quan trọng trong việc đào
tạo, dồi dưỡng con người mới xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp cách mạng hiện
nay.
Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất
là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống
con người ngày được nâng cao. Bên cạnh đó giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi
chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ
ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ
qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vì vậy để góp phần
xây dựng hình ảnh mới cho thanh niên em lựa chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng. Vận dụng tư tưởng này vào giáo dục đạo đức cho
học sinh, sinh viên hiên nay”
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, cũng như nhận thức của bản thân, chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,vì vậy em rất mong thầy cô đóng góp
cho bài làm của em được hoàn thiện.
Qua đây cho em gửi lời cảm ơn tới cô Th.S Vũ Thị Phương Mai giảng viên
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
B. Nội dung
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1. Khái niệm, vị trí, vai trò của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1 Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc,
chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao
cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, vì sự tiến bộ của xã hội trong
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.
1.2 Vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi
người theo tư tưởng Hồ Chi Minh.
Từ rất sớm, Hồ Chi Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách
mạng. Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư
cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể
hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc. Người viết:
“Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ
vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức
tạp, lâu dài, gian khổ.
Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có
đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang” .
Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển
con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối.
Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì
sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân” .
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng
trong mọi thử thách. Người viết: “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian
khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững
tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vui sau thiên
hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ” Đối
với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật
trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”.
Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện.
Người nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã
hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong
cả ba mối quan hệ của con người: đối với minh, đối với người, đối với việc. Tư
tưởng Hồ Chí Mính đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ,
đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Trong bản Di chúc bất
hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải
thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư” . Đảng phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và
thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“hồng” vừa “chuyên”
2
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đó là đo lòng cao thượng
của con người. Theo Hồ Chí Minh mỗi người có công việc, tài năng, vị tí khác
nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách
mạng đều là người cao thượng
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không phải một chiều phụ
thuộc vào tồn tại xã hội, vào những điều kiện vật chất kinh tế. Nó có khả năng tác
động tích cực trở lại, cải biến tồn tại xã hội
2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời
đại mới.
2.1 Trung với nước, hiếu với dân: Đây chính là phẩm chất quan trọng nhất,
bao trùm nhất, là chuẩn mực đạo đức nền tảng, điều chỉnh hành vi giữa cá nhân
với cộng đồng.
Trung với nước, hiếu với dân là trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ
nước của các thế hệ cha ông ,nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân của đất
nước.
Trung với nước trong tư tưởng Hồ Chi Minh có nội dung là:
- Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi
ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết
- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng
- Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Hiếu với dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung là:
- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân
- Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ
chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Như vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện
quan điểm của Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng,
đất nước. Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó
với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc; quan tâm cải thiện dân sinh,
nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất
nước.
2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô tư là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách
mạng trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chi Minh,
Hồ Chi Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con
người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể
nội dung từng khái niệm.
2.2.1Cần : là siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai, việc khó khăn mấy cũng làm
được. Siêng học thì mau tiến, siêng nghĩ thì hay có sáng kiến, siêng làm thì nhất
định sẽ thành công
2.2.2 Kiệm : là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí. Theo Hồ Chí Minh,
còn là tiết kiệm cả thời gian, là ở tăng năng suất lao động, tiết kiệm tiền của dân,
của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không
hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức...”.
3
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
2.2.3 Liêm: là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng, theo
Hồ Chí Minh là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm
đồng xu hạt thóc của nhà nước của nhân dân, chỉ có một thứ ham: ham học, ham
lam, ham tiến bộ
2.2.4 Chính: là thẳng thắn, là không tà, là việc gì mà tốt thì dù nhỏ cũng cố
làm, việc gì mà xấu thì dù nhỏ cũng cố tránh. Muốn chính thì như Hồ Chí Minh
viết: “ Phải có công tâm, có công đức. Chớ đem của công dung vào việc tư. Chớ
đem người tư làm việc công.
2.2.5 Chí công vô tư : là rất mực công bằng, công tâm, không được có lòng
riêng, thiên tư, thiên vị, đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc. “Khi
làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi
sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng
bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành
chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng
cao đạo đức cách mạng.
Theo lời Bác, Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí công vô tư có mối quan hệ
mật thiết với nhau:
“ Cần với Kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.
Cần mà không Kiệm cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào
chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không Cần, thì
không tǎng thêm, không phát triển được. Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính.
Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một
người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn. Tự
mình phải Chính trước, mới giúp được người khác Chính. Mình không Chính, mà
muốn người khác Chính là vô lý.”
Bồi dưỡng phẩm chất Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí công vô tư sẽ làm
cho con người vững vàng trước mọi thử thách: giàu sang không thể chuyển lay, uy
vũ không thể khuất phục.
