Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
(Ngày 14/06/2016 - 09:36:57)
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trò quan
trọng trọng trong chiến lược xây dựng con người, Trong những năm gần đây
Đảng và nhà nước rất quan tâm đến GD&ĐT. Nghị quyết TW II Khoá VIII của
Đảng đã khẳng định: "GD Là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD là đầu tư cho
sự phát triển" Mục tiêu của GD MN là chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ vì trẻ
là hạnh phúc của gia đình là tương lai của đất nước là lớp người kế tục và xây
dựng đất nước.Như vậy, có thể nói: Đảng và nhà nước ta đã và đang rất quan
tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em và xem việc nâng cao sức khoẻ cho trẻ
em là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển con người.
Bậchọc mầm non có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ
3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt, trẻ sớm
phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Nó là giai đoạn
cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển tất cả các khả năng của trẻ ,
hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện, vững chắcthì ta cần phải kết
hợp hài hoà giữa chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
trong trường mầm non là một nhiệm vụ quan trọng song song với nhiệm vụ
giáo dục. Bởi trẻ mầm non cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng với bệnh tật
chưa cao, trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Mặt khác ở lứa tuổi này là cơ thể
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
trẻ đang lớn và đang phát triển. Muốn trẻ có trí lực tốt thì trước tiên trẻ phải có
một thể lực tốt. Đặc biệt sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế
độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động
của trẻ… trong đó: chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố có vai trò quan trọng,
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ, Do vậy việc chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ là hết sức cần thiết không chỉ của cha mẹ, cộng đồng mà cũng là
một trách nhiệm to lớn của trường mầm non.
Hiện nay các trường mầm non đã và đang được đầu tư và trang các đồ dùng,
dụng cụ, hệ thống máy tính, các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý,
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, nối mạng internet, để tạo điều kiện cho cán bộ, giáo
viên mầm non thực hiện rất tốt nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ góp phần
giảm tỷ lệ trẻ SDD nâng cao chất lượng thể lực của trẻ em Việt Nam.
Nhưngvấn đề môi trường, dinh dưỡng, dịch bệnh đang ảnh hưởng đến chất
lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Cùng với đó là các điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, chất lượng đội ngũ giáo
viên, nhân viên, cô nuôi… đều ảnh hưởng không nhỏ vào chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
Từ những lý do trên là một cán bộ quản lý được giao phụ trách mảng chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ. Tôi thiết nghĩ việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chăm sóc,
nuôi dưỡng cho đội ngũ là công việc thường xuyên và cần phải có những giải
pháp hữu hiệu để sau mỗi đợt, mỗi giai đoạn bồi dưỡng chất lượng chăm sóc
trẻ cho đội ngũ phải được thay đổi và nâng cao một cách rõ rệt vì vậy tôi quyết
định chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non”
2. Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM
NON
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
3. Tác giả sáng kiến:
Họ và tên: NGUYỄN THỊ CHIẾN
Địa chỉ: Trường Mầm non Đại tự - Huyện Yên lạc - Tỉnh Vĩnh phúc
Số điện thoại: 0986029056; Email:
4: Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Chiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chỉ đạo một số biện pháp nâng cao chất
lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non
Qua áp dụng và triển khai để đề xuất và lý giải một số biện phápchỉ đạo nâng
cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Đại tự đạt
kết quả cao và phát triển toàn diện về mọi mặt.
- Đề cập đến một số cơ sở khoa học của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của
trường MN Đại Tự
- Chỉ ra thực trạng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của trường MN Đại
tự. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng tại trường MN Đại tự. Giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên nâng cao
kiến thức dinh dưỡng và công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non
đạt kết quả cao hơn.
