Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải thích các tình huống thực tiễn: Rượu và Con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.9 KB, 8 trang )

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
I, TÌNH HUỐNG:
Một lần nọ, Lan và mẹ có đi ăn đám cưới của một chị cùng dãy phố. Ở đó, Lan
ngồi ăn ngay cạnh bàn của đám thanh niên trong phố. Lan để ý rằng họ đã uống rất
nhiều rượu. Chuyện đã không có gì cho đến lúc về,một người cũng là khách của bữa
tiệc đã vô tình va phải một thanh niên trong đám đó. Sẵn men rượu trong người, hai
người đã xảy va cãi vã nặng lời, và cuối cùng dẫn đến đánh nhau.
Vậy rượu là gì và nó có tác hại như thế nào mà khiến hai người họ mất hết bình
tĩnh và kiềm chế như vậy, chúng mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu nhé!

II, MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
-

-

Thứ nhất: Trước hết giúp chính Lan và mẹ Lan cùng với những thanh niên và
người khách hiểu rõ vai trò của rượu trong đời sống và biết cách sử dụng rượu
một cách hợp lí nhất để đem lại hiểu quả cao. Đồng thời, phân tích những tác
hại của rượu đối với con người cho mọi người cùng hiểu rõ.
Thứ hai:Nhằm hiểu sâu hơn về kiến thức các môn Văn học, Toán, Sinh học,
Hóa học, Vật lí, Địa lí, Giáo dục công dân… tăng kỹ năng vận dụng các kiến
thức từ sách vở vào thực tế đời sống.
Thứ ba: Tạo thành cuộc tuyên truyền rộng lớn thông qua nhà trường và mạng
xã hội, giúp cho mọi người hiểu rõ, hiểu sâu vai trò của rượu đối với con
người, đặc biệt là học sinh chúng ta.

III, TỔNG QUAN VỀ CÁC NGIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG.
1, Thành lập nhóm nghiên cứu.
Gồm:


- Phạm Thị Hương Giang
- Nguyễn Thúy Quỳnh
2, Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp:
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua sách báo,
mạng xã hội.
- Thống kê: thống kê số người chết và bị thương do tai nạn giao thông, ….
- Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế đời
sống.
- Phân tích, đánh giá: Phân tích cụ thể các mặt tích cực, tiêu cực; bay tỏ quan điểm về
vấn đề
3, Tổng hợp nghiên cứu và đề ra giải pháp:
Để giải quyết tình huống này, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu và thấy có thể
vận dụng nhiều kiến thức các môn đã học trong nhà trường để giải quyết cho
thấu đáo, cặn kẽ tình huống mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là: môn Sinh
học, Hóa học, Vật lý, Lịch sử, Tin học, Giáo dục công dân và Ngữ văn ở các khối lớp
mà chúng tôi đã được học. Ví dụ:
+ Môn Ngữ văn: Nắm các kĩ năng viết văn, thuyết minh, nghị luận để viết bài
+ Môn Lịch sử: Biết được nguồn gốc ra đời của rượu.


+ Môn Toán: Thống kê và tính tỉ lệ số người sử dụng rượu.
+ Môn Hóa học: Thành phần hóa học có trong rượu
+ Môn Sinh học: Biết được ảnh hưởng của rượu đối với sức khỏe con người
+ Môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức về sử dụng rượu
+ Môn Tin học: Sử dụng mạng, soạn bài bằng phần mềm Microsoft Word
4, Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình huống
4.1, Tìm hiểu chung về rượu.
Rượu – một tên gọi hết sức gần gũi và quen thuộc. Vậy rượu là gì?
Rượu có thể có các nghĩa:
- Trong hóa học, rượu là một chất hữu cơ chứa nhóm –OH

- Rượu có thể là tên gọi của một nhóm các đồ uống có chứa cồn. Tùy thuộc vào
nguyên liệu, cách sản xuất, rượu có những tên gọi khác nhau như: rượu vang,
rượu whisky, rượu vodka, rượu nếp, rượu đế, rượu thuốc, rượu sake,…

