Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phân tích mô hình sản xuất bánh trung thu của công ty Kinh Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.17 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có
sự quản lý của nhà nước, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Trước môi trường kinh doanh luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện
nay, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào
lưu mới, không ngừng nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, Kinh Đô đã gặt hái được không
ít thành công, góp phần đưa ngành chế biến lương thực, thực phẩm của cả nước lên
một tầm cao mới và sản phẩm chúng ta không thể không kể đến đó chính là bánh
trung thu Kinh Đô.
Với nếp văn hóa trọng nghĩa, trọng tình, trung thu từ xưa đến nay vẫn luôn được
người Việt Nam xem là một lễ cái tết quan trọng với ý nghĩa đoàn viên gia đình,
gắn kết thâm giao. Mở rộng thêm, đây cũng là dịp ta thắt chặt những mối quan hệ
thân tình ngoài xã hội - nơi được xem như một “gia đình” với nghĩa bao quát hơn
Nhận thấy ảnh hưởng không nhỏ của việc sản xuất ra những chiếc bánh mang tới
sự thành công của Kinh Đô, nhóm 1 quyết định tìm hiểu về đề tài " Phân tích mô
hình sản xuất bánh trung thu của công ty Kinh Đô " để hiểu rõ hơn về bài học cũng
như trong thực tiễn.


A. Cơ sở lý thuyết
I. Khái niệm quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra hệ thống
sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.
II. Dự báo nhu cầu sản phẩm
1. Khái niệm và phân loại dự báo
1.1. Khái niệm:
Dự báo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ là dự đoán lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh
nghiệp cần chuẩn bị và đáp ứng trong tương lai, là dự đoán khả năng tiêu thụ sản
phẩm và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai.
1.2. Phân loại dự báo nhu cầu sản phẩm và dịch vụ trong doanh nghiệp


+ Phân loại theo phương pháp dự báo: Dự báo định tính và dự báo định lượng
+ Phân loại theo thời gian: Dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
+ Phân loại theo nội dung công việc cần dự báo: Dự báo kinh tế, dự báo kĩ thuật
công nghệ và dự báo nhu cầu.
2. Các phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm
- Các phương pháp dự báo định tính


+ Lấy ý kiến của ban điều hành ( Ban quản lý) doanh nghiệp
+ Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng
+Lấy ý kiến của khách hàng ( điều ra khách hàng)
+ Phương pháp Delphi (Phương pháp chuyên gia):
- Các phương pháp dự báo định lượng: Là phương pháp xây dựng các dữ liệu
thống kê trong quá khứ, kết hợp các biến số biến động của môi trường và sử dụng
mô hình toán để dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai bao gồm phương pháp
dự báo theo chuỗi thời gian, dụ báo nhân quả.
3. Đo lường và kiểm soát dự báo:
Qua từng thời kỳ các số liệu thực tế có thể không khớp với dự báo, nghĩa là có sai
số dự báo vì vậy phải tiến hành công tác đo lường và kiểm soát dự báo.
III. Hoạch định sản xuất
1. Hoạch định công nghệ
1.1. Khái niệm
Là việc lựa chọn công nghệ phù hợp, xây dựng có kế hoạch công nghệ chi tiết và
lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp với công nghệ đã được xác định để sản xuất
các sản phẩm, dịch vụ đã được thiết kế.
1.2. Lựa chọn công nghệ sản xuất
Các tiêu chuẩn lựa chọn như sau:


- Đảm bảo tạo ra được sản phẩm theo thiết kế trên cả hai khía cạnh hữu hình và vô

hình, vật chất và phi vật chất của sản phẩm.
- Đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ cả
về số lượng và chất lượng, chủng loại, mẫu mã.
- Chi phí để có được công nghệ và chi phí sản xuất phải thấp nhất để mang lại hiệu
quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trình độ công nghệ phải phù hợp với khả năng cung cấp các nguồn lực của doanh
nghiệp ( Tài chính, nhân lực,…)
1.3. Lựa chọn quy trình sản xuất:
Là lựa chọn phương thức mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để sản xuất các sản phẩm
theo công nghệ đã xác định.
2. Hoạch định công suất
Các phương pháp hoạch định công suất
+ Sử dụng lý thuyết ra quyết định trong lựa chọn công suất
+ Phương pháp phân tích điểm hòa vốn trong lựa chọn công suất
+ Phương pháp vận dụng lý thuyết đường cong kinh nghiệm
IV. Tổ chức sản xuất
1. Khái niệm bố trí mặt bằng sản xuất


Là quá trình tổ chức, sắp xếp định dạng về mặt không gian máy móc, thiết bị, các
khu vực làm việc, các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ.
2. Các nguyên tắc bỗ trí mặt bằng sản xuất
- Đảm bảo an toàn tối đa cho hoạt động sản xuất và người lao động, tạo môi trường
làm việc thuận lợi cho người lao động.
- Đảm bảo tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.
- Đảm bảo khai thác và tận dụng triệt để diện tích và dung tích của mặt bằng sản
xuất (Phân xưởng, nhà kho,…) từ đó giảm được chi phí thuê mặt bằng.
- Giảm thiểu việc di chuyển không cần thiết của các chi tiết, bộ phận sản xuất và
thành phẩm của người lao động và của nguyên nhiên vật liệu,tránh tình trạng hoặc
giảm thiểu các dòng di chuyển những yếu tố trên ngược chiều nhau.

- Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống.
- Đảm bảo cho việc sửa chữa và bảo trì các máy móc thiết bị được thuận lợi, không
làm ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ công việc.
3. Các kiểu bố trí mặt bằng sản xuất.
- Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng sản phẩm.
- Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng công nghệ.
- Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định.
- Bố trí mặt bằng sản xuất theo kiểu hỗn hợp.


Ngoài các kiến thức về bố trí mặt bằng sản xuất, tổ chức sản xuất còn bao gồm
việc lập lịch trình và điều phối sản xuẩt.
V. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu.
1. Hoạch định nhu cầu nguyên liệu (MRP)
Là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về nhu cầu nguyên vật liệu, chi tiết
sản phẩm và linh kiện cho sản phẩm trong từng giai đoạn.
2. Xác định kích thích lô hàng NVL
Gồm 3 phương pháp:
- Mua theo nhu cầu (mua theo lô)
- Đặt hàng cố định theo 1 số giai đoạn
- Mua hàng kinh tế ( Cân đối các giai đoạn bộ phận)
VI. Kiểm soát và đánh giá chất lượng
1. Quy trình kiểm soát và đánh giá chất lượng
- Bước 1: Lập kế hoạch đánh giá chất lượng.
- Bước 2: Thực thi kế hoạch đánh giá chất lượng.
2. Các khía cạnh của chất lượng và chi phí chất lượng
- Tính năng ( Performance): Sản phẩm dùng để làm gì?, kết quả sử dụng ntn?


- Đặc tính (Features): Nét đặc biệt riêng của sản phẩm, đặc tính thêm vào tính năng

cơ bản
- Sự thích hợp ( comformance): Mức độ đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật đã đề ra
- Tính thẩm mỹ ( Aesthetics) Hình dáng sản phẩm, được cảm nhận, nghe, nếm,
ngửi ra sao.
- Khả năng sử dụng : An toàn thuận tiện, tiện nghi khi sử dụng.
- Giá cả: Sản phẩm giá rẻ ảnh hưởng nhìn nhận về chất lượng
- Mức độ nhận biết : Hình ảnh thương hiệu
- Khả năng dịch vụ: An toàn thuận tiện, tiện nghi khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa sản
phẩm.
Chi phí chất lượng bao gồm: chi phí phòng ngừa, chi phí đánh giá, chi phí sai hỏng
bên ngoài, chi phí sai hỏng bên trong.
3. Hệ thống quản lý chất lượng
- Đảm bảo chất lượng
- Kiểm soát chất lượng
Các nguyên lý của hệ thống quản lý chất lượng ( Hệ thống quản lý chất lượng
quyết địnhchất lượng sản phẩm, quản lý theo quy trình, phòng ngừa hơn khắc
phục, làm đúng ngay từ đầu)
B. Mô hình sản xuất công ty bánh kẹo Kinh Đô


I. Giới thiệu công ty Kinh Đô:



Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Kinh Đô
Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí



Minh, Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển:

Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, trải qua 17 năm hình thành và phát triển đến
nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩm gồm:
bánh kẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ sữa. Định hướng chiến lược phát
triển của Kinh Đô là Tập Đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam và hướng tới một
Tập đoàn đa ngành: Thực phẩm, bán lẻ, địa ốc, Tài chính nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vữngtrong tương lai.
Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành
thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600 nhà phân phối,
31 Kinh Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các thống phân phối nhượng
quyền với tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Thị trường xuất khẩu của Kinh Đô phát
triển rộng khắp qua 35 nước đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất như
Nhật, Mỹ, Pháp, Đức,Singapore..


Các sản phẩm:

Các sản phẩm bánh kẹo với những nhãn hiệu hàng đầu như: AFC, Coys, Solite,
Aloha, Sophie, Korento, Good Choice, bánh Trung Thu Kinh Đô.
Công ty còn bước sang lĩnh vực kem và các sản phẩm từ sữa với các nhãn hiệunhư:
Merino, Celano, Yoghurt Wel-Yo đã được người tiêu dùng đón nhận và tin tưởng.


Thành tích đạt được:


TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, xếp hạng nhất trong ngànhthực phẩm.
Chương trình này do VCCI & Neilsen Việt Nam phối hợp tổchức dựa trên nghiên
cứu người tiêu dùng bình chọn cho 500 thương hiệu.

TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 100 doanh nghiệp tưnhân lớn
nhất Việt Nam (theo doanh thu) năm 2009 do báo VietNamNet &Công ty VietNam
Report bình chọn.
Cúp vàng “Thương hiệu vàng an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàndiện
(TQM) xuất sắc.
Danh hiệu: “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 14 năm liền do người tiêudùng bình
chọn.
Danh hiệu “Sản phẩm Tin & Dùng 2009” và danh hiệu “Sản phẩm ViệtNam tốt
nhất” năm 2009 do người tiêu dùng bình chọn.
Bộ GD & ĐT tặng bằng khen: “Đơn vị đã có những đóng góp xuất sắc chosự
nghiệp giáo dục”.
Giải thưởng “Thương hiệu uy tín – sản phẩm và dịch vụ chất lượng vàng”do người
tiêu dùng bình chọn, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức
Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2009” do Thời Báo KinhTế Việt
Nam phối hợp Cục Xúc Tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) tổchức và bình
chọn.
II. Mô hình sản xuất bánh trung thu Kinh Đô
1.

Dự báo nhu cầu sản phẩm của thị trường


Trong môi trường kinh doanh luôn luôn biến động và thay đổi. Cầu về sản phẩm
dịch vụ thay đổi liên tục theo thời gian. Kết quả của dự báo là cơ sở cho việc xây
dựng chiến lược kinh doanh lâu dài phát triển sản phẩm. Trước mỗi mùa trung thu
đang đến công ty Kinh Đô luôn tiến hành dự báo nhu cầu sản phẩm của thị trường
để có thể đưa ra con số dự báo tiêu thụ bánh trung thu sắp tới để tiến hành sản xuất.
Kinh Đô tiến hành các bước dự báo nhu cầu sản phẩm bánh trung thu. Kinh Đô lựa
chọn phương pháp dự báo định lượng.

Quy trình tiến hành theo các bước



Mục tiêu dự báo: Xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất.
Đối tượng dự báo: Bánh trung thu.
Thời gian dự báo: Cuối năm trước đến đầu năm sau
Thu thâp thông tin:
 Dựa trên các báo cáo về doanh thu bán hàng hằng năm.
 Dựa trên nhu cầu thị hiếu khách hàng qua từng năm.
 Dựa trên thông tin thu thập phân tích thị trường tiêu thụ.
Lựa chọn và phê chuẩn mô hình dự báo: Phương pháp dự báo theo chuỗi



thời gian.
Tiến hành và kiểm soát dự báo.






Từ đó đưa ra được các chiến lược liên quan đến sản xuất, quản trị sản xuất bánh
trung thu.
Phương pháp dự báo thống kê kinh nghiệm: Nhà quản trị sẽ dựa vào kết quả bán
hàng của thời gian trước và căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trong thời gian tới để
dự báo bán hàng. Thực chất phương pháp này thường được áp dụng trên thực tế
trong giai đoạn thị trường ổn định.
Phương pháp dự báo dựa theo nguyên nhân dẫn đến khả năng thay đổi kết quả

bán hàng. Phương pháp này được xác định trên cơ sở nghiên cứu các mối quan hệ


giữa bán hàng với các yếu tố ảnh hưởng đến bán hàng như: sự phát triển công nghệ
khoa học kỹ thuật, giá cả hàng hóa, mức độ cạnh tranh trên thị trường........
Đây có thể thấy là 2 phương pháp được áp dụng sát với thực tế nhất, giúp thấy rõ
được nhu cầu về sản phẩm trên thị trường.
Đồng thời xem xét đến các yếu tố về con người liên quan đến
Dân số: Việt Nam là nước đông dân thứ 13, cơ cấu dân số trẻ. Trong đó nhóm đối
tượng trong độ tuổi dưới 30 chiếm 51,8% đây là độ tuổi có nhu cầu bánh kẹo cao
nhất

Nguồn: BMI
Sự chuyển dịch thói quen tiêu dùng: với nhận thức về sức khỏe và thu nhập khả
dụng ngày càng cao. Kinh Đô nhận thấy rõ người tiêu dùng đang có xu hướng
chuyển từ sản phẩm không có thương hiệu sang các loại sản phẩm có thương hiệu,
uy tín, đặc biệt là sau hàng loạt các cảnh báo liên quan đến vệ sinh an toàn thực
phẩm trong thời gian qua.
Xem xét nhìn nhận trên chính sản phẩm bánh trung thu đang ngày càng được Kinh
Đô đưa ra với rất nhiều sản phẩm, mẫu mã khác nhau đáp ứng nhu cầu thị hiếu của
khách hàng.


Theo dự báo với đà chuyển biến tích cực của nền kinh tế, năm nay thị trường bánh
trung thu sẽ tiếp tục tăng trưởng, người tiêu dùng cũng được tận hưởng một mùa lễ
hội sung túc. Bên cạnh nhu cầu thưởng thức, biếu tặng của người tiêu dùng, thị
trường trung thu những năm gần đây cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng của
phân khúc doanh nghiệp biếu tặng đối tác, công nhân viên. Dù các nhà sản xuất “bí
mật” lượng đơn hàng và tên tuổi khách hàng thuộc phân khúc này nhưng đều cho
biết năm nay các công ty, xí nghiệp đặt hàng quà biếu nhiều hơn, sớm hơn. Nhiều

doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất mấy năm trở lại đây luôn dành
sự quan tâm đến người lao động dịp trung thu.
Với sự đánh giá dự báo nhu cầu sản xuất tiêu thụ của bộ phận sản xuất, kinh
doanh, các chuyên gia Kinh Đô luôn có được mức dự báo tương đối chính xác về
việc sản xuất bánh trung thu trong các mùa vụ trung thu của công ty Kinh Đô. Nhờ
đó mà việc sản xuất bánh trung thu luôn đem lại một khoản lợi nhuận khá lớn cho
Kinh Đô .
2. Hoạch định sản xuất của công ty Kinh Đô:
2.1. Hoạch định công nghệ:
Hiện nay, Kinh Đô đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại
nhất VN. Toàn bộ máy móc, thiết bị được trang bị mới 100%, mỗi dây chuyền sản
xuất từng dòng sản phẩm là sự kết hợp tối ưu của các máy móc hiện đại có xuất xứ
từ nhiều nước khác nhau:
-

Dây chuyền sản xuất bánh trung thu với các thiết bị của Nhật Bản và Việt
Nam

-

Hệ thống quản lý chất lượng của Kinh Đô hiện nay theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000. Từ năm 2005 đến nay, công ty đã được tổ chức BXQI tiến hành


đánh giá hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của công ty theo chu kỳ 6
tháng 1 lần với kết quả tốt.
 Đối với nguyên liệu:

- Công ty luôn cập nhật các quy định của Bộ Y Tế VN và của các nước thuộc thị
trường xuất khẩu của công ty để khống chế lượng phụ gia sử dụng trong sản phẩm

nhằm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe NTD.
- Sử dụng nguyên liệu nhập từ các nhà cung cấp có tên tuổi, uy tín nhằm đảm bảo
nguồn gốc và chất lượng các loại nguyên liệu sử dụng.
- Nhà cung cấp nguyên vật liệu chính của Kinh Đô:
+ Nhóm bột: Nhà cung cấp bột mì Bình Đông, Đại Phong.
+ Nhóm đường: Nhà máy đường Biên Hòa, đường Juna, đường Bonborn, nhà máy
Phú Yên.
+ Nhóm bơ sữa: Nhóm hàng này Kinh Đô chủ yếu sử dụng từ nước ngoài thông
qua việc nhập trực tiếp và qua nhà phân phối hoặc đại lí tại Việt Nam.
+ Nhóm hương liệu, phụ gia hóa chất: sự dụng chủ yếu từ nước ngoài, Kinh đô
mua thông qua văn phòng đại diện hoặc nhà phân phối tại Việt Nam, một số hang
hương liệu: Mane, IFF, Griffit, Comell Bros..
+ Bao bì: Kinh Đô chủ yếu sử dụng bao bì trong nước. Các nhà cung cấp:
Visinpack (bao bì giấy), Tân Tiến (bao bì nhựa), Mỹ Châu (bao bì thiết)
 Đối với con người:


Kinh Đô có một đội ngũ nhân viên đoàn kết, gắn bó và hết lòng vì sự phát triển của
doanh nghiệp. Thêm vào đó, ở Kinh Đô, những người quản trị luôn có sự đam mê,
liều lĩnh, ý tưởng táo bạo, đột phá, tầm nhìn chiến lược… Chính nhờ quản trị tốt
nên trong khi nền kinh tế gặp nhiều biến động những năm gần đây Kinh Đô vẫn
tăng trưởng vững vàng nhờ chiến lược tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
3.2. Lựa chọn thiết bị.
Sự phát triển về quy mô (cả về chất lượng lẫn số lượng) đang khiến cho Kinh Đô
luôn trang bị cho mình những trang thiết bị hiện đại tiên tiến, áp dụng thành tựu
khoa học của nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, Kinh Đô các thiết bị máy mọc tại Kinh Đô
luôn được thay mới, đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục, chất lượng để làm ra
các sản phẩm bánh thơm ngon, đa dạng về mùi vị mà lại tiết kiệm sức lao động
3.3. Hoạch định công suất.

-

Bước 1: đánh giá công suất hiện có của Kinh Đô thông qua sản lượng tiêu
thụ các năm
Năm 2011 sản xuất 2100 tấn bánh, thu về 621 tỷ đồng; Năm 2012, Kinh Đô
dự kiến sản xuất 2.100 tấn bánh nhưng ngay trước Trung thu một tuần, sản
lượng của Công ty đã vượt 15% kế hoạch, đạt 2.400 tấn và ngay sau đó đã
phải ngưng sản xuất vì nguyên liệu và bao bì đã hết

-

Bước 2: dự báo nhu cầu công suất:


Theo dự báo, mùa Trung thu năm 2013 rất khả quan, Bên cạnh đó, số
lượng khách hàng khối cơ quan, xí nghiệp liên lạc tìm hiểu sản phẩm,
giá cả cũng tăng mạnh




Dự báo sản lượng bánh năm 2013 tăng 10% so với năm trước. Trong
đó, Kinh Đô sản xuất 2.400 tấn với hơn 100 loại khác nhau.



Đầu tháng 7 vừa qua, Kinh Đô đã khởi động mùa Trung thu 2013
bằng việc xuất khẩu 5 containers bánh sang thị trường Mỹ và
Campuchia.