6: Ngày sáng kiến được áp dụng:
Sáng kiến được áp dụng tháng 8 năm 2014
Tháng 8 năm 2014 Xem xét việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chăm
sóc, nuôi dưỡng của đội ngũ giáo viên, cô nuôi của trường mầm non từ năm
học 2013 - 2014 để rút ra những mặt mạnh và những hạn chế, thiếu sót.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1:Về nội dung của sáng kiến:
- Phát hiện và nghiên cứu thực trạng
*Nhiệm vụ của trường mầm non:
Điều lệ trường Mầm non quy định trường mầm non có nhiệm vụ “Tổ chức nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình chăm sóc, giáo dục mầm
non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” không những thế trường mầm non
còn phải “Chủ động kết hợp với cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em; kết hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội nhằm tuyên
truyền, phổ biến kiến thức về khoa học nuôi dạy trẻ em cho gia đình và cộng
đồng” Chính vì vậy vài trò của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường
mầm non là rất quan trọng.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có được tốt, đạt hiệu quả cao hay không phụ
thuộc lớn vào cách chỉ đạo tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng của người
quản lý, các điều kiện về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Trong đó vai trò chỉ
đạo của người quản lý và năng lực của đội ngũ có vai trò quyết định nên chất
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Bởi vì người quản lý có tìm ra giải pháp chỉ
đạo đúng đắn thì mới đem lại hiệu quả; người giáo viên, nhân viên mầm non có
phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng thì việc tổ chức hoạt
động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mới tốt được. Cũng như Bác Hồ đã nói về người
thầy, nghề thầy và với mầm non Bác thể hiện quan điểm: “Làm mẫu giáo là
thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ
hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như
trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt
thì sau này các cháu thành người tốt”.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Mặt khác trẻ lứa tuổi mầm non cơ thể chưa được phát triển hoàn chỉnh, song lại
là độ tuổi phát triển mạnh, do đó việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt là rất cần
thiết cho sự phát triển của trẻ trước mắt cũng như tạo tiền đề về sau.
Nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non:
* Tổ chức ăn:
- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi.
+ Nhu cầu năng lượng tại trường của 1 trẻ trong 1 ngày ở trường:
Nhà trẻ: 708-826 Kcalo (hai bữa chính, một bữa phụ)
Mẫu giáo: 735-882 Kcalo (một bữa chính, một bữa phụ)
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
Nhà trẻ:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 35-40% năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 45-53% năng lượng khẩu phần.
Mẫu giáo:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 20-30% năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 55-68% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống:
+ Nhà trẻ: Khoảng 0,8-1,6 lít / trẻ / ngày (kể cả nước trong thức ăn)
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
+ Mẫu giáo: Khoảng 1,6 -2,0 lít / trẻ / ngày (kể cả nước trong thức ăn)
- Xây dựng thực đơn hang ngày theo tuần, theo mùa.
* Tổ chức ngủ:
Cho trẻ ngủ 1 giấc buổi trưa khoảng 150 phút đối với cả trẻ mẫu giáo và trẻ nhà
trẻ (24-36 tháng).
* Vệ sinh:
- Vệ sinh cá nhân.
- Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng đồ chơi. Giữ sạch nguồn
nước và xử lý rác thải.
* Chăm sóc sức khỏe và an toàn:
- Khám sức khỏe định kỳ. Theo dõi đánh giá sự phát triển của cân nặng và
chiều cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.
- Phòng tránh các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng.
- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
* Thực trạng việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻở trường mầm nonĐại Tự - Yên
Lạc:
Trường Mầm non Đại Tự năm trên địa bàn xã Đại tự là một xã thuần nông. Đời
sống chính của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và dịch vụ
buôn bán nhỏ.
Đảng bộ và nhân dân đoàn kết khắc phục khó khăn, xây dựng địa phương phát
triển toàn diện, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, giá trị thu nhập
ngày càng khá. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt,
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, nếp sống văn
hóa có nhiều đổi mới văn minh. Giáo dục đang dần dần trên đà phát triển.
Trường Mầm non Đại Tự đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010. Trong việc chăm
sóc giáo dục trẻ, ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên luôn tiếp cận với chương
trình giáo dục mầm non mới, không ngừng phần đấu để từng bước nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Hầu hết trẻ đến trường đã có được nề nếp
thói quen trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, giờ chơi. Chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ được nhà trường quan tâm và thường xuyên cải tạo các món ăn đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ tại trường.
