HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN ĐỨC THIỆN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ DỤNG
PHÂN ĐẠM VIÊN NÉN CHO NGÔ TẠI THANH HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận án .............................................................................................................. x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2.
Mục đích của đề tài ............................................................................................... 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4.
Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 3
1.5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.
Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam ............................................. 5
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ..................................................................... 5
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu ............................. 7
2.2.
Một số nghiên cứu về bón đạm cho ngô trên thế giới và Việt Nam ................... 12
2.2.1. Vai trò của dinh dưỡng đạm đối với cây ngô ...................................................... 12
2.2.2. Một số nghiên cứu về bón đạm cho cây ngô trên thế giới và Việt Nam ............. 13
2.3.
Một số biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng đạm hiện nay .............................. 17
2.3.1. Bón đạm đúng liều lượng kết hợp với kiểm soát lượng đạm bón cùng với
quản lý nước ........................................................................................................ 17
2.3.2. Bón phân sâu và chia lượng phân thành nhiều lần bón....................................... 18
2.3.3. Bón cân đối phân đạm, lân, kali cùng với các nguyên tố trung, vi lượng ........... 20
2.3.4. Biện pháp che phủ đất ......................................................................................... 21
iii
2.3.5. Quản lý dinh dưỡng theo vùng chuyên biệt (Site - Specific Nutrient
Management - SSNM) ........................................................................................ 23
2.3.6. Sử dụng các chất kìm hãm quá trình phân giải urea ........................................... 24
2.3.7. Nghiên cứu, sử dụng phân giải phóng chậm, giải phóng chất dinh dưỡng
có sự điều tiết (SRF/CRF) ................................................................................... 26
2.4.
Một số nhận xét rút ra từ tổng quan nghiên cứu ................................................. 29
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.
Vật liệu và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 32
3.2.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 32
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 32
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 33
3.3.
Nội dung nghiấn cứu ........................................................................................... 33
3.3.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất ngô ở vùng nghiên cứu ......................................... 33
3.3.2. Nghiên cứu sử dụng phân đạm dạng viên nén nhằm nâng cao hiệu suất sử
dụng đạm của ngô ............................................................................................... 33
3.3.3. Xây dựng mô hình thử nghiệm và đánh giá hiệu quả kinh tế ............................. 33
3.4.
Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 34
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 34
3.4.2. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng .................................................................. 34
3.4.3. Phương pháp xây dựng mô hình bón phân đạm dạng viên nén cho ngô kết
hợp với biện pháp che phủ cho cây ngô .............................................................. 40
3.4.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................................... 40
3.4.5. Phương pháp phân tích và tính toán số liệu ........................................................ 43
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 50
4.1.
Hiện trạng sản xuất ngô ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ............................. 50
4.1.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai ảnh hưởng đến nghiên cứu ......................... 50
4.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở vùng nghiên cứu ......................................................... 54
4.2.
Nghiên cứu sử dụng phân đạm dạng viên nén nhằm nâng cao hiệu suất sử
dụng đạm cho ngô ............................................................................................... 59
4.2.1. Xác định khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây ngô ........................... 59
4.2.2. Đánh giá hiệu suất sử dụng đạm của giống ngô với các mức đạm khác nhau ........ 63
4.2.3. Xác định liều lượng đạm viên nén phù hợp cho cây ngô .................................... 72
4.2.4. Nghiên cứu sự di động của đạm dạng viên nén khi được bón vào đất ............... 79
4.2.5. Xác định cách bón đạm dạng viên nén thích hợp cho giống C919 ..................... 84
iv
4.2.6. Xác định khoảng cách, độ sâu bón phân đạm viên nén cho ngô ......................... 90
4.2.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ khi sử dụng phân đạm dạng
viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô C919 .................... 98
4.3.
Xây dựng mô hình kỹ thuật sử dụng phân đạm dạng viên nén kết hợp biện
pháp che phủ cho ngô........................................................................................ 102
Phần 5. Kết luận và đề nghị ....................................................................................... 104
5.1.
Kết luận ............................................................................................................. 104
5.2.
