Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN) Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHÚ BÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 125 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN)
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHÚ BÀI
Ngô Thị Ái Hương
Hiệu trưởng, Trường Tiểu học Số 2 Phú Bài
I. Mục đích yêu cầu của sáng kiến cải tiến kĩ thuật
Trường Tiểu học Số 2 Phú Bài được chọn là đơn vị duy nhất của thị xã Hương
Thủy triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). Chuyển đổi mô
hình nhà trường truyền thống sang mô hình nhà trường kiểu mới Việt Nam là góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục và năng lực sáng tạo, khả năng tự học cho học sinh.
Phương pháp dạy - học theo hướng hiện đại. Quá trình dạy học lấy học sinh làm trung
tâm. Coi trọng cách học của học sinh. Nội dung và cách thức giáo dục được điều chỉnh
phù hợp với mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN). Mô hình trường học mới
Việt Nam đem lại sự đổi mới đồng bộ: đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học,
sách hướng dẫn học, hình thức tổ chức lớp học và cách đánh giá học sinh.
Xuất phát từ thực tế và mong muốn mang lại hiệu quả cao cho việc triển khai thí
điểm mô hình VNEN, bản thân đã đề xuất một số biện pháp quản lí, chỉ đạo có hiệu
quả ở Trường Tiểu học Số 2 Phú Bài.
II. Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo triển khai mô hình trường học mới Việt
Nam ở Trường Tiểu học Số 2 Phú Bài.
Biện pháp 1: Biên chế tổ chuyên môn VNEN
Thực hiện công văn 1919/SGDĐT-VP ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Sở
GD&ĐT về chương trình hành động của ngành và để thuận lợi trong công tác triển
khai mô hình trường học mới Việt Nam, ngay từ đầu năm học đã biên chế giáo viên
giảng dạy các lớp VNEN đảm bảo giáo viên vừa được lên theo lớp đồng thời có năng
lực đáp ứng với việc tiếp thu và triển khai mô hình VNEN tại trường. Trong phân công
nhà trường đã chú trọng đến năng lực của mỗi giáo viên trong các khối lớp VNEN
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên có thể chia sẻ, hỗ trợ nhau trong công
việc. Đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn VNEN đều nhiệt tình, năng động trong
mọi phong trào và có kinh nghiệm trong giảng dạy.
Biện pháp 2: Triển khai tập huấn mô hình trường học mới đến toàn thể cán


bộ giáo viên nhân viên
Trước khi bước vào năm học mới 2013 - 2014, bản thân đã được Sở GD&ĐT cử
tham gia tập huấn dạy học theo mô hình trường học kiểu mới Việt Nam cấp Trung
ương tại Hà Nội, đó chính là điều kiện thuận lợi cho bản thân và nhà trường, vì vậy
bản thân đã nhanh chóng lên kế hoạch triển khai tập huấn cấp trường về dạy học theo
mô hình VNEN trong 5 ngày với tất cả các chuyên đề: tổ chức lớp học, dạy học các
môn cho giáo viên trực tiếp đứng lớp và toàn thể cán bộ giáo viên trong trường trước
khi vào năm học mới. Với mục đích để tất cả giáo viên trực tiếp giảng dạy theo mô
hình trường học mới và cả những giáo viên không trực tiếp giảng dạy ở những lớp

90


VNEN nắm được và hiểu rõ mô hình trường học mới đang áp dụng tại đơn vị. Thông
qua chương trình tập huấn, toàn thể cán bộ, giáo viên bước đầu đã nắm và hiểu được
mô hình VNEN đang được triển khai tại Trường.
Biện pháp 3: Tuyên truyền rộng rãi mô hình trường học mới Việt Nam đến
tận cha mẹ học sinh và cộng đồng.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh hiểu rõ hơn mô hình dạy học mới
nhằm thuận lợi trong công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình, nhà trường đã
triển khai các nội dung cơ bản của dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam
đến tận cha mẹ học sinh. Qua buổi họp đã ghi nhận được nhiều ý kiến trao đổi, phản
hồi từ cha mẹ học sinh và nhà trường đã giải thích rõ những băn khoăn của cha mẹ học
sinh về việc dạy học theo mô hình VNEN.
Xây dựng kế hoạch và triển khai cho giáo viên chủ nhiệm các lớp VNEN mời
cha mẹ học sinh cùng tham gia dự giờ các tiết học trên lớp của con em mình (mỗi tiết
dạy mời từ 5-7 cha mẹ học sinh), qua đó để cha mẹ học sinh nắm rõ hơn cách thức dạy
học mới, tinh thần hợp tác nhóm trong giờ học, cách tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
trong học tập qua đó, cha mẹ học sinh biết cách hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt
động ứng dụng ở nhà.

Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng lớp học theo mô hình trường học mới Việt
Nam
Việc bố trí bàn ghế, các góc học tập, góc cộng đồng và trang hoàng lớp học phải
đáp ứng được yêu cầu đặt ra của mô hình VNEN. Nhà trường tạo điều kiện để giáo
viên và học sinh thể hiện sự sáng tạo, chủ động trong việc bố trí các góc học tập, góc
cộng đồng, thư viện lớp học…. Trong lớp học, học sinh được bố trí ngồi theo nhóm và
làm việc theo nhóm.

Góc cộng đồng
Cách thức tổ chức lớp học cũng có khác so với kiểu truyền thống. Mỗi lớp học là
một hội đồng tự quản, chia ra các ban tự quản về học tập, sức khỏe, văn nghệ... nhằm
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong các hoạt động của lớp… Tổ chức

91


cho học sinh làm quen với việc làm việc theo nhóm, học sinh tập đánh giá, tự đánh giá
quá trình học tập của mình, biết cách ghi nhật kí học tập.
Để các em biết cách tự học giáo viên phải là người hướng dẫn cách tự học cho
các em thật cụ thể. Vai trò của các nhóm trưởng là hết sức quan trọng trong việc triển
khai các hoạt động ở nhóm của mình và Hội đồng tự quản của lớp đặc biệt là Chủ tịch,
Phó chủ tịch Hội đồng tự quản và các trưởng ban, phó trưởng ban muốn phát huy được
vai trò của mình trong điều hành và triển khai các hoạt động của lớp thì cần được trang
bị một số kĩ năng. Chính vì thế nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp tiến
hành tập huấn cho các thành viên nói trên cách điều hành, hướng dẫn các bạn, các kĩ
năng hợp tác nhóm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của các bạn trong nhóm,
trong lớp.
Hướng dẫn, tập huấn cho học sinh cách tự đánh giá bản thân, đánh giá trong
nhóm và tự đánh giá nhóm trước lớp.
Mô hình VNEN đòi hỏi học sinh phải biết cách tự học. Mỗi HS đến trường luôn

ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào, không cần
chờ đến sự nhắc nhở của giáo viên. Ở mỗi bài học, các hoạt động học tập đều được chỉ
dẫn cụ thể và chi tiết theo 10 bước:
Bước 1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập
cho cả nhóm.
Bước 2. Em đọc Tên bài học rồi viết tên bài học vào vở ô li (lưu ý không được
viết vào sách).
Bước 3. Em đọc Mục tiêu của bài học.
Bước 4. Em bắt đầu Hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo
nhóm).
Bước 5. Kết thúc Hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những gì em
đã làm được để thầy, cô ghi vào Bảng đo tiến độ.
Bước 6. Em thực hiện Hoạt động thực hành:
+ Đầu tiên em làm việc cá nhân;
+ Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai
sót);
+ Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc... (lưu
ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác)
Bước 7. Hoạt động ứng dụng (gắn liền với gia đình và địa phương).
Bước 8. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo.
Bước 9. Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu
ý về đánh giá của thầy, cô giáo).
Bước 10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào

92


Biện pháp 5: Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn VNEN theo các chuyên
đề dạy học và hội thảo cấp trường, cấp cụm trường.
Chỉ đạo tổ chuyên môn VNEN lên kế hoạch triển khai các chuyên đề dạy học

theo mô hình trường học mới Việt Nam.
Tổ chức dự giờ thăm lớp lẫn nhau theo các chuyên đề dạy vòng tròn với từng
môn học như: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên & Xã hội Hoạt động giáo dục. Mỗi giáo
viên thực hiện một tiết dạy cho giáo viên trong tổ dự, sau khi dự hết lượt lúc đó mới
trao đổi và đi đến thống nhất về phương pháp và các bước tiến hành, từ đó giáo viên
vận dụng linh hoạt vào tiết dạy tại lớp mình.
Chuyển từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ để học tập, bởi dự giờ để đánh giá sẽ
không thể tạo ra bầu không khí mà trong đó mọi giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với
đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình dạy
học. Đây là một hình thức bồi dưỡng tay nghề tại chỗ có tác dụng thiết thực mà đơn
giản dễ tiếp thu nhất. Thông qua chuyên đề để thảo luận những vấn đề cần lưu ý khi
dạy học theo mô hình VNEN, từ đó giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tùy theo điều
kiện thực tế của lớp mình phụ trách. Trong quá trình thực hiện thực sự đã đem lại hiệu
quả.
Giáo viên các lớp không triển khai dạy học theo VNEN bước đầu đã Avận dụng
một cách linh hoạt phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam phát
huy tính tự học của học sinh lớp mình phụ trách giảng dạy.
Xây dựng kế hoạch hội thảo và sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường, đã cùng
với Trường Tiểu học Số 2 Tứ Hạ, Tiểu học Vinh Phú, Tiểu học Tiến Lực tổ chức các
buổi tập huấn về triển khai đánh giá theo tinh thần công văn 5737/BGDĐT-GDTH
ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Bộ GD&ĐT về đánh giá học sinh theo mô hình VNEN,
chuyên đề tổ chức lớp học theo VNEN, cách tổ chức dạy học theo nhóm, cách hướng
dẫn học sinh tự học.

93


Biện pháp 6 : Triển khai đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới
Việt Nam
Triển khai tập huấn cách đánh giá theo công văn 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21

tháng 8 năm 2013 của Bộ GD&ĐT về đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới
Việt Nam cho toàn thể cán bộ giáo viên trong trường. Cách đánh giá theo công văn
5737 coi trọng quá trình học tập của học sinh và sự tiến bộ của học sinh. Đánh giá học
sinh bằng nhận xét thay cho điểm số. Do được tập huấn trực tiếp cách đánh giá theo
công văn 5737 của Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội nên rất thuận lợi trong công tác
triển khai thực hiện cách viết lời nhận xét cho giáo viên cũng như cách lập hồ sơ theo
dõi học sinh thông qua nhật kí đánh giá học sinh, phiếu đánh giá cuối học kì I, cuối
năm học. Đánh giá học sinh có sự tham gia của cha mẹ học sinh và của các bạn học
sinh trong lớp. Vào những thời điểm thích hợp, giáo viên sẽ lấy ý kiến của các em học
sinh để bình bầu học sinh được khen thưởng. Lấy ý kiến đánh giá của cha mẹ học sinh
để từ đó đề ra biện pháp phối hợp giáo dục học sinh nhưng không lấy đó để đánh giá
học sinh nên đã khuyến khích cha mẹ học sinh có những lời nhận xét đúng với các em
và cùng với giáo viên phối hợp trong giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh.
III. Kết quả đạt được
Giáo viên và học sinh đã dần quen với dạy học theo mô hình trường học kiểu mới
Việt Nam. Xây dựng lớp học theo hướng phát huy tính tự học, tích cực chủ động của
học sinh trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng sống của học sinh được nâng lên. Các em đã phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết
trong tất cả các hoạt động thông qua từng hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm, chung cả
lớp, với cộng đồng.
Học sinh học tập theo 10 bước học tập khá thành thạo, giáo viên dạy học theo 5
bước dạy học đảm bảo chất lượng.
Hội đồng tự quản, các trưởng ban đã quen dần với việc tự điều hành lớp tự quản
trong mọi hoạt động. Các em đã biết vai trò nhiệm vụ của mình và đã chủ động điều
hành lớp học khá thành thạo, chất lượng học tập của lớp ngày càng đi lên.

94



Đẩy mạnh việc đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các
hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả
năng thực hành, vận dụng, chú ý tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của học
sinh thông qua các hoạt động học tập. Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh
nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời
sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua HĐ ứng dụng của mỗi bài học.
Rèn cho các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, những khó khăn của chính bản thân.
IV. Kết luận
Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo các cấp sự triển khai đồng bộ của cán bộ
giáo viên trong nhà trường các biện pháp quản lí, chỉ đạo trên đã được bản thân ứng
dụng trong thực tế và nhận thấy việc dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam
đã triển khai bước đầu đạt hiệu quả. Những khó khăn thường gặp đã từng bước được
tháo gỡ, tổ chức điều hành các hoạt động dạy học theo mô hình trường học mới Việt
Nam trong nhà trường diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả cao.
Các giải pháp quản lí, chỉ đạo trên xuất phát từ thực tế triển khai thí điểm mô
hình VNEN tại Trường Tiểu học Số 2 Phú Bài trong hai năm học qua. Do đề tài còn
quá mới mẻ nên bản thân rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp,
các nhà quản lí giáo dục để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn và áp dụng vào thực tế tại
Trường Tiểu học Số 2 Phú Bài đạt kết quả cao hơn nữa.
NTAH