2.3 Thương yêu con người: Đây chính là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ
truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân
loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ
giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng
kiểu tôn giáo, mà luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp
vô sản dành cho các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ
Thương yêu con người phải tin vào con người. Với mình thì chặtchẽ,
nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên,
kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm.
Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp
hơn. Vì vậy, phải thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh luôn gắn với hành động cụ thể,
phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho con người.
2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
4
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng những
quan niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi toàn nhân loại.
Quan niệm đạo đức về tinh đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh
thể hiện trong các điểm sau:
- Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải
phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột.
- Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu
chung, “bốn phương vô sản đều là anh em”.
- Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội.
- Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước
chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của
chủ nghĩa sô vanh, vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc...
Có thể nói tinh thần quốc tế trong sáng trong đạo đức Hồ Chí Minh bắt
nguồn từ tình thương yêu đối với con người; vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị
áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, mang lại tự do và bình đẳng
thực sự cho con người. Từ chủ nghĩa quốc tế trong sáng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đặt nền móng và xây dựng nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của nhân dân
Việt Nam với các dân tộc trên thế giới, góp phần vào những thắng lợi to lớn của
nhân dân Việt nam và nhân dân thế giới.
II. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học
sinh, sinh viên hiện nay
1.Thực trạng đạo đức trong học sinh, sinh viên hiện nay
Hiện nay, ở vào thời kỳ hội nhập nhiều học sinh, sinh viên có ý chí
vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Học sinh, sinh viên được
thừa hưởng nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật tiến tiến. Nhiều tấm gương đạo đức
cao đẹp (Ngô Bảo Châu giành giải thưởng cao quý Huy chương Fields, các cuộc
thi robocon,), những tấm gương vượt khó, ý chí, nghị lực,…Tuy nhiên, cũng dưới
tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân
khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên nước ta có xu hướng ngày càng tăng
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã
và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên
tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để
đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha,
anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn
bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa.
Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh
bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn
vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh chị”. Trong khi
đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội
đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng
và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam
được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo động hơn
nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo
5
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng
chém trọng thương.
Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và
xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay
cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu…
Trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ,
người lớn…. Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống hưởng
thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức
rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ…
Kết quả điều tra 600 sinh viên của 5 trường đại học ở Hà Nội năm 2006 cho
thấy có 69,7% sinh viên được hỏi cho rằng sinh viên hiện nay có biểu hiện chạy
theo lối sống thực dụng; 31,2% cho rằng sinh viên hiện nay chưa có khát vọng cao
về lập thân, lập nghiệp vi tương lai; 21,8% cho là sinh viên có biểu hiện mờ nhạt
về hoài bão và lý tưởng…
Những năm gần đây, số vụ sinh viên phạm pháp hoặc bị kỷ luật mỗi năm
một tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD&ĐT, giai đoạn từ năm 2003 2007, số sinh viên phạm tội hình sự là 27 sinh viên, bị bắt giữ liên quan đến vụ
việc khác 77 sinh viên, 126 sinh viên bị buộc thôi học và 2.533 sinh viên vi phạm
quy chế nhà trường. Kết quả điều tra gần đây của Viện nghiên cứu và phát triển
Giáo dục Việt Nam cho thấy: Càng học lên cao thì số học sinh, sinh viên vi phạm
đạo đức càng tăng lên. Biểu hiện vi phạm: Tỉ lệ đi học không đúng giờ: Tiểu học:
20%, THCS: 21%, THPT: 58%, CĐ- ĐH: 85%,Tỉ lệ quay cóp: Tiểu học: 8%,
THCS: 55%, THPT: 60%, CĐ- ĐH: 69%. Tỉ lệ nói dối cha mẹ: Tiểu học: 22%,
THCS: 50%, THPT: 64%, CĐ- ĐH: 83%. Tỉ lệ vi phạm Luật giao thông: Tiểu
học: 4%, THCS: 35%, THPT: 70%, CĐ- ĐH: 84%
Năm 2007, khảo sát từ 30 trường ĐH, CĐ cho thấy: 51,4% sinh viên cho
rằng “Sống thử trước hôn nhân” là hiện tượng phổ biến. Số liệu khác của ủy ban
Dân số – Kế hoạch hóa gia đình năm 2007 đã báo động: mỗi năm cả nước có hơn
1,5 triệu vụ nạo phá thai, trong đó tuổi vị thành niên chiếm trên 35% (trong đó
khoảng 20% là học sinh, sinh viên)....
Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng
tăng cao.Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa
tốc độ”.
Một con số khác khiến chúng ta phải suy nghĩ là theo thống kê của Bộ Y tế,
hàng năm ở nước ta có 14.000 ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (chiếm 10% số
người nạo phá thai), có 5% số trẻ em gái dưới 18 tuổi đã phải làm mẹ, có 14% số
người nhiễm HIV/AIDS là trẻ em dưới 15 tuổi.
Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (từ 15-19 tuổi)
cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Theo thống kê mới nhất của
Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam.Tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, hàng
năm có trên 5.000 ca nạo phá thai, trong đó có tới 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Còn
tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, con số này thấp hơn chiếm khoảng 18%, nhưng tuổi
đời của thai phụ lại trẻ hơn nhiều, trung bình là 20 tuổi.
2. Nguyên nhân tha hoá đạo đức của học sinh, sinh viên:
6
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tha hoá đạo đức
2.1 Nguyên nhân bản thân: Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi;
đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức.
2.2 Nguyên nhân từ gia đình
Gia đình trong xã hội chúng ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu
như người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải
vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Và thay vì khuyên bào thì chỉ là quở trách và
la mắng. Một số sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần; số khác sẽ tụ tập
với những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời.
2.3 Nguyên nhân từ nhà trường
Về phía các trường học, việc giáo đạo đức từ bậc phổ thông đến đại học có
nhiều bất ổn. TS Phạm Thị Kim Anh (ĐHSP Hà Nội) cho rằng: chúng ta vẫn
“nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”. Nhiều giáo lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến
thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học
sinh, sinh viên. Chương trình giáo dục đạo đức; giáo dục Công dân thì quá ôm
đồm nặng nề, xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng ứng xử hàng ngày cho
học sinh. Thậm chí một số trường học còn là nơi dung dưỡng điều xấu, bởi ta mới
chỉ nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Lối sống tha hóa đạo
đức của một bộ phận không nhỏ của giới trẻ trong xã hội ta có một nguyên nhân
cần nhấn mạnh là do ảnh hưởng của những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện
nay.”
2.4 Nguyên nhân từ xã hội:
Ở góc độ xã hội, điều ai cũng thấy là kỷ cương phép nước ở một số lĩnh
vực, ở một số địa phương bị buông lỏng, vô tình tạo nên tình trạng tội phạm gia
tăng. Những vụ việc như “múa kiếm”, tham ô tham nhũng của người lớn được du
di cho qua không thể không khiến người trẻ nghĩ rằng “làm sai cũng chẳng sao
cả”, vì đâu có thấy những hành vi đó bị trừng phạt thích đáng. Hơn nữa, do hội
nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức
của con người. Từ đó, nẩy sinh ra nhiều kiểu sống bệnh hoạn, làm băng hoại
những giá trị truyền thống văn hoá.
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học
sinh, sinh viên
Về phía bản thân: Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức
của con người, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng,
bác ái với những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản
thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương của những người đạo đức
trong xã hội hiện tại.
Biết giữ gìn đạo đức, lương tâm, nhân phẩm và danh dự. Luôn thấm nhuần
tư tưởng của Hồ Chí Minh, coi đạo đức cách mạng là gốc, đức gắn với tài, tài càng
cao đức càng phải lớn.
Sống phải có ước mơ, hoài bão để không ngừng rèn luyện bản thân, cống
hiến cho nước nhà. Phải có trách nhiệm với Tổ Quốc, giữ gìn thành quả của các
thế hệ đi trước. Dám đấu tranh chống lại cái sai, điều ác và ủng hộ những việc làm
đúng đắn.
7
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
Về phía gia đình: Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành nhân cách con người. Vì thế, muốn cho con cái trở nên tốt, gia đình phải là
nơi mọi người sống yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Các thế hệ cùng
chung sống phải biết quan tâm tới nhau, thì người trẻ sẽ có nền tảng đạo đức tốt.
Đồng thời, gia đình phải sống hạnh phúc, nơi đó cha mẹ và con cái sống hài hoà
với nhau, người trẻ sẽ cảm nhận được những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng
nghe, yêu thương, tha thứ, nâng đỡ và chấp nhận những khác biệt của nhau…
Bên cạnh đó, trong một thế giới đang đề cao sự thỏa mãn tức thời,
những ham muốn bản năng, thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi
dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm. Đồng thời đảm
bảo đời sống vật chất cho mỗi thành viên, sống trong môi trường trong lành để tu
dưỡng và rèn luyện bản thân
Về phía nhà trường: Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang
bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các
bạn trẻ. Đưa các chương trình đạo đức vào môn học và các kỹ năng sống cho học
sinh, sinh viên. Nhất là chương trình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh
Bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đưa tư tưởng Hồ Chi Minh vào thực tiễn bồi dưỡng bởi đó là
sự đúc kết từ thực tiễn và lý luận phù hợp với con người Việt Nam.
Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên.
Đồng thời mỗi cá nhân không ngừng tu dưỡng đạo đức, giữ gìn hình ảnh cao đẹp
về người thầy, là những tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo.
