Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích Cảnh ngày hè Phạm Ngũ Lão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.27 KB, 3 trang )

Cảnh ngày hè
_Nguyễn Trãi_
Nguyễn Trãi, vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống giặc
ngoại xâm của dân tộc ta, là một con người tài năng kiệt xuất. Ông không
chỉ để lại di sản phong phú về các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao mà
còn khẳng định tài năng của mình qua sự nghiệp văn chương đồ sộ. Có
thể nói, ông là người khởi đầu cho nền thơ cổ điển bằng tiếng Việt qua tập
thơ Nôm “Quốc âm thi tập” nổi tiếng. Bài “Cảnh ngày hè” là một bài trong
số đó, nơi mà tác giả đã gửi gắm mọi tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu
thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của mình.
Bài thơ được sáng tác vào khoảng thời gian Nguyễn Trãi về ở ẩn ở Côn
Sơn. Ông tạm thời xa lánh chốn kinh đô tấp nập để về với thiên nhiên
trong trẻo, an lành nơi dân dã; để rồi ghi lại cảm xúc phấn chấn của mình
trước cảnh vật mùa hè tưng bừng sức sống và kín đáo gửi gắm khát vọng
dân giàu, nước mạnh vào bài thơ
Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về hoàn cảnh sống và tâm trạng của
nhà thơ lúc bấy giờ:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Về hình thức, đây là sự phá cách, cách tân táo bạo trong thơ thất
ngôn bát cú Đường luật: Phần đề có hai câu, nay chỉ còn một câu, lại là
câu lục ngôn. Bên cạnh đó, nhịp thơ 1/2/3 chậm rãi phản ánh tư thế ung
dung, tự tại vốn có của tác giả. Chữ “Rỗi” tách riêng thành một nhịp thể
hiện sự nhàn nhã của ông, một người luôn luôn bận rộn với việc nước,
việc dân. Đây là lúc ông được sống ung dung, được thỏa ước nguyện hòa
mình với thiên nhiên mà ông hằng mơ ước. Tác giả ngồi “hóng mát” trong
cảnh “ngày trường”. “Ngày trường” là ngày dài. Đây là cảm giác về thời
gian của người sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra. Với
con người bận rộn, luôn muốn cống hiến như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy
càng thể hiện rõ hơn hết. Ông rơi vào hoàn cảnh phải “hóng mát” hết ngày
này qua ngày khác trong khi đất nước đang gặp khó khăn, rơi vào tâm
trạng “bất đắc chí”. Một nụ cười chua chát của Nguyễn Trãi như hiện lên


đằng sau câu thơ ấy... Việc đặt thanh bằng ở cuối câu là một sự cách tân
mới khiến câu thơ nghe như tiếng thở dài nhưng không giống lời than thở,
đồng thời thể hiện tâm hồn luôn rộng mở để đón nhận thiên nhiên và cuộc
sống xung quanh của nhà thơ
Dường như, chỉ có vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của cảnh vật mới có thể
tạm xua đi nỗi phiền muộn vương vít trong tâm hồn tác giả. Ông mở lòng
với thiên nhiên:


“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Thiên nhiên dưới nét bút của Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh
quê tươi khỏe, hài hòa và tràn đầy sức sống. Cây hòe với “tán rợp
giương”, xanh um, trong khi cây lựu nở đầy những bông hoa “phun thức
đỏ” và sen hồng thì “tiễn mùi hương”. Sức sống trong cây đang “đùn đùn”
dâng lên cành, lên hoa, lên lá. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn
bóng mát vào cả tâm hồn thi sĩ.. Với cách miêu tả từ gần đến xa bằng
nhiều giác quan, màu sắc sinh động, hài hòa, kết hợp với các động từ
mạnh, từ láy, bốn câu thơ đầu đã tái hiện được bức tranh thiên nhiêu mùa
hè sinh động, căng tràn nhựa sống, đồng thời thể hiện được tình yêu thiên
nhiên của nhà thơ
Nếu bốn câu thơ trên, Nguyễn Trãi chỉ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên của
vùng quê thôn dã thì ở hai câu thơ tiếp theo là vẻ đẹp thanh bình của bức
tranh cuộc sống:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Từ tượng thanh “lao xao” đặt trước hình ảnh “chợ cá” làm nổi
bật không khí nhộn nhịp của “làng ngư phủ”, đó là tiếng trao qua đổi lại, ồn
ã tiếng nói tiếng cười. Hay tiếng ve kêu “dắng dỏi” như tiếng đàn bỗng

vang lên trong “lầu tịch dương” báo hiệu chấm dứt ngày hè ở vùng quê.
Tất cả những âm thanh ấy hòa lẫn vào nhau tạo nên bức tranh âm thanh
sinh động, náo nhiệt, nó là hơi hướng của cuộc sống lao động cần cù,
chân chất. Cảnh vật, thiên nhiên vào cuối ngày thật yên vui, thanh bình,
nhưng cuộc sống thì không dừng lại...
Cỏ cây, hoa lá, con người đầy sức sống khơi dậy trong lòng nhà thơ
cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng. Đó là tấm lòng ưu ái của ông đối với dân
với nước, một tình yêu cuộc sống, yêu con người:
“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
“Ngu cầm”, điển tích về cây đàn của thời vua Ngu Thuấn, là thời đại
thái bình thịnh trị trong lịch sử Trung Hoa cổ, được tác giả mượn để nói
lên ước muốn của ông: “dẽ có” được trong tay cây đàn ấy, đàn một tiếng
để dân chúng đều được giàu có, no đủ. Ẩn sau khát vọng ấy là sự trách
móc nhẹ nhàng mà nghiêm khắc bọn quan thần tham bạo ở triều đình
đương thần không còn nghĩ đến dân, đến nước. Vậy mới thấy, dù sống


trong tâm trạng “bất đắc chí”, Nguyễn Trãi vẫn cảm nhận được cuộc sống
thường ngày, gắn bó với thực tế, không nguôi ngoai nỗi niềm dân nước.
Ông luôn khát khao được đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa
yêu nước thương dân. Câu thơ sáu chữ ngắn gọn, súc tích, nhịp 3/3 đã
tạo âm hưởng mạnh mẽ, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ.
Việt hóa thơ Đường luật, sáng tạo thơ thất ngôn xen lục ngôn, vận
dụng những hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh vào cảnh vật thiên
nhiên và cuộc sống con người, bài thơ đã vẽ nên một bức tranh mùa hè
vui tươi, đầy sức sống, qua đó nhà thơ gửi gắm lòng yêu mến quê hương
đất nước, hoài bão giúp nhân dân xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc
“Cảnh ngày hè” không chỉ tiêu biểu cho “Quốc âm thi tập” của
Nguyễn Trãi mà còn là một trong những bông hoa chữ Nôm của nền văn

học Việt Nam. Bằng cách sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo,
bài thơ đã làm toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước cũng như vẻ đẹp
tâm hồn của Nguyễn Trãi, thể hiện rõ tư tưởng yêu nước thương dân và
tinh thần sống có trách nhiệm với dân với nước



×