Năm học:2014 - 2015 tổng số CB, GV, NV là 31,
Trong đó: CBQL: 03;
Giáo viên: 26;
Nhân viên: 02 trong đó 01 nhân viên kế toán và 01 nhân viên y tế.
Tổng số trẻ đến trường: 425
Toàn trường có 16 nhóm lớp:
Trong đó: Nhà trẻ 03 nhóm từ 24 – 36 tháng tuổi
Lớp mẫu giáo từ 3 - 6 tuổi là 13 lớp:
Nhà trường luôn chủ động, tích cực trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ. Song trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ trường gặp một số thuận lợi và khó khăn.
Năm học 2013 - 2014 tổng số trẻ đến trường: 189
+ Công tác tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Điều kiện cơ sở vật chất:
Trường có khuôn viên rộng, đủ lớp học rộng rãi, đảm bảo diện tích cho tổ chức
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và đủ diện tích cho trẻ hoạt động.
Có phần mềm Nutrikisd ứng dụng trong tính ăn cho trẻ, có đủmáy tính để phục
vụ quản lý,ứng dụng trongchăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Bếp ăn có 3 nhà bếp, hệ thống bếp một chiều, có hệ thống bếp ga công nghiệp,
100% giáo viên, nhân viên có kiến thức về chăm sóc trẻ và có kế hoạch phòng
chống suy dinh dưỡng, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Năng lực của đội ngũ:
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường, năng động, sáng tạo, có trình độ
chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, đam mê, tích cực trong công tác.
BGH nhà trường, nhanh nhạy trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ, chủ động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên những kiến thức về
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Cán bộ giáo viên, nhân viên được tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn của
Phòng GD, Sở GD.
Tình hình học sinh:
100% số trẻ ăn bán trú ở trường đó là điều kiện thuận lợi để các cháu
được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt và đồng thời là điều kiện thuận lợi cho nhà
trường trong việc quản lý và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.
Song trẻ có thể lực, sức khỏe, trí tuệ không đồng đều, một số ít trẻ thể lực kém.
+ Về tình hình sức khỏe của trẻ:
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Qua kiểm tra,theo dõi sức khỏe của trẻ khi vào trường đầu năm học 20142015 tôi thấy tình hình sức khỏe trẻ như sau:
Trẻ mắc
Kênh
Độ tuổi
Tổng số trẻ
Kênh bình
SDD/
thường
Bệnh
bệnh
TMH
TC
Sâu
răng
Trẻ mặc
các bệnh
khác
24 – 36 tháng
60
55
5
1
0
0
3-4 tuổi
123
115
8
1
3
2
4-5 tuổi
113
107
6
2
2
2
5-6 tuổi
129
120
9
1
4
1
Cộng
425
397
28
5
9
5
Tỷ lệ
100%
93%
7%
1,2,%
2,1%
1,2%
Kết quả trên ta thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và mắc các loại bệnh đầu năm
còn rất cao, các cháu mắc bệnh phần đa là bị sâu răng và viêm phế quản.
Về phía phụ huynh:
Đa số phụ huynh đều ý thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với
sự phát triển của trẻ. Song kiến thức nuôi dạy trẻ của một số phụ huynh chưa
tốt, chưa thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng con theo khoa học, còn nuông chiều
con trong việc ăn uống và tự phục vụ vệ sinh cá nhân.
Mặt khác một số các bậc cha mẹ trẻ đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà,
người thân nên việc phối hợp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế.
Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã đề ra một số giảipháp thực hiện sau.
- Xây dựng giải pháp và áp dụng vào quá trình bồi dưỡng:
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
*Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở
trường mầm non Đại tự - Yên Lạc:
Giải pháp 1: Bồi dưỡng đội ngũ nâng cao nhận thức về vấn đề chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ.