Đề nghị .............................................................................................................. 105
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 107
Phụ lục ......................................................................................................................... 121
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
CIMMYT
International Maize and Wheat Improvement Center Trung tâm Cải lương giống ngô và lúa mì quốc tế
CHDCND
Cộng hòa dân chủ nhân dân
CKTL
Chất khô tích lũy
CT
Công thức
CTTN
Công thức thí nghiệm
CCC
Chiều cao cây
CĐB
Chiều cao đóng bắp
CEC
Cation Exchange Capacity - Dung tích hấp thu
CS
Cộng sự
CV
Coefficient of Variation – Hệ số biến động
DD
Dinh dưỡng
IKS
Indigenous Potassium Supply - Khả năng cung cấp
kali của đất
INS
Indigenous Nitrogen Supply - Khả năng cung cấp N
của đất
IPS
Indigenous Phophorus Supply - Khả năng cung cấp
lân của đất
KUE
Potassium Use Efficiency - Hiệu suất sử dụng kali
LSD
Least Signification Difference – Sai khác nhỏ nhất có
ý nghĩa
NUE
Nitrogen Use Efficiency - Hiệu suất sử dụng đạm
OM
Chất hữu cơ tổng số
PUE
Phophorus Use Efficiency - Hiệu suất sử dụng lân
SL
Số lá
VĐ
Vụ đông
VX
Vụ xuân
vi
DANH MỤC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới ....................................... 5
giai đoạn 2005 - 2014 .................................................................................... 5
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô tại một số quốc gia phát triển năm 2014 .................. 6
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 ........................... 8
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Thanh Hoá giai đoạn 2005 - 2015....................... 11
Bảng 4.1a. Một số chỉ tiêu khí hậu tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa ...................... 51
Bảng 4.1b. Một số chỉ tiêu khí hậu tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa ...................... 52
Bảng 4.2. Một số tính chất lý, hóa học của đất vùng nghiên cứu ................................ 53
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của huyện Vĩnh Lộc........................ 54
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng phân bón cho ngô tại vùng nghiên cứu .......................... 55
Bảng 4.5. Lượng N trong thân lá, hạt và hiệu số giữa lượng N bón và lượng N
cây hút .......................................................................................................... 56
Bảng 4.6. Hiệu suất sử dụng phân bón của giống ngô C919........................................ 60
Bảng 4.7. Nhu cầu dinh dưỡng cây hút để tạo 1 tấn ngô hạt ........................................ 61
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến chiều cao cây cuối cùng và số
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
lá của giống ngô C919 ................................................................................. 63
Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích
lũy chất khô của giống ngô C919 ................................................................ 64
Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thànhnăng suất và
năng suất giống ngô C919............................................................................ 66
Hiệu suất sử dụng đạm của giống ngô C919 ............................................... 68
Hệ số sử dụng đạm (NRE) và nhu cầu N cho 1 tấn ngô hạt ........................ 70
Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu quả .............................................. 71
kinh tế của sản xuất ngô ............................................................................... 71
Thời gian sinh trưởng của giống ngô C919 ................................................. 72
Bảng 4.15. Chỉ số diện tích lá và chất khô tích lũy của giống ngô C919....................... 74
Bảng 4.16. Năng suất thực thu và hiệu suất sử dụng đạm (NUE) của giống ngô
C919 ............................................................................................................. 75
Bảng 4.17. Hệ số sử dụng đạm (NRE) và nhu cầu đạm cho 1 tấn ngô hạt ..................... 77
Bảng 4.18. Hàm lượng đạm có trong hạt và thân lá của giống ngô C919 ở các
mức bón phân đạm ....................................................................................... 78
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế khi trồng giống ngô C919 ở các mức bón đạm dạng
viên nén ........................................................................................................ 79
vii
Bảng 4.20. Một số thông số vật lý nước khi bón phân urê và phân đạm viên nén
vào đất trồng ngô ......................................................................................... 80
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của cách bón đạm viên nén đến thời gian sinh trưởng của
giống ngô C919 ............................................................................................ 84
Bảng 4.22. Chỉ số diện tích lá và tổng lượng chất khô tích lũy của giống ngô
C919 ............................................................................................................. 86
Bảng 4.23. Một số đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô C919 ........................ 87
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của cách bón đạm viên nén đến ................................................. 88
sự tích lũy đạm của giống ngô C919 ........................................................... 88
Bảng 4.25. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ............................................... 89
giống ngô C919 ............................................................................................ 89
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của khoảng cách và độ sâu bón đến thời gian sinh trưởng
của giống ngô thí nghiệm C919 ................................................................... 90
Bảng 4.27. Một số đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô C919 ........................ 91
Bảng 4.28. Chỉ số diện tích lá và lượng chất khô tích lũy của giống ngô C919 ............. 94
Bảng 4.29. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính của giống ngô C919 ........... 95
Bảng 4.30. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ngô C919 .................... 97
Bảng 4.31. Thời gian sinh trưởng của giống ngô C919 .................................................. 98
Bảng 4.32. Chỉ số diện tích lá và chất khô tích lũy của giống ngô C919 ....................... 99
Bảng 4.33. Một số đặc trưng hình thái cây và bắp của giống ngô C919 ...................... 100
Bảng 4.34. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ngô C919 .................. 101
Bảng 4.35. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vật liệu che phủ cho ............................ 102
giống ngô C919 .......................................................................................... 102
Bảng 4.36. Mô hình bón phân đạm dạng viên nén kết hợp với .................................... 103
biện pháp che phủ và năng suất ngô .......................................................... 103
Bảng 4.37. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân đạm dạng viên nén cho
ngô C919 .................................................................................................... 103
viii
DANH MỤC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
Hình 4.1. Tổng số giờ nắng và nhiệt độ trung bình các năm 2010 - 2014...................... 50
Hình 4.2. Tổng lượng mưa và độ ẩm không khí trung bình các năm 2010 - 2014 ......... 53
Hình 4.3. Mối quan hệ giữa lượng đạm cây hút và năng suất ngô ................................. 57
Hình 4.4. Lượng đạm cây hút và lượng đạm bón ........................................................... 58
Hình 4.5. Mối quan hệ giữa liều lượng đạm bón với năng suất ngô vụ đông 2010 ........... 67
Hình 4.6. Mối quan hệ giữa liều lượng đạm bón với năng suất ngô vụ xuân năm 2011 ...... 67
Hình 4.7. Sự di động của N trong phân bón sau 5 ngày bón .......................................... 81
Hình 4.8. Sự di động của N trong phân bón sau 20 ngày bón ........................................ 82
Hình 4.9. Sự di động của N trong phân bón sau 40 ngày bón ........................................ 83
Hình 4.10. Sự di động của N trong phân bón sau 60 ngày bón ...................................... 83
ix
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Trần Đức Thiện
Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng phân đạm viên nén cho
ngô tại Thanh Hóa.
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng. Mã số: 62 62 01 10.
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1. Mục đích nghiên cứu
Xác định khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng NPK của đất, hiệu suất sử
dụng đạm, liều lượng đạm bón dạng viên nén và một số giải pháp kỹ thuật phù hợp
nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm cho ngô; góp phần hoàn thiện quy trình thâm
canh ngô năng suất cao, chất lượng tốt tại Thanh Hóa.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: (1) Đánh giá hiện trạng sản xuất ngô ở vùng nghiên cứu.
