Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Quy hoạch BVMT nước mặt làng nghề bún Khắc Niệm, Bắc Ninh giai đoạn 20162025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.95 KB, 41 trang )

NHÓM 4
Lớp: ĐH3QM1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những bước phát
triển mạnh mẽ, cùng với sự phát triển các ngành công nghiệp nặng, vừa và nhẹ thì các
làng nghề nông thôn cũng đóng góp một vai trò quan trọng. Vượt lên trên những nhu
cầu nông nghiệp, các làng nghề điển hình ở Việt Nam đã sản xuất ra nhiều mặt hàng
với chất lượng cao hơn, không chỉ có giá trị trong nước mà còn có thể sánh ngang với
các mặt hàng thủ công trên thế giới.
Hiện nay, cả nước có trên 1.300 làng nghề được công nhận và 3.200 làng có
nghề trong đó làng nghề lương thực thực phẩm khoảng 11,9%. Hoạt động sản xuất
trong các làng nghề đã và đang có nhiều đóng góp vào ổn định đời sống người dân và
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động trong cả
nước. Tốc độ phát triển mở rộng của các làng nghề truyền thống diễn ra khá mạnh.
Tuy nhiên, phần lớn các làng nghề chưa có quy hoạch hợp lý, quy mô sản xuất nhỏ,
phân tán, đan xen với khu dân cư, công nghệ lạc hậu và thiếu ổn định, đã và đang gây
ra những vấn đề môi trường trầm trọng, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường
không khí và môi trường đất cũng như tác động trực tiếp tới sức khỏe của dân cư tại
làng nghề và chưa có định hướng phát triển bền vững.
Làng bún Khắc Niệm là làng nghề truyền thống có từ lâu đời, chuyên sản xuất
những sản phẩm bún, bánh đa có tiếng ở Bắc Ninh. Hiện toàn xã có hơn 300 hộ làm
nghề sản xuất bún trong đó tập trung chủ yếu tại các thôn Ném Sơn, Tiền Ngoài và
thôn Mộ.
Tuy nhiên, điều đáng quan ngại nhất là trong quá trình sản xuất mỗi ngày có
hàng ngàn m3 nước thải chưa qua xử lý được xả thẳng ra ao hồ cống rãnh lộ thiên, ứ
đọng lại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện các kênh tiêu thoát nước chạy từ
thôn Tiền Ngoài đến thôn Mộ với chiều dài gần 500 m rộng từ 2 – 3m đã bị ô nhiễm
rất nghiêm trọng và trở thành một con kênh chết. Toàn bộ đoạn kênh dài 7 km từ thôn
Ném Sơn đi qua 4 xã và đổ vào sông Tào Khê tỉnh Bắc Ninh đã bị ô nhiễm nước
nghiêm trọng bởi nước thải từ làng nghề bún Khắc Niệm và nhiều cơ sở chăn nuôi dọc


hai bên bờ kênh.


Kết quả phân tích chất lượng nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm của
Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh mới đây cho thấy, các chỉ tiêu cơ bản để
đánh giá chất lượng như COD, BOD, hàm lượng coliform đều cao hơn tiêu chuẩn cho
phép hàng chục lần.
Việc hệ thống mương xuống cấp, các chất thải ứ đọng lại, gây tắc nghẽn, tràn
lênh láng ra đường, bốc mùi hôi thối. Hiện chưa có con số thống kê, nhưng đã có rất
nhiều người dân ở Khắc Niệm mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da.
Nhận thấy được mức độ cấp thiết của vấn đề môi trường nước mặt ở làng nghề
nói chung và làng bún Khắc Niệm nói riêng. Đồng thời nhận thấy hiện trạng môi
trường nước tại đại phương đang bị ô nhiễm nặng nề và còn nhiều bất cập trong công
tác BVMT, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Quy hoạch BVMT nước mặt làng
nghề bún Khắc Niệm, Bắc Ninh giai đoạn 2016-2025” nhằm hạn chế tới mức thấp
nhất các tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường nước mặt và đưa ra các giải pháp
thích hợp để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải làng nghề bún.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại làng nghề xã Khắc
Niệm, Bắc Ninh.
- Định hướng quy hoạch và đưa ra những giải pháp BVMT nước mặt tại làng
nghề xã Khắc Niệm, Bắc Ninh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và tại làng nghề xã Khắc Niệm, Bắc
Ninh.
- Định hướng quy hoạch hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề xã Khắc Niệm,
Bắc Ninh.
- Định hướng phát triển làng nghề theo không gian.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch BVMT tại làng nghề xã Khắc
Niệm, Bắc Ninh.


