Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

Tổng Quan Mô Hình Trường Học Mới Việt Nam (VNEN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 49 trang )

TỔNG QUAN
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM

(VNEN)


GIỚI THIỆU MÔ HÌNH DẠY HỌC
VNEN
Những vấn đề cơ bản của mô hình EN đã được nghiên cứu
và vận dụng vào thực tiễn GD Việt Nam (viết tắt là VNEN).
Mô hình EN (ESCUELA NUEVA – NEW SCHOOL) – Mô
hình trường học mới được UNICEP, UNESCO... đánh giá
cao, thực hiện thành công ở các nước đang phát triển.


- “Mô hình trường học mới” (EN) của Colombia đã giải quyết tốt
tình trạng thất học của trẻ em ở cấp tiểu học, THCS và nâng cao
chất lượng học sinh, nhà trường ở nhiều vùng khác nhau.
- Ngân hàng Thế giới chọn EN là 1 trong 3 cải cách đáng chú ý nhất
ở các nước đang phát triển.
- Đầu năm 2012, Tạp chí Giáo dục toàn cầu đã đánh giá và chọn
được 100 dự án nhận nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế có hiệu
quả đầu tư tốt nhất thế giới từ trước tới nay, EN được xếp thứ 48
(nếu tính riêng các dự án giáo dục thì EN được xếp thứ 3).
- Có 34 nước, trong đó có Việt Nam đã tới tìm hiểu Mô hình EN tại
Colombia để làm cơ sở, động lực cho sự đổi mới trường học và nâng
cao chất lượng giáo dục quốc gia.


Bắt đầu từ năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT triển
khai dự án “Mô hình trường học mới Việt Nam” tại


1447 trường tiểu học, chia làm 3 nhóm.
- Nhóm 1 (khó khăn) gồm 20 tỉnh với 1143 trường;
- Nhóm 2 (trung bình) gồm 21 tỉnh với 282 trường;
- Nhóm 3 (thuận lợi) gồm 22 tỉnh với 22 trường.
(Quảng Nam thuộc nhóm 1, huyện Núi Thành có 3
trường tham gia dự án: Lê Hồng Phong, Nguyễn Thái
Bình, Trần Văn Ơn)


Đặc điểm chính của Mô hình VNEN:
1. Hoạt động giáo dục:
- Mục tiêu tổng thể của Mô hình trường học mới Việt
Nam là phát triển con người: Dạy chữ - Dạy người
- Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường đều vì lợi ích
của học sinh và do học sinh thực hiện.
- Đặc trưng của Mô hình VNEN là “TỰ”:
+ Học sinh: - Tự giác, tự quản;
- Tự học, tự đánh giá;
- Tự tin, tự trọng.
+ Giáo viên: - Tự chủ;
- Tự bồi dưỡng.
+ Nhà trường: Tự nguyện


Đặc điểm chính của Mô hình VNEN:
* HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN:

- Là tổ chức của học sinh, vì học sinh và do học
sinh thực hiện;
- HS tự đề xuất, bàn bạc đưa ra các nội quy và

cùng nhau giám sát việc thực hiện các nội quy đó;
- Hội đồng tự quản có một số Ban; số Ban trong
Hội đồng tự quản do mỗi lớp quy định, không
nhất thiết phải giống nhau ở các lớp (Ban học tập,
Ban văn nghệ, Ban thư viện, Ban đối ngoại,….).


Đặc điểm chính của Mô hình VNEN:
* NHÓM HỌC TẬP:
- Là một thành tố đặc trưng, quan trọng của Mô hình VNEN;
- Mọi hoạt động của học sinh diễn ra ở nhóm học tập, học sinh chủ
yếu làm việc với nhóm (có thể làm việc với GV và cả lớp khi cần
thiết);
- GV thực hiện phân nhóm, đảm bảo tính đồng đều các nhóm về mọi
mặt;
- Nhóm trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành,
giám sát hoạt động của mỗi thành viên; là người hỗ trợ tích cực GV
và báo cáo kết quả học tập của nhóm với GV;
- Đối với những bạn nhút nhát, thiếu tự tin cần phải nói nhiều, trao
đổi nhiều;
- GV chọn học sinh khá giỏi, có khả năng điều hành làm nhóm
trưởng;
- GV hướng dẫn nhóm trưởng cách điều hành nhóm….;
- Lâu dài cần có sự luân phiên nhóm trưởng.


Đặc điểm chính của Mô hình VNEN:
* TRANG TRÍ, BỐ TRÍ LỚP HỌC:
- Lớp học VNEN phải thân thiện, đủ rộng, đủ ánh
sáng, đủ bàn ghế học sinh;

- Bố trí học theo nhóm (4 – 6 học sinh một nhóm);
- Có góc học tập theo mỗi môn học;
- Có hòm thư để học sinh chia sẻ “Điều em muốn nói”
với bạn bè, GV;
- Góc cộng đồng: đây là nét mới của Mô hình VNEN.
- Trong Mô hình VNEN lớp học là “lớp mở”, cha mẹ
có thể ngồi học cùng con, quan sát theo dõi việc học
của con.