(2) Nghiên cứu sử dụng phân đạm dạng viên nén nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm
của ngô. (3) Xây dựng mô hình thử nghiệm và đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các số
liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa và các báo cáo sản xuất nông nghiệp
của UBND huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương
pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA) với việc sử dụng phiếu điều tra.
+ Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng.
+ Phương pháp phân tích và tính toán số liệu: (1) Phương pháp phân tích mẫu
đất và mẫu thân lá. (2) Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính. (3) Phân tích sai số
thí nghiệm bằng phần mềm IRRISTAT 5.0.
- Vật liệu và đối tượng nghiên cứu: Giống ngô lai C919; Các loại phân chuồng,
phân đạm dạng viên nén, đạm urê, lân supe, kali clorua.
3. Kết quả chính và kết luận
1) Việc sử dụng phân bón của các hộ dân tại khu vực nghiên cứu là chưa hợp lý
và cân đối: Để đạt năng suất cao từ 4 tấn/ha trở lên, người dân ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa đã đầu tư một lượng phân bón lớn (tổng lượng N, P, K bón là trên 260
kg/ha), trong đó phân đạm được bón nhiều nhất (trên 180 kg N/ha). Người nông dân đã
x
quan tâm bón phân chuồng cho ngô tuy nhiên lượng phân không cao. Các hộ dân chủ
yếu chú trọng đến việc tăng lượng đạm bón, trong khi lượng lân, kali bón rất ít; chưa
chú ý đến việc cung cấp một cách cân đối giữa lượng đạm và lượng lân, kali bón cho
ngô dẫn đến năng suất, hiệu quả kinh tế còn thấp.
2) Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất tại khu vực nghiên cứu cho cây
ngô ở mức: Khả năng cung cấp đạm (INS) là 44,4 - 88,3 kg N/ha; khả năng cung cấp
lân (IPS) là 21,8 - 54,8 kg P2O5/ha; khả năng cung cấp kali (IKS) là 31,6 - 82,7 kg
K2O/ha.
Trên nền 8 tấn phân chuồng (với lượng phân bón 180 kg N + 90 kg P2O5 + 90
kg K2O/1 ha) hiệu suất sử dụng phân bón của giống ngô C919 đạt 12,8 - 12,9 kg hạt/1
kg NPK, 14,3 - 14,8 kg hạt/1 kg N, 13,7 - 14,1 kg hạt/1 kg P2O5, 13,0 - 13,7 kg hạt/1 kg
K2O. Để tạo ra 1 tấn ngô hạt, cây ngô đã lấy đi từ đất 18,5 - 21,8 kg N, 9,2 - 10,5 kg
P2O5, 12,6 - 15,9 kg K2O.
3) Trong thâm canh ngô tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa với mật độ 5,9 vạn
cây/ha trên nền 8 tấn phân chuồng + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O sử dụng đạm dạng viên
nén với mức 120 kg N/ha, bón ngay sau khi gieo hạt là hợp lý nhất, có ảnh hưởng tích
cực đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, hiệu suất sử dụng phân bón và hiệu quả kinh
tế của sản xuất ngô.
4) Căn cứ vào kết quả nghiên cứu sự di động của đạm trong đất và thí nghiệm
xác định độ sâu, khoảng cách bón đạm viên nén có thể khẳng định: Khi bón phân đạm
dạng viên nén ở khoảng cách bón 10 cm so với gốc ngô, độ sâu 10 cm so với bề mặt luống
ngô, là phù hợp nhất, tạo điều kiện cho cây ngô sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao
nhất đạt 78,6 tạ/ha ở vụ đông năm 2012 và 81,0 tạ/ha ở vụ xuân năm 2013.
5) Kết quả sản xuất mô hình cho thấy, khi sử dụng lượng phân bón 8 tấn phân
chuồng + 120 kg N (dạng viên nén) + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha kết hợp với sử dụng
vật liệu che phủ là rơm rạ đã có tác dụng làm tăng năng suất ngô hạt 12,4 tạ/ha (tăng
19,4%) và mang lại lãi lớn hơn 8,3 triệu đồng/ha/vụ (tăng 44,4%) so với việc sử dụng
phân bón thông thường.
xi
THESIS ABSTRACT
Doctoral candidate: Tran Duc Thien
Thesis title: Study on solutions to improve nitrogen tablet efficiency for maize in
Thanh Hoa province.
Major: Crop Sciences. Code: 62 62 01 10.
Educational orgnization: Vietnam National University of Agriculture.
1. Research Objectives
Determine the ability to provide NPK nutrients of soil, nitrogen efficiency and
dose of tablet nitrogen application and several appropriate solutions in order to improve
nitrogen efficiency for maize; contributing to improve the process of maize cultivation
with high yield, good quality on Ma River alluvium in Thanh Hoa province.
2. Materials and Methods
- Research contents: (1) Assessment of current status of maize production in the
study area. (2) Study on the use of tablet nitrogen to enhance nitrogen efficiency for
maize. (3) Establishing the experimental model and evaluation of economic efficiency.
- Research methods:
+ Data collection: Secondary data was collected through the statistics of the
Statistics Office of Thanh Hoa province and the reports of agriculture from Vinh Loc
District People's Committee, Thanh Hoa province. Primary data was collected by means
of Participatory Rural Appraisal (PRA) which used questionnaires.
+ Field experiments.
+ Data analysis: (1) Analysis of soil samples, leaf and stem maize samples. (2)
Linear regression analysis. (3) Analysis of experimental error by software IRRISTAT 5.0.