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG
1. Tổng quan về tình hình quy hoạch nói chúng trên Thế Giới và Việt Nam
1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, Quy hoạch tổng thể (Master Planning) hay Quy hoạch không gian
(Spatial Planning) là loại quy hoạch cơ bản nhất, làm nền tảng cho các loại quy hoạch
khác. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại thực hiện một kiểu quy hoạch.Nếu Hàn Quốc làm
quy hoạch tổng thể, thì Nhật Bản mặc dù cùng là nước Đông Á lại thực hiện quy
hoạch không gian. Quy hoạch tổng thể hay quy hoạch không gian có nhiều nội dung
khá giống nhau. Ở một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam lại phân quy
hoạch theo các cấp bậc, từ cấp quốc gia đến cấp vùng…
Khi nghiên cứu các bản quy hoạch tổng thể (QHTT) của một số nước, tác giả
nhận thấy rằng, đối với 5 nội dung (định hướng, tổ chức không gian, giao thông, sử
dụng đất và môi trường), các QHTT đều xác định các vấn đề và đưa ra giải pháp chiến
lược cho các vấn đề ấy. Bên cạnh đó, các dự án ưu tiên và kinh phí thực hiện quy
hoạch cũng được xác định cụ thể. Đặc biệt, các chỉ tiêu dự báo rất ý nghĩa, sống động,
khá ổn định và có thể tính toán được, nhưng lại không có các chỉ tiêu tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thời gian và trên không gian.
1.2. Ở Việt Nam
Vào những năm 1990, Việt Nam bắt đầu tiến hành thực hiện các công trình quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.Manh nha cho loại hình quy hoạch này là vào
cuối những năm 1980, một số chuyên gia bắt đầu xây dựng các định hướng phát triển
để phục vụ đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố.
Qua một thời gian dài tìm hiểu, Việt Nam đang có rất ít các công trình nghiên
cứu quy hoạch công phu và sâu sắc.Hơn nữa, quá trình nhận thức, tiếp cận quy hoạch
ở Việt Nam cũng là câu chuyện cần được bàn thảo nhiều hơn. Thậm chí cụm từ
“Master Plan” nhiều người vẫn dịch là “Quy hoạch tổng thể”, trong khi dịch đúng

phải là “Kế hoạch tổng thể”. Việc nâng các công trình quy hoạch ở Việt Nam lên tầm
quốc tế trở thành thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu quy hoạch nói chung,
trong đó có chuyên gia làm quy hoạch nói riêng.
Khi nghiên cứu kỹ một số công trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội thấy rằng, về mặt từ ngữ phải xem xét đến khái niệm “phát triển” và cụm từ “kinh
tế - xã hội”. Không biết có phải do quá khái quát mà trong các bản quy hoạch loại này

3


hay việc không thể hiện rõ các nội dung chính cần làm gì và lại chưa đủ độ sâu, nên
phải thêm cụm từ “phát triển”? Người viết rất băn khoăn về việc, trên thế giới có nước
nào thêm từ này vào Quy hoạch tổng thể không?Và, nếu có “Quy hoạch phát triển”,
phải chăng cũng có “Quy hoạch không phát triển”?Bài học của Hàn Quốc để lại cho
các nước đi sau thấy, có các lĩnh vực xã hội khó có thể quy hoạch được.
Theo đó, nhận thức, quyết tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và chính
quyền các cấp và của các chuyên gia, của nhân dân về quy hoạch được xem là quan
trọng nhất. Điều này được giải thích là chỉ có dựa trên nhận thức đúng, quyết tâm cao
và việc xác định trách nhiệm rõ ràng của từng người, đặc biệt là người đứng đầu trên
nền kiến thức cơ bản từ khái niệm, phân loại, phân cấp và nội dung gồm cả quản lý,
giám sát, đánh giá quy hoạch cho đến việc sử dụng bộ công cụ theo quốc tế và phù
hợp thực tiễn ở Việt Nam, thì công tác này mới nâng cao được chất lượng và tính khả
thi.
2.Các khái niệm
2.1. Khái niệm quy hoạch
Quy hoạch là sự tích hợp giữa các kiến thức khoa học và kỹ thuật, tạo nên
những sự lựa chọn để có thể thực hiện các quyết định về các phương án cho tương lai.
Quy hoạch là công việc chuẩn bị có tổ chức cho các hoạt động có ý nghĩa;
bao gồm việc phân tích tình thế, đặt ra các yêu cầu, khai thác và đánh giá các lựa
chọn và phân chia một quá trình hành động.

2.2. Khái niệm quy hoạch môi trường
Quy hoạchmôi trường là sự vạch định, sắp xếp, bố trí các đối tượng môi trường
theo không gian lãnh thổ hoặc theo không gian vật thể môi trường nhằm đảm bảo môi
trường sống tốt đẹp hơn cho con người và bảo vệ môi trường sống cho các hệ sinh vật
của môi trường bền vững trong sự thống nhất với sự phát triển lâu bền của kinh tế- xã
hội theo các định hướng, mục tiêu và thời gian của kế hoạch; phù hợp với trình độ phát
triển nhất định.
2.3. Khái niệm làng nghề
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần
cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng.
Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những
người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc

4


của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc
dân tộc và các cá biệt của địa phương.
2.4. Khái niệm quy hoạch môi trường làng nghề
Quy hoạch môi trường làng nghề là sự vạch định, sắp xếp, bố trí các đối tượng
môi trường trong làng nghề theo quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài
hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường
Do đặc điểm hình thành và phát triển của các làng nghề có thể đề xuất 3 loại
hình quy hoạch chính là quy hoạch tập trung theo quy mô nhỏ, quy hoạch phân tán tại
chỗ và quy hoạch phân tán kết hợp tập trung.
Quy hoạch tập trung theo quy mô nhỏ: Cần phải xa khu dân cư, quy hoạch cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ như đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước, thông tin
liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom nước mưa, thu gom và xử lý
chất thải rắn. Quy hoạch khu sản xuất phù hợp với đặc thù của các loại hình làng nghề;
Quy hoạch phân tán tại chỗ (quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình): Với loại

hình quy hoạch này cần phải tổ chức bố trí sao cho cải thiện được điều kiện sản xuất
và vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, xây nhà
cao tầng... lưu giữ được nét cổ truyền của làng nghề để có thể kết hợp với du lịch.
Quy hoạch phân tán kết hợp tập trung: Di dời các công đoạn gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng như làng nghề tằm tơ (công đoạn kéo kén), làng nghề cơ kim khí
(công đoạn mạ), làng nghề mây tre đan (công đoạn sấy lưu huỳnh)... vào các CCN,
KCN.
3. Các văn bản pháp lý liên quan
STT
1

