Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 76 trang )

Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP
Họ tên sinh viên: Nguyễn Hải Thọ
Lớp: Nhật 2, Quản Trị Kinh
Doanh
Khóa: 45
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn
Văn Minh
Hà Nội, 21 tháng 5 năm 2010
1
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Đề tài: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ
NINH HIỆP
2
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Danh mục hình vẽ và bảng biểu:
Hình số 1: SƠ ĐỒ GIẢN LƯỢC VỀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA
LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
Hình 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ
NINH HIỆP THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC
Hình 3: SƠ ĐỒ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NGHỀ Y VÀ NGHỀ DỆT TẠI NINH
HIỆP
Hình 4: QUY TRÌNH DỆT VẢI CỦA NGƯỜI NINH HIỆP XƯA
Hình 5: CHU KÌ SẢN PHẨM NGHỀ DA CỦA LÀNG NÀNH
Hình 6: SỰ HÌNH THÀNH NGHỀ THUỐC TẠI NINH HIỆP
Hình 7: SỰ HÌNH THÀNH NGHỀ BUÔN VẢI TẠI NINH HIỆP


Hình 8: CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP TẠI THỜI
ĐIỂM 3/2010 TÍNH THEO SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG THAM GIA NGÀNH
Hình 9: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ CHUYỂN DỊCH SANG DỊCH VỤ
VÀ KINH DOANH KHÁC TẠI NINH HIỆP
Hình 10: BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ PHÂN THEO XÓM TẠI NINH HIỆP
Hình 11: MÔ HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG MAY MẶC TẠI NINH
HIỆP
Hình 12: MÔ HÌNH KINH DOANH HÀNG MAY MẶC THEO MẠNG LƯỚI TẠI
NINH HIỆP
Hình 13: MÔ HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THUỐC ĐÔNG
Y
Bảng biểu 1: THỐNG KÊ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ TẠI
NINH HIỆP
Hình 14: NỀN VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI NINH HIỆP
Hình 15: CHIẾN LƯỢC DẬY NGHỀ THỜI TRANG TẠI NINH HIỆP
3
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Làng nghề thủ công là một phần không thể thiếu của làng xã nông nghiệp cổ
truyền, vì nó phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín cố hữu của làng
xã nông nghiệp. Mặt khác, làng nghề lại biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người
nông dân trong quá trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội nhất định. Ban
đầu, các sản phẩm của nghề thủ công khi sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu thường ngày
của từng gia đình, sau đó mới trao đổi trong cộng đồng làng xã. Sau này chuyên môn hóa
hình thành lên các làng nghề, phường hội nghề và việc trao đổi mở rộng hơn. Ngày nay,
làng nghề Việt Nam đang đứng trước các vấn đề sau:
1) Nhiều làng nghề đã biến mất do không còn nhu cầu sử dụng lẫn thị trường.
2) Nhiều làng nghề đáng đứng trước nguy cơ mai một bởi thị trường co lại và nhu
cầu ít ỏi của một bộ phận người tiêu dùng.

3) Các vấn đề tiêu cực ở làng nghề như ô nhiễm môi trường, xử lý vấn đề việc làm
cho lao động,…
Từ năm 1997, đã có một đoàn chuyên gia xã hội học tới Ninh Hiệp dưới sự tài trợ
của tập đoàn Toyota Nhật Bản để nghiên cứu về Ninh Hiệp như một làng nghề điển hình
của việc phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam. Sau chuyến khảo sát, đoàn xã hội học này
có xuất bản cuốn “Ninh Hiệp truyền thống và phát triển” là một nghiên cứu về sự phát
triển của làng và đưa ra những kiến nghị để sự phát triển đó bền vững.
Sinh ra và lớn lên ở Ninh Hiệp, từ nhỏ được quan sát sự thay đổi của quê hương
cũng như sự phát triển của nền kinh tế theo mô hình hộ gia đình. Tác giả tin rằng mình có
lợi thế trong việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại
làng nghề Ninh Hiệp” góp nhỏ bé vào những nghiên cứu trước đó về mô hình làng nghề
tại Việt Nam.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài khóa luận “Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh
Hiệp” tác giả mong muốn có thể đạt được 2 mục tiêu nghiên cứu như sau.
- Thứ nhất, sau bài nghiên cứu, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về mô hình làng
nghề Ninh Hiệp, những yếu tố giúp nó thành công, những mặt còn yếu kém và nguyên
nhân của chúng.
4
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
- Thứ hai, đưa ra được những kinh nghiệm bằng việc nghiên cứu chính nó và
những làng nghề thành công khác trên thế giới. Từ những kinh nghiệm này em sẽ đưa ra
các đề xuất để phát triển làng nghề Ninh Hiệp một cách bền vững và mạnh mẽ hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Thu thập thông tin thứ cấp (thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn): Thông qua
các tài liệu văn bản, sách báo, tạp chí, sổ sách, báo cáo, website và tư liệu do địa phương
cung cấp có liên quan đến đề tài.
+ Thu thập thông tin sơ cấp (khảo sát điều tra): Thông qua việc tham quan, khảo
sát điều tra, phỏng vấn trực tiếp ở làng nghề Ninh Hiệp. Đối tượng được điều tra là các

hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở làng nghề.
- Phương pháp thống kê: là phương pháp tổng hợp các số liệu của các hiện tượng
để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc bản chất của hiện tượng
nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê, ta có thể thấy được tính quy luật của các hiện
tượng và rút ra được những nhận xét và kết luận đúng đắn.
- Phương pháp chuyên khảo (nghiên cứu điển hình): tiến hành nghiên cứu một số
hiện tượng điển hình (làng nghề, hộ gia đình, doanh nghiệp, người lao động,...) để rút ra
những kết luận có tính chất chung cho các hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: là phương pháp sử dụng ý kiến tư vấn của những nhà
khoa học, cán bộ quản lý, nhà kinh doanh, người lao động có tri thức, kinh nghiệm về
một vấn đề kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Phương pháp này
được thực hiện trong quá trình nghiên cứu Luận văn bằng hai cách: phỏng vấn trực tiếp
và xin ý kiến nhận xét.
- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính. So
sánh phân tích các yếu tố, chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội
dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu.
4. Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài được nghiên cứu với một mong mỏi là những kết quả của nó sẽ được đánh
giá cao theo nhiều nghĩa. Đặc biệt là nó phải có tính ứng dụng, hoặc ít nhất là gợi mở cho
các đối tượng quan tâm tới việc phát triển, khôi phục làng nghề, xóa đói giảm nghèo
nông thôn,… như là một tài liệu tham khảo. Mô hình làng nghề Ninh Hiệp là một bằng
chứng, một ví dụ điển hình sống động cho một làng quê đi lên từ nông nghiệp trở thành
một làng quê sầm uất thường được gọi là “phố trong làng” nhờ việc phát triển các nghề
5
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
truyền thống của mình theo hướng đẩy mạnh thương mại hóa. Hi vọng, đề tài sẽ phân tích
được điều đó, và làm thỏa mãn những ai đã bỏ công ra để đọc nó.
5. Kết cấu nội dung đề tài:
Đề tài sẽ đi qua 3 phần giống như chuẩn mực bình thường để trình bày một khóa
luận tốt nghiệp.