- Materials: C9191 hybrid maize variety; manure, tablet nitrogen fertilizer, urea
nitrogen, super phosphate, and potassium chloride.
3. Main findings and conclusions
1) The use of fertilizers by farmers in the study area is not reasonable and
balanced: To achieve high productivity from 4 tons / ha and above, famers in Vinh Loc
district, Thanh Hoa province invested a large amount of fertilizer (total N, P, K fertilizer
was over 260 kg ha-1), in which nitrogen was applied most (over 180 kg N ha-1).
Farmers were interested in application of manure for maize but not high. Farmers
xii
mainly focused on increasing the amount of nitrogen fertilizer, while phosphate and
potassium fertilizers are very few; not paying attention to providing a balance between
amount of nitrogen and phosphate, potassium fertilizers for maize led to low yield and
economic efficiency.
2) Ability to offer nutrients of soil for maize in research area at level: nitrogen
(INS) was 44.4 to 88.3 kg N ha-1; phosphorus (IPS) was 21.8 to 54.8 kg P2O5 ha-1;
potassium (IKS) was 31.6 to 82.7 kg K2O ha-1.
According to a base of 8 tons of manure (including 180 kg N + 90 kg P 2O5 + 90
kg K2O over hectare) fertilizer efficiency of C919 maize reached 12.8 to 12.9 kg grain
kg-1 NPK; 14.3 to 14.8 kg grain kg-1 N; 13.7 to 14.1 kg grain kg-1P2O5; 13.0 to 13.7 kg
grain kg-1 K2O . To produce 1 ton of grains, maize uptook from the soil 18.5 to 21.8 kg
N, 9.2 to 10.5 kg P2O5, 12.6 to 15.9 kg K2O.
3) In maize production in Vinh Loc district, Thanh Hoa province with the
density of 59 thousand trees over hectare based on 8 tons of manure + 90 kg P 2O5 + 90
kg K2O the use of tablet nitrogen at 120 kg N ha-1, applied immediately after sowing is
most reasonable, have a positive effect on growth, development, productivity, fertilizer
efficiency and economic efficiency of maize production.
4) Based on the study results of nitrogen movement in soil and experiment to
determine the depth, distance of nitrogen application can confirm: When apply tablet
nitrogen fertilizer at a distance of 10 centimeters from the maize root , a depth of 10
centimeters from the surface of the maize bed , is most appropriate, facilitating maize
growth, development and for high yield best reached at 7.86 tons ha-1 in winter 2012
and 8.10 tons ha-1 in spring 2013.
5) Results of the model production revealed that, when using the fertilizer rates
of 8 tons of manure + 120 kg N (tablets) + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O associated with the
use of covering materials as straw has been found increased grain yield 1.24 tons ha-1
(increased by 19.4%) and bring profit greater than 8.3 million dong ha-1 over crop
(increased by 44.4%) compared to the use of conventional fertilizers.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và
là cây màu quan trọng nhất được trồng ở tất cả các vùng sinh thái (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Trong thời gian gần đây, do nhu cầu của
nền kinh tế, sản xuất ngô tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng: năm 2005
tổng diện tích 1.052,6 nghìn ha, đến năm 2014 diện tích ngô toàn quốc đạt
1.177,5 nghìn ha, năng suất đạt 44,1 tạ/ha, tổng sản lượng là 5,2 triệu tấn. Tuy
nhiên cho đến nay, lượng ngô sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng trong nước; hàng năm, nước ta vẫn phải nhập khẩu hàng triệu tấn ngô.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, khối lượng ngô nhập khẩu
trong năm 2015 ước đạt 7,6 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 1,6 tỷ USD, tăng
58,5% về khối lượng và tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014 (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015b).
Để giải quyết sự thiếu hụt sản lượng ngô, bên cạnh các giải pháp mở rộng
diện tích, tăng vụ trồng thì sử dụng phân bón trong thâm canh tăng năng suất là
một giải pháp quan trọng nhất đối với sản xuất ngô hiện nay của Việt Nam
(Nguyễn Văn Bộ, 2013). Thực tế sản xuất tại các vùng trồng ngô chính của Việt
Nam cho thấy, tỉ lệ sử dụng giống ngô lai mới có tiềm năng năng suất cao chiếm
tỉ lệ rất lớn (có nơi chiếm gần 100%). Những giống ngô mới hiện nay có tiềm
năng năng suất cao, cần được bón đủ lượng đạm, lân và kali; trong đó đạm là yếu
tố dinh dưỡng quan trọng nhất và là yếu tố hạn chế chính đến năng suất ngô tại
các vùng trồng ngô của nước ta.
Thanh Hoá là một trong 4 tỉnh có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước
nhưng thời gian gần đây diện tích sản xuất ngô của tỉnh có xu hướng giảm. Theo
số liệu thống kê trong giai đoạn 2005 - 2015, bình quân mỗi năm diện tích ngô
của tỉnh giảm khoảng 0,77 nghìn ha (Cục Thống kê Thanh Hóa, 2015). Kết quả
điều tra, đánh giá cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên, trong
đó nguyên nhân chính là: chi phí đầu vào cho sản xuất ngô (giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật…) luôn ở mức cao, trong khi giá nông sản lại thấp; tình
trạng thiếu lao động, giá ngày công lao động tăng cao dẫn đến hiệu quả sản xuất
ngô rất thấp, thậm chí là không có lãi.