Là một cán bộ quản lý tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng kiến thức, kĩ năngvề
chăm sóc nuôi dưỡnglà vô cùng quan trọng bởi cán bộ giáo viên có nắm chắc
kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻthì mới thực hiện tốtđược. Vì vậy tôi bồi
dưỡng bằng nhiều hình thức:
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
cho toàn thể Cán bộ giáo viên vào tháng 8/2014 và thực hiện bồi dưỡng theo
chuyên đề, thực hiện các tiết mẫu để giáo viên học tập.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng
tổ chức các hoạt động CS ND trẻ cho các thành viên trong tổ. Tổ chuyên môn
bồi dưỡng cho mỗi giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, nội
dung bồi dưỡng dựa trên kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường và tình hình thực
tế của tổ mình cho phù hợp, yếu về nội dung nào bồi dưỡng về nội dung đó.
Khuyến khích giáo viên, nhân viên tự học tập, bồi dưỡng: Không hình thức bồi
dưỡng nào hiệu quả bằng chính mỗi giáo viên tự mình bồi dưỡng. Chính vì vậy
tôi luôn tìm mọi cách khơi dậy năng lực tự học, khuyến khích giáo viên, nhân
viên tích cực học tập qua các kênh thông tin khác nhau: Ti vi, tạp chí giáo dục
mầm non, thăm quan học tập, qua mạng Internet, để phục vụ cho công tác chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ. Từ đó khuyến khích giáo viên tham khảo thông tin, trao
đổi, từ đó áp dụng công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của mình.
Bồi dưỡng qua các cuộc thi: Phối hợp với công đoàn tổ chức Hội thi nữ công
gia chánh thi nấu ăn chào mừng ngày “Thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam”, ngày “Quốc tế phụ nữ” để nâng cao tay nghề nữ công gia chánh cho
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
giáo viên, nhân viên, mà đặc biệt năm học này tổ chức cho giáo viên thi thực
hành tổ chức 01 hoạt động chăm sóc hoặc nuôi dưỡng trẻ như: tổ chức giờ ăn,
ngủ, dạy trẻ rửa tay, rửa mặt, …
Ngoài ra tôi luôn động viên giáo viên tham gia chia sẻ kinh nghiệm cho nhau,
đồng thời dựa vào đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên tâm huyết để làm điển hình
nhân rộng. Mặt khác đưa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻvào các tiêu chí
thi đua của nhà trường để giáo viên có động lực học tập bồi dưỡng.
Giải pháp 2: Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nuôi
dưỡng:
Cơ sở vật chất là các điều kiện cần thiết giúp cho nhà trường thực hiện nhiệm
vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Với nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cơ sở vật
chất còn đóng vai trò quan trọng hơn bởi nếu như hoạt động giáo dục giáo viên
có thể tận dụng được các điều kiện, nguyên vật liệu tự nhiên để thực hiện thì
hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng cần rất nhiều đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị
có giá trị lớn: đồ dùng nhà bếp, đồ dùng để ăn, đồ dùng phục vụ ngủ, đồ dùng
phục vụ vệ sinh, …
Chính vì vậy tôi kiểm kê cơ sở vật chất vào đầu năm học để kịp thời có kế
hoạch bổ xung, thay thế, bảo dưỡng các đồ dùng, trang thiết bị, dụng cụ phục
vụ cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng.
Có kế hoạch phân bổ sử dụng cơ sở vật chất, giao nhận cho từng giáo viên,
nhân viên. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc sử dụng đồ dùng của từng giáo
viên, nhân viên trong việc sử dụng đồ dùng để tổ chức các hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ, bảo quản đồ dùng, thiết bị; sử dụng và bảo quản đồ dùng đạt
hiệu quả. Chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng. Cuối
năm tôi kiểm kê đánh giá việc bảo quản, sử dụng đồ dùng để cán bộ, giáo viên,
nhân viên có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng đồ dùng, trang thiết bị.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Ngoài ra nhà trường phát động giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho
hoạt động giáo dục dinh dưỡng, VSATTP cho trẻ. Đưa việc sử dụng và bảo
quản đồ dùng, trang thiết bị vào tiêu chí thi đua khen thưởng.