Theo đánh giá về thị trường năm nay, khả năng số lượng này có thể
sẽ tăng như đã từng tăng trong năm 2012. Về sản phẩm, Kinh Đô đã
nghiên cứu, sản xuất đến 100 loại bánh Trung thu khác nhau.



Về mạng lưới phân phối, Kinh Đô đã tổ chức đến hơn 13.000 điểm
bán bánh trên cả. Hiện tại, hầu hết các tuyến đường lớn tại TP.HCM
và Hà Nội đều có bán bánh Trung thu Kinh Đô. "Bao vây mặt tiền"
các siêu thị như Big C, Co.opmart, Maximark, Citimart, Satramart...
cũng đều là bánh Trung thu Kinh Đô.

Bước 3: so sánh công suất dự báo với công suất hiện có để trang bị thêm máy móc
Bước 4: lựa chọn phương án công suất tối ưu thông qua chỉ tiêu tài chính, kinh tế
xã hội và công nghệ. ( sản xuất hơn 3000 tấn bánh trung thu với hơn 100 loại khác
nhau).
3.4. Lựa chọn địa điểm sản xuất.
- Năm 1996, phương tiện sản xuất chính của Kinh Đô được đặt ở quận Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích lên tới 60.000 m2.


- Năm 2008, tập đoàn Kinh Đô chính thức mở thêm một nhà máy ở Bình Dương.
Nhà máy mới này được trang bị những công nghệ tân tiến nhất từ châu Âu với các
tiêu chuẩn GPM và HACCP.
- Năm 2010, tập đoàn Kinh Đô chuyển trụ sở chính sang 141 Đường Nguyễn Du,
Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vị trí đắc địa tại
trung tâm thành phố giúp cho công việc kinh doanh của công ty thuận lợi hơn.
- Thị trường tiêu thụ: chủ yếu là tiêu thụ nội địa (là doanh nghiệp sản xuất bánh

kẹo hàng đầu Việt Nam). Riêng tại Tp.HCM doanh nghiệp có một hệ thống tiêu
thụ thông qua các siêu thị và các Bakery chiếm khoảng 15% doanh thu toàn công
ty. Sản phẩm của Kinh đô đã có mặt trên 30 quốc gia: Mỹ, Canada, Mexico, Nhật,
Đài Loan,... Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của Công ty.
Kinh Đô lựa chọn địa điểm sản xuất này chủ yếu dựa vào phương pháp tọa độ
trung tâm, việc lựa chọn vị trí như vậy sẽ giúp Kinh Đô tối thiểu hóa chi phí phân
phối sản phẩm. Hệ thống phân phối của Kinh Đô rộng khắp cả nước, đối với vị trí
này sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển, quãng đường vận chuyển cũng
dễ dàng hơn.
3. Tổ chức sản xuất tại công ty Kinh Đô
- Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành
thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm 300 nhà phân phối và
200.000 điểm bán lẻ với tốc độ tăng trưởng 20% - 30%/năm. Thị trường xuất khẩu
của Kinh Đô cũng phát triển rộng khắp qua hơn 30 nước như Nhật, Mỹ, Singapore,
Hàn Quốc, Myanmar, Thái Lan, Nam Phi, Đài Loan, Hongkong, Trung Quốc, Lào,
Campuchia...


- Việc bố trí mặt bằng tại các phân xưởng rất quy củ với những trang thiết bị máy
móc tân tiến và dây chuyền sản xuất hiện đại.
- Mục tiêu kinh doanh chủ yếu của công ty Kinh Đô là bán hàng trực tiếp và cung
cấp dịch vụ làm cho khách hàng hài lòng và thu lại lợi nhuận nhiều hơn số chi phí
bạn bỏ ra trong một lần giao dịch với khách hàng. Vì thế việc tạo ra được một hệ
thống bán hàng trực tiếp và cung cấp các dịch vụ là rất quan trọng.
- Bước 1: Thiết lập một cơ sở hạ tầng vững chắc mà tiết kiệm.
- Bước 2: Tính năng, tính năng và tính năng. Cũng như những cửa hàng truyền
thống luôn trông cậy vào cách thiết kế và sự tiện lợi để thu hút khách hàng, giúp đỡ
họ nhanh chóng tìm được những gì mong muốn, các cửa hàng trực tuyến cũng
không thể không quan tâm tới yếu tố này. Cũng nên thường xuyên hỏi khách hàng
xem họ cảm thấy chưa hài lòng hay khó chịu về điều gì.

- Bước 3: Hiểu rõ nhu cầu khách hàng. Cần xác định những sản phẩm dịch vụ nào
sẽ lôi cuốn các khách hàng mua sắm và từ đó hợp lý hoá cách chào hàng. Ngoài ra,
những đề xuất sản phẩm miễn phí, giảm giá hay dùng thử,… cũng rất giá trị. Giống
như với mọi phương thức bán hàng khác, phải biết rõ về khách hàng và đừng đưa
ra những giả định.
- Bước 4: Xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm. Khẳng định với các khách hàng sẽ
giao hàng đúng hẹn và tuyệt đối bảo vệ các thông tin cá nhân.