1
Kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ cũng cho thấy, để thu được năng suất cao,
trong sản xuất ngô các hộ nông dân thường sử dụng một lượng rất lớn phân bón
(phân đơn hoặc phân tổng hợp NPK). Các loại phân này được chia thành nhiều
lần bón trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Khi sử dụng các
loại phân trên hiệu quả phân bón không cao, tốn công lao động do phải bón 2 - 3
lần, ngoài ra một lượng rất lớn phân bón bị mất đi do rửa trôi, bay hơi, thấm sâu
vào trong đất…; trong đó lượng đạm mất đi là lớn nhất, có thể lên tới 67%
(Raun and Gordon, 1999).
Việc sử dụng phân bón hiện nay đã gây ra nhiều áp lực đối với môi trường
nói chung và môi trường đất nông nghiệp nói riêng ở nước ta trong giai đoạn phát
triển hiện nay. Bài toán sử dụng phân bón có hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững,
thân thiện với môi trường, tăng thu nhập cho nông dân nhiều lúc vẫn còn rất nan giải
(Phạm Quang Hà và Nguyễn Văn Bộ, 2002).
Những giải pháp được nhắc đến nhiều và khả thi nhất là tiết kiệm phân bón
bằng cách giảm ngay lượng phân bón hóa học 10 đến 15%, bón phân cân đối và sử
dụng hài hòa các nguồn phân bón khác nhau kể cả vô cơ và hữu cơ, tái sử dụng rơm
rạ, tưới nước tiết kiệm và sử dụng các biện pháp tưới tiêu xen kẽ cũng như nhiều
biện pháp kỹ thuật tiềm năng khác (Phạm Quang Hà và Nguyễn Văn Bộ, 2013).
Để giảm thiểu thiệt hại do lượng phân đạm mất đi, các nhà khoa học khuyến
cáo nên sử dụng phân đạm giải phóng chậm (Blaylock et al., 2005; Burton et al.,
2008; Halvorson et al., 2008; Paniagua, 2006; Motavalli et al., 2008; Shaviv, 2000;
Trenkel, 1997).
Hiện nay tại nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đã đưa các dạng phân
chậm tan như phân viên nén, phân có vỏ bọc polyme vào sử dụng để nâng cao hiệu
quả sử dụng phân đạm, giảm chi phí công lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất ngô. Theo các tài liệu công bố tại các địa phương Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng,
Quảng Bình, việc sử dụng phân viên nén cho ngô đã giúp tiết kiệm được khoảng
30% chi phí phân bón, năng suất tăng 22% (Nguyễn Tất Cảnh, 2008).
Do đó việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu suất xử dụng
phân bón, hiệu quả sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường là hết sức cần thiết.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Xác định khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng NPK của đất, hiệu suất
sử dụng đạm, liều lượng đạm bón dạng viên nén và một số giải pháp kỹ thuật phù
2
hợp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm cho ngô; góp phần hoàn thiện quy
trình thâm canh ngô năng suất cao, chất lượng tốt tại tỉnh Thanh Hóa.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian: Các thí nghiệm được tiến hành từ năm 2010 đến năm 2013
trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu thu được từ năm 2000 trở lại đây.
- Giới hạn của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đạm của ngô trên đất phù sa sông Mã thông
qua việc xây dựng chế độ bón phân đạm dạng viên nén hợp lý cho ngô (bao gồm
xác định lượng bón, thời gian bón, cách bón và biện pháp che phủ cho ngô) tại
huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đã chỉ rõ khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất tại khu vực nghiên
cứu cho cây ngô ở mức: Khả năng cung cấp đạm của đất (INS) là 44,4 - 88,3 kg
N/ha; khả năng cung cấp lân của đất (IPS) là 21,8 - 54,8 kg P2O5/ha; khả năng
cung cấp kali của đất (IKS) là 31,6 - 82,7 kg K2O/ha.
Xác định được lượng phân đạm bón thích hợp (trên nền 8 tấn phân chuồng
+ 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha) cho giống ngô C919 là 120 kg N dạng viên nén/ha.
Đã mô hình hóa được sự di chuyển đạm từ vị trí bón phân đạm dạng viên
nén trong đất làm cơ sở để xác định được khoảng cách, độ sâu bón đạm dạng
viên nén cho ngô thích hợp nhất ở khoảng cách 10 cm so với gốc ngô và độ sâu
10 cm so với bề mặt luống ngô.
Sử dụng phân đạm dạng viên nén kết hợp với biện pháp che phủ sẽ giúp
cho cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, cho năng suất hạt bình
quân đạt 76,4 tạ/ha, tạo ra giá trị sản xuất bình quân 45,8 triệu/ha với chi phí sản
xuất hợp lý, đem lại lãi bình quân 27,0 triệu/ha (cao hơn 8,3 triệu đồng/ha, tương
ứng với 44,4% so với sản xuất ngô theo quy trình thông thường).
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu khoa học có giá trị về việc
xác định khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ngô của đất, quá trình di
3
động của phân đạm dạng viên nén khi bón vào đất, xác định được lượng phân
bón thích hợp cho sản xuất ngô.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp thông tin về hiệu quả của việc
sử dụng đạm dạng viên nén đối với năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất ngô
và xây dựng quy trình bón phân hợp lý, hiệu quả, đồng thời bảo vệ môi trường
cho các vùng trồng ngô.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy
và xây dựng các đề tài nghiên cứu liên quan đến phân bón cho cây ngô.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng được quy trình canh tác, quy
trình kỹ thuật bón phân đạm viên nén thích hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao cho ngô
tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa và những vùng có điều kiện sinh thái tương
đồng trên phạm vi toàn quốc.
