Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

TÀI LIỆU môn NGĂN NGỪA ô NHIỄM bài 8 PHÁT THẢI BẰNG KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.34 KB, 35 trang )

PHÁT THẢI BẰNG KHÔNG
Zero waste/emission (ZWE)
PGS. TS. Lê Thanh Hải
Chủ nhiệm Ngành Quản lý Môi trường
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH


Nội dung
Khái niệm,
Cơ sở nguyên lý,
Mục tiêu,
Khả năng áp dụng,
Những xu hướng nổi bật hỗ trợ
Lợi ích,
So sánh hệ thống công nghiệp hiện hữu và
hệ thống không phát thải
 Phương pháp tiếp cận









Khái niệm PTBK
 Nhằm loại trừ thay vì quản lý chất thải;
 Bao hàm cả những giải pháp cuối đường ống



với những khuyến khích chuyển đổi chất thải
theo hướng tái sinh và tái tạo tài nguyên;
 Một học thuyết thiết kế chỉ dẫn việc loại trừ chất
thải tại nguồn và tất cả những điểm khác trong
dây chuyền cung ứng (TKVMT…);
 Dựa trên nguyên lý tái thiết kế hệ thống công
nghiệp một chiều hiện tại thành hệ thống khép
kín mô phỏng theo những chu trình tự nhiên
hoàn hảo.


Cơ sở nguyên lý
 Những chu trình tự nhiên hoạt động không tạo ra

chất thải.
“Chất thải = Thức ăn” (William McDonough).
 Hệ thống công nghiệp của chúng ta hiện nay căn
bản theo đường thẳng.
“Lấy-Làm-Thải” (“Take-Make-Waste”)
 Không những không hiệu quả về kinh tế mà những sản
phẩm này thường chứa đựng những vật liệu độc hại và
bền vững có thể tác động tiêu cực đến môi trường khi bị
thiêu đốt hay thải bỏ ở các bãi chôn lấp


Cơ sở nguyên lý (tt)
 Mô phỏng theo hệ thống tự nhiên để có được hiệu

quả hoạt động cao nhất, ít chi phí nhất và lợi nhuận

cao nhất, hệ thống công nghiệp và xã hội sẽ có thể
loại trừ những tổn hại cho môi trường
“Từ chiếc nôi đến nấm mồ”
(“Cradle to Grave”)


Cơ sở của nguyên lý PTBK
mô phỏng theo những chu
trình tự nhiên hoàn hảo

Chất thải = Thức ăn

Chiếc nôi  Nấm mồ

tái thiết kế hệ thống công
nghiệp một chiều hiện tại
thành hệ thống khép kín

Lấy – Làm – Thải


Mục tiêu
 Mục tiêu sâu xa của PTBK thể hiện nhu cầu

một hệ thống xã hội/công nghiệp khép kín.
 Chất thải là dấu hiệu của tính không hiệu

quả. Cụm từ “không chất thải” bao gồm
“không chất thải rắn”, “không chất thải nguy
hại”, “không độc chất” và “không phát thải”.

Trong đó PTBK có ý nghĩa bao hàm toàn bộ
những khái niệm trên.[1]
[1] ZWE – Zero Waste/ Emission: PTBK – không chất thải/không
phát thải


Mục tiêu (tt)
 PTBK đề xuất rằng khái niệm chất thải tổng quát phải

được loại trừ. Thay vào đó, chất thải nên được nhìn
nhận như một “sản phẩm còn lại” hay đơn giản là “tài
nguyên tiềm tàng”;
 Những chiến lược PTBK xem xét toàn bộ vòng đời

sản phẩm, chu trình và các hệ thống theo khía cạnh
tìm hiểu sự “chịu đựng” của các hệ thống đối với
những tương tác của con người với môi trường và tìm
kiếm những điểm hạn chế trên mọi cấp bậc của vòng
đời sản phẩm. Do đó cũng phải “thiết kế” chất thải
cho những ứng dụng trong tương lai.


Mô hình vòng đời sản phẩm đầy đủ

Trong đó:
1. tái chế trực tiếp/tái sử dụng
2. tái sản xuất những thành phần có thể tái sử
dụng
3. tái xử lý những nguyên vật liệu có thể tái sinh
4. cung cấp nguyên liệu thô



Sơ đồ input – output
thể hiện tính chất của
chiến lược PTBK

Chiến lược PTBK giúp xác định những điểm kém hiệu quả trong sử dụng
vật liệu, năng lượng và tài nguyên nhân lực để tái thiết kế chúng hướng
đến một xã hội bền vững.