Tùy thuộc vào nồng độ cồn có trong rượu, người ta phân thành ba loại: Rượu
chưng cất, bia và rượu vang.
Hiện nay, người ta không biết chính xác rượu có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn, nó
phải có lịch sử lâu đời. Đối với dân tộc ta, người Việt đã biết làm rượu từ buổi bình
minh của đất nước.
4.2, Tình hình sử dụng rượu
Rượu đã có từ rất lâu đời, dưới sự sản xuất ngày càng tiên tiến, hiện đại và chuyên
môn hóa. Người ta có thể tạo ra nhiều loại rượu khác nhau từ hương vị đến màu sắc…
Và rượu đã trở nên rất quen thuộc trong đời sống con người: Việc dùng bia rượu trong
ba ngày xuân đã thành phong tục, rượu đã thành rượu lễ, rượu nghĩa. Cúng tế
trời đất, thánh thần, tổ tiên, ông bà đều có dâng rượu ( hiến tửu), cưới hỏi là việc quan
trọng cả họ tộc và cả đời người cũng có dâng rượu ông bà, cha mẹ và đãi rượu họ
hàng, tang ma người thân tuy không phải vui sướng gì cũng phải có rượu cúng và
rượu mời khách đến dự đám tang, thi đỗ, thăng chức, lên lão, mừng thọ, sinh con
cũng đều có rượu; thậm chí cũng còn có chén rượu tiễn đưa khi biệt ly và uống rượu
tẩy trần khi hội ngộ… Nên uống rượu đã thành như một nét văn hóa trong cuộc sống
người Việt Nam.
Theo thống kê của WHO, việc sử dụng đồ uống có cồn ở Việt Nam khá phổ biến,
đặc biệt là ở nam giới. Ước tính có đến 70% đàn ông Việt Nam uống rượu, bia và cứ
trong 4 người thì có 1 người sử dụng rượu, bia ở mức độ có hại, tương đương với 6
cốc bia hơi mỗi ngày.


4.3, Vai trò của rượu đối với con người
Rượu là một phương tiện để người ta có thể giao lưu với nhau, có thể xích lại gần
nhau hơn. Xét về khía cạnh tâm lý, rượu là chất giúp người ta cân bằng các loại cảm

xúc như cô đơn, đau buồn, vui sướng… Nhưng ít người trong số chúng ta biết được
cái thứ “thuốc tiên hạnh phúc” này có những ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của
bạn như thế nào.
a, Lợi ích của rượu
Uống rượu để chúc mừng cho sức khỏe, giảm căng thẳng thần kinh (giảm Stress),
chống mệt mỏi cơ sau một ngày làm việc vất vả và rượu có tác dụng an thần.
Một số công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng uống rượu vừa phải giảm nguy
cơ bệnh tim mạch. Tuổi thọ được nâng cao ở những người uống vừa phải so với
những người nghiện rượu nặng hoặc không uống rượu. Nếu chúng ta uống vừa phải,
mỗi bữa ăn chúng ta nên uống hai tách rượu, nó sẽ làm giảm tỷ lệ tai biến mạch máu
não (đột quỵ), giảm tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh Alzheimer và giảm
cảm lạnh thông thường.
Uống rượu hợp lý, giảm rối loạn tiêu hóa, phòng trầm cảm, phòng loét dạ dày tá
tràng (đối với những người không có bệnh loét dạ dày tá tràng), phòng ung thư tuyến
tụy, giảm sỏi mật, tăng sức nghe và tăng trí nhớ, phòng rối loạn cường dương, giảm
bệnh đái tháo đường (tiểu đường), giảm đau khớp và loãng xương. Giảm nguy cơ tử
vong sau một cơn đau tim cấp, giảm mỡ máu, tăng HDL-cholesterol có lợi cho sức
khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý thì rượu phản tác dụng và gây hại.
Rượu dùng để dẫn thuốc chữa bệnh. Rượu cung cấp cho cơ thể năng lượng, góp
phần lưu thông huyết mạch. Nếu những người bị bệnh tim mạch dùng một ly nhỏ
trước khi đi ngủ, tăng chuyển hoá cho cơ thể thì có thể mang lại hiệu quả tốt. Các loại
thuốc có tính hàn khi gặp rượu trở nên ôn hơn vì vậy rượu được dùng rất nhiều trong
điều trị bệnh.

b, Tác hại của rượu
Rượu cũng có những tác hại khủng khiếp. Một số chứng bệnh do bia rượu gây ra:
Bệnh thận, rối loạn trao đổi chất, bệnh về dinh dưỡng, ngộ độc, thoái hóa não, teo
não, ung thư miệng, họng, thực quản, viêm dạ dày mãn tính, bệnh tim, ung thư vùng
ruột trên, các bệnh về gan, loạn nhịp tim, giảm glucozo, liệt dương, loãng xương, tác
hại đến bào thai, viêm loét dạ dày…