4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích
đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước; sản lượng thứ hai và năng suất cao nhất trong
các cây ngũ cốc. Theo số liệu thống kê, năm 2005 diện tích trồng ngô trên toàn
thế giới là 148,2 triệu ha, năng suất trung bình 48,2 tạ/ha và sản lượng đạt 714,3
triệu tấn, tương ứng năm 2014 là 183,3 triệu ha, 56,6 tạ/ha, 1.037,5 triệu tấn. Sau
10 năm, diện tích ngô tăng 23,7%, năng suất tăng 17,4% và sản lượng tăng
45,2%. Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ là những nước đứng đầu về
diện tích và sản lượng (FAOSTAT, 2016).
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới
giai đoạn 2005 - 2014
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)
(tạ/ha)
( triệu tấn)
2005
148,2
48,2
714,3
2006
146,9
48,1
706,6
2007
158,5
49,8
789,3
2008
162,9
51,0
830,8
2009
158,9
51,6
819,9
2010
164,3
51,8
851,1
2011
172,0
51,6
887,5
2012
177,6
48,9
868,5
2013
184,2
55,2
1016,8
2014
183,3
56,6
1037,5
Năm
Nguồn: FAOSTAT (2016)
5
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô tại một số quốc gia phát triển năm 2014
Tên nước
TT
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)
(tạ/ha)
( triệu tấn)
1
Mỹ
33,6
107,3
360,5
2
Trung Quốc
36,0
60,0
216,0
3
Brazil
15,4
51,8
79,8
4
Ấn Độ
8,6
27,5
23,7
5
Mexico
7,1
33,0
23,4
6
Achentina
5,0
66,0
33,0
7
Indonesia
3,8
49,5
18,8
8
Philippines
2,6
29,8
7,7
9
Pháp
1,8
100,3
18,1
10
Canada
1,2
93,6
11,2
Nguồn: FAOSTAT (2016)
Tại khu vực Đông Nam Á, cây ngô (Zea mays L.) là cây ngũ cốc quan
trọng thứ 2 sau cây lúa nước; nó đóng vai trò là cây lượng thực chủ lực ở
Indonesia, Philippines và Việt Nam, đồng thời là một nguồn tạo ra thu nhập
chính cho nông dân ở các nước này (Gerpacio et al., 2004; Swastika et al.,
2004; Thanh Ha et al., 2004).
Cây ngô có thể tạo ra một lượng sinh khối rất lớn trong suốt quá trình
sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, thân, lá ngô thường được sử dụng làm thức ăn
cho gia súc dưới dạng thân cây tươi hoặc được ủ chua. Việc sử dụng ngô làm
thức ăn chăn nuôi là khá phổ biến tại những vùng nửa khô hạn cũng như những
khu vực mà ngô thường không đạt đến giai đoạn trưởng thành của hạt. Thân cây
ở giai đoạn này dễ ăn hơn và lượng protein cao hơn so với các giai đoạn khác
(Amin, 2011).
Trong thời gian tới, ngô không chỉ được sử dụng làm lương thực cho
người, sản xuất thức ăn chăn nuôi mà còn được sử dụng rộng rãi trong công
nghiệp chế biến cồn sinh học; như vậy, nhu cầu về ngô trên thế giới sẽ tiếp tục
6
gia tăng. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ ngô tại Châu Á sẽ đạt 310 triệu tấn vào năm
2020 (IFPRI, 2001) và sẽ vượt xa so với sản lượng thu hoạch ngô.
Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp làm tăng năng suất trên diện tích đất
nông nghiệp hiện có là lựa chọn duy nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về
ngô và tránh các ảnh hưởng không mong muốn của việc mở rộng nông nghiệp
(Cassman et al., 2003; Tilman et al., 2002).
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu
2.1.2.1. Tình hình sản xuất chung
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa. Cây
ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa
đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2011a).
Sản xuất ngô cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng
suất, sản lượng: năm 2010 diện tích trồng ngô của cả nước đạt 1.125,7 nghìn ha,
năng suất 41,1 tạ/ha và sản lượng là 4626,6 nghìn tấn, năm 2015 những chỉ tiêu
này lần lượt đạt 1.179,3 nghìn ha, 44,8 tạ/ha và 5283,2 nghìn tấn (bảng 2.3),
trong đó, giống ngô lai chiếm 83% diện tích trồng ngô của cả nước, phần lớn sử
dụng giống ngô lai đơn có ưu thế lai cao.
Kết quả thống kê cho thấy, năng suất ngô của Việt Nam năm 2015 (44,8
tạ/ha) vẫn còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế giới (56,6 tạ/ha) và
thấp hơn rất nhiều so với năng suất ngô ở các nước phát triển như Mỹ (107,3
tạ/ha), Pháp (100,3 tạ/ha), Canada (93,6 tạ/ha), Trung Quốc (60,0 tạ/ha)… (bảng
2.2). Nguyên nhân là do việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngô ở
nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, với địa hình phức tạp (trên 70% diện
tích ngô được trồng trên đất có độ dốc cao), diện tích sản xuất chủ yếu phụ thuộc
vào nước trời, ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp so với tiềm
năng của giống. Bên cạnh đó, các giống ngô có khả năng thích nghi tốt với điều
kiện thời tiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếu.