- Phần chương I, sẽ viết về phần lý luận, những vấn đề cơ bản có tính học thuật mà
đề tài cần giải quyết như: Khái niệm làng nghề và mô hình làng nghề; ý nghĩa của làng
nghề đối với kinh tế và xã hội, phân loại các mô hình làng nghề,...
- Phần chương II, trên cơ sở nền tảng lý thuyết trên sẽ phân tích, nghiên cứu trong
một trường hợp cụ thể là làng nghề Ninh Hiệp; phân tích mô hình làng nghề và điểm
mạnh, điểm yếu của nó.
- Phần chương III, sẽ nghiên cứu một số làng nghề điển hình khác và từ đó có được
những đề xuất về việc thúc đẩy phát triển làng nghề.

6
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ MÔ HÌNH SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
1. Khái niệm về làng nghề và mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề
1.1 Khái niệm làng nghề:
Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc làng nghề
cổ truyền..., thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà tại đó hầu hết dân
cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó; nghề của họ làm thường có tính chuyên
sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng
1
.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham khảo thêm một số các định nghĩa khác về khái
niệm khác về làng nghề:
- Theo thông tư 116: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản,
làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau
2
.
- Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Theo chúng tôi hiểu gọi là một làng nghề (như
làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh,… làng đồng (Bưởi, Vó, Hè Nôm,

Thiệu Lý, Phước Kiều,…), làng giấy vùng Bưởi, Dương Ô…, làng rèn sắt Canh Diễn,
Phù Dực, Đa Hội,…) là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ
(lợn, gà) cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ,…) song đã nổi
trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán
chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả… cùng một số thợ
và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định, “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”,
“nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề và sản xuất ra các mặt
hàng thủ công; những mặt hàng này có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa có
quan hệ tiếp thị (marketing) với một số thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị
trường đô thị, thủ đô (Kẻ Chợ, Huế, Sài Gòn…) và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi xuất
khẩu ra nước ngoài”
3
1.2 Khái niệm mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề:
1
/>2
Thông tư số 116 /2006/TT- BNN, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
3
Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb VHDT và TCVHNT, Hà Nội, tr.372
7
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Mô hình sản xuất kinh doanh là một khái niệm chung nói về việc một tổ chức kinh
doanh được tổ chức, xây dựng và vận hành ra sao. Tổ chức kinh doanh này có thể là
một công ty, một doanh nghiệp, một làng nghề, một nhà nước và cũng có thể là một
đơn vị tổ chức kinh doanh.
4
Sau đây là khái niệm mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề do tác giả đề xuất:
Mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề là cách thức một làng nghề sắp xếp, tổ chức
các nguồn lực như vốn, thông tin, nhân lực, kĩ thuật,… của mình để tiến hành sản xuất
kinh doanh mang lại giá trị.

Nếu như coi một làng nghề là một tổ chức kinh doanh (dưới góc nhìn của nhà phân
tích) thay vì là một tổ chức dân sự (dưới góc nhìn của chính phủ) thì bản thân làng
nghề cũng phải đối mặt với việc phân phối, tổ chức, sắp xếp các nguồn lực của mình
sao cho việc kinh doanh đạt được hiệu quả. Nếu tham khảo định nghĩa “business
model” trên Wikipedia.org thì ta nhận thấy, mô hình kinh doanh trong doanh
nghiệp còn có thể được hiểu rộng ra bao gồm mục đích kinh doanh của tổ chức đó.
Dưới đây được coi là một trong những mô hình sản xuất kinh doanh giản lược cổ
điển của làng nghề Việt Nam do tác giả tự phân tích, tổng hợp sau khi tham khảo
các bài phân tích trên internet:
4
Các văn bản pháp luật Việt Nam không có khái niệm “mô hình sản xuất kinh doanh” nên tác giả đã tham
khảo khái niệm “business model” trên trang wiki( A
business model describes the rationale of how an organization creates, delivers, and captures value -
economic, social, or other forms of value. The process of business model design is part of business
strategy. In theory and practise the term business model is used for a broad range of informal and
formal descriptions to represent core aspects of a business, including purpose, offerings, strategies,
infrastructure, organizational structures, trading practices, and operational processes and policies.
Tạm dịch: Một mô hình kinh doanh thể hiện các nhân tố cơ bản của việc một tổ chức được thành lập, phân
phối và đạt được các giá trị kinh tế, xã hội hoặc các dạng giá trị khác. Quá trình hình thành một mô hình kinh
doanh là một phần của chiến lược kinh doanh. Trên cả lý thuyết lẫn thực tế, chính thức lẫn phi chính thức
thì khái niệm mô hình kinh doanh được dùng để thể hiện các khía cạnh cốt lõi của doanh nghiệp trong đó có
mục đích, sản phẩm, chiến lược, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, việc buôn bán, và quá trình thành lập, chính
sách.
8
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
2. Phân loại các mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề
tại Việt Nam:
Như phân tích ở phần 2.1, tác giả đã giới thiệu khái niệm mô hình sản xuất của làng
nghề và giới thiệu thêm một sơ đồ mô hình cổ điển được nhắc nhiều trên báo chí và
internet. Ở phần 2.2, tác giả sẽ làm rõ hơn bằng cách khai triển mô hình trên dựa

vào thực tế các làng nghề tại Việt Nam. Đối với số lượng phong phú các làng nghề
như ở Việt Nam thì có thể có nhiều cách phân loại mô hình sản xuất kinh doanh của
làng nghề khác nhau. Vì mỗi chủng loại sản phẩm lại có đặc trưng khác nhau về
công nghệ sản xuất, sự phân phối các nguồn lực nên trước hết, tác giả phân chia các
làng nghề theo chủng loại sản phẩm.
2.1 Phân loại mô hình làng nghề theo chủng loại sản phẩm:
Đồ gốm: Nghề gốm sứ đã xuất hiện từ lâu đời ở Việt Nam. Miền Bắc nổi tiếng với
gốm sứ Bát Tràng, Hải Dương, Miền Nam có gốm sứ Bình Dương và Đồng Nai.
Làng gốm Chăm Bình Đức của Miền Trung với các mặt hàng gốm dùng trong sinh
hoạt gia đình như nồi, trả, chum…. đến nay vẫn làm bằng tay với bàn xoay. Gốm
Chăm còn có điểm khác biệt nữa là không sử dụng lò nung, mà sản phẩm chất
thành đống trên bãi đất trống, đốt lửa để nung.
9
Hình 1: SƠ ĐỒ GIẢN LƯỢC VỀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT,
KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Sơn mài: Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp mùa xuân và
những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không
những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau.
Làng nghề sơn mài Phù Lào (Tiên Sơn - Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc
của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng
Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn sơn thô
của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn, Cao Bằng...
Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác nghệ thuật
sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng nghề truyền thống
nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước.
Mây tre đan: Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu mây tre đan
5
, trong đó
với đặc trưng là nguồn lao động thủ công dồi dào thì có thể kể đến các làng nghề