95


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Ở TRƯỜNG THCS PHÚ BÀI
Trần Thị Hương
Hiệu trưởng, Trường THCS Phú Bài
I. Mục đích, yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm

1. Lí do chọn đề tài
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được
Bộ GD&ĐT phát động vào năm 2008. Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất
của phong trào này là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài
nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với
điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; hình thành và phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách
phù hợp, có hiệu quả. Học sinh được học trong một ngôi trường thân thiện sẽ được giải
tỏa nhiều áp lực, khiến các em luôn vui vẻ, hứng thú, gắn bó với trường lớp, thực sự
cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; học sinh được tự chủ và học với
phương pháp học tập mới; với niềm say mê hứng khởi, tích cực sáng tạo; được rèn kĩ
năng sống; được tham gia mọi hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi giải trí của nhà
trường. Đó chính là những yếu tố quan trọng để học sinh gắn bó với trường lớp, luôn
mong muốn được đến trường, đến lớp với thầy cô và bạn bè.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong các năm học qua, Trường THCS Phú
Bài đã xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các nội dung của phong trào, tuy nhiên trong
quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế nhất định. Vậy làm thế nào để
khắc phục những tồn tại, hạn chế và tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào
góp phần nâng cao chất lượng chung của toàn trường là vấn đề mà đội ngũ cán bộ
quản lí của trường luôn băn khoăn, suy nghĩ. Xuất phát từ những lí do trên tôi tiến
hành viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt phong trào
thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở Trường THCS Phú
Bài”.
2. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra được thực trạng thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” ở Trường THCS Phú Bài, từ đó đề xuất các biện pháp để nâng
cao chất lượng thực hiện phong trào thi đua nhằm góp phần nâng cao chất giáo dục
đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
II. Nội dung

1. Thực trạng thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” ở Trường THCS Phú Bài
1.1. Ưu điểm

96


- Trường THCS Phú Bài đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng được các
điều kiện theo quy định. Các thiết bị, đồ dùng đã được trang cấp tương đối đầy đủ.
- Hệ thống cây xanh đã phần nào đáp ứng được yêu cầu, môi trường học tập, vui
chơi của học sinh luôn sạch, đẹp và an toàn
- Đội ngũ CB – GV – NV nhà trường năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động,
thực hiện tốt phong trào thi đua của nhà trường.
- Trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
năm học 2010–2011 bản thân đã thực hiện đề tài “Xây dựng Trường THCS Phú Bài
xanh”, năm học 2011 – 2012 đã thực hiện đề tài “Xây dựng Trường THCS Phú Bài
sạch, đẹp”
1.2. Hạn chế
- Giáo viên còn ít có sự sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho HS, hình thức
tổ chức còn gò bó chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, chưa biết
cách tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm. Một vài giáo viên chưa tích cực
trong thực hiện phong trào, thậm chí còn thờ ơ đứng ngoài cuộc.
- Công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh, các ban ngành đoàn thể, các cá
nhân trong cộng đồng trong quá trình thực hiện phong trào còn chưa sâu rộng và chưa
được thường xuyên.
- Một bộ phận nhỏ HS xuống cấp về đạo đức, chây lười trong học tập, có những
biểu hiện vô lễ với thầy cô, ý thức bảo vệ môi trường, cơ sở vật chất còn yếu lôi kéo
một bộ phận HS tham gia vào các trò chơi vô bổ.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục con em. Còn có
tác động xấu của môi trường xã hội đến HS trong nhà trường

2. Các giải pháp đã thực hiện
Trong thời gian qua, để nâng cao hiệu quả và chất lượng thực hiện phong trào thi
đua“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chúng tôi đã xây dựng và sử
dụng một số giải pháp sau:
2.1. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt thực hiện phong trào thi đua“Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể
trong cũng như ngoài nhà trường tuyên truyền, vận động thực hiện các nội dung của
phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đến từng CB –
GV – NV – HS và phụ huynh học sinh toàn trường qua nhiều hình thức.
- Trong Hội nghị Xây dựng kế hoạch đầu năm, nhà trường cùng với công đoàn tổ
chức kí cam kết thực hiện tốt phong trào thi đua.
- Hình thành cho học sinh ý thức, thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức vệ
sinh công trình công cộng, lớp học, đường phố. Phân công vị trí sơ đồ vệ sinh sân
trường, lớp học cho các lớp cụ thể hàng ngày.
- Thực hiện tốt “3 đủ” cho 100 % học sinh: đảm bảo tất cả học sinh đều có đủ ăn,
đủ áo quần, sách vở, dụng cụ học tập.

97


- Từ năm học 2008 – 2009 đến nay, cuối mỗi năm học đều có sơ kết, đánh giá
việc thực hiện phong trào thi đua trong nhà trường.
2.2. Tiếp tục đầu tư, xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất, cảnh quan sân
trường
- Quy hoạch khuôn viên cây xanh, cây cảnh trong nhà trường đảm bảo hợp lí,
thoáng mát. Tham mưu và vận động chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh hỗ trợ
cơ sở vật chất, cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ cho việc học tập, vui
chơi, sinh hoạt của học sinh.

- Trường tổ chức kí cam kết bảo vệ cảnh quang môi trường sư phạm, cơ sở vật
chất cho các lớp, giáo viên chủ nhiệm, bảo vệ, giáo viên phụ trách phòng bộ môn, cá
nhân học sinh nên bàn ghế, thiết bị điện,...được bảo quản tốt.
- Có tường rào, có sân chơi, bãi tập, có nhà vệ sinh giáo viên – học sinh riêng
biệt, đảm bảo hợp vệ sinh. Có hệ thống nước sạch cung cấp cho các phòng bộ môn và
khu vệ sinh.
- Giao cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh bố trí cây xanh trong lớp học, xây
dựng lớp học thân thiện.
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh chăm sóc, bảo vệ cây trong khuôn viên
trường, trồng thêm cây vào dịp đầu xuân.
2.3. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
- Nhà trường xây dựng “Quy tắc ứng xử trong trường học” và định hướng cho
học sinh biết cách ứng xử trong các tình huống.
- Có kế hoạch tổ chức cho học sinh rèn luyện sức khỏe. Tổ chức tốt Hội khỏe
Phù Đổng hàng năm.
- Xây dựng nếp sống văn hóa học đường, văn minh đô thị.
- Tổ chức thi “Ứng xử văn hóa” trong Hội thi “Nét đẹp Đội viên.”
2.4. Tổ chức các hoạt động tập thể
- Thông qua chủ điểm của tháng, nhà trường đã tổ chức cho HS tham gia các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập
thể, hoạt động vui chơi giải trí của HS tại trường.
- Tổ chức thành lập và hoạt động có hiệu quả các câu lạc bộ.
2.5. Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
bằng các hình thức như Thi tìm hiểu, rung chuông vàng...
- Tổ chức cho học sinh chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã Hương Thủy vào các
dịp lễ, tết.
- Phối hợp với Hội CMHS tổ chức cho HS tham quan các di tích lịch sử, văn hoá.