Với đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi và nhu cầu ngô phục vụ công
nghiệp sản xuất ethanol hiện nay đòi hỏi nguồn nguyên liệu ngô là rất lớn. Để
cây ngô Việt Nam phát triển một cách bền vững, đáp ứng trên 80% nguyên liệu
chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất,
việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất ngô, đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm
7
mở rộng diện tích, nâng cao năng suất ngô là điều hết sức cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (1000 tấn)
2005
1052,6
36,0
3789,4
2006
1033,1
37,3
3853,5
2007
1067,9
38,5
4111,4
2008
1140,2
40,1
4572,2
2009
1089,2
40,1
4367,7
2010
1125,7
41,1
4626,6
2011
1121,3
43,1
4832,8
2012
1156,6
43,0
4973,4
2013
1170,4
44,4
5196,6
2014
1177,5
44,1
5192,8
2015
1179,3
44,8
5283,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 1016);
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015a)
2.1.2.2. Triển vọng và thách thức của nghề trồng ngô tại Việt Nam
Gần đây, cây ngô không chỉ là cây lương thực; người ta dùng bắp ngô bao
tử làm rau cao cấp vì nó sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao; ngô nếp, ngô
đường (ngô ngọt) được dùng làm quà ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp làm
thực phẩm xuất khẩu. Ngô còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp lương thực,
thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucôzơ,
bánh kẹo. Trong y dược, tinh chất từ ngô được dùng để trị áp huyết, râu ngô được
dùng để làm thuốc…
Hiện nay, nước ta đang phải nhập khẩu nguyên liệu để chế biến thức ăn
chăn nuôi, chủ yếu là ngô, đỗ tương và một phần lúa mì. Trong vòng 5 năm gần
đây, Việt Nam nhập siêu lượng ngô tăng liên tục từ 1,6 triệu tấn (năm 2011) lên
đến 4,61 triệu tấn (năm 2014) và đến hết năm 2015 đã nhập 7,6 triệu tấn, kim
8
ngạch nhập khẩu từ 326,3 triệu USD (năm 2011), 1,2 tỷ USD (năm 2014) và 1,6
tỷ USD năm 2015 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2015b). Như vậy, sản lượng ngô
sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước.
Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho
sản xuất ngô, đặc biệt là các vùng miền núi trong điều kiện canh tác lúa bị hạn chế.
Đây là điều kiện thuận lợi để sản xuất ngô tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Những năm gần đây, nhờ có các chính sách khuyến khích của Nhà nước
và nhiều tiến bộ kĩ thuật, đặc biệt là về giống, cây ngô đã có những tăng trưởng
đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng, đồng thời đã hình thành một số
vùng trồng ngô chính trong cả nước như: Vùng miền núi Đông Bắc, vùng miền
núi Tây Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng...
* Một số tồn tại trong sản xuất ngô tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, sản xuất ngô của nước ta đã có những bước
phát triển đáng khích lệ. Việc đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là
các giống ngô lai có năng suất, chất lượng cao đã góp phần làm tăng nhanh diện
tích, năng suất, sản lượng ngô của toàn quốc. Cây ngô đã khẳng định vai trò hết
sức quan trọng trong cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao kinh tế của một bộ
phận lớn người dân. Tuy nhiên, còn có một số tồn tại trong sản xuất ngô hiện nay
ở nước ta như sau:
Phần lớn diện tích trồng ngô có độ dốc cao, không chủ động nước tưới, ít
thâm canh (đặc biệt tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc). Do đó, năng suất
cây ngô đạt thấp so với tiềm năng năng suất của giống và không ổn định, dễ mất
mùa khi gặp hạn và mưa lũ. Hầu hết diện tích ngô vụ hè thu tại các tỉnh Bắc
Trung bộ thường bị hạn hán cuối vụ và diện tích ngô vụ đông ở miền Bắc thường
bị mưa lũ đầu vụ gây mất mùa.
Nước ta đang thiếu các giống ngô có đặc tính thích nghi với điều kiện bất
thuận của thời tiết: ngập úng vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô. Trình độ hiểu
biết khoa học kỹ thuật của người dân còn thấp và không đồng đều giữa các vùng
trồng ngô, điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Việc ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Người dân chỉ mới
quan tâm sử dụng giống ngô lai mà chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
tương ứng. Trong đó mật độ trồng ngô thấp hơn nhiều so với quy trình, việc bón
9
phân vừa ít vừa không cân đối dẫn đến hiệu quả chưa cao (Phan Xuân Hào,
2008). Lượng phân bón sử dụng cho sản xuất ngô chưa cân đối cả về liều lượng,
tỉ lệ và chủng loại. Việc lạm dụng phân khoáng cùng với việc thay đổi mô hình
chăn nuôi, thiếu hụt lao động, áp lực về mùa vụ… mà phân hữu cơ ngày càng ít
được sử dụng (Nguyễn Văn Bộ, 2003).
Việc sử dụng phân bón quá mức cần thiết và hiệu lực phân bón thấp đã
dẫn đến suy thoái độ phì nhiêu của đất một cách hệ thống xet theo quan điểm bền
vững. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả những vùng đất tốt nhất (phù
sa) cũng đang trên đường chua hóa. Ở nhiều nơi độ chua đã tăng lên 1 đơn vị (pH
nhỏ đi 1 đơn vị) so với kết quả công bố trước đây. Việc chua hóa đất đã dẫn đến
sự di động phân tán hơn các kim loại nặng (Phạm Quang Hà và Nguyễn Văn Bộ,
2013). Qua đó gây nên nguy cơ ô nhiễm, song việc bón không cân đối các loại
phân cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước ngầm, nước tưới,
không khí cũng như chất lượng nông sản. Bón phân không đúng kỹ thuật còn làm
mất cân đối một hoặc nhiều loại chất dinh dưỡng, làm đất bị thoái hóa nhanh
(Phạm Quang Hà và Nguyễn Văn Bộ, 2013).