Uống rượu vui để lấy khí thế tiếp tục vươn lên hoặc uống rượu giải sầu để tan đi
nỗi niềm rồi khắc phục mà phấn đấu vượt qua chướng ngại. Còn việc mượn chén quá
đà, thì rượu không còn nằm trong ý nghĩa của việc lễ nghĩa nữa mà rượu đã trở thành
chất độc tàn phá cơ thể, ý chí con người, làm suy sụp gia đình và có khi ảnh hưởng
đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Ngày xưa thực dân Pháp cũng đã từng đầu độc


dân tộc ta bằng việc giao chỉ tiêu mua rượu Công xi của Pháp cho mỗi làng xã địa
phương ép dân phải mua rượu, uống rượu để quên khổ và quên nỗi buồn “mất nước”.
Những tác hại của việc lạm dụng rượu quá lớn và hậu quả kéo dài. Ở nước ta trong
những năm 1986.
-1990 Thủ tướng Chính phủ cũng đã từng cấm tiếp khách bằng bia rượu. Ngay bây
giờ, chính tổng thống Nga Medvedep cũng đang lên tiếng chống lại thói tục uống quá
nhiều rượu của dân Nga và kêu gọi nhân dân giảm uống rượu để bảo vệ sức khỏe và
xây dựng đất nước.
* Đường đi của rượu khi vào trong cơ thể :
- 100% lượng rượu uống vào bụng đều sẽ hấp thu hết vào máu, lượng rượu này sẽ
thải qua phổi và qua thận chỉ khoảng 5%, phần còn lại sau một thời gian tích lũy ở
trong máu và các bộ phận cơ thể sẽ được gan chuyển hóa dần, sau cùng thành nước,
khí carbonic (CO2) và mỗi gam rượu cho ra 7 Kcalori năng lượng. Rượu được hấp
thu ngay từ ly đầu tiên khi vào đến bao tử và đi thẳng vào máu, chỉ khoảng 30ph –
1 giờ nồng độ rượu đã đạt đến đỉnh. Sau đó lượng rượu được hấp thu chậm dần vì
phải đợi cơ thể chuyển hóa dần lượng rượu trong máu. Dù ta uống rượu vào cơ thể
nhiều hay ít thì cơ thể cũng chỉ chuyển hóa một mức nhất định, gọi là “hệ số oxy hóa
rượu”. Trong khi chờ đợi chuyển hóa, rượu theo máu đến gần hết các cơ quan với
mức độ khác nhau, so với tỉ lệ nồng độ rượu trong máu là 100% thì rượu ở Não chứa
80%, ở Thận chứa 75%, ở các Cơ chứa 63%, riêng Gan chứa 62% vì lúc đó gan đang
chuyển hóa rượu.
- Hệ thần kinh là tổ chức chịu đựng rất nặng nề và có biểu hiện sớm nhất. Rượu làm
giãn mạch máu não, tăng khối lượng não tạo ra giai đoạn đầu là kích thích nên nói