Khả năng áp dụng
 Chương trình cộng đồng
– Nhằm xem xét tất cả các cách thức sử dụng
nguyên vật liệu và năng lượng trong vận hành và
dịch vụ;
– Chú trọng vào mục tiêu không chất thải rắn ở các
bãi chôn lấp và không lãng phí năng lượng có thể
giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp (nhu cầu nhân
lực cho các ngành công nghiệp tái chế) và nguồn
cung cấp nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mới
từ chất thải tái sinh.


Khả năng áp dụng (tt)
 Chương trình thương mại
– Nhằm sử dụng năng lượng và vật liệu trong
sản phẩm, quy trình và dịch vụ;
– Những chương trình này thường chú trọng vào
việc tăng cường hiệu suất sử dụng năng lượng

thông qua các phương thức loại trừ chất thải
rắn, chất thải nguy hại, chất thải từ các quy
trình sản xuất, chất thải từ quá trình vận hành
và các nỗ lực giảm tiêu thụ.


Khả năng áp dụng (tt)
 Chương trình công nghiệp quy mô lớn

– Có thể rất hiệu quả nếu các thành viên của
ngành công nghiệp sẵn lòng cộng tác với
nhau;
– Trong trường hợp đó sẽ đạt được hiệu quả
tối đa trong việc giảm tiêu thụ năng lượng và
vật liệu đồng thời đạt được những cải thiện
về khía cạnh môi trường.


Khả năng áp dụng (tt)
 Chương trình trong trường học khi được áp dụng

vào mọi hoạt động của nhà trường cũng như vào việc
dạy học trong lớp có thể tiết kiệm chi phí trong khi
vẫn duy trì chất lượng giáo dục tốt. PTBK có thể
được áp dụng không chỉ đối với việc sử dụng năng
lượng và vật liệu mà còn trong những nhà máy, văn
phòng, phòng học và ngay cả những quán cà phê (!)
 Chương trình trong hộ gia đình có thể được phát
triển bao gồm tiết kiệm năng lượng, thay đổi trong
thói quen mua sắm, giảm mức độc hại trong những

hoá chất tẩy rửa, sử dụng phân bón và thuốc diệt côn
trùng thích hợp hơn.


Những xu hướng nổi bật hỗ trợ
 Thiết kế vì môi trường (Design for the Environment):

Một khái niệm thiết kế mới khởi nguồn nhằm bảo đảm
toàn bộ chi phí bao gồm cả môi trường đều được tính
đến ngay từ giai đoạn thiết kế.
 Thiết kế để có thể tháo rời (Design for Disassembly):
Một khái niệm thiết kế khác nhằm bảo đảm sản phẩm
được thiết kế sao cho có thể dễ dàng tháo rời và những
thành phần tháo rời đó có thể tái kết hợp vào mô hình
mới và vật liệu có thể được tái chế.
 Tái sản xuất (Remanufacturing): Lấy những thành phần
đã được tháo rời và sửa chữa, xử lý sao cho có thể sử
dụng được một lần nữa.


Những xu hướng nổi bật hỗ trợ (tt)
 Sản xuất sạch hơn (Cleaner Production): Một khái

niệm hiệu quả chủ yếu áp dụng trong công nghiệp
nhằm hạn chế tác động của sản xuất đến môi trường.
 Phi vật chất hóa (De-materialisation): Một khái niệm
được sử dụng rộng rãi bởi Paul Hawken, Karl Herick
Robert và Amory, Hunter Lovins của Viện Rocky
Mountain nhằm miêu tả khái niệm của việc sử dụng ít
vật liệu hơn cho việc thiết lập một dịch vụ tương tự.

 Đơn nguyên hóa động học (Dynamic Modularity): Sản
phẩm được sản xuất theo đơn nguyên để chỉ một đơn
nguyên cần phải thay thế với mục đích kéo dài thời gian
sử dụng.


Những xu hướng nổi bật hỗ trợ (tt)
 Mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất (Extended

Producer Responsibility): Nhà sản xuất có trách
nhiệm trong suốt toàn bộ vòng đời sản phẩm và cả
việc đóng gói.
 Bán dịch vụ thay vì bán sản phẩm: Phần lớn máy
photocopy, một số thảm trải sàn, một số máy vi tính
và bây giờ là máy giặt được cho người sử dụng thuê
hơn là bán. Và do đó nhà sản xuất có được quyền lợi
được bảo đảm bất di bất dịch trong việc xây dựng
những sản phẩm có chất lượng cao hơn và có tuổi
thọ dài hơn – đồng thời giúp xã hội sử dụng ít vật liệu
hơn.