Tăng Tiến (Bắc Giang), Phú Nghĩa (Chương Mỹ, Hà Nội), Thái Xuyên (Thái Bình),
An Hòa (Tây Ninh),…
Đồ gỗ mỹ nghệ: Làng nghề gỗ mỹ nghệ phải kể đến làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh)
thiên về thương mại, làng Vạn Điểm (Thường Tín, Hà Tây) với chuyên về đồ gỗ nội
thất, Sơn Đồng (Hoài Đức - Hà Nội) với đặc trưng là tạc tượng gỗ,… Đồ gỗ là hàng
thủ công mỹ nghệ cao cấp nên yêu cầu nguồn nhân lực trẻ, chất lượng và dồi dào.
Nên đặc trưng của các làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ phát triển là những làng duy trì
được kĩ thuật điêu khắc tiếp nối qua các thế hệ, từ thế hệ già tới thế hệ trẻ. Ngoài
ra, vì là sản phẩm mang tính chất hơi xa xỉ nên thị trường đầu bị ảnh hưởng rất lớn
bởi suy thoái của nền kinh tế chung.
2.2 Phân loại mô hình làng nghề theo số lượng chủng loại sản phẩm:
Làng đơn nghề: Có duy nhất một nghề kinh doanh và mang tính chuyên nghề. Trong
đó mỗi hộ kinh doanh trong làng có thể tập trung vào một khâu sản xuất hoặc một
thị trường phân phối nhất định. Làng đơn nghề có thể kể đến như làng tranh Đông
Hồ, làng gốm Bát Tràng, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, làng đồ gỗ mỹ nghệ Thanh
Thùy,… Đặc trưng của làng đơn nghề là có tính chuyên nghề cao, thu nhập của dân
làng phụ thuộc lớn vào nghề duy nhất của mình.
5
Số liệu năm 2008: />hieu/20088/104563.laodong
10
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Làng đa nghề: Có từ 2 chủng loại sản phẩm kinh doanh chính trở lên, làng đa nghề
có sự linh hoạt trong việc phân bổ các nguồn lực theo nhu cầu của thị trường vào
từng chủng loại sản phẩm. Ở làng đa nghề, việc phân phối nguồn lực vào các khâu
sản xuất, phân phối cũng xảy ra như làng đơn nghề. Nói đến làng đa nghề có thể kể
đến như làng nghề Ninh Hiệp (nghề vải, nghề thuốc), làng nghề Nhật Tân (dệt vải,
mộc, mây đan), làng nghề Thổ Hà (gốm, bánh tráng, quan họ),...
3. Hướng tiếp cận để phân tích mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề:
3.1 Hướng tiếp cận từ sự ảnh hưởng của mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề tới mục
tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội:

3.1.1 Ý nghĩa của làng nghề tới mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội:
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây,
nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các
làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn,
những lúc không phải là mùa vụ chính.
Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa
nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông thường chỉ những ngày
đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả như:
cày bừa, cấy, làm cỏ (đầu vụ) cho đến gặt lúa, phơi khô... còn những ngày còn lại thì nhà
nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công
việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu
hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại
lợi ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa... phục vụ
sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu
riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân
vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia
đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay
nhiều làng gần nhau.
Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong
mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần,
ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai
11
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất
nào đó, như làng Gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm đồ đồng...
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các
làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn ]. Các làng
nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổ sông Hồng, tại
Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định ...

Vậy có thể tóm lại, trong quá trình hình thành và phát triển của mình, làng nghề có
2 vai trò chính là vai trò kinh tế và vai trò xã hội:
Vai trò kinh tế: Ban đầu là mang lại thu nhập gia tăng cho dân làng vào những vụ
nông nhàn, sau đó là nguồn thu nhập lớn lao và chính yếu cho các hộ gia đình trong làng
khi đã chuyên sâu vào nghề. Từ việc mang lại nguồn thu nhập nhỏ lẻ và quy mô sản xuất
không tập trung, thì khi phát triển, làng nghề mang lại nguồn thu nhập ổn định với quy
mô sản xuất tập trung, có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình trong làng. Bình quân
thu nhập nông thôn, những lao động có nghề tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ thì có thu
nhập gấp 2 lần hoặc hơn 2 lần so với làng thuần nông. Để hiểu rõ hơn về vai trò kinh tế,
ta có thể lấy một số tỉnh địa phương có nhiều làng nghề ra làm điển hình so sánh.
Tỉnh Nam Định có 90 làng nghề truyền thống, trong đó có 77 làng nghề tiểu thủ
công nghiệp. Mỗi năm các làng nghề này đem về cho tỉnh 13-15 triệu USD kim ngạch
xuất khẩu, chưa kể phần lớn tiêu thụ trong nước. Tỉnh Hà Tây có 411 làng nghề, chiếm
1/5 số lượng làng nghề cả nước. Giá trị sản xuất từ khu vực kinh tế này đem về cho Hà
Tây khoảng 3.000 tỉ đồng mỗi năm. Trong đó nhiều làng nghề đạt mức doanh thu mỗi
năm trên 70 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 140.000 hộ nông dân và nhiều doanh nghiệp,
hợp tác xã
6
...
Vai trò xã hội: Giai đoạn đầu làng nghề có vai trò giải quyết vấn đề dư thừa lao
động theo mùa, khi nguồn lao động vào các mùa sản xuất nông nghiệp chính trở thành
thất nghiệp vào các mùa phụ. Trong quá trình phát triển của mình, làng nghề còn có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển liên kết giữa các hộ gia đình, thay đổi cơ cấu quan hệ trong
làng, giúp phần thay đổi quan niệm về bình đẳng giới,… thúc đẩy sự văn minh. Sự phát
triển các ngành nghề thủ công thay thế dần cho nông nghiệp cũng làm thay đổi tư tưởng
tiểu nông, tủn mủn sang tư tưởng kinh doanh, thương mại. Là bước đệm cho việc phát
triển nghành thương mại và công nghiệp hóa làng nghề, từ đó công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
6
Vietbao.vn, làm gì để phát triển làng nghề: />12

Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Một điều tra của Bộ Công nghiệp cho thấy làng nghề VN đang sử dụng 1,3 triệu
thợ thủ công chuyên nghiệp và 3-5 triệu lao động thời vụ đã khẳng định được vị trí quan
trọng của làng nghề trong nền kinh tế chung. Làng nghề phát triển sẽ giải quyết việc làm
cho nông thôn đang có quá nhiều người thất nghiệp; gìn giữ và phát triển văn hóa truyền
thống; đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị hóa mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng
không ly hương và làm giàu trên quê hương mình. Nó làm giảm bớt căn bệnh “to đầu” vì
làn sóng nông dân nhập cư về các thành phố lớn kéo theo hàng loạt hệ quả xã hội nặng
nề.
Thu nhập của người lao động hưởng lương ở các làng nghề hiện phổ biến khoảng
600.000-1.500.000 đồng, cao hơn nhiều so với lợi nhuận từ làm ruộng lúa, đặc biệt là
vùng đất hẹp người đông như đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, khu vực kinh tế làng nghề,
đặc biệt là các nghề truyền thống, còn có một ý nghĩa khác là sử dụng được lao động già
cả, khuyết tật, trẻ em mà khác khu vực kinh tế khác không nhận.
3.1.2 Các vấn đề còn tồn tại.
Cho đến ngày nay, làng nghề Việt Nam vẫn là một đối tượng rất nóng cho các cuộc
thảo luận liên quan tới sự phát triển, tồn tại và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế, xã hội
như thế nào. Điểm qua trên internet, tác giả có thể rút ra được các chủ đề thảo luận chính
liên quan tới làng nghề gồm có:
Vấn đề môi trường: Ô nhiễm ở làng nghề, sự ô nhiễm này có thể là hệ quả trực
tiếp của nghề truyền thống của làng này; hoặc cũng có thể là hệ quả của việc công nghiệp
hóa, hình thành các cụm công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất không có chính sách
hoàn thiện về môi trường đi kèm. Theo đánh giá của các chuyên gia ở các tỉnh có làng
nghề thì hầu hết các làng nghề ở nước ta đều không đảm bảo môi trường, trong đó nhiều
làng nghề bị ô nhiễm môi trường ở mức nghiêm trọng. Hậu quả này do nhiều nguyên
nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng hoá chất trong quá trình sản xuất mà
chưa có biện pháp xử lý chất thải. Nhắc đến làng nghề nấu chì Đông Mai (Hưng Yên)
người ta vẫn không khỏi lo lắng khi bụi chì và chất thải ra trong quá trình sản xuất đã ảnh
hưởng lớn tới sức khỏe người dân. Nhiều người trong làng đã bị mắc bệnh và đặc biệt là
có khá nhiều trường hợp trẻ em sinh ra bị thiểu năng, dị tật. Qua kiểm tra nguồn nước ở

đây cho thấy nồng độ chì trong nước rất cao. Người dân trong làng thường đi mua những
bình ắc quy hỏng về rồi lấy lá chì trong đó nấu lại. Nước rửa bình ắc quy và các tấm lá
chì được xả thẳng xuống nguồn nước mà không qua một khâu xử lý nào cả. Nguồn nước
này lại ngấm xuống đất, xuống mạch nước ngầm mà dân làng ăn nên không tránh khỏi
13
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
độc hại. Cùng với nó là khói, bụi khí thải thoát ra từ các lò nấu chì đặt ngay cạnh khu
vực sinh hoạt đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. Thế nhưng chính quyền và
dân làng Đông Mai vẫn chưa tìm được cách khắc phục sự ô nhiễm độc hại này. Hiện nay
dân làng đã chuyển các lò nấu chì ra xa khu vực sinh hoạt song tình trạng ô nhiễm môi
trường cũng chưa được cải thiện. Ô nhiễm môi trường ở làng gốm Bát Tràng hiện nay là
rất lớn bởi tiếng ồn và bụi do các lò nung dùng than đá tạo ra. Vì thế lượng khí cácbonnic
trong không khí ở đây luôn vượt quá 3 lần mức cho phép, còn mức bụi silic thì cao quá
mức cho phép 12 lần. Vào những ngày mưa, mặc dù đường làng đã được lát bêtông
nhưng vẫn luôn lầy lội, đầy màu đen do sự rơi vãi của than, của si và phế phẩm. Để cải
tạo môi trường làng nghề Bát Tràng, Sở KHCN&MT Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp,
trong đó có đề nghị các lò nung chuyển sang dùng gas thay cho than đá. Thế nhưng giải
pháp này cũng không được thực hiện triệt để do làm như vậy sẽ nâng giá thành sản phẩm
lên rất cao. Ở những làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ thì việc sử dụng hoá chất có hạn
chế song tình trạng ô nhiễm môi trường ở những nơi này cũng đang ở mức báo động. Đa
số các làng nghề bị ô nhiễm bởi chất thải sản xuất, bụi, khí độc, cặn bã, nước thải xả ra
trong quá trình sản xuất. Trong khi đó người dân lại trực tiếp sống trong môi trường ấy
nên tất nhiên phải gánh chịu hậu quả từ chính những việc làm của mình.
Vấn đề mai một làng nghề: Hiện nay tình hình chung về hiệp hội làng nghề Việt
nam thì 60% là có chiều hướng xu thoái nặng, nguyên nhân là có những nghề là mùa vụ
chứ không truyền thống, ví dụ mùa mưa đan nón, cuối năm đi nặn tò he để bán cho du
khách và cho các cháu. Tức là họ vừa làm đồng rồi lại về nhà làm thêm.
Nói đến vấn đề mai một làng nghề truyền thống, không thể không nói đến hiện
tượng các nghệ nhân đang dần lớn tuổi, trong khi các thanh niên trẻ giờ đây đang dời bỏ
làng quê để ra thành phố kiếm tìm một cuộc sống mới hiện đại, với thu nhập cao hơn. Có

thực trạng là ở nông thôn Việt Nam bây giờ phần lớn là người đứng tuổi, trong làng nghề
cũng vậy, có những làng nghề do tình hình kinh doanh không phát triển, thu nhập bị giảm
sút nên thanh niên không mặn mà lắm với việc theo các nghề cũ ở các làng nghề, mà họ
đi các nơi khác.
3.1.2 Tiếp cận vấn đề theo hướng mối tương quan giữa mô hình sản xuất kinh
doanh của làng nghề tới mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội:
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được làng nghề có ý nghĩa lớn lao về
cả kinh tế lẫn xã hội. Vậy mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề có liên quan gì tới
việc thực hiện các mục tiêu trên? Đấy chính là câu hỏi cần làm rõ nếu như chúng ta tiếp
14
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
cận việc phân tích mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề theo hướng này. Các câu
hỏi đặt ra cần phân tích gồm có:
1) Với các mô hình làng đa nghề thì có ưu việt gì so với làng đơn nghề trong giải
quyết vấn đề nguồn nhân lực không,
2) hoặc với các làng nghề liên quan tới hàng may mặc thì vấn đề thu nhập của dân
địa phương so với mô hình làng nghề gốm như thế nào,
3) làm thế nào để chuyển một làng nghề với mô hình này sang mô hình sản xuất
kinh doanh hiệu quả hơn từ kinh nghiệm của làng nghề kia?
Với cách tiếp cận này, chúng ta có cái nhìn tổng quan của nhà hoạch định vĩ mô
đối với mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề. Hướng tiếp cận vĩ mô đặc biệt cần
thiết đối với các nhà hoạch định chính sách, tuy nhiên đôi khi có sự phiến diện khi lãng
quên đi các yếu tố xã hội học ẩn đằng sau mỗi mô hình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tác
giả đề xuất ra một hướng tiếp cận khác toàn diện hơn bao gồm cả những phân tích dưới
lý thuyết quản trị và xã hội học.
3.2: Hướng tiếp cận theo các phân tích quản trị học và xã hội học:
Một làng nghề là một xã hội tương đối nhỏ và về bản chất nó khác hẳn với một
công ty hay một tập đoàn. Các phương pháp, công cụ trong quản trị học sẽ chỉ có tác
dụng để phân tích mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề dưới góc độ vi mô để đánh
giá sự hiệu quả của từng hộ gia đình hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, tác giả