Bố trí mặt bằng sản xuất tại công ty Kinh Đô

- Khu vực 1: Khu vực nhà kho, là nơi thu mua dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho
quá trình sản xuất sản phẩm.


- Khu vực 2: Khu vực sản xuất các loại bánh kẹo, mứt, mì... của công ty Kinh Đô.
Tại đây có trang bị các thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến phù
hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh các thiết bị máy móc sản xuất công
ty còn có các thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm, đánh giá độ an toàn của từng
sản phẩm sản xuất ra.
- Khu vực 3: Phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng kinh doanh: sau khu vực 1
thuận tiện cho việc ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng. Các thắc mắc chi tiết
nhất về giá, các hình thức mua bán - thanh toán. Lập kế hoạch kinh doanh, kế
hoạch marketing, từng tháng, quý, năm. Thực hiện công tác đối ngoại của phòng
đối với khách hàng, ngân hàng, cơ quan có thẩm quyền. Phòng kế toán kế cận
phòng kinh doanh nhằm giúp cho việc thanh toán được thuận lợi, nhanh chóng. Có
chức năng soạn thảo và tổ chức thực hiện các văn bản, kế hoạch về tài chính, kế
toán, thống kê. Tham gia soạn thảo, thẩm định, ký kết và thực hiện các hợp đồng;
các phương án giá sản phẩm-dịch vụ.
- Khu vực 4: Nơi để phân phối và trưng bày sản phẩm. Khu vực này công ty Kinh

Đô cũng đầu tư rất nhiều các thiết bị máy móc tối tân, các biện pháp để bảo quản
sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, là hệ thống ánh sáng, tủ
kệ trưng bày quảng bá sản phẩm của công ty.
Đến các dịp lễ lớn như trung thu, công ty Kinh Đô thường thuê các địa điểm đông
du khách qua lại để quảng bá và bán sản phẩm. Các địa điểm lưu động được mở ra
rất nhiều thuận tiện cho việc mua sắm của người tiêu dùng và vẫn cung cấp đủ các
sản phẩm tầm trung, loại cao cấp đáp ứng các yeu cầu của khách hàng.
- Công ty Kinh Đô bố trí mặt bằng xản suất theo kiểu hỗn hợp là áp dụng cả cách
bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng sản phẩm và định hướng công nghệ.


- Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng sản phẩm:
+ Kinh đô tổ chức sắp xếp và định dạng các máy móc thiết bị vị trí làm việc của
người lao động theo một dòng liên tục để sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh. Đây
là kiểu bố trí mặt bằng theo một dây chuyền hoàn thiện. Khi áp dụng kiểu bố trí
mặt bằng sản xuất theo định hướng sản phẩm như vậy nên tạo ra một loạt các sản
phẩm một cách liên tục. Do đó Kinh Đô luôn có đủ sản phẩm để phục vụ người
tiêu dùng, đặc biệt là trong dịp Tết trung thu.
- Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng công nghệ:
+ Khi đó Kinh Đô sắp xếp các bộ phận có cùng quá trình hoặc chức năng thực hiện
có mối quan hệ trực tiếp với nhau để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng khác
nhau. Như bánh cao cấp thì sản xuất theo công nghệ cao, nguyên liệu chất lượng
hơn. Còn bánh bình dân thì sẽ sản xuất theo quy trình đơn giản hơn. Do đó công ty
Kinh đô luôn luôn cải tiến sản phẩm để có nhiều sản phẩm chất lượng, mẫu mã
hình dáng đa dạng.


Lập lịch trình sản xuất
- Lịch trình sản xuất được lập một cách chi tiết khoa học theo quy trình sản xuất
bánh trung thu. Kinh Đô lập lịch trình sản xuất dựa trên việc đảm bảo 3 yếu tố đầu

vào cơ bản là : dự trữ đầu kỳ, số liệu dự báo, đơn đặt hàng
- Kinh đô luôn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho mỗi công việc để tận dụng nguồn lực của
doanh nghiệp. Cứ mỗi dự án thực hiện công việc Kinh Đô luôn lập lịch trình sản
xuất công việc xác định số lượng và thời gian chi tiết cho từng bộ phận hoặc sản
phẩm phải hoàn thành.


- Kinh Đô luôn kiểm soát các yếu tố đầu vào, các yếu tố đầu ra đơn đặt hàng của
khách hàng để sản xuất chính xác số lượng sản phẩm bán ra để hạn chế tổn thất và
dư thừa.
- Trong dịp Tết trung thu, công ty luôn đề ra các kế hoạch dự trữ trong tuần và
trong tháng để tránh sự thiếu hụt sản phẩm..
4. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu.
Đối với sản xuất bánh thì nguyên liệu cơ bản của Kinh Đô là đường, trứng, bột, bột
sữa được mua trong nước theo phương thức đấu thầu ( công ty bột mì Bình Dương,
tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn, Vinamilk... ) nguyên liệu như socola được nhập
chính công ty nhập khẩu, các phụ gia như: dầu, muối, đường, hương liệu được mua
từ các doanh nghiệp trong nước có uy tín ( Tường An) và các bao bì được cung cấp
bởi các nhà sản xuất trong nước có uy tín ( Tân Tiến, Visingpack). Kinh đô sử
dụng nguồn nguyên vật liệu trong nước và nhập khẩu. Kinh đô mua hàng với số
lượng đặt hàng lớn nên sức đàm phán cao.


Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu:

+ Phân tích cấu trúc sản phẩm Ví dụ với sản phẩm bánh trung thu thì cấu trúc sản
phẩm bánh trung thu nhân đậu xanh bao gồm:
• Nhân : Phần đậu xanh ( dầu, đậu xanh, đường) và phần trứng muối
• Vỏ gồm đường, bột, dầu.
• Bao bì.



Có thể thấy nguyên vật liệu để sản xuất bánh trung thu gồm rất nhiều như: đậu
xanh, đường, bột , dầu, trứng muối, ...
+ Tính tổng nhu cầu
Năm 2013, Kinh Đô dự kiến sản xuất 2400 tấn với hơn 100 loại bánh trung thu
khác nhau.Và một nhà máy sản xuất bánh trung thu phải sản xuất được khoảng 600
tấn bánh.
Xét với nguyên liệu là bột mì làm vỏ bánh thì tổng nhu cầu dự kiến về nguyên liệu
bột mì của một nhà máy sản xuất trong giai đoạn này là vào khoảng 450 tấn.
+ Nhu cầu thực tế: Tùy thuộc vào dự trữ hiện có và lượng dự trữ bảo hiểm ta tìm
được nhu cầu thực theo công thức:
Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu - Dự trữ hiện có + Dự trữ bảo hiểm.
+ Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất
Sản xuất bánh trung thu nhằm phục vụ khách hàng thời gian trước và trong dịp rằm
tháng 8 nên thời gian thường từ giữa tháng 6.
- Xác định kích thước lô hàng nguyên vật liệu:
+ Do sản xuất bánh trung thu là sản xuất liên tục nhưng chỉ trong một thời gian
ngắn cố định nên việc mua hàng thế nào vừa đảm bảo liên tục sản xuất vừa tiết
kiệm chi phí rất quan trọng.
+ Do sản xuất bánh trung thu là sản xuất liên tục nhưng chỉ trong một thời gian
ngắn cố định nên việc mua hàng thế nào vừa đảm bảo liên tục sản xuất vừa tiết
kiệm chi phí rất quan trọng.


+ Với lượng hàng rất lớn là 450 tấn thì k thể đặt mua theo nhu cầu
+ Vì chi phí kho bãi dự trữ là rất lớn.
Vì vậy mà Kinh Đô thường sử dụng phương pháp mua hàng kinh tế nhằm giảm
thiểu chi phí dự





hình

quản

trị

dự

trữ

nguyên

vật

liệu

Kinh Đô sử dụng phương pháp đặt hàng kinh tế EOQ bởi để đảm bảo cho quá trình
sản xuất được tiến hành liên tục, đạt hiệu quả kinh tế cao cần có một lượng nguyên
vật liệu dự trữ hợp lý vừa đảm bảo liên tục cho quá trình sản xuất vừa tránh ứ đọng
vốn và hiệu quả sử dụng vốn, từ đó tiết kiệm chi phí về bảo quản nhà kho, chi phí
phát sinh do chất nguyên vật liệu giảm... Lượng hàng cần nhập trong toàn bộ kì
kinh doanh là biết trước và là đại lượng không đổi (đối với nguyên liệu bột mì là
450 tấn) trữ.
Chính chất lượng của các sản phẩm là một trong các yếu tố góp phần xây dựng
thương hiệu của Kinh Đô như ngày hôm nay. Bởi vậy, công ty luôn chú trọng đến
chất lượng sản phẩm của mình. Việc kiểm soát và cải tiến chất lượng trong công ty
luôn được quan tâm. Nhưng việc kiểm soát, cải tiến chất lượng sản phẩm không

phải là một việc dễ dàng. Vì chất lượng sản phẩm ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:
nguyên liệu đầu vào, quy trình công nghệ sản xuất, chất lượng đọi ngũ lao động,
tiến độ giao hàng, giá cả của sản phẩm… Và đặc biệt chất lượng của sản phẩm còn
phụ thuộc chính vào những chính sách chất lượng trong công ty do người lãnh đạo
ban hành. Bởi vậy Kinh Đô đã có quy trình đánh giá kiểm soát chất lượng như sau:
5. Kiểm soát và đánh giá chất lượng.
1. Lập kế hoạch đánh giá chất lượng.