Những xu hướng nổi bật hỗ trợ (tt)
 Tính thuận nghịch của dây chuyền chuyên chở

và phân phối sản phẩm (Reverse Logistics): Dây
chuyền bán lẻ sử dụng hệ thống phân phối trong
dây chuyền nhằm thu hồi tất cả hàng hóa bị hư
hỏng hay không sử dụng được nữa về địa điểm sửa
chữa, tái sử dụng hay tháo gỡ thành những thành

phần riêng biệt phục vụ việc tái chế. Người bán lẻ
sẽ chịu trách nhiệm về một khoản tiết kiệm lớn dây
chuyền chuyên chở và phân phối có tính thuận
nghịch này. Tính chất hai chiều của dây chuyền này
cũng giúp cho việc tái thiết kế thông qua việc cung
cấp những phản hồi xoay quanh chất lượng sản
phẩm cho nhà sản xuất.


Lợi ích của PTBK
 Chiến lược PTBK đã được tiếp nhận bởi các

doanh nghiệp quy mô lớn và nhỏ cũng như
bởi cả các chính quyền ở nhiều quốc gia. Kết
quả là gia tăng lợi nhuận từ việc tiết kiệm chi
phí, cải thiện khía cạnh môi trường và nền
kinh tế mạnh hơn. Kết quả là những tổ chức
mạnh về kinh tế, những cộng đồng lành
mạnh và một môi trường lành mạnh cho các
thế hệ tương lai. Chiến lược PTBK hỗ trợ mọi
giai đoạn của vận động bền vững: kinh tế
lành mạnh và xã hội lành mạnh.


Lợi ích của PTBK (tt)
Một số lợi ích chủ yếu của PTBK có thể kể đến
như sau:
 Tiết kiệm chi phí
 Tiến triển/tiến bộ nhanh hơn
 Hỗ trợ tính bền vững


– Về kinh tế
– Về môi trường
– Về xã hội
 Cải thiện dòng vật chất


Lợi ích của PTBK (tt)
 Tiết kiệm chi phí
– Do chất thải là dấu hiệu của sự không hiệu quả nên việc giảm
chất thải thường làm giảm chi phí.
– Ví dụ: Hewlett Packard ở Roseville, California giảm 95% chất
thải và tiết kiệm được $870564 vào năm 1998. Epson ở
Portland, Oregon đã giảm chất thải đến mức không và đã tiết
kiệm được $300.000. Interface, Inc. ở Atlanta, GA đã loại trừ
hơn $90M cho chất thải.

 Tiến triển/tiến bộ nhanh hơn
– Một chiến lược PTBK hỗ trợ những cải thiện dựa trên các
chiến lược SXSH và PP bằng cách cung cấp một đích đến
“nhìn xa trông rộng” có thể dẫn dắt tổ chức đạt được những
bước phát triển lớn hơn và có tính đổi mới hơn.


Lợi ích của PTBK (tt)
 Hỗ trợ tính bền vững
Một chiến lược PTBK hỗ trợ cả ba mục đích tổng quát đã được thừa
nhận của sự bền vững – bền vững về kinh tế, bảo vệ môi trường và
bền vững về xã hội, cụ thể là:
– Bền vững về kinh tế được cải thiện bằng cách giúp các tổ chức có thể

nhận biết những điểm hạn chế hiệu quả trong chu trình, sản phẩm và dịch
vụ và do đó tìm ra giải pháp tiết kiệm chi phí.
– Bảo vệ môi trường được tăng cường bằng cách giảm (lý tưởng là đến
mức không) chất lượng CTR và CTNH vào môi trường tự nhiên và bằng
cách giảm nhu cầu sản sinh năng lượng cũng như chiết xuất
hydrocarbon.
– Bền vững về xã hội được tăng cường thông qua việc cải thiện hiệu quả
do đó cho phép nhiều tài nguyên hơn phục vụ được cho mọi người.
Thêm vào đó, nhiều sự sử dụng hoàn toàn chất thải hơn sẽ tạo ra công
ăn việc làm trong các khâu chuyên chở, phân phối và tái chế.