cũng sẽ sử dụng một số công cụ của quản trị học để phân tích vĩ mô về làng nghề, với giả
định làng nghề giống như một doanh nghiệp, và từng nghề là một sản phẩm.
Trong hướng tiếp cận toàn diện này thì các nghiên cứu xã hội học, lịch sử là vô
cùng cần thiết để khám phá những lợi thế thuộc về bản chất văn hóa, lịch sử. Sau đó, tác
giả sẽ phân tích cơ cấu ngành nghề, mô hình sản xuất của từng ngành để có cái nhìn chi
tiết về làng nghề Ninh Hiệp. Từ những phân tích cơ cấu, từng ngành, tác giả sẽ rút ra
được những vấn đề còn tồn tại tại làng nghề Ninh Hiệp cũng như những tiềm năng chưa
được khai thác hết. Cuối cùng, để đưa ra được các kiến nghị, đề xuất cho làng nghề Ninh
Hiệp phát triển bền vững thì tác giả sẽ tham khảo một số kinh nghiệm của các làng nghề
khác trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
15
Lịch sử làng nghề
Cơ cấu ngành nghề
Mô hình sản xuất
của từng ngành
Lợi thế của
làng nghề
Những vấn đề
còn tồn tại
Kinh nghiệm từ
các làng nghề
khác
Một số
kiến nghị
và đề xuất
Hình 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
LÀNG NGHỀ NINH HIỆP THEO HƯỚNG QUẢN TRỊ HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Với cách tiếp cận toàn diện như trên, tác giả hi vọng rằng sẽ đi đến được đích là
phân tích rõ ràng, toàn diện mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề Ninh Hiệp cũng

như đề ra được các kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế.
16
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Chương II: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ NINH
HIỆP
1. Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp
1.1. Mô hình sản xuất, kinh doanh đa nghề của làng Ninh Hiệp
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển làng đa nghề Ninh Hiệp.
Trong suốt lịch sử phát triển của làng cổ Ninh Hiệp thì làng đã trải qua rất nhiều
nghề khác nhau, dấu ấn của các nghề này còn để lại trong những sự tích, câu
truyện, ca dao, vè, ghi chép, văn bia làng,… Nếu chỉ nghe qua tên các nghề như
nghề Đậu Nành, Nghề Đông Y, nghề Dệt, nghề Vải, nghề Thuốc, nghề Da thì chúng
ta cũng thấy một phần logic, liên quan giữa các nghề này với nhau. Thực tế, lịch sử
làng nghề Ninh Hiệp là quá trình hình thành lên các nghề chuyên sâu, có sự thích
nghi, thay đổi với thời đại mà duy trì, phát triển mạnh mẽ đến tận bây giờ. Một số
nghề như nghề Đậu, nghề Da thì mất đi, Nghề Đông Y thì âm ỉ, nghề Thuốc và đặc
biệt là nghề Vải thì vẫn trên đà phát triển không ngừng. Việc phân tích các nghề cổ
xưa, kể cả những nghề đang âm ỷ hay đã mất đi vẫn có ý nghĩa lớn lao trong việc
phân tích các ngành Thuốc và ngành Vải hiện nay.
Nghề Đậu: Hiện nay vẫn chưa có những xác minh mang tính khoa học về nghề
truyền thống sản xuất, chế biến các sản phẩm từ đậu Nành của người Ninh Hiệp cổ.
Tuy nhiên, qua các tích cổ của người làng, và qua phân tích tên làng của tác giả thì
rất có khả năng để khẳng định Ninh Hiệp là nơi đầu tiên trồng, chế biến và sản xuất
các sản phẩm từ cây đậu Nành.
Theo “Sự tích Đậu Nành và hội chùa Nành
7
” nghề Đậu là do Đức Phật Bà truyền
dậy đầu tiên ở làng Nành (tên cũ của Ninh Hiệp) nên loại đậu này được gọi là đậu
Nành để phân biệt với các cây họ đậu khác. Đậu Nành hiểu theo nghĩa đậu từ làng
Nành. Phân tích tên cũ của làng Ninh Hiệp là Nành, theo cách viết chữ Nôm của

Nành là và chữ Hán của chữ Ninh trong Ninh Hiệp là 寧 chỉ khác nhau ở bộ
chữ bên trái
8
. Nành tiếng Nôm đồng thời có nghĩa là đậu Nành, sau này, tên làng
được chuyển sang dùng âm Hán đọc thành Ninh. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một giả
7
Chuyện cũ làng Nành, Nguyễn Khắc Quýnh, nxb Văn hóa Dân Tộc, 2003, tr.15-18
8
là bộ lúa gạo, thể hiện nền văn hóa lúa nước, biểu tượng của các nước Asian
17
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
thuyết phân tích của tác giả. Vì xung quanh tên làng vẫn còn nhiều quan điểm khác
cần có khảo cứu chuyên sâu hơn.
Nghề Đông Y và nghề Dệt: Nghề dệt được hình thành ở Ninh Hiệp từ khá sớm từ đầu
thế kỉ XI đầu nhà Lý, gắn liền với sự tích Lý Nhũ Thái Mẫu
9
. Lý Nhũ Thái Mẫu là
người dậy dân làng cách trồng cây thuốc Nam và chữa bệnh, ngoài ra còn dậy dân
làng cách dệt vải lụa. Trong Chuyện cũ làng Nành có đoạn: “Từ đó việc trồng, chế
biến thuốc nam và chữa bệnh, dệt vải lụa trở thành nghề truyền thống của làng
Nành, bên cạnh nghề nông, có người vừa làm ruộng vừa dệt vải lụa, vừa chồng và
chế biến thuốc.”. Sự phát triển của Nghề Đông Y và nghề Dệt còn để lại dấu tích là
đôi câu đối bằng chữ Nôm tại Điếm Kiều
10

“Thử địa diên niên y dược trọng
Trường thiên dịch thể chức canh hòa”
Dịch nghĩa là:
“Mảnh đất bầu trời này từ xa xưa kết hợp
Cả ba nghề: Y dược, dệt vải lụa và làm ruộng”