Số kí hiệu
Luật

Trích yếu
số Luật Bảo vệ môi trường

Điều khoản
Mục 4

2

55/2014/QH13
Luật
số Luật tài nguyên nước

3

17/2012/QH13
QCXDVN


Quy chuẩn xây dựng

2.11.4 Quy hoạch khu ở

01:2008/BXD

Việt Nam quy hoạch

nông thôn

xây dựng

2.11.6 Quy hoạch khu sản
xuất tiểu, thủ công nghiệp
(Quy hoạch xây dựng các
công trình sản xuất và phục

5


vụ sản xuất phải phù hợp
với tiềm năng phát triển sản
xuất của xã như: tiềm năng
về đất đai (chăn nuôi, trồng
trọt), tiềm năng về ngành
nghề (đặc biệt là các làng
4

Số: 66/2006/NĐ-


Nghị định về phát triển

nghề truyền thống)…)
Khoản 2 điều 2: đối tượng

CP

ngành nghề nông thôn

áp dụng là: các làng nghề,
cụm cơ sở, ngành nghề

5

Số: 116

/

2006/TT- BNN

nông thôn
Phần III

THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện

XÂY DỰNG QUY

một số nội dung của


HOẠCH PHÁT TRIỂN

Nghị định số

NGÀNH NGHỀ NÔNG

66/2006/NĐ-CP

THÔN

ngày 07/7/2006 của
Chính phủ về phát triển
ngành nghề nông thôn

6

Chỉ

thị

số Chỉ thị của Bộ nông Phần I: Quy hoạch phát

28/2007/CT-BNN

nghiệp và phát triển triển ngành nghề nông thôn
nông thông về việc đẩy Phần II: Về phòng chống ô
mạnh thực hiện quy nhiễm môi trường làng
hoạch phát triền ngành nghề.
nghề


nông

thôn



phòng chống ô nhiễm
7

8

Thông

môi trường làng nghề

THÔNG TƯ

46/2011/TT-

Quy định về BVMT

BTNMT

làng nghề của bộ Tài

Nghị

nguyên và Môi trường
định Nghị

định
số

6


số18/2015/NĐ-CP 18/2015/NĐ-CP

của

Chính phủ : Quy định
về quy hoạch bảo vệ
môi trường, đánh giá
môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo
vệ môi trường
9

Nghị

định Nghị

80/2014/NĐ-CP

định

số

80/2014/NĐ-CP


của

Chính phủ : Về thoát
10

nước và xử lý nước thải
định Nghị định Quy định chi Chương IV điều 15

Nghị

19/2015/NĐ-CP

tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi

11

Quy

chuẩn

trường
08- Quy chuẩn kỹ thuật

MT/2015/BTNMT quốc gia về chất lượng
nước mặt
4.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội làng nghề xã Khắc Niệm, Bắc Ninh
4.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý

Khắc Niệm là phường nằm phía Tây Nam thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
o
o
Ninh,có diện tích 7,45 km2 và có toạ độ địa lý 21 8’44” vĩ độ Bắc, 106 3’23” kinh độ
Đông.
- Phía Đông tiếp giáp với xã Vân Dương – huyện Quế Võ,
- Phía Bắc giáp với phường Võ Cường – Tp Bắc Ninh
- Phía Tây giáp với xã Liên Bảo – Bắc Ninh
- Phía Nam giáp với xã Hạp Lĩnh – Bắc Ninh

7


Hình 1.1: Bản đồ Hành chính phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, Bắc Ninh
Phường Khắc Niệm cách thủ đô Hà Nội khoảng 25 km về phía Tây Nam với
mạng lưới giao thông đa dạng, thuận tiện cho việc đi lại, tạo ra lợi thế trong hoạt động
trao đổi giao lưu buôn bán và tiếp thu kỹ thuật tiến bộ trong phát triển sản xuất.

8


4.1.2. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi
Điều kiện khí hậu : Phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu,
đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô
lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng
năm. Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa
trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm. Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C. Số giờ nắng
trong năm: 1.530-1.776 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 79%.
Điều kiện thủy văn: Phường Khắc Niệm không có sông, nguồn nước mặt chủ

yếu từ ao, hồ trong phường.
Điều kiện thổ nhưỡng: Nằm chung trong vùng đồng bằng sông Hồng, nên địa
hình phường Khắc Niệm tương đối bằng phẳng, hầu hết các diện tích đất trong
phường đều có độ dốc nhỏ hơn 3o có xu hướng dốc từ Bắc xuống Nam rất thuận lợi
cho việc phát triển nông nghiệp, trồng cây hoa màu và cây lúa.
Nhận xét:
Với vị trí địa lý tự nhiên như vậy đã tạo điền kiện vô cùng thuận lợi cho
phường Khắc Niệm trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên cũng chính vì đó
mà phường Khắc Niệm đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường vô cùng
nghiêm trọng. Do phường không có một con sông nào chảy qua vì vậy mà nước thải
sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chăn nuôi và nước thải làng nghề,.. đều được đổ
ra các con kênh, mương, ao, hồ,.. trong phường và không thể thoát đi đâu được.Các
chất độc hại tích tụ tại các kênh, mương, ao, hồ,…. gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Địa hình của phường Khắc Niệm có độ dốc nhỏ ( < 3o ) chính vì vậy mà
nước thải của phường không chảy và thoát đi được, tích tụ lại ngày càng nhiều các
chất độc hại khiến cho môi trường của địa phương ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng
hơn, đặc biệt là môi trường nước mặt tại phường Khắc Niệm. Có thể nói vị trí địa lý
tự nhiên chính là nguyên nhân sâu xa (Động Lực) dẫn đến việc ô nhiễm môi trường
nước mặt nơi đây.