Khơi gợi và nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội
Cần khơi gợi và nêu cao tình yêu gia đinh, yêu quê hương đất nước đó sẽ là
động lực giúp học sinh, sinh viên không ngừng học tập và tu dưỡng, để đưa
nước ta ngày càng phát triển, sánh ngang tầm với các nước phát triển khác trong
khu vực và thế giới như khi xưa Hồ Chủ Tịch từng mong đợi.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động nhằm kích thích
vai trò xung kích của thanh niên, quyết tâm đào tạo họ thành những người kế thừa
xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên” như mong mỏi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh
Về phía xã hội: Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ,
giúp họ sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là những người lầm lỡ,
giúp họ trở thành những con người có ích cho xã hội. Chính vì thế, họ đang cần
được xã hội quan tâm giúp đỡ, nhất là mở những lớp học về cách ứng xử trong
cuộc sống. Đồng thời họ mong muốn những người có trách nhiệm nên làm gương
cho họ
Đấu tranh chống lại những hành vi tha hóa đạo đức và có các biện pháp
trừng phạt thích đáng cho những cá nhân phát tán văn hóa đồi trụy, những tư
tưởng lệch lạc. Đồng thời trừng trị nghiêm minh với những tội phạm là người lớn
để giới trẻ thấy và tuân thủ.
Tuyên truyền cho học sinh, sinh viên nhận thức về đạo đức, về lý tưởng
sống và biết được những hành vi xấu để phòng tránh.
8
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
Trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 ban hành
kèm theo Quyết định số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29-4-2003 của Thủ tướng Chính
phủ, khẳng định mục tiêu tổng quát: "Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế
hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất
lượng cao và phát huy tốt vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Chiến lược đưa ra 6
mục tiêu cụ thể hoá mục tiêu tổng quát, trong đó mục tiêu đầu tiên, liên quan đến
vấn đề giáo dục tư tưởng, chính trị và đạo đức: "Nâng cao nhận thức chính trị, tinh
thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm
chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên"..
9
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
C. KẾT LUẬN
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, thân thế và sự nghiệp của Người đã trở
thành tấm gương đạo đức trong sáng của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ
đại, một người cộng sản chân chính, đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của
người bình thường, ai cũng có thể noi theo, làm theo để trở thành người công dân
tốt trong xã hội.
Nhất là tầng lớp sinh viên, những chủ nhân cận kề của đất nước,chúng ta
được nhà nước đầu tư đào tạo để trở thành các vị lãnh đạo,những bác sĩ, những
doanh nhân... Vì vậy để xứng đáng với Đảng, với Nhà nước, với sự trông đợi của
tất cả mọi người, chúng ta không những phải nỗ lực học tập thật giỏi về chuyên
môn mà còn phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí M inh để vững vàng trở thanh chủ nhân tương lai của đất nước, xây dựng đất
nước ngày càng giàu mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu.
Bản thân là một sinh viên trường Đại học Lao động- xã hội em thấy mình
phải không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện hơn nữa để trở thành con ngoan,
trò giỏi và người công dân tốt. Đồng thời là một nhân viên công tác xã hội tương
lai, em thấy mình cần tuyên truyền cho nhiều bạn trẻ về lý tưởng sống cao đẹp,
không chạy theo cái tầm thường, vị kỷ,…để mỗi người là một bông hoa đẹp tô
điểm cho non sông đất nước.
MỤC LỤC
A. Mở bài
B. Nội dung
10
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1. Khái niệm, vị tri, vai trò của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1 Khái niệm về đạo đức
1.2 Vị tri, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi người
theo tư tưởng Hồ Chi Minh.
2 Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại
mới.
2.1 Trung với nước, hiếu với dân.
2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
2.3 Thương yêu con người.
2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
II. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh,
sinh viên hiện nay
1.Thực trạng đạo đức trong học sinh, sinh viên
2. Nguyên nhân tha hóa đạo đức của học sinh, sinh viên hiện nay
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh,
sinh viên
C. Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
11
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm
2005- Bộ giáo dục và Đào tạo
2. Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2002
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, , Chính trị Quốc gia Hà Nội năm
1996 Thanh Duy(Chủ biên)
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường Cách mạng Việt Nam, NXB Chính
trị Quốc gia Hà Nội, năm 2003. Võ Nguyên Giáp
5. Tư tưởng Hồ Chi Minh, NXB: Giáo dục, năm 2004. TS. Trần Quy Nhơn
6. Học tập đạo đức cach mạng Hồ Chi Minh, NXB Thông tấn, Hà Nội, năm
2004
7. "Một lãnh tụ ở bước ngoặt lịch sử", Báo Nhân dân số ra ngày 17/9/1969.
- www.cpv.org.vn (tạp chí Đảng cộng sản Việt Nam)
- www.vietnamnet.vn
- />-
- www.tuoitre.com.vn
12