Cải thiện dòng vật chất

Hệ thống một chiều

Tăng hiệu suất sử dụng
nguyên vật liệu (giảm
nguyên liệu input, giảm
chất thải output)  lợi
ích về KT, XH và MT


So sánh hệ thống công nghiệp hiện hữu với hệ thống
không phát thải

Hệ thống công nghiệp không chất thải

Hệ thống công nghiệp hiện hữu
Theo đường thẳng

Chú trọng vào gia tăng thông lượng
sản phẩm, tạo giá trị tài chính
Phụ thuộc vào sự tập trung trên quy
mô lớn, các ngành công nghiệp khai
thác tài nguyên đòi hỏi vốn và các
điều kiện thuận lợi cho việc thải bỏ
chất thải
Phần lớn sản phẩm và bao bì được sử
dụng một lần trước khi bị hủy bỏ ở
các phương tiện thải bỏ chất thải lớn

-

-

Mục tiêu là quản lý chất thải
Tiền trợ cấp (hiện tại và lịch sử) chiết
xuất lợi ích và công nghiệp chất thải

-

Mục tiêu là loại trừ chất thải
Trợ cấp cho việc loại trừ chất thải, khuyến khích
chính sách, bảo tồn tài nguyên và thải bỏ tài
nguyên hạn chế

-

Có khuynh hướng hướng tới các vật
liệu “thử-và-đúng” (“tried-and-true”),

tài nguyên thiên nhiên particularly
Chú ý phần lớn vào sản xuất và bán
sản phẩm
Những sản phẩm có quãng đời sản
phẩm ngắn gia tăng sản lượng bán ra

-

Chú ý đến giảm thiểu chất thải, tính lâu bền, khả
năng có thể sửa chữa, khả năng có thể tái chế bao
gồm cả bao bì sản phẩm
Lập kế hoạch cho việc thải bỏ cuối cùng, bao
gồm cả hệ thống thu hồi, chu trình tái chế, thu
thập để tái sử dụng
Chi phí “ngoại vi” (“External” costs), bao gồm
môi trường là một phần những xem xét thiết kế
then chốt

-

Đặc điểm
-

Chính sách
công
cộng

Thiết kế sản
phẩm


-

-

-

-

Theo chu kỳ tuần hoàn
Chú trọng vào việc gia tăng chất lượng dịch vụ
và hiệu quả, gia tăng nguồn vốn tự nhiên, xã hội
và tài chính
Phụ thuộc vào các ngành có sự tập trung trên quy
mô nhỏ, sự phân tán và kiến thức
Phần lớn sản phẩm và bao bì được quay vòng trở
lại vào thương mại hay sinh quyển


So sánh hệ thống công nghiệp hiện hữu với hệ
thống không phát thải (tt)

Vật liệu

Sản xuất

-Sử

dụng vật liệu rẻ nhất, không quan
tâm đến những tác động không đến được
đến hệ sinh thái

-Trợ cấp cho khai thác tài nguyên, năng
lượng và nước chi phí thấp
-Trách nhiệm liên kết hạn chế về những
tác động môi trường
-Còn lại những chất thải đang kể

-Sử dụng vật liệu tái chế cho sản xuất
-Nguồn tác động tối thiểu và bền vững

-Tiêu

-Nhấn

thụ mà các tổ chức lớn sản xuất
nhiều sản phẩm hơn cho một thị trường
mở rộng liên tục là tốt nhất
-Chú trọng vào việc quản lý hiểm họa
cuối đường ống
-Tin rằng việc áp dụng công nghệ sẽ giải
quyết được vấn đề. Tiếp tục cải tiến tính
hiệu quả nhưng vẫn sản sinh một lượng
đáng kể chất thải
-Trách nhiệm đối với sản phẩm của nhà
sản xuất nhìn chung đến đây là kết thúc,
ngoại trừ đối với những tác động an toàn
hiếm gặp

cho những
nguồn tài nguyên cần thiết hay tài nguyên nông
nghiệp

-Vật liệu và hóa chất không độc hại
-Chất thải tối thiểu, với với mảnh nhỏ tái chế hay
được sử dụng trong các hệ thống công nghiệp
khác
mạnh vào việc sản xuất theo địa phương,
theo vùng với sự chia sẻ thông tin toàn cầu
-Hoạch định cho việc loại trừ ô nhiễm và độc chất
-Chất thải ở mức tối thiểu với nhiều phế liệu được
quay vòng hay sử dụng trong những hệ thống
công nghiệp khác. Thiết kế hay giao kết cho việc
thải bỏ cuối cùng sản phẩm sau sử dụng
-Thiết lập hệ thống phản hồi có hiệu lực từ những
ngành thương mại bổ sung giá trị sản phẩm, hệ
thống các nhà phân phối và hệ thống người tiêu
dùng.
-Tái định giá tác động của việc sản xuất sản phẩm
và những sản phẩm hay dịch vụ cung cấp có hiệu
quả nhất


×