9


4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.2.1. Điều kiện kinh tế
Phường Khắc Niệm, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh là một nơi có nghề
chế biến bún rất phát triển, khá đại diện cho các vùng làng nghề chế biến ở miền
Bắc về hình thức tổ chức sản xuất chế biến, sản xuất nông nghiệp.
Trong phường Khắc niệm có khoảng hơn 400 hộ là làm nghề chế biến bún
bánh và các hộ này chủ yếu tập trung ở 3 thôn trong xã là Ném Sơn, Tiền Ngoài, Mồ.

Chăn nuôi của phường phát triển chủ yếu là lợn, trâu bò và gia cầm. Hiện tại,
toàn phường có khoảng 9000 con lợn, 300 con trâu bò các loại và 20.000 con gà vịt.
Chăn nuôi lợn trong khu vực đặc biệt phát triển do tận dụng được lượng nước thải
từ vo gạo để ngâm bột phục vụ chăn nuôi. Số hộ gia đình có quy mô chăn nuôi 5 - 6
con lợn chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 400 hộ. Như vậy lượng chất thải chăn nuôi mỗi
ngày thải ra là tương đối lớn và cũng là bài toán khó đối với giải quyết ô nhiễm môi
trường.
Đến năm 2013, phường đã cơ bản hoàn thành chương trình nông thôn mới,
trong đó có một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng, môi trường và nước sạch đang được
đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành.
Một số hoạt động kinh tế chủ yếu trên địa bàn:
+ Sản xuất nông nghiệp: Do có nhiều diễn biến phức tạp về thời tiết nên ảnh
hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Năng suất lúa đạt 53,3 tạ/ha,
sản lượng 4.189,3 tấn đều giảm so với năm 2011. Hoạt động chăn nuôi, thủy sản
đều giảm so với năm 2012 do các yếu tố về dịch bệnh và suy thoái kinh tế tác động.
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Nghề làm bún được duy trì và phát
triển mạnh, cơ khí hóa được đưa vào sản xuất (hiện nay có khoảng 120 máy làm
bún) góp phần tăng năng suất. Ngoài ra còn một số nghề khác: nghề mộc, nghề thợ
nề, thợ xây… Hiện tại với 700 hộ kinh doanh cá thể tạo việc làm cho khoảng 2000
lao động.
Nhận xét:
Phường Khắc Niệm với làng nghề làm bún truyền thống có từ lâu đời, đã trở
thành nét đẹp văn hóa của địa phương cần được giữ gìn và bảo vệ. Chính vị vậy
hoạt động làm bún ở nơi đây vẫn được người dân truyền từ đời này sang đời khác,

10


từ thế hệ này sang thế hệ khác góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa ấy. Duy trì hoạt
động sản xuất làm bún làng nghề tại phường Khắc Niệm chính là nguyên nhân sâu

xa (Động Lực) gây ra hiện tượng môi trường nước mặt nơi đây.
Hiện nay ở phường Khắc Niệm chăn nuôi chủ yếu là lợn, trâu bò vầ gia cầm. Ngành
chăn nuôi tại đia phương đặc biệt phát triển do tận dụng được lượng nước thải từ vo
gạo để ngâm bột làm bún, phục vụ chăn nuôi giảm được đáng kể kinh phí. Hoạt
động làm bún làng nghề ngày càng phát triển kéo theo đó là hoạt động chăn nuôi
cũng ngày càng phát triển theo. Với một lượng lớn gia súc , gia cầm đang được
chăn nuôi trên địa bàn của phường Khắc Niệm thì lượng chất thải chăn nuôi mỗi
ngày thải ra là tương đối lớn và cũng là bài toán khó đối với giải quyết ô nhiễm môi
trường. Chính vì vậy ta có thể thấy được việc chăn nuôi hiện nay của phường Khắc
Niệm chính là nguyên nhân sâu xa (Động Lực) gây ô nhiễm môi trường nước mặt
nơi đây.
4.2.2. Điều kiện xã hội
Dân số phường Khắc Niệm tính đến 2013 là 15.654 người với 2.715 hộ,
trong đó số hộ thuần nông là 2058 hộ (chiếm 75%), mật độ dân số 2.102
người/km2. Phường Khắc Niệm có 7 thôn bao gồm: Thôn Ném Sơn, Thôn Tiền
Ngoài, Thôn Mồ, Thôn Đoài, Thôn Sơn, Thôn Đông, Thôn Thượng. Trong đó, thôn
lớn nhất là thôn Thượng với 3410 người và 751 hộ gia đình, đây cũng là thôn lớn
nhất về diện tích, chia thành 3 khu dân cư tách biệt. Thôn Đoài là thôn nhỏ nhất với
898 người và 318 hộ gia đình.
Hoạt động văn hóa xã hội của xã: hiện tại 4/7 làng đạt làng văn hóa và
khoảng 90% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa. Hệ thống trường học mầm non, cấp1,
cấp 2 tương đối hoàn thiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Vấn đề chăm sóc
sức khỏe, khám chữa bệnh… được chú ý và triển khai đồng bộ theo quy định.
Nhận xét:
“Đất chật người đông” đây chính là tình hình hiện nay của phường Khắc
Niệm nói riêng và của cả tỉnh Bắc Ninh nói chung . Hiện nay dân số của phường
ngày càng gia tăng qua mỗi năm nới tỉ lệ gia tăng dân số khoảng 1,2 %/năm. Theo
số liệu thống kê thì dân số của phường Khắc Niệm năm 2013 là 15.654 người, mật
độ dân số 2.102 người/km2. Với mật độ dân số lớn như vậy thì đi kèm theo đó là