98


3. Kết quả đạt được
3.1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường
- Qua 5 năm thực hiện phong trào, cảnh quan nhà trường đã thay đổi hoàn toàn,
nhà trường có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo hợp lí, thoáng
mát.
- Môi trường xanh - sạch - đẹp làm cho học sinh ngày càng yêu trường, lớp, địa
phương và phụ huynh ngày càng quan tâm hỗ trợ đóng góp xây dựng cảnh quan nhà
trường nhiều hơn.
- Nhà trường có 20 công trình vệ sinh, tất cả đều hợp vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ.
- Tính đến năm 2013 nhà trường có 20 phòng học/22 lớp, 100% phòng học đều
có đủ ánh sáng, thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với độ tuổi.
- Có 06 phòng bộ môn: phòng Sinh – Hóa, phòng Lí – Công nghệ, phòng Âm
nhạc, phòng Mĩ thuật, 02 phòng thực hành Tin học, 02 phòng nghe nhìn.
- Nhà trường đã phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường và chính quyền địa
phương thực hiện tốt “3 đủ” cho 100 % học sinh. Thư viện cũng đã được công nhận
thư viện tiên tiến năm 2012.
- Trong nhà trường, không có hiện tượng HS sử dụng hành vi bạo lực, không có
các tệ nạn xã hội.

3.2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp
các em tự tin trong học tập.
- Nhà trường đã tích cực ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh.
- Đội ngũ CBQL và GV nhà trường đã được tham dự các lớp tập huấn về đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới về kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Qua 5 năm thực hiện phong trào thi đua, kết quả học tập của học sinh tăng lên
rõ rệt, tỉ lệ học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước (từ 13.5% học sinh giỏi năm học

2008 – 2009 đến năm học 2012 – 2013 đạt 29.2%), số lượng học sinh yếu giảm (từ
2.7% năm học 2008 – 2009 đến năm học 2012 – 2013 còn 1.2%)

99


2.3. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
- Nhà trường xây dựng “Quy tắc ứng xử trong trường học” và phổ biến đến từng
học sinh. Tổ chức cho học sinh kí cam kết từ đầu năm học với các nội dung như: “Nói
không với game online bạo lực”, “Nói không với bạo lực học đường”, “Nói không với
tệ nạn xã hội”, “Nói không với vi phạm an toàn giao thông”… thường xuyên giám sát,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó.

- Kỉ niệm ngày 26/3, tổ chức thi làm bánh, cắm hoa, chơi các trò chơi dân gian,
múa hát sân trường, hội thi Kể chuyện sách…
- Nhà trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung
giáo dục, rèn luyện các kĩ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn
đuối nước, thương tích cho học sinh.
- Học sinh ngày càng được hoàn thiện hơn trong quan hệ ứng xử, nếp sống văn
hóa, nếp sống đô thị.
2.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
- Nhà trường tổ chức đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt
động vui chơi giải trí của học sinh tại trường. Thông qua chủ điểm của tháng, nhà
trường đã tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT thu
hút được đông đảo học sinh tham gia tạo được không khí vui tươi, phấn khởi.
- Trong năm học, nhà trường đã thành lập và tổ chức sinh hoạt 03 câu lạc bộ như
CLB Tiếng Anh, CLB Cầu lông, CLB Phát thanh Măng non. Các CLB sinh hoạt ít
nhất 1 lần/tháng với nội dung thiết thực, hiệu quả.

100



2.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
- Nhà trường đã nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ thị xã Hương Thủy.
- Liên đội phối hợp với Hội phụ huynh tổ chức cho học sinh tham quan các di
tích lịch sử, văn hoá như Đại nội, Khu di tích Chín Hầm, đền Huyền Trân công chúa,
lăng Khải Định, Tự Đức…
- Tổ chức cho học sinh tham gia hội thi tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa, cách
mạng ở địa phương.

3. Kết quả nổi bật khi thực hiện phong trào
- Qua 5 năm thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” đã góp phần thay đổi chất lượng giáo dục ở địa phương. Phụ huynh học sinh tin
tưởng vào chất lượng giáo dục, uy tín của nhà trường, tin tưởng và đánh giá cao vào
trình độ, năng lực cũng như trách nhiệm của đội ngũ quản lí và giáo viên trong quá
trình giáo dục học sinh.
- Nhà trường đã có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các nội dung của phong
trào thi đua như: Xây dựng lớp học thân thiện, xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp,
đề xuất các giải pháp hạn chế học sinh bỏ học…tạo nên cảnh quan môi trường xanh,
sạch, đẹp, đảm bảo được tỉ lệ học sinh bỏ học dưới 1%.
- Đã cải tạo khá tốt môi trường, cảnh quan, hệ thống cây xanh bóng mát, sân
vườn, bồn hoa cây cảnh.

101


- Trang bị các dụng cụ, thiết bị dạy học khá đầy đủ, hoàn chỉnh các phòng thực
hành, phòng bộ môn.
- Hầu hết giáo viên, học sinh tích cực, phấn khởi, thân thiện trong công tác dạy

và học, thực sự “Một ngày đến trường là một niềm vui”
- Học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, mối quan hệ giữa thầy – thầy, thầy – trò,
trò- trò ngày càng thân thiện hơn. Kĩ năng hoạt động tập thể, hoạt động nhóm dần dần
tốt hơn.
- Đội ngũ thầy cô giáo tận tâm, tận lực, gần gũi với HS, phối hợp với gia đình
giáo dục đạo đức cho học sinh tốt. Mối quan hệ giữa thầy - thầy, thầy - trò, trò - trò
ngày càng thân thiện hơn, thầy cô quan tâm, lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ các em gặp
khó khăn trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. Hầu hết các giáo viên rất có tâm
huyết với nghề nghiệp, luôn luôn hết lòng vì HS của mình.
- Học sinh yêu trường lớp, thích đi học, thích được khám phá. Tham gia các hoạt
động NGLL nhiệt tình hiệu quả.
- Sự phối hợp giữa địa phương với nhà trường chặt chẽ hơn, xây dựng được mối
đoàn kết cao trong việc giáo dục học sinh và xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, đảm
bảo nhà trường luôn xanh – sạch – đẹp và an toàn.
- Trong các năm học qua, nhà trường đã nhận được nhiều nguồn tài trợ, hỗ trợ
học sinh từ địa phương và các tổ chức khác như Công ti bảo biểm, Bưu điện, Cha mẹ
học sinh, thầy cô giáo trong nhà trường với hiện vật và bằng tiền hơn 120 triệu đồng,
thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
III. Dự đoán kết quả và những ảnh hưởng của sáng kiến cải tiến kĩ thuật
Theo tôi, sáng kiến cải tiến kĩ thuật của mình có tính khả thi và có sức lan tỏa
trong phạm vi toàn tỉnh, nó không chỉ áp dụng được trong Trường THCS Phú Bài mà
còn có hiệu quả khi áp dụng trong các trường trên toàn tỉnh.
IV. KẾT LUẬN
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được
sự ủng hộ tích cực của cán bộ, giáo viên, nhân viên, toàn thể học sinh, chính quyền địa
phương và đặc biệt là đông đảo phụ huynh học sinh, qua đó đã có sự chuyển biến về
tích cực về nhận thức, đạo đức tác phong và lề lối làm việc, mỗi thầy cô giáo thực sự
là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Học sinh đã có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, rèn luyện kĩ năng sống,
tham gia tích cực các hoạt động xã hội nhân đạo, chủ động trong học tập, mối quan hệ

