Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Đại CƯƠNG VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.04 KB, 3 trang )

ĐẠI CƯƠNG VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Các chất gây ô nhiễm chính
1. CO
CO được hình thành do việc đốt cháy không hết nhiên liệu hóa thạch như than, dầu
và một số hợp chất hữu cơ khác.
2C + O2 -> 2CO
Ở nhiệt độ cao CO2 sinh ra cũng phản ứng với các chất chứa cacbon như trong quá
trình luyện gang tạo thành CO:
CO2 + C -> 2CO
Ở nhiệt độ cao CO2 phân hủy cũng tạo thành C:
CO2 -> CO + 1/2 O2
Các nguồn thải khí CO vào không khí:
Các quá trình hoạt động tự nhiên của núi lửa, tự thoát ra của khí tự nhiên, sự
phóng điện khi bão, quá trình nảy mầm của hạt giống chỉ thải vào không khí một
lượng nhỏ CO. Nguồn thải CO vào khí quyển chủ yếu là do hoạt động của con
người. Nếu hàng năm lượng CO thải vào không khí là 350 triệu tấn thì do con người
tạo ra là 275 triệu tấn.
Lượng CO thải vào khí quyển sẽ được tiêu thụ bởi một số vi sinh vật có trong đất
(có khoảng 16 loại vi khuẩn trong số 200 vi sinh vật sống trong đất cóa khả năng
hấp thụ CO từ không khí). Một mẫu đất trồng nặng 2,8 kg sau 3 giờ sẽ lấy từ không
khí 120 pp CO.
KHí có CO không độc với thực vật vi cây xanh có thể chuyển hóa CO thành CO2 và
sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Vì vậy thảm thực vật được xem là tác nhân
tự nhiên làm giảm lượng khí CO có trong khí quyển.
Tác hại của CO đối với con người và động vật là do hemoglobin (Hb) trong máu có
ái lực mạnh với CO hơn là với O2 nhiều nên:
HbO2 + CO <-> HbCO + O2
do đó làm mất khả năng vận chuyển oxi của máu.
Cân bằng trên có biểu thức sau: [HbCO] : [HbO2] = k . [CO]/[O2]
Đối với người K khoảng 200 -300. Khi [HbCO] trong máu có giá trị gần đúng sau
đây thì có hiện tượng bệnh lí cho con người.


0,1 (tính theo % so với [HbO2]) : không có triệu chứng gì rõ rệt, nhưng có thể thể
hiện một số dấu hiện stress sinh lý.
0,1 - 0,2: hô hấp nặng nhọc và khó khăn.
0,2-0,3: đau đầu
0,3-0,4: Làm yếu cơ bắp
0,4-0,5: Sức khỏe bị suy sụy, nói líu lưỡi
0,5-0,6: bị co giật
0,6-0,7: hôn mê tiền đình.
>0,7: tử vong.
Nhìn chung, tiếp xúc với khí CO là rất độc hại, có thể gây ra chết đột ngột khi ở gần
bếp than trong điều kiện thiếu không khí.
Các khí gây hiệu ứng nhà kính: Chủ yếu là hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3 và các
khí CFC
- Nhà kính là những khí có khả năng hấp thu các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được
phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phản
xạ lại nhiệt cho trái đất, gây nên hiệu ứng ấm.
Hiệu ứng nhà kính tự nhiên là cần thiết để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với cơ
thể sống. Nếu không có lá chắn các khí hấp thụ hồng ngoại thì nhiệt độ ban đêm sẽ
xuống rất thấp ngay cả ở những vùng xích đạo. Thê nhưng, sự nguy hại của hiệu
ứng nhà kính hiện nay là do làm tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển nên
làm tăng mức nhiệt từ "ấm" tới "nóng" do đó khí nhà kính đã gây nên những vấn
đề môi trường của thời đại.
- Khí CO2:
Trong khí quyển CO2 chiếm 0,034% thể tích, là nguyên liệu cho quá trình quang
hợp để sản xuất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường lượng CO2 sản sinh một
cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Thế nhưng do
các hoạt động của con người như đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch đã sản sinh ra
một lượng lớn CO2, phá rừng đã làm giảm nguồn tiêu thụ CO2, do đó làm mất cân
bằng. Hàm lượng CO2 trong không khí tăng (kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng
công nghiệp đến nămg 1987 lượng CO2 trong khí quyển tăng 25% và sẽ tăng gấp