11


một vấn đề vô cùng nghiêm trọng “nước thải sinh hoạt”. Nước thải sinh hoạt đang
là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt tại
phường Khắc Niệm hiện nay. Chính vì vậy có thể nói “gia tăng dân số” chính là
nguyên nhân sâu xa gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nước mặt của địa
phương hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ
trung ương đến địa phương, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh, phòng Tài
nguyên môi trường thành phố Bắc Ninh, UBND xã Khắc Niệm.
- Thu thập tài liệu về hiện trạng môi trường nước về làng nghề làm bún Khắc
Niệm.
- Các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trường của làng nghề nghiên cứu.
- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của
các nhà khoa học có liên quan đến phương pháp xử lý chất thải tại làng nghề.
- Thu thập các tài liệu liên quan đến quy hoạch BVMT nước làng nghề.
5.2. Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó liên quan
5.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, đánh giá tổng hợp
 Đối với mẫu nước thải:
Tiến hành lấy mẫu nước thải trước khi thải ra môi trường của đại diện 06 cơ
sở sản xuất (03 cơ sở quy mô nhỏ và 03 cơ sở quy mô lớn). Các chỉ tiêu phân tích
là: PH, DO, TSS, COD, BOD5, Amoni, Coliform... và được so sánh với QCVN
40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
 Đối với mẫu nước mặt
Tiến hành lấy 05 mẫu nước mặt là khu vực tiếp nhận nước thải hoặc khu
vực bị ảnh hưởng bởi nước thải sản xuất, các chỉ tiêu phân tích là: PH, DO, TSS,

COD, BOD5, Amoni, Coliform... và được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

12


5.4. Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ
Trên cơ sở tài liệu đã thu thập, tiến hành phân loại tổng hợp thông tin, đánh
giá phân tích và kết luận về các vấn đề nghiên cứu nhằm đạt mục tiêu đề ra.
5.5. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Được thực hiện trên cơ sở tiếp thu và tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia
công nghệ, chuyên gia kinh tế, chuyên gia môi trường.
5.6. Phương pháp xử lý số liệu
-

Số liệu điều tra được nhập vào cơ sở dữ liệu trên bảng tính Excel.

-

Xử lý bằng phương pháp thống kê toán học chủ yếu bằng phần mềm

Excels.

13


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG NƯỚC MẶT LÀNG NGHỀ XÃ KHẮC NIỆM,
BẮC NINH
1.

Lưu lượng Nước thải

Theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện

Khoa học Thuỷ Lợi Việt Nam thời điểm tháng 4 năm 2013, kết quả lưu lượng nước
thải tại các vị trí xả nước thải từ 03 thôn có hoạt động sản xuất bún trên địa bàn
phường Khắc Niệm, kết quả cụ thể thể hiện tại Bảng 2.1
Bảng 2.1: Lưu lượng nước tại các điểm xả thải
STT
1
2
3
4

Vị trí các điểm xả nước thải
Điểm xả nước thải ngõ ông Nghinh – phía Bắc - thôn Mồ.
Điểm xả nước thải ngõ ông Công – phía Bắc - thôn Mồ.
Điểm xả nước thải ngõ ông Thiện – phía Bắc - thôn Mồ.
Điểm xả nước thải khu đồng Sau Xanh – phía Bắc - thôn

Lưu lượng thải
75 m3/ngày
75 m3/ngày
80 m3/ngày
100 m3/ngày

5
6
7
8

Mồ.

Điểm xả nước thải khu Cửa Am 1 – phía Nam - thôn Mồ.
Điểm xả nước thải khu Cửa Am 2 – phía Nam - thôn Mồ.
Điểm xả nước thải khu Nhà văn hóa – phía Nam - thôn Mồ.
Điểm xả nước thải khu Công tròn 120 – phía Nam - thôn

150 m3/ngày
50 m3/ngày
184 m3/ngày
180 m3/ngày

9
10
11
12

Mồ.
Điểm xả nước thải khu vực phía Nam thôn Ném Sơn.
Điểm xả nước thải tại ao thôn Ném Sơn.
Điểm xả nước thải khu vực Đồng Mạ - thôn Tiền Ngoài
Nước thải rải rác không thu gom được ở khu vực phía Bắc

450 m3/ngày
550 m3/ngày
975 m3/ngày
200 m3/ngày

13

thôn Tiền Ngoài
Điểm xả nước thải ngõ cuối thôn Tiền Ngoài

40 m3/ngày
Tổng
3.450m3/ngày
Khối lượng nước thải tổng thể của 3 thôn làng nghề làm bún khoảng