thầy – trò gắn bó hơn, thân thiện hơn.
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong 5 năm qua tại
Trường THCS Phú Bài. Nhìn chung bước đầu đã có một số thành quả nhất định; đã và
đang áp dụng cho những năm học tiếp theo. Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý
của đồng nghiệp và các đơn vị bạn, các cấp lãnh đạo để chúng tôi tiếp tục thực hiện có
hiệu quả hơn phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các năm tới.
TTH

102


HÌNH THÀNH NỀ NẾP BAN ĐẦU CHO HỌC SINH LỚP 1
Trần Lưu Ngọc Khánh
Giáo viên, Trường Tiểu học Số 1 Phú Bài
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Từ thực tế nhiều năm dạy các khối lớp 3, 4, 5 tôi vẫn không khỏi thắc mắc vì sao
các em tuy đã lớn nhưng đa số khi bước vào năm học thì các em lại học tập, sinh hoạt
không theo một nề nếp nào cả. Đa số giáo viên khi nhận lớp trong thời gian đầu năm rất
mất thời gian hướng dẫn các em học tập, sinh hoạt, cư xử với bạn bè, người lớn,…
- Năm nay, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1. Qua thời gian giảng
dạy và quan sát học sinh lớp mình cũng như các lớp khác, tôi mới hiểu những điều mà
các em chưa đạt được là phần nhiều giáo viên chưa thực sự chú trọng rèn nề nếp học
tập, sinh hoạt cho học sinh ngay từ những ngày đầu đến trường một cách cụ thể. Học
sinh lớp 1 là lớp đầu tiên của cấp Tiểu học, các em còn nhiều bỡ ngỡ với nhiệm vụ học
tập và ý thức tự giác, kỉ luật của lớp, của trường. Phần lớn hoạt động của các em phải
có GVCN bên cạnh. Khi vắng giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là mọi hoạt động đều
không đi đúng “quĩ đạo”.
- Biểu hiện về nề nếp học tập: Học sinh học không có định hướng trước, không
có thời gian cho từng môn học, không có kế hoạch nhất định mà chỉ học theo sự dặn

dò của giáo viên…
- Biểu hiện về nề nếp sinh hoạt: Ở lớp, các em có thói quen chỉ nghe lời thầy cô chủ
nhiệm, hay lẩn tránh những hoạt động tập thể như lao động, sinh hoạt… Còn ở nhà, các
em lại hay cãi lời cha mẹ, một số em có biểu hiện vô lễ, chẳng biết đi thưa về trình...
- Biểu hiện về cách ứng xử đơn giản: Quý thầy cô vẫn còn nghe đâu đó nhiều câu
nói tục, chửi thề ở các em, nói năng với người lớn chưa lễ phép, có nhiều hành vi thiếu
suy nghĩ: đánh bạn, chưa biết quan tâm đến buồn vui của bạn bè…
Vì thế việc hình thành nề nếp cho học sinh hằng ngày là việc làm không thể thiếu.
Đặc biệt là học sinh lớp 1 đang độ tuổi hình thành những phẩm chất nhân cách quan trọng
nhất.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Hình thành nề nếp ban đầu cho học sinh lớp
1”. Trong quá trình thực hiện tôi đã áp dụng một số biện pháp và thu được hiệu quả
tốt.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Đề tài này áp dụng tốt nhất cho học sinh Tiểu học ở trường nói chung và học
sinh lớp 1 nói riêng.
- Thời gian áp dụng: ngay từ đầu năm học.

103


III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH
Giải pháp 1: Đối với GVCN
Trong thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy - học trên
lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Đi đôi với nâng cao chất lượng, kết quả học tập, công
tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của
người giáo viên Tiểu học. Tuy nhiên, việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở mọi mặt
đòi hỏi GVCN phải dành ra rất nhiều công sức. Vì vậy, việc hình thành thói quen cho
trẻ là một vấn đề khó khăn đối với giáo viên lớp 1. Để có được lớp học với nề nếp tốt
thì người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm. Để làm tốt công tác chủ nhiệm,

người giáo viên phải biết vị trí, vai trò, tầm quan trọng của GVCN. Đó là:

người quản lí,
điều hành mọi
công việc của lớp

mối dây liên kết
giữa nhà trường,
gia đình và xã hội

GVCN là:

người trực tiếp giáo
dục, chịu trách nhiệm
chính về kết quả giáo
dục toàn diện của HS

chỗ dựa tinh thần,
là nơi nương tựa
của HS khi rời cha
mẹ

cầu nối giữa các tổ
chức trong nhà
trường và lớp

Để làm tốt công tác chủ nhiệm và xây dựng tốt nề nếp cho HS lớp 1 người
GVCN cần có bản lĩnh, tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến học sinh mình chủ
nhiệm. Bên cạnh đó, người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết
yêu thương các em như con mình.