Đặc điểm chính của Mô hình VNEN:
2. Hoạt động dạy học:
Đổi mới căn bản của Mô hình VEN là chuyển:
- Hoạt động dạy của giáo viên thành hoạt động học của học sinh;
- Hoạt động quy mô lớp thành hoạt động quy mô nhóm;
- Học sinh từ làm việc với GV thành làm việc với sách, có sự tương tác
với bạn.
* VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN:
- Trong Mô hình VNEN, GV là người:
+ Tổ chức lớp học;
+ Quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi nhóm;
+ Hỗ trợ học sinh khi cần thiết;
+ Chốt lại những điều cơ bản nhất của bài học;
+ Đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh;
- GV không phải soạn bài nhưng phải nghiên cứu kĩ bài học, hiểu rõ quá
trình hình thành kiến thức để tổ chức lớp học, chuẩn bị đồ dùng dạy học,
điều chỉnh nội dung, yêu cầu bài học phù hợp với đối tượng học sinh.


Đặc điểm chính của Mô hình VNEN:

* HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN:
GV chọn vị trí thích hợp để quan sát được hoạt động của tất cả các
nhóm, các học sinh trong lớp.
- GV chỉ đến hỗ trợ học sinh khi học sinh có nhu cầu cần giúp đỡ
hoặc giáo viên cần kiểm tra việc học của học sinh hoặc nhóm;
- Thông qua quan sát, kiểm tra, GV đánh giá sự chuyên cần, tích
cực của mỗi HS; đánh giá hoạt động của từng nhóm và điều hành
của mỗi nhóm trưởng;
- Phát hiện những học sinh chưa tích cực, học sinh có khó khăn
trong quá trình học, hỗ trợ kịp thời những học sinh yếu giúp các em
hoàn thành nhiệm vụ học tập;
- Chốt lại những vấn đề cơ bản của bài học;
- Đánh giá hoạt động học của cá nhân, nhóm và cả lớp;
- Tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi nhóm tự đánh giá tiến trình học
tập của mình.


Đặc điểm chính của Mô hình VNEN:
* VIỆC DỰ GIỜ VÀ ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY CŨNG
THAY ĐỔI CĂN BẢN:
Người dự không tập trung quan sát, đánh giá hoạt động
của GV mà đánh giá quá trình học, kết quả học của HS.
* ĐÁNH GIÁ HỌC SINH:
- GV đánh giá HS thông qua quan sát;
- HS tự đánh giá;
- Đánh giá của nhóm;
-Cộng đồng đánh giá;
- Công cụ đánh giá (sự quan sát theo dõi, phiếu đánh giá,
bảng tổng hợp ý kiến đánh giá).



NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VNEN
I. Những điểm cần lưu ý:
II. Tổ chức dạy học:
III.Tổ chức lớp học:
IV. Cách thức sắp xếp lớp học:


TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN

HĐTQ


I.NHỮNG LƯU Ý CỦA MÔ HÌNH VNEN
1. Chương trình: Dạy theo chương trình 35 tuần/năm học.
Chương trình được thực hiện với những trường dạy học 2
buổi/ngày.
CT có: Môn: Tiếng việt; Toán; TNXH; Khoa học; Địa lý - lịch
sử. Và có các HĐGD: HĐGD Đạo đức; Kỹ thuật; Mỹ
thuật; Thủ công; Thể chất; Âm nhạc; theo chủ đề.
2 Nội dung chương trình:

Vẫn lấy Chuẩn KT, KN các môn học cấp tiểu học đã được
quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ( Quyết
định 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006)

Thực hiện theo nội dung chương trình hiện hành nhưng
các môn học, HĐGD được sắp xếp trên cơ sở theo chủ
điểm của môn Tiếng việt và có giảm bớt độ khó trong các
môn học, giáo dục.



I.NHỮNG LƯU Ý CỦA MÔ HÌNH VNEN
3. Mục tiêu:
Giữ nguyên mục tiêu môn học; bài học như chương
trình hiện hành.
4. Tài liệu HDH. (SGK)
• Môn học có Tài liệu hưỡng dẫn học : Tiếng việt; Toán;
TNXH; Khoa học; Địa lý - lịch sử.
• Các HĐGD: Không có tài liệu HDH mà đang dùng tài
liệu hiện hành.
Tài liệu 3 trong một: Sách HS, GV, vở bài tập.
(Hiện nay đã có thêm tài liệu hướng dẫn giáo viên)


I.NHỮNG LƯU Ý CỦA MÔ HÌNH VNEN
5. Cấu trúc bài dạy


I.NHỮNG LƯU Ý CỦA MÔ HÌNH VNEN
• a. Hoạt động cơ bản: Là các chuỗi HĐ để HS nắm
được những KT, KN mới hoặc kết nối những
KT,KN đã có với những KT, KN mới (Ở lớp)
• b. Hoạt động thực hành: Thực hành những KT,
KN trong nhiều tình huống (Ở lớp)
• c. Hoạt động ứng dụng: Vận dụng những KT, KN
vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra ở lớp để về
nhà cùng gia đình thực hành vận dụng.