Phần lớn diện tích sản xuất ngô manh mún (nhất là ở vùng đồng bằng
sông Hồng), việc tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất quy mô lớn theo
hướng hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công nghệ sơ chế, bảo
quản sau thu hoạch còn thiếu, hàng năm tổn thất sau thu hoạch đối với ngô là khá
lớn (13 - 15%). Chưa gắn kết giữa sản xuất và tổ chức tiêu thụ của các doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2011a). Do đó, hiệu quả sản xuất ngô hiện nay ở nước ta còn rất thấp.
2.1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thanh Hoá
Thanh Hoá là một trong 4 tỉnh có diện tích ngô lớn nhất cả nước. Tuy
nhiên diện tích sản xuất ngô của tỉnh trong thời gian gần đây có xu hướng giảm.
Tính chung trong giai đoạn 2005 - 2015, bình quân mỗi năm diện tích ngô của
tỉnh giảm khoảng 0,77 nghìn ha. Năm 2015, diện tích ngô toàn tỉnh là 56,8 nghìn
ha; năng suất đạt 43,2 tạ/ha, thấp hơn 1,6 tạ/ha so với bình quân chung của cả
nước (44,8 tạ/ha), sản lượng 245,4 nghìn tấn.
10
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Thanh Hoá giai đoạn 2005 - 2015
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (Tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
2005
65,3
37,4
244,2
2006
63,8
36,5
232,9
2007
59,4
39,5
234,6
2008
60,7
38,1
231,3
2009
53,7
38,7
207,8
2010
54,4
39,7
216,0
2011
52,9
40,4
213,7
2012
49,1
40,7
199,8
2013
50,9
42,9
218,4
2014
54,7
40,5
221,5
2015
56,8
43,2
245,4
Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá (2011, 2012, 2013, 2014, 2015)
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa (2015) có tới trên 50% diện
tích sản xuất ngô của tỉnh được trồng trên những vùng đất khó khăn về nước tưới
(chủ yếu chờ nước trời), việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn tương
đối chậm; việc sử dụng phân bón cho ngô còn tuỳ tiện, thiếu khoa học… Bên
cạnh đó, do giá cả vật tư nông nghiệp liên tục tăng, trong khi giá nông sản lại ở
mức thấp; tình hình thiếu lao động, giá ngày công lao động tăng cao dẫn đến hiệu
quả sản xuất ngô rất thấp, thậm chí không có lãi.
Tiềm năng phát triển cây ngô của tỉnh Thanh Hoá là rất lớn, vì vậy việc
tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất cũng như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về
giống, kỹ thuật canh tác để làm tăng năng suất, sản lượng là việc làm hết sức
cần thiết.
2.1.2.4. Một số đặc điểm của đất phù sa sông Mã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Hệ thống sông Mã là hệ thống sông lớn nhất trong số 4 hệ thống sông của
tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích lưu vực sông Mã rộng 28.490 km2, trong đó phần
11
trên lãnh thổ Việt Nam rộng 17.810 km2, có chiều dài 512 km, phần chảy qua
Thanh Hóa có chiều dài 242 km.
Sông Mã có 39 phụ lưu lớn và 02 phân lưu. Trong hệ thống sông Mã,
sông Chu là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ vùng núi cao trên
đất CHDCND Lào chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông Chu đổ
vào sông Mã tại ngã ba Giàng, cách cửa sông Mã về phía thượng lưu 25,5 km.
Chiều dài dòng chính sông Chu 392 km, phần chảy trên đất Việt Nam 160 km.
Tổng diện tích lưu vực sông Chu 7.580 km2. Từ Bái Thượng trở lên thượng
nguồn lòng sông Chu dốc, có nhiều ghềnh thác, lòng sông hẹp có thềm sông
nhưng không có bãi sông. Từ Bái Thượng đến cửa sông Chu chảy giữa hai tuyến
đê, bãi sông rộng, lòng sông thông thoáng, dốc nên khả năng thoát lũ của sông
nhanh. Sông Chu có rất nhiều phụ lưu lớn như sông Khao, sông Đạt, sông Đằng,
sông Âm (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, 2012a).
Hệ thống sông Mã đã bồi đắp được một diện tích rất lớn đất phù sa với
tổng diện tích trên 115 nghìn ha, chiếm khoảng 60% tổng diện tích đất phù sa
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đất phù sa sông Mã phân bố tại các đơn vị hành
chính như: Mường Lát, Quan Sơn, Bá Thước, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy,
Lang Chánh, Thường Xuân, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, Thành phố Thanh
Hóa, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Sầm Sơn, Thọ Xuân, Đông Sơn, Yên
Định, Thiệu Hóa (Sở Tài Nguyên và Môi trường Thanh Hóa, 2012b).
Đất phù sa sông Mã có một số đặc trưng sau: Do đá mẹ thuộc nhóm cứng
rắn, khó phong hóa ở đầu nguồn nên phù sa của hệ thống sông Mã không nhiều,
cặn phù sa thô. Mặt khác, do tốc độ dòng chảy cao, hầu hết cặn phù sa mịn bị
thổi hết ra biển nên phần lắng đọng lại tạo các vùng đất phù sa trong đất liền đa
số có thành phần cơ giới nhẹ, thô, nghèo dinh dưỡng (Sở Tài Nguyên và Môi
trường Thanh Hóa, 2012a, 2012b).
2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BÓN ĐẠM CHO NGÔ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Vai trò của dinh dưỡng đạm đối với cây ngô
Đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây ngô. Nó tham gia vào
thành phần cấu tạo của các axit amin, axit nucleic, tham gia cấu tạo protein,
trong diệp lục, các chất có hoạt tính sinh lý cao (Chaudhry et al., 2012). Đây là
các chất đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng cơ thể và tạo các sản phẩm
12