3.450m3/ngày. Hiện tại, trên địa bàn xã Khắc Niệm đã triển khai thí điểm mô hình
xử lý nước thải với công suất xử lý của trạm là 400 m3/ngày.
Như vậy, vẫn còn một lượng lớn nước thải sản xuất và nước thải sinh
hoạt của xã Khắc Niệm chưa được xử lý và đang thải trực tiếp ra môi trường
với khối lượng 3.050 m3/ngày.
2. Chất lượng nước thải
Nước thải ra trong chế biến bún (đặc biệt là nước thải từ công đoạn ngâm
bột) có chứa tinh bột và nhanh chóng phân hủy, lên men axít. Bên cạnh đó nước
thải chăn nuôi từ các hộ gia đình phần lớn chưa qua xử lý mà thải thẳng vào hệ

14


thống rãnh nên nước thải có hàm lượng COD, BOD, Coliforms cao, mùi thối, độ pH
thấp. Chất thải chăn nuôi xả chung vào hệ thống rãnh thoát trong làng bồi lắng gây
cản trở dòng chảy.
Đối với mẫu nước thải: Tiến hành lấy mẫu nước thải trước khi thải ra môi
trường của đại diện 06 cơ sở sản xuất (03 cơ sở quy mô nhỏ và 03 cơ sở quy mô
lớn). Các chỉ tiêu phân tích là: PH, DO, TSS, COD, BOD5, Amoni, Coliform... và
được so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp.
Dựa vào địa hình thực tế của khu vực, hướng dòng chảy chính. Tác giả đã
lựa chọn các vị trí khảo sát, lấy mẫu đánh giá cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Bảng vị trí lấy mẫu nước thải tại làng nghề bún Khắc Niệm
Tên

STT

Vị trí các điểm lấy mẫu

mẫu

1

Điểm xả nước thải ngõ ông Nghinh – phía Bắc - thôn Mồ.

NT1

2

Điểm xả nước thải khu Nhà văn hóa – phía Nam - thôn Mồ.

NT2

3

Điểm xả nước thải khu vực phía Nam thôn Ném Sơn.

NT3

4

Điểm xả nước thải khu vực phía Bắc phố Và.

NT 4


5

Điểm xả nước thải khu vực Đồng Mạ - thôn Tiền Ngoài

NT5

6

Nước thải rải rác không thu gom được ở khu vực phía Bắc thôn
Tiền Ngoài

NT6

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải tại các điểm khảo sát,
lấy mẫu:

15


Bảng 2.3: Kết quả phân tích nước thải tại vị trí NT1, NT2, NT3, NT4,
NT5, NT6

S
T
T
1
2
3
4
5

6
7

Đơ
Thông
số
pH
TSS
COD
BOD5(2
00C)
Amoni
Tổng
Tổng
NitơP

n
vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/

QCVN

Kết

QCVN


40:

quả

40:

2011/BT

2011/B

N

TN MT
C (B)
5,5-9
100
150
5
0
1
4
0
6
0

NT1

MT
C

5,5-9
max
120
180
60
12
48
7,2

4

NT5 NT6

15,1
49,3
2

18,4 27,0 25,4 34,7 24,6
68,6 72,2 54 64,3 52,0
23,7 28 17 28,3 16,3

2

khuẩn/
1

NT

6,12
6,8 6,4 6,5

6,5 6,3
2762 2917 3606 212 3514 2023
1915 1573 1828 152
8 2929 1334
6
946,
1097 1200 948 1334 727
8

vi
l
8 Coliform

NT2 NT3

5000

6000

35.00 36.0 38.00 23.0 29.0 35.0

0
00
0
00
00
00
00ml
(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyênvà Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi
trường Bắc Ninh)

Nhận xét: Chất lượng nước thải tại các vị trí lấy mẫu hầu hết đều có các thông số
vượt Quy chuẩn môi trường Việt Nam cho phép (QCVN40:2011/BTNMT- Quy
chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp)
Hàm lượng TSS: 6/6 mẫu khảo sát ô nhiễm chất rắn lơ lửng cao, đều vượt
QCVN 40:2011/BTNMT, mức vượt từ 16,8 đến 30,05 lần. Trong đó, mẫu NT3 Điểm xả nước thải Khu trung tâm thôn Tiền Trong,

cao hơn

QCVN

40:2011/BTNMT là 30,05 lần.
Hàm lượng COD: 6/6 mẫu khảo sát hàm lượng COD vượt QCCP, mức vượt
từ 7,4 đến 16,27 lần. Trong đó, mẫu NT5 - Nước thải tại Điểm xả nước thải khu vực
Đồng Mạ - thôn Tiền Ngoài vượt QCVN 40:2011/BTNMT cao nhất là 16,27 lần.

16


Hàm lượng BOD5: 6/6 mẫu khảo sát hàm lượng BOD5 của các mẫu vượt
QCCP, mức vượt từ 12,12 đến 22,23 lần. Trong đó, mẫu NT5 - Nước thải tại Điểm
xả nước thải khu vực Đồng Mạ - thôn Tiền Ngoài vượt QCVN 40:2011/BTNMT
cao nhất là 22,23 lần.
Hàm lượng amoni: 6/6 các mẫu khảo sát amoni có mức độ ô nhiễm thấp, tuy
nhiên đều vượt QCVN 40:2011/BTNMT, mức vượt từ 1,26 đến 2,89 lần. Trong đó,
mẫu NT5 - Nước thải tại Điểm xả nước thải khu vực Đồng Mạ - thôn Tiền Ngoài
vượt QCVN 40:2011/BTNMT cao nhất là 2,89 lần.
Hàm lượng Nitơ tổng số: 6/6 các mẫu khảo sát nitơ tổng có mức độ thấp;
vượt QCVN 40:2011/BTNMT với mức vượt từ 1,03 đến 1,5 lần. Trong đó, mẫu
NT3 - Điểm xả nước thải Khu trung tâm thôn Tiền Trong, cao hơn QCVN
40:2011/BTNMT là 1,5 lần.