Vào lớp 1 là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời của mỗi người học sinh. Từ
những đứa trẻ rất ngây thơ, dại khờ và cũng rất tự do lại bước vào một môi trường mới
xa lạ, bỡ ngỡ, tất cả đều mới mẻ, đối với các em sẽ thực sự khó khăn về mặt tâm lí.
Chắc chắn rằng, cả cha mẹ, thầy giáo cũng như chính bản thân các em đều rất lo lắng
và cũng rất mong có được sự quan tâm, chăm chút, yêu thương của cô giáo chủ nhiệm.
Đó chính là khó khăn nhưng cũng là thuận lợi của GVCN lớp 1. Là người giáo viên
dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của
mình trong sự nghiệp trồng người. Làm sao cho học sinh yêu thích học tập cũng như
hăng hái tham gia các hoạt động tập thể một cách có nề nếp ngay từ những ngày đầu
cắp sách đến trường.
Như vậy, ngay từ đầu, người giáo viên - bằng tất cả tấm lòng, sự nhiệt tình, tận tâm
trong công việc - phải chiếm được tình cảm, sự tin tưởng của các em. Sau đó, bằng nhiều
biện pháp hình thành từng bước mọi nề nếp của các hoạt động ở lớp, từ nề nếp học tập, ý
thức kỉ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình, ngoài xã hội... Muốn cho
các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa

104


học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi
các em bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp 1 được rèn nề nếp trong
học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học
sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn
đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này.
Tóm lại, khi hình thành cho học sinh một hành vi nề nếp nào đó trước hết GV
cần cho các em biết và hiểu về hành vi đó. Tôi cho rằng đây là công đoạn quan trọng
cần hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ.
+ Biết: Nghĩa là phải thực hiện hành vi nề nếp đó trong một tình huống, và biết
được ý nghĩa khi thực hiện.
+ Hiểu: Là thực hiện hành vi ấy bao gồm những thao tác nào? Thứ tự thực hiện

từng thao tác đó? Khi học sinh đà đạt được trình độ trên (hiểu và biết), giáo viên tiếp
tục hình thành hành vi nề nếp đó ở trình độ tiếp theo đó là: Thực hiện theo yêu cầu rồi
mới tiến hành thực hiện tự nhiên.
- Thực hiện theo yêu cầu là các em làm đúng thành thạo theo yêu cầu hướng dẫn
của giáo viên.
- Thực hiện tự nhiên là các em làm đúng, tự giác và thường xuyên không yêu cầu
người khác nhắc nhở.
Bằng việc tổ chức cho các học sinh hoạt động theo quy trình trên và ở mỗi công
đoạn giáo viên nên hướng dẫn học sinh làm chậm, chuẩn xác đủ độ cần thiết và kiểm
soát được việc làm của học sinh để hình thành các hành vi theo công đoạn: hình thành
nề nếp ở hình thức bên ngoài, hình thành hành vi nề nếp bên trong với mức độ từ thấp
đến cao, từ dễ đến khó.
Với quy trình trên học sinh sẽ hình thành hành vi nề nếp có tính thường xuyên, tự
giác như một thói quen gương mẫu.
Trong quá trình hình thành giáo viên luôn kiểm soát việc làm của học sinh để kịp
thời giúp đỡ và hướng dẫn các em.
Đối với học sinh chưa biết và chưa hiểu đúng cách thực hiện khi tham gia vào
quy trình năng lực chú ý lắng nghe, tri giác của học sinh này chậm hơn học sinh khác
thì giáo viên cần giúp đỡ kịp thời.
Những học sinh chậm, thao tác vụng về, không gian quan sát hẹp, giáo viên cần
quan tâm, kiên trì giúp đỡ. Đặc biệt có những học sinh thực hiện đúng, nhanh nhưng
thiếu tự giác, giáo viên nên hiểu là các em có năng lực nhưng do hiếu động, nhu cầu
chơi tự do chiếm ưu thế, đồng thời cũng chưa nhận thức được ý nghĩa phải thực hiện
hành vi đó nên thường dẫn đến thực hiện cẩu thả. Vì vậy, GV không nên tỏ ra bực tức,
khó chịu và chán nản mà cần phải đặt ra yêu cầu cao và kiên trì tổ chức cho những HS
này được nâng cao.
Hãy luôn cho các em cơ hội để tự hào về mình. Khen, động viên thì các em sẽ
phấn khởi và tự tin hơn. Những em thực hiện hành vi nề nếp tốt thì khen, những em
còn thực hiện chưa được chỗ này chỗ nọ thì khen khía cạnh nào các em tiến bộ, các em
sẽ phấn khởi và tự tin hơn.


105


Giải pháp 2: Đối với học sinh
- Thời gian đầu (một tháng) tôi kiểm tra hàng ngày từng em. Khi đã thành nề nếp
rồi tôi giao việc kiểm tra cho cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó) theo
dõi kiểm tra thường xuyên. Tôi hướng dẫn các em tổ trưởng ghi lại sự kiểm tra của các
em vào sổ thi đua của tổ. Cuối tuần tổng kết vào buổi sinh hoạt lớp. Tổ nào, cá nhân
nào tốt sẽ được khen, biểu dương có phần thưởng (chỉ là một món quà nhỏ). Còn em
nào chưa tốt hay quên đồ dùng hoặc sách vở thì sẽ nhắc nhở, rút kinh nghiệm trước
lớp, nếu nhiều lần giáo viên sẽ ghi vào sổ liên lạc và kết hợp cùng phụ huynh học sinh
để khắc phục.
- Việc rèn nề nếp ngăn nắp, gọn gàng trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học
tập cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến học tập tốt. Tôi hướng dẫn các em cách lấy sách
vở trong cặp nhanh không gây tiếng động (thực hiện được theo các kí hiệu của GV yêu
cầu, ví dụ: b: lấy bảng; sTV: sách Tiếng Việt…). Em nào đã sắp xếp sách vở, ĐDHT ở
nhà một cách khoa học thì lấy nhanh, gọn. Tôi cho các em thi đua xem em nào, tổ nào
làm nhanh, trật tự (trong thời gian đầu). Giữa GV và HS cần có sự kết hợp nhịp nhàng.
Thực hiện được điều này không những rèn được cho các em nề nếp ngăn nắp, gọn
gàng mà còn giúp cho tiết học đảm bảo thời gian khoa học hợp lí.
- Tôi còn rèn cho học sinh nề nếp phát biểu như: chống khuỷu tay trái xuống bàn,
giơ thẳng bàn tay, không nói leo, gây ồn ào trong giờ học.
- Trong giờ học vần: Khi gọi các em đọc bài sách giáo khoa tôi luôn uốn nắn
cách cầm sách, cách đứng đọc, cách lấy hơi để các em đọc to và rõ ràng.
- Trong giờ tập viết: Ngoài việc hướng dẫn các em viết đúng, cần hướng dẫn các
em cách cầm bút đúng (vị trí cầm, động tác khi viết...) Việc rèn nề nếp giữ vở sạch đẹp
là vô cùng quan trọng trong nề nếp học tập của người học sinh.
Như vậy, việc rèn nề nếp giữ gìn sách vở ngay trong giờ học, học sinh được
hướng dẫn thực tế và uốn nắn kịp thời, lâu dần sẽ hình thành ở các em thói quen tốt.