đôi vào thế kỉ 21) cao hơn nhiều so với mức tiêu thụ và tác động xấu đến khí hậu
toàn cầu.
Theo dự đoán của các nhà khoa học nếu nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên gấp
đôi thì nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất tăng 3 độ C, khi đó băng ở 2 vùng
cực sẽ tan ra nhiều làng mạc và thành phố sẽ thấp dưới mực nước biển. Hậu quả
thật khó lường.
Tháng 3-2008, nhiệt độ toàn cầu tăng kỷ lục
Các nhà khoa học Mỹ thông báo như vậy khi nhiệt độ mặt đất toàn cầu tăng 1,83 độ
C so với thế kỷ 20. Đây là tháng 3 ấm thứ hai trong lịch sử kể từ khi nhiệt độ trung
bình toàn cầu được ghi nhận từ năm 1880.
Trong khi đó, nhiệt độ bề mặt đại dương toàn cầu tháng 3-2008 cũng ấm nhất trong
bối cảnh ảnh hưởng làm lạnh của hiện tượng La Nina ở Thái Bình Dương nhiệt đới
vẫn đang tiếp tục. Theo các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khí quyển và đại dương
quốc gia Mỹ, kết hợp nhiệt độ mặt đất và nhiệt độ đại dương, nhìn chung nhiệt độ
toàn cầu trong tháng 3-2008 khá cao. Họ cũng cho biết tháng 3 vừa qua, nhiệt độ tại
hầu hết các khu vực ở châu Á đã tăng 4 độ C so với nhiệt độ trung bình. Việc gia
tăng bất thường này đã khiến băng tuyết tan chảy nhanh hơn, dẫn đến lượng tuyết
phủ ở lục địa Âu - Á xuống thấp nhất từ trước tới nay.
CFC
CFC (cloro fluoro cacbon) là những hóa chất do con người tổng họp, dùng sử dụng
nhiều trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các máy lạnh, nó được thải vào
khí quyển do rò rỏ trong sản xuất và từ các máy lạnh bị hở. Các khí CFC thông
dụng là CFCl3, CF2Cl2 (tên thương mại là freon 12 hay freon 14) CCl4, CF4,
CHCl2F Các chất CFC là những hợp chất có ý nghĩa kinh tế cao nên việc sử dụng
chúng tăng lên nhanh chóng trong vài thập kỉ qua. Chúng có thể ở dạng sol khí và
không sol khí. Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ozon do đó các nước trên thế
gới đang hạn chế và tiến tới cấm hẳn việc sản xuất và sử dụng CFC. CFC có tính ổn
định cao không bị phân hủy trong khí quyển. Nó bay lên đỉnh tấng đối lưu và sang
tầng ozon, tại đây nó hấp thụ các tia cực tím và bị phân hủy. Nếu sự phát thải hiện
nay toàn cầu được chấm dứt thì cũng khoảng 100 năm sau mới phân hủy hết lượng

CFC hiện có.
Khí nitooxit (N2O)
Khí N2O cũng là loại khí gây hiệu ứng nhà kính. N2O được phát thải do đốt các
nhiên liệu hóa thạch. Hàm lượng khí N2O cũng tăng dần trên phạm vi toàn cầu.
Hàng năm tỉ lệ N2O đưa vào khí quyển tăng từ 0,2 đến 0,3%. MỘt lượng nhỏ N2O
đi vào khí quyển được sinh ra do quá trình nitrat hóa các loại phân bón hữu cơ và
vô cơ. N2O xâm nhập vào không khí sẽ thay đổi dạng trong nhiều năm. Khi nó vận
chuyển tới những tầng trên của khí quyển thì nó sẽ tác động một cách chậm chạp
với nguyên tử oxi. Như vậy CFC, N2O trong khí quyển là những khí gây hiệu ứng
nhà kính của hiện tại, quá khứ và của cả tương lai.
Khí metan CH4
Được sản xuất từ lâu, hiện nay khí này phát thải vào khí quyển ngày càng nhiều do
hoạt động của con người. Nguồn chính tạo thành CH4 là quá trình phân hủy sinh
học như sự lên men hóa đường ruột của các động vật có guốc, sự phân giải kị khí ở
đất ngập nước, các ruộng lúa nước, cháy rừng và đốt các nhiên liệu hóa thạch. CH4
thúc đẩy sự oxi hóa hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng
nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4

×