Nghề Đông Y: theo gia phả và sách sử ghi chép và các văn bia còn sót lại tại chùa
Pháp Vân thì nghề Đông Y của Ninh Hiệp được mô tả như sau:
- “Năm 1680, Hoài Viễn Tướng quân. Sang sứ Trung Quốc chữa khỏi bệnh cho vợ
vua Khang Hi, hiện nay dòng họ Nguyễn Khắc còn giữ được 2 bài thuốc cao gia
truyền.
11

- “Y học bây giờ chia làm 2 khoa: Nội và Ngoại. Trong khoa ngoại lại chia làm 3
phái: Phái họ Nguyễn ở Bảo Tử, phái họ Nguyễn ở Phù Ninh (tức Ninh Hiệp), phái
họ Nguyễn ở Văn Lãng, ba phái ấy dùng thuốc cao, thuốc đồ hiệu nghiệm lắm.
12

- Thời nhà Lê có 5 lương y làm trong chiều đình nhà Lê (1742-1756); thời nhà
Nguyễn có Chánh ngự y Nguyễn Tán và phó Ngự y Nguyễn Khắc Hoạt.
13
Kết luận thứ nhất, như vậy từ thế kỉ 17-18 Phù Ninh (Ninh Hiệp) đã trở thành một
môn phái y học cổ truyền Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ thì các học
trò của quan Phó Ngự y đi khắp các tỉnh thành của đất nước để vừa hành nghề vừa
9
Chuyện cũ làng Nành, Nguyễn Khắc Quýnh, nxb Văn hóa Dân Tộc, 2003, tr.27-31; và Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn, nxb
Văn hoá Thông tin, 3/2007, tr.440-446
10
Điếm Kiều là đền thờ bà Lý Nhũ Thái Mẫu, đặt tại thôn 8, Ninh Hiệp
11
Tộc phả họ Nguyễn Khắc (xóm 6-7 Ninh Hiệp)
12
Sách Phù Trung tùy bút, Phạm Đình Hổ, 1768-1839
13
Văn bia làng Nành, Nguyễn Khắc Quýnh, nxb KHXH&NV, 2004
18

Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
dạy học; từ năm 1935 tới 1945 người Nành (Ninh Hiệp) hầu như nắm toàn bộ thị
trường y học 2 tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên cũ từ khâu thuốc cái, bào chữa đến chữa
bệnh
14
. Ngày nay, Nghề Đông Y ở Ninh Hiệp có nguy cơ bị thất truyền. Các cụ lương
Y vững tay nghề (cụ lang Hải, cụ lang Du và cụ lang Viện) nhanh chóng thống nhất
chủ trương khôi phục nghề tổ gồm có: nghiên cứu, dịch nhiều sách Đông Y cổ
truyền; giới thiệu 21 người đi học lớp Đông y của Trung Ương và Thành phố; thành
lập Tổ chuẩn trị đông y xã,... Tháng 3/2010, làng được phong “làng nghề truyền
thống thuốc Nam” như một ghi nhận lịch sử về quá trình hình thành, phát triển
Nghề Đông Y tại Ninh Hiệp.
Để tóm gọn và khái quát hóa lịch sử phát triển Nghề Đông Y tại Ninh Hiệp, tác giả
đề xuất một sơ đồ đánh giá sự phát triển như sau:
Nghề Dệt: Nghề Dệt xuất hiện ở Ninh Hiệp cùng thời với Nghề Đông Y tức là vào
khoảng thế kỉ thứ XI, đầu thời Lý. Có thời đạt đỉnh cao huy hoàng là đem tiến vua:
“Ai về Nành chợ mà xem
Lụa vàng tiến Ngự tay em dệt thành”
Văn hóa truyền miệng của Ninh Hiệp còn lưu truyền lại nhiều cao dao xưa về làng
Nành:
14
Chuyện cũ làng Nành, Nguyễn Khắc Quýnh, nxb Văn hóa Dân Tộc, 2003, tr.279
19
Hình 3: SƠ ĐỒ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NGHỀ Y
VÀ NGHỀ DỆT TẠI NINH HIỆP
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
“Cửi canh khuya sớm em lo
Ruộng đồng tát nước be bờ phần anh”
Như sự phân công của tự nhiên, dệt vải chủ yếu là phụ nữ, đàn ông làm thuốc hoặc
làm ruộng là chính. Nhiều gia đình kết hợp chặt chẽ cả 3 nghề. Làm ruộng có thời

vụ, khi cấy gặt thì tập trung cùng làm, xong thì:
“Ruộng đồng cày cấy xong rồi
Phân tro cỏ rả anh thời chăm lo
Bấy nay bông sợi lụa tơ
Con thoi khung cửi vẫn chờ tay em.
15

Hoặc câu đối: “Nữ chức nam canh tùy sở Phú”, tạm dịch “Con gái dệt vải, con trai
cày ruộng, ai cũng làm tốt sẽ giầu có.”.
Quy trình dệt vải của người Ninh Hiệp xưa: “Từ sợi mộc tới vải, phải qua các công
việc: đập sợi, ngâm nước, đạp sợi với cơm nguội tức là hồ sợi, phơi khô, giũ sợi cho
tơi, đánh ống, mắc cửi, nhổ cửi, trải cửi, dàn cửi, đánh suốt, rồi mới dệt.”
Dụng cụ phải có: “Mâm bún, dùi dập sợi, dăm cái sào phơi sợi, mười cọc tre dài độ
0,7mm, 2 cọc gỗ tròn dài khoảng 1,2m, bàn mắc, 24 ống sợi, sa, vầy, cánh vầy,
khoảng 20 ống suốt, go, khuôn, thoi, chổi trải cửi, văng, kim, chính là khung cửi có
mỏ ác phía trên và cây đèn, cuối cùng là nẹp vải.”
“Mỗi lần dàn cửi là 2 tấm, mỗi tấm 40 vuông, khổ rộng 0,4m, dệt đủ một tấm thì cắt
ra gập từng vuông nẹp 2 bên, nén bằng cối đá giã cua hoặc cối say đỗ cho mịn, là
xong.
16

15
Chuyện cũ làng Nành, Nguyễn Khắc Quýnh, nxb Văn hóa Dân Tộc, 2003, tr.287
16
Chuyện cũ làng Nành, Nguyễn Khắc Quýnh, nxb Văn hóa Dân Tộc, 2003
20
Sợi mộc
Vải
thành
phẩm