nhiều, nói lưu loát và có vẻ như sáng ra. Bước tiếp theo là rượu làm sự ức chế lan
rộng khắp, đến vùng tiểu não làm cho mất thăng bằng, giảm phản xạ nên dễ bị tai nạn
giao thông khi lái xe; ức chế lan rộng đến các trung khu khác làm giảm nhịp thở, giảm
nhịp tim, hạ thân nhiệt, nếu thấy bệnh nhân thở hổn hển là có tình trạng thiếu Oxy…
Những người cao huyết áp uống rượu dễ có nguy cơ tai biến mạch máu não hơn người
không cao huyết áp.
- Trên đường tiêu hóa: khi nhấp ngụm rượu đầu vào miệng, nước bọt ứa ra và dạ dày
cũng tăng tiết dịch vị để pha loãng sự cay nồng của rượu, đồng thời kích thích cảm
giác thèm ăn và ăn ngon miệng. Nhưng nếu uống nhiều và thường xuyên, dịch dạ dày
chỉ tiết nhiều chất nhờn mà không tiết ra a-xít chlorhydric, làm giảm khả năng tiêu
hóa của dạ dày, rượu kích thích gây viêm dạ dày nên có cảm giác biếng ăn, đầy
hơi. Hệ thống ruột, tuyến tụy bị tác động của rượu làm xơ hóa giảm tiết nhiều loại
men tiêu hóa nên việc tiêu hóa hấp thu chất bổ dưỡng khó khăn hơn nhiều, dễ dẫn đến
viêm đại tràng mãn tính, tiểu đường và táo bón và dễ mắc bệnh trĩ.
- Đối với hệ thống đường hô hấp: rượu khi uống vào và thải ra qua đường hô hấp
đều gây tổn hại đường hô hấp: làm viêm dây thanh quản làm cho giọng nói khàn đục,
các túi phổi (phế nang) thấm rượu mất tính đàn hồi co giãn để trao đổi khí. Chất nhầy
nhớt xuất tiết bị tích chứa ở các túi phổi bị giãn làm cản trở lưu
thông khí, gây bệnh giãn phế nang, viêm phế quản mãn tính, xơ hóa phổi. Nhiều
người nghiện rượu sớm mai thường ho khạc rất nhiều đờm dãi là vì vậy. Do đó người
nghiện rượu rất dễ bị viêm phổi nếu sau uống rượu lại đi hoặc ngủ nơi có gió lạnh.
Ngoài ra nếu nghiện rượu nặng làm suy giảm sức khỏe, kém ăn, giảm sức đề kháng dễ
mắc bệnh lao phổi.
- Đối với mạch máu và tim: rượu vào làm giãn mạch máu ở da nhưng lại gây co
mạch ở các phủ tạng sâukhác làm tăng huyết áp. Trong điều kiện sống như nhau nếu
người uống rượu sẽ có nguy cơ cao huyết áp hơn người không uống rượu gấp 3-4 lần.


Rượu thấm vào hồng cầu làm cho hồng cầu trương nở làm chậm dòng máu lưu thông
nên dễ xảy ra thiếu máu cơ tim. Vì vậy nhiều trường hợp có bệnh cao huyết áp hoặc

có bệnh tim mạch bị tử vong đột ngột sau uống rượu.
- Đối với Gan: như đã nói 90% lượng rượu hấp thu vào máu được chuyển hóa ở gan
nên là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nhất của việc uống rượu. Uống rượu thường
xuyên sẽ làm tế bào gan bị thoái hóa mỡ và hoại tử, thay thế bằng các tế bào xơ, khi
số lượng tế bào gan còn khoảng 20% thì sẽ xuất hiện tình trạng xơ gan cùng triệu
chứng suy gan và khả năng tái tạo tế bào gan sẽ không hồi phục được nữa. Nhiều
người uống rượu lại uống thêm thuốc Paracetamol để giải rượu thì rất là nguy hại. Để
chuyển hóa Paracetamol thì cần một loại protein là Glutathion mà protein này gan lại
cũng cần để chuyển hóa rượu nên gây thiếu Glutathion và làm tích lũy rượu lâu hơn
trong cơ thể thì càng gây hại.

Uống bia rượu nhiều còn nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội. Rượu là nguyên
nhân làm giảm năng suất lao động, gây ra các tệ nạn xã hội, bạo lực, gia đình tan vỡ,
con cái hư hỏng. Rượu gây tai nạn giao thông và rất nhiều tệ nạn xă hội khác xuất
phát từ rượu. Biết bao vụ án thương tâm xảy ra chỉ vì “con ma men” ấy.

4.4, Tình hình nhận thức ở địa phương
Việc địa phương đang trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đã giúp cho
đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng sử dụng rượu bia trong sinh
hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ, hội, trong quan hệ công việc… đang ngày càng
gia tăng. Tình trạng sử dụng rượu bia tràn lan ở một số nơi đã làm cho trật tự an toàn
xã hội, an toàn giao thông trở thành những vấn đề đáng báo động.


+Tỷ lệ lạm dụng rượu (theo quy chuẩn của WHO) là 18%, lạm dụng bia là 5%.
+Lý do của việc sử dụng rượu bia chủ yếu là do sự tác động của bạn bè và trạng thái
hưng phấn của cá nhân người sử dụng.
+Đại bộ phận những người sử dụng ruợu thường uống rượu nấu thủ công: 95,7%. Đa
số những người sử dụng bia thường uống bia nhà máy: 87,9%. Trong số này bia TW
chỉ chiếm > 40% còn lại là bia địa phương.

