Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về NGUYÊN tắc THỐNG NHẤT GIỮA nói và làm ý NGHĨA TRONG GIÁO dục và rèn LUYỆN đội NGŨ cán bộ ĐẢNG VIÊN của ĐẢNG TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.14 KB, 7 trang )

1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT
GIỮA NÓI VÀ LÀM Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC
RÈN LUYỆN CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY
Tư tưởng Hồ chí Minh về đạo đức cách mạng là một nội dung quan trọng
trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người để lại cho thế hệ hôm nay, mai sau. Tư
tưởng Hồ chí Minh về đạo đức cách mạng không phải là những tác phẩm đồ sộ
của Người để lại, mà tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng đó là những
bài nói, bài viết giản dị mộc mạc, nhưng nó chứa đựng hàm súc, cô đọng sâu sắc
về toàn bộ phẩm chất, đạo đức nhân cách của người cách mạng, của mọi tổ chức
của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng đó chính là hiện thực sinh động chính cả cuộc đời, sống và hoạt động
cách mạng của Người. Đó là tấm gương sáng, là hiện thân của nền đạo đức cách
mạng Việt Nam, mãi mãi là ngọn đền pha chói rọi con đường rèn luyện, phẩm
chất trở nên “tốt” hơn, đạt đến “ chân thiện mỹ” của con người Việt Nam ngày
nay và mai sau.
Với ý nghĩa lớn lao và bao hàm rộng lớn về tư tưởng đạo đức cách mạng của
Người, trong phạm vi bài viết này tôi xin đề cập một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ
tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh. Đó là tư tưởng về nguyên tắc
thống nhất “giữa nói và làm”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhất
giữa nói và làm nó gắn liền với chính toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người. Bắt đầu từ lúc Người ra đi tìm đường cứu nước, đến khi về nước trực tiếp
lãnh đạo cách mạng, trên cương vị là chủ tịch Đảng và chủ tịch nước 24 năm, cho
đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời cách mạng của Người. Nói đi đôi với
làm đã trở thành nguyên tắc bất di bất dịch trong đời thường giản dị cũng như
hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
Nguyên tắc thống nhất giữa nói và làm của Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ
truyền thống chuẩn mực hành vi đạo đức của dân tộc Việt Nam, được Hồ Chí
Minh tiếp thu tư tưởng tiến bộ của văn hoá phương Đông mà tập trung chủ yếu



2
trong học thuyết Khổng tử mà hình thành nên. Hồ Chí Minh nói: “nói chung thì
các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống
còn có giá trị hơn một trăm bài tuyên truyền”1.
Cuộc đời hoạt động cách mạng 30 năm ở phương Tây đã làm phong phú
thêm vốn văn hoá của Hồ Chí Minh đó là sự kết hợp chặt chẽ văn hoá phương
Đông và văn hoá phương tây, mà nhân tố quyết định tư tưởng nguyên tắc đạo đức
thống nhất thống nhất giữa nói và làm đó là chủ nghĩa Mác – Lê nin. Từ những
nguyên lý cơ bản về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác –
Lê nin, đã tạo ra bước ngoặc chuyển biến về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
nguyên tắc thống nhất giữa nói và làm. Hồ Chí Minh khẳng định: “ Thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà
không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”1.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh không những luôn thể
hiện là một tấm gương sáng ngời về nói đi đôi với làm, mà còn giáo dục nhắc nhở
căn dặn cán bộ công chức, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo trong tổ chức
Đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội phải thực hành nói đi đôi với làm,
coi đó là một phẩm chất đạo đức một nét đẹp của văn hoá chính trị trong hoạt
động của văn hoá cầm quyền và của một nhà nước của dân, do dân vì dân.
Nguyên tắc thống nhất giữa nói và làm được Hồ Chí Minh đề cập quán triệt
trên một bình diện phạm vi rộng lớn, đi vào tất cả các mỗi quan hệ, từ hoạt động
rèn luyện của bản thân mỗi con người, đến mỗi quan hệ gia đình xã hội, cho đến
phẩm chất rộng lớn của mỗi tổ chức, đặc biệt là phẩm chất của tổ chức Đảng với
quần chúng nhân dân. Các nội dung đó được Hồ Chí Minh phân tích so sánh hết
sức cụ thể ở mỗi chặng đường phát triển của xã hội. Đồng thời so sánh phê phán
những mặt sai trái của đạo đức xã hội phong kiến đế quốc. Những nội dung chủ
yếu tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc thống nhất giữa nói và làm có thể rút ra
những mặt chủ yếu mà Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh đề cập sau đây.
1

1

Hồ Chí Minh toàn tập. T1. NXB CTQG. Hà NộI. 1995 Tr 263
Hồ Chí Minh toàn tập. T8. NXB CTQG. Hà NộI. 1995 Tr 496