Giải pháp 3: Kiểm tra nề nếp học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ
lớp
- Ở bất cứ lớp nào, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan trọng và cần
thiết. Riêng ở lớp 1 việc làm này lại càng quan trọng hơn vì nó là nền tảng, là tiền đề
cho các năm học tiếp theo. Vì vậy, xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp tốt là việc rất
quan trọng mà người giáo viên phải có kế hoạch thực hiện tốt ngay từ đầu. Trước hết,
những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn
về mọi mặt: học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè…Vấn đề này
giáo viên cần theo dõi và uốn nắn học sinh kịp thời cũng như để lựa chọn chính xác.
- Việc bình bầu, lựa chọn những bạn xuất sắc vào đội ngũ cán bộ lớp cũng tạo
được trong các em sự thi đua, ý thức phấn đấu vươn lên, tinh thần trách nhiệm với tâp
thể.

106


TỔ PHÓ TỔ
1

TỔ TRƯỞNG
LỚP PHÓ
TỔ
1
VTM

TỔ PHÓ TỔ
2

TỔ LỚP
TRƯỞNG

TỔ 2
TRƯỞNG

TỔ PHÓ TỔ
3

TỔ TRƯỞNG
LỚP
PHÓ
TỔ 3
HTẬP

TỔ PHÓ TỔ
4

TỔ TRƯỞNG
TỔ 4

Giải pháp 4: Kết hợp với giáo viên bộ môn
Ngay từ khi học sinh bước vào lớp 1, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các em còn
được học các thầy, cô giáo bộ môn như: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục… nên việc
GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn cùng rèn nề nếp cho học sinh là vô cùng cần
thiết.
Giải pháp 5: Kết hợp với phụ huynh học sinh
- Ngay buổi họp PHHS đầu năm, tôi đã yêu cầu phụ huynh cùng rèn nề nếp cho HS.
Cụ thể:
+ Hàng ngày, kiểm tra sách vở của con.
+ Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao.
+ Chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu hàng ngày.
+ Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.

+ Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa
học vừa chơi.
- Thường xuyên trao đổi cùng GVCN, qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ
liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
Giải pháp 6: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
- Trong môi trường trường học thân thiện, các em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi
việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải
nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các
hoạt động tập thể vui mà học... để các em cảm thấy "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Tình cảm sự thương yêu, gần gũi của GV sẽ tạo nền tảng vững chắc trong việc giáo dục kĩ
năng sống cho các em, đưa các em vào tập thể và tham gia các hoạt động tập thể, để từ đó
giáo dục cho các em kĩ năng giao tiếp, ứng xử, xử lí các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Ví dụ: Đầu năm, khi nhận lớp tôi phát hiện các em trong lớp rất nhút nhát, nói quá nhỏ
không dám làm việc gì. Đặc biệt là em Nguyễn Lê Thanh Huyền. Em rất nhỏ con, hiền và
dại. Ngày nào đến lớp em cũng khóc nức nở và nói: "con nhớ mẹ, con muốn về nhà cùng
mẹ". Tôi đã hết sức thương yêu, gần gũi với em, giải thích, dỗ dành em và làm những việc
có thể để em cảm nhận cô giáo cũng là mẹ của mình. Tôi cố gắng đưa em vào các hoạt
động một cách tự nhiên, thoải mái không gò ép. Từ đó em hòa nhập với bạn bè, cộng đồng
chứ không còn khóc và xa lánh các bạn và ngồi một mình như trước đây. Em đã tham gia
các hoạt động, nói chuyện, phát biểu bài như các bạn. Điều vui mừng và ngạc nhiên hơn là

107


em đã mạnh dạn tham gia giải Toán qua mạng và luôn giành giải quán quân khối 1 của
trường. Em tiếp tục tham gia thi cấp Thị xã đạt giải nhì.

Em Nguyễn Lê Thanh Huyền

- Trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho HS, tôi đã thực hiện lồng ghép trong mỗi

tiết học, phối hợp với tổng phụ trách Đội, giáo viên thể dục tổ chức các hoạt động
ngoại khoá. Cụ thể Trong các tiết chào cở đầu tuần tôi thường động viên, đôn đốc các
em tham gia văn nghệ, kể chuyện để giúp các em mạnh dạn hơn. Đây là một sân chơi
rất bổ ích giúp các em có cơ hội giao lưu, học hỏi đồng thời giúp các em mở mang
thêm kiến thức cũng như rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự phán đoán, đánh giá, quyết
định ...và các em rất thích. Nhờ đó, lớp tôi (1/2) luôn có nhiều em tham gia các hoạt
động ở trường.
- Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm thông qua các đợt sinh hoạt tập thể, hoạt
động học tập, ngoại khóa (văn nghệ, thể dục thể thao, thi Violympic Toán). Để các
hoạt động trên có hiệu quả thì tôi luôn có sự động viên tinh thần cũng như vật chất cho
các em. Những món quà giá trị vật chất tuy nhỏ nhưng có sức động viên, khích lệ lớn,
tạo trong các em sự thi đua phấn đấu vươn lên. Chẳng hạn trong phong trào thi
Violympic Toán... ngoài sự động viên tinh thần bằng những logo trường phát thưởng
thì ở lớp, tôi cũng có quà cho các em. Nhờ đó, đầu năm học lớp tôi chỉ có 10 em tham
gia, nhưng sau đó dần dần các em tham gia thi ngày càng nhiều hơn. Không những thế,
các em còn đạt được giải cao. Trong đó có em Nguyễn Lê Thanh Huyền luôn giành
giải quán quân, em Phước Anh, Lan Anh, Kiều My, Duy Đạt luôn nằm trong tốp 10
được thưởng logo của trường. Kết quả: Lớp có 30/40 tham gia thi giải Toán qua mạng
cấp trường và 8 em tiếp tục tham thi cấp Thị xã trong đó có 6/8 em có giải (3 em đạt
giải nhì: Duy Đạt, Phước Anh, Thanh Huyền, 3 em đạt giải ba: Cẩm Nhung, Lan Anh,
Thu Huyền).
PHONG TRÀO GIẢI TOÁN QUA MẠNG LỚP 1/2
- Giáo dục rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, tránh
tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác (tuyên truyền các quy tắc
về an
- Rèn luyện kĩ năng
ứng xử văn hóa, yêu quê
hương, đất nước bằng những
việc làm cụ thể: bảo vệ Biển

đảo, bảo vệ môi trường, vẽ
tranh cổ động... Sống hòa

108


bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Từ một lớp các em luôn khép mình và nhút nhát,
thông qua những kĩ năng sống, thói quen nề nếp hằng
ngày các em học được, dần dần các em đã mạnh dạn và
say mê trong các hoạt động vui chơi tập thể, múa hát sân
trường, lao động vệ sinh trường lớp...