+Địa điểm uống rượu bia chủ yếu là tại nhà và tại lễ tiệc, uống tại quán, nhà
hàng chiếm > 11%.
+Thời điểm uống rượu chủ yếu vào buổi tối song đáng chú ý vẫn còn một tỷ lệ đáng
kể uống vào buổi sáng và buổi trưa.

IV, GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống trên cần có nhiều giải pháp sâu rộng, toàn diện. Nhóm chúng
tôi xin được đề nghị một số giải pháp sau:
*Xã hội:
- Tăng cường thực hiện và kiểm tra, xử lý vi phạm quy định cấm sử dụng rượu bia
trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, trong bữa ăn trưa và ngày trực. Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm đưa quy định về cấm sử dụng rượu
bia vào nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đồng thời tổ chức và giám sát
việc thực hiện.
- Tăng cường biện pháp phòng ngừa người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang
nuôi con bằng sữa mẹ, người đang có bệnh lý sử dụng rượu bia. Các cơ sở sản xuất,
kinh doanh rượu bia hạn chế, tiến tới không sử dụng người lao động dưới 18 tuổi.
- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn người sử dụng rượu bia điều
khiển phương tiện giao thông.
- Tăng cường phát động cộng đồng không lạm dụng rượu bia trong đám tang, lễ hội,
đám cưới; hộ gia đình không nấu rượu; gia đình và khu dân cư không có người nghiện
rượu bia…
-Thông qua các cơ quan truyền thông tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho mọi người hiểu được vai trò của rượu đối với con người.
- Đưa vấn đề sử dụng rượu vào buổi họp của mọi tầng lớp thuộc mọi ngành nghề
trong các cuộc hỏi ở địa phương, nơi làm việc theo từng tổ chức đoàn thể.
- Vận động mọi người hạn chế sử dụng rượu bia, có văn hóa ứng xử khi xử dụng rượu
bia.
- Các cơ quan, tập thể, nha nước siết chặt kỉ cương, xử phạt nặng đối với những người
tham gia giao thông có nồng độ cồn quá quy định, gây mâu thuẫn, xích mích, tai nạn

giao thông có nguyên nhân từ rượu.
- Cần ban hành quy định quản lý việc quảng cáo rượu, bia trên các phương tiện quảng
cáo, yêu cầu khi quảng cáo rượu, bia phải gắn kèm nội dung cảnh báo tác hại của việc
lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và nguy cơ xảy ra tai nạn nếu điều khiển phương
tiện tham gia giao thông


* Nhà trường:
-Cần lồng ghép cuộc vận động học sinh không sử dụng rượu, bia với các phong trào
khác. Cụ thể là gắn liền với cuộc vận động “Thanh niên với văn hoá giao thông”,
“Thanh niên đồng hành cùng với ATGT” , “Thanh niên sống đẹp” . Các cấp Đoàn,
Hội cần đề ra các quy định như: Tổ chức không uống rượu, bia trong các hội nghị, cán
bộ không uống rượu, bia trong ngày làm việc. Cần tổ chức ký cam kết giữa các cơ sở
Đoàn, Hội; thanh niên ký cam kết không lạm dụng rượu, bia. Các cấp bộ Đoàn, Hội
cần đưa cuộc vận động không lạm dụng rượu, bia vào chỉ tiêu thi đua.
- Đưa ra những quy định nghiêm về sử dụng rượu khi chưa đến tuổi quy định đối với
học sinh, về sử dụng rượu trước khi lên lớp với giáo viên.
* Gia đình:
- Hạn chế sử dụng rượu bia khi không cần thiết
- Sử dụng rượu bia hợp lí.
* Cá nhân:
Để giảm tác hại do rượu khi sử dụng ta cần làm cho lượng hấp thu vào máu thật chậm
và nồng độ rượu không cao, và rượu được thải trừ nhanh. Ta nên thực hiện như sau:
- Uống rượu từng ngụm nhỏ gây cảm giác thoải mái tâm lý và ít nguy hại hơn uống
nhiều và uống nhanh kiểu “Dô 100%”. Không uống rượu bia theo kiểu “tử chiến”.
- Nên ăn trước, uống rượu sau hoặc vừa ăn vừa uống, vì thức ăn cản trở việc hấp thu
rượu theo thứ tự
mạnh dần: tinh bột, dầu mỡ, chất đạm. Do đó uống rượu mà bữa ăn càng nhiều thịt
mỡ thì chậm say hơn.
- Rượu không phải là thức ăn tuy nó có thể sinh ra năng lượng. Quá trình chuyển hóa