Hàm lượng photpho tổng: 6/6 các mẫu khảo sát đều vượt QCVN
40:2011/BTNMT, mức vượt từ 2,36 đến 3,93 lần. Trong đó, mẫu NT5 - Nước
thải tại Điểm xả nước thải khu vực Đồng Mạ - thôn Tiền Ngoài vượt QCVN
40:2011/BTNMT cao nhất là 3,93 lần.
Hàm lượng Coliform: 6/6 các mẫu khảo sát đều vượt QCVN
40:2011/BTNMT, mức vượt từ 4,16 đến 6,33 lần. Trong đó, mẫu NT3 - Điểm xả
nước thải Khu trung tâm thôn Tiền Trong, cao hơn QCVN 40:2011/BTNMT là 6,33
lần.
3. Hiện trạng chất lượng nước mặt
Trước tình trạng nước thải ô nhiễm như trên nhưng lại chưa có hệ thống xử
lý nước thải mà đổ trực tiếp ra các cống rãnh, hồ, ao…làm cho hệ thống nước mặt
trong thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng về chất lượng. Hiện tại có nhiều giếng khơi
trong vùng đã không còn sử dụng được nữa, do nước có mùi hôi thối và đã phải
chuyển sang sử dụng giếng khoan.
Xã Khắc Niệm đã có hệ thống đường cống rãnh dùng để tiêu thoát nước
dùng cho cả nước thải sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi, phần lớn lượng nước thải
trên được đổ vào các ao, hồ, kênh mương trong xã. Mặc dù đã được bố trí tương đối
hợp lý nhưng không được tu bổ, nạo vét thường xuyên nên nhiều đoạn kênh, cống
rãnh đã bị lấp đầy rác, nhiều chỗ gây ứ tắc cục bộ, hệ thống cống rãnh không có nắp

17


đậy, bề rộng cống rãnh bé vì vậy vào ngày

mưa có những đoạn gây úng ngập,

ngày nắng thì bốc mùi hôi thối khó chịu.
Với các nguồn nước ao, hồ, kênh mương trong xã được sử dụng làm nơi
chứa các loại nước thải sản xuất, sinh hoạt, chăn nuôi chưa qua xử lý, thải trực tiếp

vào nguồn tiếp nhận. Các ao hồ không có sự trao đổi nước với bên ngoài, khả
năng tự làm sạch kém, hàm lượng chất ô nhiễm cao (thể hiện trong bảng kết quả
phân tích) vượt ngưỡng chịu tải của ao hồ, dẫn tới hàm lượng các chất COD,
BOD5, NH4+, TSS, Coliform…vượt nhiều lần cho phép theo quy chuẩn QCVN
08/2008-BTNMT.
Đối với mẫu nước mặt, tiến hành lấy 05 mẫu nước mặt là khu vực tiếp nhận
nước thải hoặc khu vực bị ảnh hưởng bởi nước thải sản xuất, các chỉ tiêu phân tích
là: PH, DO, TSS, COD, BOD5, Amoni, Coliform... và được so sánh với QCVN
08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Vị trí lấy mẫu được thể hiện dưới bảng:
Bảng 2.4: Bảng vị trí lấy mẫu nước mặt tại làng nghề bún Khắc Niệm
TT

Vị trí lấy mẫu

Tên mẫu

1

Nước kênh T22- Kênh tiếp nhận nước thải trực tiếp từ thôn Mồ.

NM1

2

Nước ao tại thôn Ném Sơn.

NM2

3


Nước tại ao trước cửa nhà Ông Nguyễn Văn Thế- thôn phố Và.

NM3

4

Nước tại ao Hợp tác thôn Tiền Ngoài

NM4

5

Nước tại ao gần nhà văn hoá thôn Mồ

NM5

18


Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt
Bảng 2.5: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại xã Khắc
Niệm (vị trí NM1, NM2, NM3, NM4, NM5)
S

Thông

T

số


Đơn vị

QCVN
08/2015/

NM1

NM2

Kết quả
NM3

NM4

NM5

T

BTNMT

1
2
3
4
5

pH
DO
TSS

COD
BOD5

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

(B1)
5,5 – 9
≥4
50
30
15

7,6
1,1
198
417
198,6

7,8
2,8
114
42
25,5

7,4
3,8
97

151
79,5

7,5
3,4
102
246
154

7,5
2,9
108
249
162

6

(200C)
Amoni

mg/l

0,9

1,02

1,04

0,78


1,07

1,15

7
8

(NH4+)
PO43coliform

mg/l
MPN/10

0,3
7500

1,1
28000

1,3
22000

1,0
29000

1,5
18000

1,7
24000


0ml
(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyênvà Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi
trường Bắc Ninh)
Nhận xét:
Từ bảng số liệu quan trắc trên, ta thấy, nước mặt tại phường Khắc Niệm đều
không đạt tiêu chuẩn loại B1 theo QCVN 08:2015/BTNMT: không đủ tiêu chuẩn để
cấp nước với mục đích sinh hoạt và tưới tiêu thủy lợi.chất lượng nước mặt tại làng
nghề đang suy giảm một cách trầm trọng và đang bị ô nhiễm nặng nề. Nguồn nước
sinh hoạt và sản xuất của người phường Khắc Niệm chủ yếu là nước mặt trong
thôn, vậy chính người dân đang phải sử dụng nguồn nước kém chất lượng do môi
trường nước mặt bị ô nhiễm.