3
Một là:Nguyên tắc thống nhất giữa nói và làm đối với cá nhân con người
nói chung
Về cá nhân con người nói chung Hồ Chí Minh xem nói đi đôi với làm là một
phẩm chất, một giá trị đạo đức thực tiễn, là đạo làm gương. Nội dung này được
Hồ Chí Minh đưa ra so sánh với chế độ phong kiến đế quốc, phân biệt giữa cán
bộ công chức bộ máy nhà nước dưới thời phong kiến với chế độ ta và yêu cầu đối
với cán bộ ta hiện nay Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra
cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm, mà lại bắt nhân dân phải tuân
theo để phụng sự chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính. Cho cán bộ
thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”2.
Từ sự so sánh đó Hồ Chí Minh bao giờ cũng gắn liền giữa nói phải đi đôi
với làm, tư tưởng phải chuyển hoá thành hành động cụ thể. Theo Hồ Chí Minh
nói đúng đã khó, nhưng làm cho đúng, làm có hiệu quả thiết thực còn khó hơn.
Từ đó Hồ Chí Minh yêu cầu lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu
quả thiết thực cho bản thân và cho người khác. Nếu nói nhiều làm ít, nói mà
không làm, hơn nữa nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác
dụng: “ hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”. Đó là thói đạo đức giả, là
đạo đức của giai cấp bóc lột, của chế độ phong kiến đế quốc. Hồ Chí Minh chỉ ra
mục tiêu con đường để khắc phục đó là phải học tập. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Muốn
“ nói” và “ làm” thì phải học như tục ngữ có câu: “ học ăn học nói học gói học
mở”. Hồ Chí Minh cho rằng nói cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được,
trước hết là phải học cách nói của quần chúng. Bởi vì cách nói của dân chúng rất
đầy đủ”1

Hai là:Nguyên tắc thống nhất giữa nói và làm đối với cán bộ đảng viên
Đối với cán bộ đảng viên điều này được Hồ Chí Minh nêu ngay trong tác
phẩm: “ Đường cách mệnh” năm 1927 ngay ở trang đầu tiên Người viết “ T cách
của người cách mệnh”. Đối với cán bộ đảng viên Hồ Chí Minh nêu ra một luận
điểm quan trọng: “ Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “
2
1

Hồ Chí Minh toàn tập. T6. NXB CTQG. Hà NộI. 1995 Tr 321
Hồ Chí Minh toàn tập. T5. NXB CTQG. Hà NộI. 1995 Tr 306


4
cộng sản” mà ta được họ yêu mến. “ Quần chúng chỉ quý mến những người, có tư
cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải mực thước cho người ta bắt
chước”2. Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng
đặc biệt, trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ đảng
viên. Hồ Chí Minh nêu rõ cán bộ đảng viên là đầy tớ của dân thì cùng dân gánh
vác công việc. Việc gì có lới cho dân thì dù nhỏ mấy cũng phải hết sức làm. Điều
quan trọng ở đây không những chỉ làm, mà phải làm gương. Tức là nói điều gì thì
mình phải làm ngay, làm trước làm nhiều hơn.
Hồ Chí Minh thường xuyên phê phán cán bộ bệnh chủ quan, bệnh hình thức,
bệnh quan liêu giấy tờ. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải chân đi, mắt thấy tai
nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ. Nói đi đôi với làm không chỉ làm gương, mà
còn phải kiểm tra tỷ mỷ chu đáo.
Ba là:Nguyên tắc thống nhất giữa nói và làm về vai trò lãnh đạo của tổ
chức của Đảng với quần chúng
Đối với vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng với quần chúng Hồ Chí Minh yêu
cầu “ làm” ở đây là hoạt động lãnh đạo, của tổ chức Đảng vì vậy, tổ chức Đảng
phải có biện pháp khoa học, quyết tâm cao nhằm đưa nghị quyết, chủ trương

chính sách của Đảng và chính phủ vào cuộc sống. Hồ Chí Minh đề cập đến phẩm
chất của tổ chức Đảng trong quá trình “ nói và làm” Hồ Chí Minh nhấn mạnh, tổ
chức trước hết vẫn là con người. Tổ chức nào thì hạt nhân vẫn là con người. Làm
sao cho dân tin, dân yêu, dân phục, một thái độ “ tâm phục, khẩu phục” thật sự
qua lời nói và việc làm của cán bộ đó. Đã là “ tâm phục, khẩu phục” thật sự thì
mọi lúc, mọi nơi, mọi công việc, trước mắt hay sau lưng, quần chúng đều tin yêu
cảm phục.
Đối với vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với quần chúng Hồ Chí Minh
còn nhấn mạnh một khía cạnh khác thể hiện sự gắn bó “ nói và làm” đó là “ chủ
trương 1, biện pháp 10, quyết tâm 20” để “ làm” có hiệu quả. Trước hết đường lối