I. NHỮNG LƯU Ý CỦA MÔ HÌNH VNEN
6. Phương pháp dạy học:
Học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học để các em tự
học,
tự hợp tác, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức, tự vận dụng..
Với phương pháp “tổ chức của giáo viên - hoạt động của học
sinh”, người GV sẽ đóng vai trò là người mở đường, hướng
dẫn, tổ chức HS làm việc, thường xuyên giúp đỡ từng học
sinh, quan tâm đến từng cá thể trong nhóm để đánh giá kịp
thời sự tiến bộ của các em. Còn học sinh giữ vai trò trung
tâm ghi nhớ 10 bước học tập, hình thành PP học tập, làm
việc tích cực, chủ động, sáng tạo.
Mực tiêu là Học sinh hình thành kỹ năng tự học và biết hợp
tác, phối hợp là chính.


I.NHỮNG LƯU Ý CỦA MÔ HÌNH VNEN
7. Hình thức tổ chức dạy học:
Có các hình thức:
Lớp, nhóm, cặp, cá nhân
Trọng tâm là nhóm. Ngay từ đầu năm học học sinh
được chia các nhóm và các nhóm thường được ưu
tiên chia nhóm nhiều trình độ.
Phải có thay đổi và luân phiên làm nhóm trưởng.


I.NHỮNG LƯU Ý CỦA MÔ HÌNH VNEN
8. Đánh giá:
1. Mục đích: Coi trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh
2. Nguyên tắc: Theo chuẩn KTKN, thông tư 30.

3. Hình thức đánh giá: - Đánh giá thường xuyên
- Đánh giá ĐKỳ KQ học tập theo (điểm 10)
Cuối kỳ, cuối năm GV ghi vào phiếu ĐG tổng hợp của từng em.
4.Đổi mới: - Tăng cường Đánh giá cả Quá trình học tập,
- ĐG trong lớp (HS tự ĐG và đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá HS)
- ĐG ngoài lớp (CMHS và cộng đồng ĐG KQ GD của HS)
- Chú trọng Đánh giá Năng lực.


I.NHỮNG LƯU Ý CỦA MÔ HÌNH VNEN
8. Đánh giá:
5. Công cụ đánh giá

a. Đối với GV: - Đánh giá thường xuyên :
+ Sổ ghi nhận xét của GV qua theo dõi hoạt động học của HS trong các tiết học,
ngày, tuần, tháng.
+ Các sản phẩm hoạt động học tập của HS (phiếu học tập, quá trình và kết quả thảo
luận nhóm, tranh vẽ, bài viết ngắn, báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu, HS báo
cáo kết quả hoạt động học tập với GV, …)
+ Bảng đánh giá tiến độ học tập của HS theo nhóm.
- Đánh giá Định kì: bài kiểm tra, bài thi
b. Đối với HS - Bảng tự đánh
- Báo cáo kết quả học tập với GV sau mỗi hoạt động
- Bảng đánh giá nhóm: Mỗi bài, mỗi ngày, mỗi tuần nhóm tự đánh giá, giới thiệu cá
nhân có nhiều cố gắng trong học tập, hợp tác trong hoạt động nhóm.
c. Đối với CMHS, cộng đồng
- Hoạt động thực tế ngoài lớp học
- Việc thực hiện hoạt động ứng dụng với sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng (hoặc
các hoạt động tham quan, ngoại khóa...).



II.TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN
1. Quy trình dạy học thông qua trải nghiệm bao
gồm 5 bước chủ yếu:


QUI TRÌNH 5 BƯỚC DẠY HỌC THEO MÔ
HÌNH VNEN
Bước 1. Tạo hứng thú cho HS:
* Yêu cầu cần đạt:
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ
đề sẽ học; HS cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với họ.
- Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
* Cách làm: Đặt câu hỏi; Câu đố vui; Kể chuyện; Đặt
một tình huống; Tổ chức trò chơi; Hoặc sử dụng các hình
thức khác.


Bước 2. Tổ chức cho HS trải nghiệm
* Yêu cầu cần đạt:
- Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để
chuẩn bị học bài mới.
- HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng
những nội dung kiến thức, những thao tác, kỹ năng để làm
nảy sinh kiến thức mới.
* Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm thú vị, gần
gũi với HS. Nếu là tình huống diễn tả bằng bài toán có lời
văn, thì các giả thiết phải đơn giản, câu văn phải hóm hỉnh và
gần gũi với HS.



Bước 3. Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến
thức mới
* Yêu cầu cần đạt:
- HS rút ra được kiến thức, khái niệm hay qui tắc lí thuyết, thực
hành mới; HS nhận biết dấu hiệu/đặc điểm dạng toán mới; nêu
được các bước giải dạng toán này.
* Cách làm: - Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh
giá để giúp HS thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.
- Sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm,
hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự
ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của HS.....
- Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp HS đi vào tiến trình
phân tích thuận lợi và hiệu quả.
Các hoạt động trên có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc
cá nhân từng HS.


×