Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống duy trì năng lượng và suy nghĩ tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.66 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DỊCH VỌNG
Địa chỉ: 86 Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04 3834 7584
Email:
Tên tình huống: Duy trì năng lượng và suy nghĩ tích cực
Môn học vận dụng trong giải quyết tình huống: Sinh học
Các môn được tích hợp: GDCD, Kĩ năng sống, Địa lý
Thông tin về thí sinh:
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Hiền
Ngày sinh: 18/10/2003 Lớp 6E
2. Họ và tên: Nguyễn Hồng Ngọc
Ngày sinh: 17/09/2003 Lớp: 6E
Năm học 2014-2015
I. Tình huống: Duy trì năng lượng và suy nghĩ tích cực.
II. Mục tiêu:
- Hướng dẫn mọi người cách sử dụng năng lượng bản thân hợp lí, đúng cách.
- Giúp cơ thể khỏe mạnh
- Hướng tới những cách suy nghĩ tích cực
-Tuyên truyền cho mọi người tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ở trường
và địa phương phù hợp với lứa tuổi
- Nhận biết các tác hại của việc sử dụng năng lượng bản thân không hợp lí và có
các biện pháp phòng ngừa, chữa trị triệt để
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình
huống:
-Tìm hiêu về năng lượng bản thân.
-Cách hiệu quả nhất để duy trì năng lượng bản thân là gì?
-Tìm những cách có lợi cho bản thân, có thể duy trì năng lượng bản thân
+ Lợi ích của việc duy trì năng lượng bản thân


-Tìm hiểu về những cách sử dụng năng lượng bản thân không đúng cách (cụ thể
ở đây là nghiện game, đánh nhau.)
+ Tác hại của việc sử dụng năng lượng bản thân không đúng cách
+Những cách để phòng tránh và rèn luyên bản thân để không phải vướng
vào những nghiện ngập trên Internet.
+ Những các để phòng chống và ngăn ngừa bạo lực ở học sinh.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Tìm hiểu thêm về năng lượng bản thân.
- Tập thể dục để duy trì năng lượng bản thân .
- Lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan
hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
- Tìm hiểu những tác hại của việc sử dụng năng lượng bản thân không hợp lí.
- Nhận biết và có ý thức thay đổi những cách sử dụng năng lượng không hợp lí:
như nghiện game, đánh nhau.
- Đặc biệt, điều quan trọng nhất để duy trì năng lượng cho bản thân trong cuộc
sống là luôn tự tin, yêu đời.
V. Thuyết minh tình huống:
Không biết trong số chúng ta có ai từng tự hỏi bản thân rằng tại sao có những
điều phi thường mà người này làm được nhưng người kia lại không làm được
không.Câu trả lời rất đơn giản, họ làm được những điều phi thường vì họ biết sử
dụng năng lượng bản thân của riêng họ để tạo nên những điều đó.Vậy năng
lượng bản thân là gì? Theo em, năng lượng bản thân là loại năng lượng do chính
ta tạo ra, vận dụng năng lượng của chính bản thân mình để đạt tới thành công.
Có thể chia năng lượng bản thân ra làm ba loại là: năng lượng tích cực, năng
lượng tinh thần và năng lượng có hại.
- Năng lượng tích cực:
Là loại năng lượng được chúng ta xử dụng khá nhiều trong cuộc sống hằng
ngày, nó vận dụng, đòi hỏi chính sức lực của chúng ta để làm việc: như đi bộ,
đạp xe, đi chơi với bạn bè hay tham gia những môn thể thao có ích, . Nó giúp
chúng ta cảm thấy khỏe mạnh, yêu đời hơn, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa

hơn.Không những vậy, nó còn giúp chúng ta rất nhiều trong việc học tập, giúp
những việc đòi hỏi sức lao động hằng ngày diễn ra suôn sẻ và cũng đang phần
nào giúp chúng ta đạt tới thành công.
- Năng lượng tinh thần:
Nếu thực phẩm cung cấp năng lượng cho chúng ta thì suy nghĩ cung cấp nhiên
liệu cho tâm trí. Nếu bạn có những suy nghĩ tiêu cực, vô ích và lãng phí, chúng
sẽ lấy mất năng lượng của tâm trí. Ngược lai, nếu chúng ta suy nghĩ tích cực,
chúng cũng sẽ “nạp” nhiên liệu cho trí óc chúng ta. Cách nghĩ tích cực và hiệu
quả đem lại nhiều kết quả hơn là chỉ lời nói một vài lời mang tính tích cực, hoặc
là chỉ tự an ủi bản thân là mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Tuy nhiên chúng ta không
thể có được suy nghĩ tích cực nếu chỉ nghĩ tích cực trong một vài thời điểm thôi
mà rồi sau đó lại để cho sự sợ hãi và sự thiếu niềm tin chế ngự. Để xây dựng
được quan điểm mang tính tích cực thì chúng ta cần phải có những nỗ lực và
việc làm nhất định. Sau đây em xin đưa ra 1 số cách để giữ tinh thần luôn vui vẻ,
hạnh phúc:
- Không gây thù hận.
- Luôn đối xử tốt với mọi người.
- Luôn hài lòng và tỏ ra mãn nguyện với chính mình đó là điều hạnh phúc nhất
mà bạn có được.
- Ngồi thiền làm cho tâm trí của bạn được tĩnh lặng và giúp bạn tìm thấy sự an
bình nội tâm
* Một trong những cách để duy trì năng lượng bản thân và năng lượng
tinh thần hiệu quả đó là :
+ Không thức quá khuya
Các tác hại khi thức khuya
- Có chế độ ăn uống, làm việc hợp lí :
+ Thường xuyên tập thể dục, tham gia các hoạt động thể thao
-Năng lượng có hại:
Là một loại năng lượng bản thân, tuy nhiên nó được sử dụng không đúng mục
đích. Năng lượng này được một số người sử dụng không đúng mục đích như:

nghiên game hay đánh nhau.
• Nghiện game:
Hiện nay, theo như em được biết thì Internet là một trong các phương tiện thông
tin đại chúng được khá nhiều người ưa dùng. Tuy nhiên, có một số người sử
dụng mạng Internet để chơi game, lên facebook quá nhiều dẫn đến tình trạng
nghiện game, nghiện facebook. Khi đó, người sử dụng như sống trong thế giới
ảo mà trong đó, không ai biết họ là ai. Đặc biệt, khi sống trong thế giới ảo đó, họ
như hóa thân thành một con người khác, một con người hoàn hảo. Chính vì vậy,
hầu hết tất cả những người nghiện game.đều là những người không bằng lòng
với bản thân mình hay có những vấn đề trong cuộc sống mà họ không thể giải
quyết được.Tác hại ở đây là việc họ sống quá lâu trong thế giới đó, không còn
thời gian sống với thế giới thực,làm họ bỏ bê việc học tập. Không những vậy
còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng giao tiếp của họ.
Những tác hại của việc lên mạng quá nhiều
Vì vậy, ta phải có những biện pháp tích cực để thức tỉnh, rèn luyện những
trường hợp trên :
+ Đối với những trường hợp nghiện game, nghiện facebook, gia đình và
nhà trường nên tìm hiểu thời gian biêu của em. Cụ thể là vào thời gian nào em
thường lên mạng, nguyên nhân nào làm nên tình trạng như vậy. Sau đó thiết lập
thời gian biểu mới cho em, cố gắng làm cho em bận việc và canh chừng em mỗi
khi em xong việc.
+ Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa có ích. Khi bị cuốn vào
các hoạt động tạo cảm giác ganh đua sẽ tạo cho người nghiện ham muốn chiến
thắng, từ đó tạo nên tình đồng đội và sự ham mê cho người nghiện.
+ Gia đình thiết lập chế độ quản thúc cho máy tính, tính năng này sẽ giới
hạn giờ chơi game của con nghiện .Cha mẹ sẽ khởi tạo một password “không
thể phá” , từ đó giới hạn lại giờ chơi game hằng ngày.
+ Cách tiếp theo mà em đưa ra có thể không được nhiều người sử dụng
cho lắm, đó chính là chiến thắng trò chơi. Người nghiện game chơi game quá
nhiều bởi họ muốn chiến thắng trò chơi, vì vậy khi ta để họ chiến thắng, không