19


Đánh giá một số thông số đặc trưng: so sánh với QCVN 08:2015/BTNM
a. Thông số DO

Biểu đồ2.1: Biểu đồ giá trị DO (đơn vị: mg/l)
Giới hạn DO tại Cột B1 (QCVN08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt) là ≥ 4mg/l. Số liệu quan trắc được cho thấy giá trị DO tại 5
điểm lấy mẫu đều thấp hơn QC từ 1.1 đến 3.6 lần, cho thấy chất lượng nước mặt
phường Khắc Niệm đang suy giảm nghiêm trọng. Mẫu NM1 - NướckênhT22-Kênh
tiếp nhận nước thải trực tiếp từ thôn Mồ thấp nhất với 3,6 lần.

20


b. Thông số TSS


Biểu đồ2.2: Biểu đồ giá trị TSS (đơn vị: mg/l)
Giới hạn TSS tại Cột B1 (QCVN08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt) là 50mg/l.
Hàm lượng TSS : 5/5 mẫu có hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt
QCVN08:2015/BTNMT từ 1,9 đến 3,96 lần. Trong đó, mẫu NM1-Nước
kênh T22- Kênh tiếp nhận nước thải trực tiếp từ thôn Mồ vượt cao nhất 3,96
lần.
c. Thông số pH

21


Biểu đồ2.3: Biểu đồ giá trị pH
Giới hạn pH tại Cột B1 (QCVN08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt) là 5,5 – 9 . Thông số pH tại 5 điểm quan trắc cho thấy
giá trị pH nằm trong khoảng giá trị cho phép.
d. Thông số COD

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ giá trị COD (đơn vị: mg/l)
Giới hạn COD tại Cột B1 (QCVN08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt) là 30 mg/l.
Hàm lượng COD:5/5 số mẫu khảo sát ô nhiễm COD; vượt QCVN
08:2008/BTNMT từ 1,4 đến 13,9 lần.Trong đó, mẫu NM1-Nước kênhT22Kênh tiếp nhận nước thải trực tiếp từ thôn Mồ vượt cao nhất13,9 lần. Mẫu
NM2 - KênhNộiđồng-Tiếp nhận nước từ thôn Tiền Trong vượt thấp nhất 1,4
lần.

22



e. Thông số BOD5

Biểu đồ2.5: Biểu đồ giá trịBOD5 (mg/l)
Giới hạn BOD5tại Cột B1 (QCVN08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt) là 15 mg/l.
Hàm lượng BOD5: 5/5 số mẫu khảo sát hàm lượng BOD5 vượt QCVN
08:2008/BTNMT từ 1,7 đến 13,2 lần. Trong đó, mẫu NM1 - Nước kênh T22Kênh tiếp nhận nước thải trực tiếp từ thôn Mồ vượt cao nhất 13,2 lần.
f. Thông số NH4+

23


Biểu đồ 2.6: Biểu đồ giá trịNH4+(mg/l)
Giới hạn NH4+ tại Cột B1 (QCVN08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt) là 0,9 mg/l
Hàm lượng amoni: 4/5 số mẫu khảo sát có hàm lượng amoni vượt QCVN
08:2008/BTNMT từ 1,56 đến 2,3 lần; Trong đó mẫu NM5 - Nước tại ao gần nhà
văn hoá thôn Mồ vượt QCCP cao nhất là 2,3 lần.
g. Thông số PO43-

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ giá trịPO43- (mg/l)

24


Giới hạn PO43-tại Cột B1 (QCVN08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt) là 0.3 mg/l.
Hàm lượng PO43: 5/5 sốmẫu khảo sát hàm lượng PO43-vượt QCVN
08:2015/BTNMT từ 3,3đến 5,6 lần.Trong đó, mẫu NM5-Nước tại ao gần nhà văn
hoá thôn Mồ vượt cao nhất 5,6 lần.

h. Thông số tổng Colifrom

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ giá trịtổng Coliform (mg/l)
Giới hạn Coliform tại Cột B1 (QCVN08:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt) là 7500 mg/l.
Hàm lượng Coliform:5/5số mẫu khảo sát hàm lượng Coliform vượt QCVN
08:2015/BTNMT từ 2,4 đến 3,8 lần.
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại làng nghề.
Thứ nhất, là do hoạt động sản xuất trong khu vực làng nghề có quy mô nhỏ,
chủ yếu là hộ gia đình và nằm phân tán trong khu dân cư, hầu hết không có hệ
thống xử lý nước thải. Nước thải không được quy hoạch vào khu tập trung để xử lý
mà đổ trực tiếp ra ao, hồ.
Thứ hai, là do thiết bị, công nghệ sản xuất ở làng nghề còn lạc hậu, mặt
bằng chật hẹp. Quy mô sản xuất chủ yếu là quy mô hộ gia đình, công nghệ sản xuất
và thiết bị lạc hậu, chắp vá và chưa được đầu tư đồng bộ.

25


×