rượu sinh ra nhiều độc chất nên thường làm người ta mỏi mệt sau khi uống nhiều
rượu.
- Không nên ép nhau vì hệ số oxy hóa rượu mỗi người khác nhau, trọng lượng khác
nhau thì mức chuyển hóa rượu cũng khác nhau. Uống rượu nên tùy hỷ cho vui. Khi có
cảm giác vừa say thì nên ngưng uống rượu. Nếu tình thế bắt buột quá thì có thể uống
lại sau đó với lượng thật ít khi hết say rượu; tốt nhất là nên dừng hẳn

V, Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG .
Đây là một vấn đề thường thấy trong cuộc sống và khó giải quyết tận gốc và cũng
khó thống kê được kết quả cụ thể . Tuy nhiên, khi thực hiện những giải pháp này,
chúng ta sẽ nâng cao ý thức của mọi người trong việc sử dụng rượu trong đời sống.
Sau khi các cơ quan có thẩm quyền thuộc các cấp của nhà nước giải quyết tình huống
bằng các giải pháp nêu trên thì mọi người, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, đặc biệt là
học sinh sẽ hiểu sâu hơn về vai trò của rượu đối với con người qua đó giúp mỗi cá
nhân tự bảo vệ bản thân tránh sử dụng rượu không đúng gây hại cho sức khỏe, gây
nên các xích mích, tai nạn không đáng có. Xây dựng một xã hội văn minh lịch sự.


Chúng ta thực thi các giải pháp sẽ hiểu sâu hơn về kiến thức các môn khác tăng
kỹ năng vận dụng các kiến thức từ sách vở và thực tế đời sống.
Việc làm này cũng giúp chúng ta có kĩ năng sống: hợp tác, đoàn kết, trình bày, ra
quyết định, chia sẻ và trở thành những tuyên truyền viên giỏi, có kinh nghiệm.
Tuổi thơ có được một sân chơi giao lưu lành mạnh bổ ích trên trang mạng cộng
đồng. Đồng thời qua đó chúng ta biết ứng dụng công nghệ thông tin mạng vào đời
sống một cách thiết thực, hiệu quả.
Qua việc sáng tác về chủ đề rèn khả năng học văn qua việc biết phát huy khả
năng về sáng tác thơ, văn, ca dao… vào việc làm hữu ích. Việc làm này sẽ tạo nên tác
động lớn đến nhận thức của tất cả mọi người để từ đó họ biến nhận thức thành hành
động.
Bia rượu hiện đã bị lạm dụng đến mức không thể chấp nhận được đối với mỗi cá

nhân và xã hội chúng ta. Ước tính mỗi năm toàn thế giới có 1,8 triệu ca tử vong liên
quan đến rượu trong đó có tính đến các ca tự tử và tai tạn giao thông do rượu gây ra.
Thông tin tai nạn giao thông những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua cho thấy gần
như các trường hợp tử vong trong các vụ tai nạn giao thông đều có liên quan đến lạm
dụng bia rượu. Rất nhiều trường hợp bị thương khi kiểm tra đều có nồng độ cồn trong
máu. Đấy là chưa kể rượu bia còn gây tổn hại sức khỏe về lâu dài, tạo gánh nặng lớn
cho xã hội. Nếu tính trên đầu người, người Việt Nam đang uống bia rượu nhiều nhất
thế giới. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ngày càng gia tăng và đang ở mức báo
động, 70% số vụ tai nạn giao thông tại Việt Nam có nguyên nhân do lái xe sử dụng
rượu, bia khi tham gia giao thông. Đặc biệt, tai nạn giao thông thường xảy ra trong
khoảng thời gian từ 18-24 giờ. Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân của 70% số vụ bạo
lực gia đình, trong đó có bạo lực tình dục.
Vì một ngày mai của quê hương, đất nước, một xã hội văn minh, tiến bộ, mong
rằng mọi người sẽ hiểu rõ được mặt lợi, mặt hại của rượu để sử dụng có hiệu quả, an
toàn không chỉ đối với bản thân mà còn là đối với những người xung quanh và toàn
xã hội.



×