V. KẾT LUẬN
- Sau khi vận dụng, thực hiện đề tài này vào lớp 1/2 tôi chủ nhiệm trong năm học
này và thu được kết quả như trên, tôi nhận thấy đề tài này có thể vận dụng cho tất cả tất
cả mọi giáo viên Tiểu học.
- Góp phần làm sáng tỏ lí luận về nội dung và phương pháp làm công tác chủ
nhiệm, xây dựng nề nếp ban đầu cho học sinh lớp 1 nói riêng và các lớp ở cấp Tiểu học
nói chung.
- Các em học tập tích cực, tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, biết hoà mình vào
tập thể lớp, có trách nhiệm với tập thể bằng những hành động cụ thể.
- Cụ thể hóa và áp dụng được một số nội dung vào phong trào thi đua trường học
thân thiện, học sinh tích cực.
- Kích thích tinh thần tham gia học tập của học sinh thông qua các hoạt động trải
nghiệm, góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho học qua đó thúc đẩy các em học tập tốt
hơn, đưa chất lượng giáo dục của lớp đạt kết quả cao.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã thực hiện tốt xây dựng nề nếp ban đầu cho
học sinh lớp 1 để nâng cao chất lương dạy và học của giáo viên và học sinh. Tôi rất
cám ơn sự giúp đỡ của BGH và các bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành tốt đề

tài này.
TLNK

109


SƯU TẦM VÀ XÂY DỰNG NGUỒN TƯ LIỆU HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 & 5
Ngô Hữu Kim
Giáo viên, Trường Tiểu học Thanh Tân
I. Mục đích, yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm
Khai thác, sưu tầm nguồn tư liệu để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học môn
Khoa học lớp 4 & 5 là một trong những hướng nghiên cứu đang được nhiều người
quan tâm. Để thiết kế một bài giảng điện tử, trước hết phải có ý tưởng, tập hợp tư liệu
(qua nhiều nguồn như khai thác internet, scaner hình ảnh trong SGK, dùng máy ảnh kĩ
thuật số…), tiếp theo là thiết kế và thi công bài giảng. Công việc tập hợp tư liệu điện
tử tốn khá nhiều thời gian của giáo viên, nhưng quỹ thời gian của GV thì quá ít, ngoài
việc lên lớp dạy, họ còn phải soạn giáo án, lo việc gia đình, vui chơi giải trí… và ít
người có các phương tiện kĩ thuật hiện đại để hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng của
mình.
Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu, sưu tầm
và xây dựng nguồn tư liệu để hỗ trợ việc thiết kế bài giảng điện tử môn Khoa học lớp
4&5” ở tiểu học, nhằm giúp cho giáo viên thuận tiện hơn trong việc thiết kế bài giảng
điện tử, đồng thời có thể sử dụng ngay tư liệu này khi giảng dạy trên lớp, góp phần đổi
mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học ở trường Tiểu học.
II. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm
1. Hướng nghiên cứu và tập hợp nguồn tư liệu
Để giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trong việc thiết kế bài giảng điện tử
môn Khoa học 4&5, tôi đã nghiên cứu sách giáo khoa môn Khoa học các lớp 4&5 để
thu thập để tạo nguồn tư liệu cho môn học này. Trước hết, tôi chụp và scan ảnh trong

SGK (đây là nguồn sẵn có), rồi tìm thêm các hình ảnh, đoạn phim có liên quan đến các
bài học qua mạng internet. Tìm tòi sưu tầm và cắt các đoạn phim tư liệu về động vật,
thực vật, các phim tài liệu của đài Truyền hình phù hợp với bài học, sau đó tập hợp lại
theo từng bài học cụ thể.
2. Cấu trúc của nguồn tư liệu
Sau nhiều năm sưu tầm và thu thập nguồn tư liệu điện tử môn Khoa học 4&5, tôi
tập hợp và thiết lập theo từng thư mục. Trong mỗi thư mục gồm có ảnh, phim,… để
phục vụ cho việc thiết kế bài giảng điện tử của bài học theo đúng tiêu đề bài học trong
sách giáo khoa.
Nguồn tư liệu được ghi vào 2 đĩa CD:
- Môn Khoa học lớp 4 gồm có 65 thư mục chứa tư liệu của 70 bài học và
được ghi vào 1 đĩa CD:

110


- Môn Khoa học lớp 5 gồm có 62 thư mục chứa tư liệu của 70 bài học và
được ghi vào 1 đĩa CD:

3. Cách sử dụng tư liệu
GV sử dụng phần mềm PowerPoint hoặc bất cứ phần mềm nào để thiết kế bài
giảng điện tử của mình, khi cần chèn hình ảnh, phim, GV chỉ cần mở đúng thư mục
chứa tư liệu của bài đó và lấy ảnh, phim để chèn vào bài giảng theo ý tưởng của giáo
viên. Ngoài ra GV có thể sử dụng ngay những hình ảnh đó để đưa lên màn hình thay
cho ĐDDH bằng tranh khi dạy trên lớp.

111


Ví dụ: - Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão (Khoa học lớp 4)


- Bài 45: Sử dụng năng lượng điện (Khoa học lớp 5)

Ví dụ cụ thể: Bài 58 "Nhu cầu nước của thực vật" (Khoa học lớp 4)

112


Chọn thư mục bài 58 (Khoa học lớp 4) và lần lượt copy ảnh để đưa vào bài soạn
đúng Slide mình cần đưa ảnh:

113


III. Nêu dự đoán kết quả và những ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi
toàn tỉnh mà sáng kiến kinh nghiệm có thể mang lại.
Nguồn tư liệu này sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc thiết kế bài giảng
điện tử môn Khoa học 4&5 ở tiểu học một cách dễ dàng là tốn rất ít thời gian. Giáo
viên tập trung vào việc nghiên cứu bài giảng nhiều hơn (ở trường TH Thanh Tân, các
giáo viên khối 4 và 5 đã sử dụng nguồn tư liệu này và tất cả đều hài lòng). Hi vọng
nguồn tư liệu này sẽ đáp ứng nhu cầu giảng dạy cho nhiều giáo viên tiểu học.
IV. Kết luận
Trên đây là những kết quả nghiên cứu, sưu tầm, phân loại và tổng hợp những tư
liệu trên mạng internet và các phương tiện thông tin khác để phục vụ hoạt động dạy
học môn Khoa học lớp 4&5 ở tiểu học. Nhiều tư liệu chưa thể tìm hết được trong một
thời gian ngắn rất, mong quý thầy cô giáo nghiên cứu sưu tầm thêm để nguồn tư liệu
được đầy đủ và ngày càng phong phú hơn. Quá trình trình bày có thể có những thiếu
sót ngoài mong muốn rất mong bạn đọc góp ý và thứ lỗi.
NHK


114


×