còn đỉnh cao nào phải chinh phục thì họ sẽ đâm ra chán chường và bỏ game.
+ Cuối cùng, phải để người nghiện game hướng tới thế giới thực, cải thiện lại
khả năng giao tiếp và cân bằng lại các mối quan hệ xã hội của họ.
• Đánh nhau :
Sau đây em sẽ nói về bạo lực học đường và nguyên nhân dẫn đến những trường
hợp trên. Bạo lực học đường là khi các em có những hành vi như tẩy chay một
bạn trong lớp hay thường xuyên có những lời lẽ xúc phạm, chê bai những bạn có
hoàn cảnh gia đình khó khăn hay các bạn có những khiếm khuyết về hình thức.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề bạo lực học đường chủ yếu là do nhìn mặt thấy
“ghét”, va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học; mâu thuẫn, nói xấu nhau
qua diễn đàn, “chát” hay một số vụ việc là do học sinh có quan hệ yêu đương
sớm, ghen tuông nên đánh nhau để trả thù.
Đây đúng là một cách sử dụng năng lượng bản thân không đúng mục đích bởi
bạo lực học đường không chỉ mang tới nỗi đau về thể xác mà nó còn để lại
những rạn nứt trong tâm hồn và cả những tiếc nuối xót xa đối với gia đình, nhà
trường, xã hội Tính chất và mức độ nghiêm trọng của một số vụ việc xảy ra cho
thấy sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử của một bộ phận học
sinh hiện nay. Vậy ta phải làm thế nào để ngăn chặn và phòng ngừa bạo lực học
đường?
+ Trước tiên nếu muốn xóa bỏ tình trạng trên thì từ cá nhân đến tập thể
đều phải có ý thức ngăn ngừa, phải đặt mục tiêu là nhằm cải thiện, ngăn chặn và
hạn chế, tiến tới xoá bỏ bạo lực học đường.
+ Nhà trường và gia đình phải có biện pháp để phòng ngừa bạo lực học
đường, ví dụ như có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh,
sinh viên toàn trường để thiết chặt lài các mối quan hệ giữa học sinh đồng thời
tạo sự đoàn kết cho mọi người.

+ Xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, thực hiện tốt nội dung cuộc vận
động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Phải có những biện pháp thiết thực để răn đe những học sinh có biêu

hiện vi pham.
+ Quản lí các trang mạng mà học sinh truy cập, tránh tình trạng học sinh
gây sự với nhau trên mạng facebook , dẫn đến việc học sinh trả thù nhau trong
trường học.
+ Học sinh tự thành lập ý thức của riêng mình, chú ý đến những biểu hiện
bên ngoài, cố gắng tạo nên những mối quan hệ tốt, tránh gây thù oán với ai.
+ Tham gia những chương trình học kỹ năng sống để tự tạo nên những
hành trang cho riêng mình. Học sinh khi bị bắt nạt cần phải lên tiếng ngay, im
lặng lâu dài sẽ khiến bản thân chịu nhiều sự đau đớn.
+ Phụ huynh quan tâm tới biểu hiện của con, không chỉ ở nhà mà còn ở
trường.
+ Giáo viên, gia đình dành thời gian lắng nghe ý kiến của con mình, nâng
cao các khả năng nhận biết dấu hiệu bạo lực của con đồng thời thảo luận những
cách ngăn chặn bạo lực học đường.
Qua bài thuyết trình trên em muốn mọi người nắm được những lợi ích của việc
sử dụng năng lượng bản thân hợp lí và những tác hại của việc chơi game quá
nhiều hay vấn đề bạo lực học đường hiên nay, hay nói ngắn gọn hơn là những
tác hại của việc lạm dụng năng lượng bản thân vào những mục đích không đúng
đắn gây ảnh hưởng tới sức khỏe, quan hệ xã hội và khả năng học tập của chúng
ta. Em mong mọi người hay luôn tự tin trong cuộc sống bởi sự tự tin giúp ích
chúng ta rất nhiều, không những vậy nó còn là nguồn động lực tạo ra năng
lượng tinh thần và năng lượng tích cực trong cuộc sống. Mong mọi người luôn
tự tin, cố gắng vững bước trên đường đời và có những kế hoạch tốt cho tương
lai.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
- Nâng cao nhận thức của mọi người về năng lượng bản thân.
- Hướng dẫn mọi người cách duy trì năng lượng và sử dụng năng lượng bản
thân hợp lí.
- Giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, luôn tự tin trong cuộc sống.
- Giúp mọi người luôn hướng tới những suy nghĩ tích cực.

Tóm lại, những suy nghĩ mang tính tích cực có thể mang lại cho chúng ta sự bình
yên trong sâu thẳm tâm hồn, hay sự thành công trong cuộc sống, các mối quan hệ
tốt đẹp, niềm hạnh phúc và sự thỏa mãn. Chúng còn giúp các sự kiện hàng ngày
diễn ra trong suôn sẻ, và làm cho cuộc sống tươi sáng hơn và đầy hứa hẹn.

×