2

Hồ Chí Minh toàn tập. T5. NXB CTQG. Hà NộI. 1995 Tr 552


5
chủ trương phải đúng, xuất phát và phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính
đáng của quần chúng, chủ trương làm sai thì không có hiệu quả”1
Khi đã có đường lối đúng chủ trương đúng thì việc đề ra biện pháp và cách
tổ chức phù hợp, khoa học có ý nghĩa quyết định đem lại hiệu quả cao. Theo Hồ
Chí Minh “biện pháp 10” tức là cách tổ chức, cách làm việc. Theo Hồ Chí Minh
sự phong phú không chỉ dùng lại ở sự cần thiết nhiều biện pháp, mà một điều
quan trọng là trong khi “ làm”. Đó là quá trình điều chỉnh, bổ sung chính sách,
chủ trương cho phù hợp cuộc sống. Hồ Chí Minh chỉ rõ nghị quyết như mạch
máu: “ Đảng phải luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình, đã thi
hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và những chỉ thị đó hoá ra lời
nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng” 2. Hồ Chí Minh
cũng phê phán trái với phẩm chất “ nói đi đôi với làm” là những người những tổ
chức “ nghị quyết đầy túi áo, thông cáo đầy túi quần” 3 có thể nói “ nói đi đôi với

làm” vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng với quần chúng có vai trò cực kỳ quan
trọng nó quyết định đến sự thành bại của cách mạng.
Bốn là:Nguyên tắc thống nhất giữa nói và làm đối với gia đình nhà trường
và xã hội
Trong mỗi quan hệ rộng lớn này Hồ Chí Minh đề cập đó là tấm gương của
bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với những người em phải là những tấm
gương sáng. Trong nhà trường là tấm gương của thầy cô giáo đối với học sinh.
Trong xã hội đó là tấm gương của các thế hệ trước đối với thế hệ sau là đặc biệt
quan trọng. đó là những gương “ người tốt việc tốt”.
Nguyên tắc thống nhất giữa nói và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò
ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức,
nêu gương của mỗi con người, của cán bộ đảng viên của các tổ chức Đảng.
Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới đất nước, xây dựng đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những
Hồ Chí Minh toàn tập. T6. NXB CTQG. Hà NộI. 1995 Tr 292
Hồ Chí Minh toàn tập. T6. NXB CTQG. Hà NộI. 1995 Tr 298
3 Hồ Chí Minh toàn tập. T6. NXB CTQG. Hà NộI. 1995 Tr 250
1
2


6
thành tựu mà chúng ta đạt được trong những năm đổi mới, chứng minh đường lối
đổi mới của Đảng là hoàn toàn đúng đắn. Sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước càng đi vào chiều sâu, nhiều vấn đề mới nảy sinh đòi hỏi Đảng ta
phải tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những giải pháp đúng. Tiếp tục đưa sự nghiệp
đổi mới tiếp tục phát triển đi lên. Một trong những nhân tố quyết định thành công
của sự nghiệp đổi mới đó là đường lối đúng đắn của Đảng. Sự phấn đấu rèn luyện
phẩm chất đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên, của tổ chức cơ sở Đảng.
Từ ý nghĩa đó. Hiện nay toàn Đảng toàn quân toàn dân ta đang học tập và

làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh theo chỉ thị 23-CTTW của Ban bí thư Trung
ương Đảng về “ Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong giai đoạn mới”. Chính vì vậy học tập rèn luyện theo tư tưởng Hồ Chí
Minh về nguyên tắc thống nhất “ giữa nói và làm” cần phải thực hiện tốt những
nội dung sau đây:
- Đối với tổ chức cơ sở Đảng phải thường xuyên quán triệt sâu sắc mọi
đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, và pháp luật của nhà nước, phổ biến
mọi chủ trương, chính sách, những định hướng và giải pháp phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Cụ thể hoá nghị quyết, biến nghị quyết thành hiện thực, đưa
nghị quyết vào cuộc sống.
- Mỗi đảng viên phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao đạo đức cách
mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
- Cán bộ đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết, gương mẫu chấp hành
mọi chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, chế độ quy định
của đơn vị, kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực trong sinh hoạt học tập, bản thân
và gia đình không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.
- Thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình với tinh thần thẳng thắn,
không “ dĩ hoà vi quý” kể cả trong sinh hoạt, học tập công tác cũng như trong
cuộc sống đời thường, người phê bình phải có thái độ chân thành, người được phê
bình phải thực sự cầu thị trong tiếp thu phê bình để sửa chữa tiến bộ.


7
Trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang đứng trước những vận hội mới
và thách thức mới tiếp tục sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước. Hơn bao giờ
hết, chúng ta phải dương cao ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, lấy ánh sáng cao đẹp
của đạo đức cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh soi rọi vào mỗi tổ chức, mỗi cá
nhân để rèn luyện phấn đấu xây dựng tổ chức Đảng. Cán bộ đảng viên thực sự
vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.




×