Căn cứ đánh giá chất lượng:

- Tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng của Kinh Đô hiện nay theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Từ năm 2005 đến nay, công ty đã được tổ chức BXQI
tiến hành đánh giá hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của công ty theo chu kỳ 6
tháng 1 lần với kết quả tốt.
- Các chính sách quy định chất lượng: Chính sách chất lượng thể hiện ngay trong
tầm nhìn, sứ mạng của doanh nghiệp: “Kinh Đô mang hương vị đến chi cuộc sống
mọi nhà bằng những thực phẩm an toàn, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo”. Kinh Đô
đã nhìn nhận được yêu cầu với các loại sản phẩm của khách hàng ngày càng tăng,
đó là về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Các chính sách về chất lượng của công ty được công bố tới tất cả công nhân viên
trong doanh nghiệp. Trong chính sách này công ty đã quy định rõ các tiêu chuẩn
khi sản xuất sản phẩm như thế nào: Chính sách chất lượng của Công ty gồm : mô
tả các biện pháp kiểm soát và điều phối các hoạt động có ảnh hưởng tới chất lượng
sản phẩm. Quy định chi tiết các công việc các hướng dẫn thực hiện và chuẩn mực
chấp nhận. Các hồ sơ chất lượng: Được chuẩn bị và duy trì chứng minh việc áp
dụng có hiệu lực của hệ thống chất lượng đã được thành lập thành văn bản.
+ An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được công ty hết sức chú trọng, xem đây là

một trong những tiêu chí tao nên sức cạnh tranh của sản phẩm Kinh Đô. Việc đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện liên tục từ khâu nguyên liệu đến
khâu bán hàng hết sức chặt chẽ.
- Các tiêu chuẩn về thành phần, hàm lượng trong bánh trung thu được tuân thủ
đúng quy định.




Mục tiêu đánh giá:

- Tìm cách thức cải thiện hệ thống chất lượng.
- Mức độ đáp ứng của hệ thống chất lượng so với mục tiêu chất lượng đã xác định
- Đảm bảo hệ thống vận hành đúng với các yêu cầu đã định.



Phạm vi đánh giá: toàn bộ quy trình sản suất bánh trung thu
Thời gian đánh giá, ai là người là người đánh giá chất lượng đều được xác
định trong bước này. Kinh Đô thành lập ban kiểm soát đánh giá chất lượng
luôn theo sát từng kháu từng giai đoạn quy trình sản xuất bánh.

2. Thực thi kế hoạch đánh giá chất lượng
Kinh Đô đã sử dụng phương pháp đánh giá theo quá trình sản xuất:


Nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào:

- Nhà cung ứng: Trước sức ép về chất lượng nguồn nguyên liệu, Kinh Đô làm việc
với hơn 200 nhà cung cấp trên toàn thế giới để có được nguồn nguyên vật liệu tốt

nhất với giá thành hợp lý nhất nhằm mục tiêu đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng
và lợi nhuận.
+ Nguyên vật liệu: Công ty luôn cập nhật các quy định của Bộ Y Tế VN và của các
nước thuộc thị trường xuất khẩu của công ty để khống chế lượng phụ gia sử dụng
trong sản phẩm nhằm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe NTD. Sử dụng nguyên
liệu nhập từ các nhà cung cấp có tên tuổi, uy tín nhằm đảm bảo nguồn gốc và chất
lượng các loại nguyên liệu sử dụng. => đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng
nguyên vật liệu.


+ Vận chuyển nguyên vật liệu và bảo quản nguyên vật liệu:


Công tác vận chuyển về kho được thực hiện theo kế hoạch một cách nhanh
chóng đảm bảo chất lượng tốt nhất cho nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu khi



nhập phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ tùy theo nguồn tiếp nhận khác nhau.
Kinh Đô có cách tổ chức quản lí kho hợp lí luôn đảm bảo trong khâu bảo
quản nguyên vật liệu bảo toàn toàn vẹn số lượng chất lượng, bảo quản thuận



tiện cho việc xuất nhập kho, hạ thấp chi phí bảo quản.
Bảo quản nguyên vật liệu theo đúng quy trình, quy phạm nhà nước ban hành



để đảm bảo an toàn chất lượng nguyên vật liệu.

Quá trình sản xuất:

- Công Nghệ sản xuất: công ty nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc sử dụng
các công nghệ máy móc hiện đại. Hiện nay, Kinh Đô đang sở hữu những dây
chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất VN. Toàn bộ máy móc, thiết bị được trang
bị mới 100%, mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm là sự kết hợp tối ưu
của các máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.
- Chất lượng của đội ngũ lao động: Kinh Đô có đội ngũ nhân viên với trình độ cao.
Hàng năm công ty luôn tổ chức giáo dục và đào tạo nhân viên sao cho mọi người
có kỹ năng cần thiết để không ngừng cải tiến kết quả công việc của mình.
- Kinh Đô có một đội ngũ nhân viên đoàn kết, gắn bó và hết lòng vì sự phát triển
của doanh nghiệp. Thêm vào đó, ở Kinh Đô, những người quản trị luôn có sự đam
mê, liều lĩnh, ý tưởng táo bạo, đột phá, tầm nhìn chiến lược… Chính nhờ quản trị
tốt nên trong khi nền kinh tế gặp nhiều biến động những năm gần đây, Kinh Đô
vẫn tăng trưởng vững vàng nhờ chiến lược tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt
lõi.


×