Đập sợi
Ngâm
nước
Hồ sợi Phơi khô
Giũ sợi
Đánh
ống
Mắc cửiNhổ cửi
Đánh
suốt
DệtDàn cửiTrải cửi
Hình 4: QUY TRÌNH DỆT VẢI CỦA NGƯỜI NINH HIỆP XƯA
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Lịch sử ghi nhận nghề Dệt ở làng Nành không rõ ràng, chỉ để lại một chút dấu ấn
gắn liền với các nhân vật lịch sử như bà Chiêu Nghi Hoàng Hậu Nguyễn Thị
Huyền
17
vào thế kỉ XVIII, có thể ghi nhận như là thời kì phát triển cực thịnh của
nghề Dệt làng Nành. Giai đoạn thế kỉ XIX, XX thì các ghi chép lịch sử trở lên rõ
ràng hơn:
Năm 1889, một nhà tư bản Pháp sang xây dựng nhà máy dệt Nam Định sản xuất vải
trúc bâu và cát bá.
Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Pháp vào tay Đức, Nhật nhảy vào
Đông Dương, nước ta một cổ 3 tròng, chúng đua nhau vơ vét, nước ta trở lên kiệt
quệ… nghề Dệt cũng vì thế mà điêu đứng.
Năm 1943, một số người Phù Lưu đứng ra lập Đại lý sợi làm cho làng nghề như
sống lại, nhưng chỉ được 1 năm, sợi lại khan hiếm, đắt đỏ trở lại, làng nghề lại ảm
đạm.
Năm 1960, vải khổ rộng lan tràn ngày càng nhiều, vải trúc bâu ít dần mà cát bá,
phin nõn tràn lan lấn át vải Nành rồi dẫn đến sự chấm dứt hoàn toàn sứ mệnh của

vải Nành sau hàng ngàn năm trường thọ.
Nghề Da: Nghề Da ở Ninh Hiệp hình thành từ những thập niên đầu thế kỉ 20, chỉ
kéo dài khoảng 6 thập niên nhưng đã có lúc rất phát triển, có ý nghĩa lớn lao đối
với người Ninh Hiệp:
“Thợ da lên làm Hoàng đế
Thợ cày lép vế
Học trò ế ẩm”
Dưới đây là câu chuyện lịch sử thú vị về nghề Da, trích trong Chuyện cũ làng Nành
của cụ Nguyễn Khắc Quýnh. Tác giả trích dẫn trực tiếp, có làm ngắn gọn một số
đoạn để phù hợp với bố cục bài luận văn:
Năm 1911, ông tổ nghề da là ông Thạch Văn Ngũ, bị bắt đi lính sang Pháp, xung vào
quân đội viễn chinh. Tuy nhiên, ông nhanh trí đút lót vận động để ra khỏi mặt trận,
vào làm ở một xưởng đồ da của quân đội ở Paris, gọi là lính thợ. Trong quá trình
làm việc ông cố gắng tích cực, chủ động học nghề, sau đó mở cửa hiệu tại Hà Trung,
kẻ bán người mua tấp nập.
17
Nguyễn Thị Huyền(1751) là vợ vua Lê Hiển Tông gắn liền với giai thoại xin vua Lê miễn lệ “tiến vải lụa”, điều này cũng
chứng tỏ nghề Dệt tại làng Nành cũng phát triển cực thịnh vào thế kỉ XVIII
21
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Năm 1919, thực dân Pháp mở hội chợ đấu sảo ở Hà Nội (chỗ cung văn hóa Hà Nội),
nhằm giới thiệu hàng hóa của nước Pháp (với các nước thuộc địa), đồng thời
khuyến khích dân bả xứ đám hàng ra trưng bày. Ông Thạch Văn Ngũ cũng đem
một số mặt hàng da ra trưng bày, rất được chú ý và được cấp bằng khen, tiếng vang
khắp trong nước. Người miền Trung kéo ra Bắc mua, đặt hàng nhiều, lại làm cho
quân đội nên rất nhiều việc. Thanh niên làng Nành kéo ra học việc rất nhiều.
Một cửa hàng của ông không đáp ứng đủ nhu cầu của khách. Ông khuyến khích và
giúp đỡ một số học trò của mình mở cửa hàng riêng ở Hà Trung và hàng Gai. Công
việc làm ăn phát đạt có người học trò còn tậu được ôtô riêng.
Năm 1934-1935, vua Bảo Đại ưa săn bắn đặt làm bộ yên cương ngựa và chiếc bao

đựng thanh kiế “quyền uy” của mình. Ông Ngũ cải tiến mẫu mã pha cắt nhằm
quảng cáo cho ngành Da của làng Nành, vài ngày thì xong. Vua Bảo Đại sửng sốt
trước vẻ đẹp ngoài ý muốn, hơn hẳn các bộ yên của các sĩ quân Pháp đem từ Paris
sang, ban cho ông Hàm Bá Hộ.
27/7/1937, chiến tranh Trung Nhật là thời kì huy hoàng nhất của nghề Da làng
Nành. Phố Hà Trung hầu hết là cửa hàng Da của người Nành, mỗi cửa hàng đều có
từ dăm bẩy tới vài chục thợ. Ông Nguyễn Văn Tuân làm hàng thầu cho Nhật có tới
3-4 xưởng và mấy trăm thợ, hầu hết là người Nành. Lúc này, nghề Da có ý nghĩa
kinh tế và xã hội vô cùng to lớn, mang lại nguồn thu nhập ổn định, giải quyết vấn đề
lao động:
“Thứ nhất là chú thợ da
Thứ hai cày ruộng, thứ ba học trò.”
Nhiều tỉnh nhiều xã thị trấn có hiệu da của người Nành, như Bắc Ninh, Bắc Giang,
Vĩnh Yên,… Chỉ mấy năm mà nhà gỗ đại khoa, nhà gác mọc lên, cảnh quan trong
làng khang trang hẳn ra. Nhiều thanh niên muốn bay nhẩy xa hơn, lên tỉnh “xin”
vào Sài Gòn, chỉ cần đưa ông Lý trưởng 10 đồng là xong.
Trước năm 1940, ở Sài Gòn đã có cửa hàng Da của người làng, làm cơ sở chính đứng
ra vận động thành lập hội “Phù Ninh tương tế hội” nhằm mục đích đoàn kết tập
hợp tất cả những người mới vào, những người khó khăn, yếu đau cả khi mất…
Kháng chiến chống Pháp 1945, các cửa hàng và thợ da ở Hà Nội và các thành phố
đều rút ra ngoài, một số làm ở các xưởng quân nhu, một số mở lò thuộc da, nhiều
mặt hàng mới, có giá trị được ra đời và phục vụ kháng chiến.
22
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Năm 1960, Đảng và chính quyền đại phương tập hợp những người thợ lại, tổ chức
hợp tác xã thủ công, HTX nhanh chóng phát triển, có tới trên 100 đầu máy trên 300
xã viên, làm các mặt hàng phụ vụ quân nhu, mậu dịch quốc doanh, gang thép Thái
Nguyên, Tổng cục bưu điện… rất có tín nhiệm.
Đến nay, các mặt hàng đó không còn thích hợp, cơ chế thị trường thay đổi, các xã
viên chuyển hướng sang may mặc quần áo. Mặc dù nghề Da của người Ninh Hiệp

chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng nó đã hoàn thành sứ mệnh của mình một
cách rực rỡ và vinh quang. Giống như một sản phẩm hoàn thành chu kì của mình,
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp rồi đi vào thời kì suy thoái. Để phân tích ý
tưởng này, tác giả đề xuất một sơ đồ chu kì vòng đời của nghề Da làng Nành:

Ở sơ đồ “Chu kì sản phẩm nghề Da của làng Nành” có 2 đường, một đường nghề Da
tác giả mô phỏng lại sự phát triển thực tế của nghề Da nhờ những dữ kiện lịch sử đã
được trình bày ở trên. Đường thứ 2 là đường Giả định là đường tác giả dự tưởng sự
phát triển của nghề Da của làng Nành nếu như không bị các khúc ngoặt lịch sử như
kháng chiến chống Pháp năm 1945, thợ da phải rút hết khỏi Hà Nội và thời kì bao
cấp, hợp tác xã năm 1960 thì có lẽ nghề Da không bị xóa bỏ hoàn toàn như bây giờ.
Có thể đường Giả định sẽ lại tiếp tục kéo dài hoặc lại vươn lên biến ngành thuộc Da
thành một ngành xuất khẩu thời trang chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, giả định
23
Hình 5: CHU KÌ SẢN PHẨM NGHỀ DA CỦA LÀNG NÀNH
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
vẫn là giả định, lịch sử thì không thể thay đổi và nghề Da nay đã là quá khứ đối với
người dân Ninh Hiệp. Nghề Da cũng như tất cả các làng nghề khác trở thành một
sản phẩm bị lỗi mốt trước thời kì kinh tế suy thoái, bị bóp nghẹt và suy tàn bởi đóng
cửa thị trường.
Nghề Thuốc và nghề Vải: Nghề Thuốc và nghề Vải là 2 nghề sinh sau đẻ muộn so với
nghề Đông Y và nghề Dệt, gần như có thể khẳng định chắc chắn là 2 nghề này ra đời
do sự phát triển thịnh vượng của nghề Đông Y và nghề Dệt ở làng Nành.
Nghề Thuốc: hiểu là nghề trồng cây, chế biến và buôn bán thuốc. Từ đầu thế kỉ XI,
Lý Nhũ Thái Mẫu truyền bá nghề Y ở làng Nành, dậy dân làng cách trồng cây thuốc
Nam. Từ việc đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, sử dụng trong làng, nghề trồng cây thuốc
Nam dần dần phát triển song song với sự phát triển của ngành Đông Y. Sau này,
không hiểu từ lúc nào các lương y làng Nành học tập nền khoa học Đông Y từ Trung
Hoa, từ đó nảy sinh ra nhu cầu nhập thuốc Bắc để sắc thuốc chữa bệnh. Vậy việc
trồng cây thuốc Nam, nhập khẩu thuốc Bắc, sao chế thuốc đều xuất phát từ nhu cầu

sử dụng thuốc của ngành Đông Y trong làng. Sau đó vì kĩ thuật sao chế, bảo quản và
sấy thuốc của người làng Nành được nâng cao nên dần dần phát triển thành một
nghề riêng biệt dù vẫn có gắn bó hữu cơ với nghề Đông Y
18
.
Ngày nay, người Ninh Hiệp chỉ trồng những thứ thuốc Nam có giá trị xuất khẩu,
còn đi sâu vào khâu chế biến. Người làng Nành có kinh nghiệm chế biến, sấy nướng
rất sớm, thái thuốc đẹp và nhanh. Theo một vài ghi chép trong Chuyện cũ làng
Nành, có một số sự kiện thể hiện tay nghề của người làng trong việc chế biến thuốc:
Năm 1973-1975, cử “chuyên gia” giúp công ty dược liệu và mấy tỉnh về cách sấy
dược liệu.
Năm 1978, người Nhật xin về thăm “xưởng chế biến” dược liệu làng Nành để tìm
hiểu kĩ thuật.
Những năm 1976-1980 có hàng trưng bày tại hội trợ triển lãm Việt Nam. Năm 2000
góp 20 mặt hàng cùng với Thành phố triển lãm tại Thành phố Cần Thơ…
18
Ninh Hiệp - truyền thống và phát triển. Gs. Tô Duy Hợp (Chủ biên). Nxb. Chính trị Quốc gia. 1997
24
Nghề Y
Nghề Y
Nhu cầu trồng và chế
biến thuốc Nam
Nhu cầu mua bán
thuốc Bắc
Bán và xuất khẩu
thuốc Nam
Nhập khẩu và bán
thuốc Bắc
Nghề
Thuốc

Nghề
Thuốc
Hình 6: SỰ HÌNH THÀNH NGHỀ THUỐC TẠI NINH HIỆP
Nguyễn Hải Thọ. Tel: 01693 109 019.
Nghề Vải: Nghề Vải được hiểu là nghề buôn vải, thời kì đầu nhu cầu buôn bán
vải bắt nguồn từ việc phân phối sản phẩm Dệt do dân làng sản xuất. Sau khi sản
xuất ra hàng thành phẩm, các hộ gia đình tự mình đem hàng theo “thúng, mẹt” ra
chợ bán. Làng phát triển ngành Dệt, nổi tiếng cả nước nên khách đến chợ không chỉ
là người làng mà ngày càng đông và tấp nập. Giao thương càng phát triển, một số
hộ gia đình tách hẳn ra không sản xuất nữa mà chuyên tâm vào phân phối cho các
hộ sản xuất, mua lại hàng từ Trung Quốc, Ấn Độ,… về bán lại ở chợ
19
. Nghề buôn
bán vải cũng trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử đất nước, theo tác giả có 2
yếu tố chính để hình thành nghề buôn Vải tại Ninh Hiệp. Yếu tố thứ nhất là sự hình
thành, phát triển thịnh vượng của nghề Dệt từ thế kỉ XI đến những năm 60 của thế
kỉ XX như các phân tích ở trên. Yếu tố thứ hai là giao thông thuận tiện, dẫn tới sự
phát triển của chợ Nành:
Chợ Nành: Theo một số tích sử còn ghi chép lại
20
, ông Đào Chấn, người dưới
nam mở quán nước tại làng, nơi có đường giao thông đi các ngả làng xã xung
quanh. Người qua lại ngày càng đông dần dần hình thành một chợ, trao đổi đủ loại
hàng hóa. Kết hợp giữa các ghi chép về nghề Dệt và về chợ Nành thì có thể kết luận
được chợ hình thành trước khi Lý Nhũ Thái Mẫu truyền dậy nghề Dệt tại Ninh
Hiệp. Sự hình thành chợ Nành như bước đệm cho việc buôn bán Vải sau này.
19
Ninh Hiệp - truyền thống và phát triển. Gs. Tô Duy Hợp (Chủ biên). Nxb. Chính trị Quốc gia. 1997
20
Thần Phả miếu thượng thôn triều đại nhà Lý

25
Nghề
Dệt
Nghề
Dệt
Nhu cầu trao đổi sản
phẩm Dệt
Nghề
buôn vải
Nghề
buôn vải
Chợ
Nành
Giao thông
thuận tiện
Văn hóa dân
chủ giải
phóng sức
lao động cho
phụ nữ
Hình 7: SỰ HÌNH THÀNH NGHỀ BUÔN VẢI TẠI NINH HIỆP

×