Giải pháp 3:Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên, nhân viên:
Việc tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ giáo viên, nhân viên là vô cùng quan
trọng ở đây không chỉ đơn thuần là môi trường vật chất, có đủ các điều kiện, đồ
dùng dụng cụ phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động CSND trẻ như: diện tích
phòng, lớp, sân chơi đảm bảo, phản nằm, chăn gối, đồ dùng cá nhân của trẻ, đồ
dùng phục vụ vệ sinh, các trang thiết bị hỗ trợ như máy tính, mạng internet…
Môi trường thuận lợi ở đây bao gồm cả môi trường về tinh thần.
Tham mưu với Hiệu trưởng đầu tư cơ sở vật chất: Mua sắm trang thiết bị, đồ
dùng cho bếp và cho các nhóm lớp đảm bảo an toàn, có lợi cho sức khỏe. Mua
sắm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, xà phòng rửa tay
cho trẻ.
Tham mưu với các cấp ngành giáo dục trang bị các điều kiện vật chất phục vụ
cho hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho trẻ. Thường
xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ chơi ngoài trời, vệ sinh đồ dùng đồ chơi trong
lớp sạch sẽ, thông thoáng phòng lớp, trồng cây xanh, bổ xung hoa theo mùa,
tạo môi trường Xanh - Sạch - Đẹp an toàn cho trẻ.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh và
cộng đồng đầu tư hỗ trợ về kinh phí để mua đồ dùng cá nhân cho trẻ, đồ dùng
phục vụ vệ sinh trong nhà trường.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Luôn gần gũi, thân thiện và tin tưởng vào giáo viên, nhân viên. Vì vậy tôi luôn
tạo môi trường tinh thần một cách thoải mái để giáo viên thực hiện nhiệm vụ
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ một cách nhẹ nhàng.
Giải pháp 4:Chú trọng công tác y tế học đường, chăm sóc sức khỏe, phòng
chống dịch bệnh cho trẻ:
Công tác y tế học đường có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ. Chính vì vậy tôi chỉ đạo giao trách nhiệm cho nhân viên y tế Theo dõi,
quản lý, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn,
phòng tránh tai nạn cho trẻ, quản lý dụng cụ y tế và tủ thuốc của nhà trường.
Lên lịch cân, đo cho từng lớp và quản lý, sử dụng sổ sách y tế: Sổ nhật ký theo
dõi sức khỏe toàn trường ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên trẻ, lớp, diễn biến,
chuẩn đoán, xử trí; sổ theo dõi sức khỏe của từng trẻ. Ngoài ra tôi chỉ đạo nhân
viên y tế cùng tôi giám sát việc giữ gìn vệ sinh môi trường của các nhóm, lớp
và giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà bếp, viết bài
tuyên truyền giáo dục cách chăm sóc nuôi dạy trẻ cho phụ huynh.
- Theo dõi khám sức khỏe cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng ở trong trường
mầm non cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và theo lịch. Vì vậy
nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phối kết hợp với trạm y tế phường để tổ
chức khám sức khỏe cho cháu một năm 2 lần.
Lần 1: Vào ngày 10/10, lần 2 vào ngày 10/4.
- 100% các cháu trong nhà trường đều được cân đo và có sổ theo dõi sức khỏe
trên biểu đồ tăng trưởng.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Về phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch
phòng chống dịch bệnh. Căn cứ vào kế hoạch đó tôi giao cho nhân viên y tế có
vai trò chủ đạo trong việc phòng chống dịch bệnh và phân chia nhiệm vụ cho
từng bộ phận để góp phần vào công tác phòng chống dịch bệnh: giao cho đoàn
thanh niên phối hợp với nhân viên bảo vệ thường xuyên khơi thông cống rãnh
xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp trong trường; giáo viên các nhóm lớp
đảm bảo môi trường của lớp mình, đảm bảo vệ sinh trong tổ chức ăn, ngủ..;
giao cho nhân viên y tế, tổ nuôi dưỡng đảm bảo VSATTP. Nhà trường phối
hợp với y tế xã để có kế hoạch chủ động đối phó với các dịch bệnh và phun
thuốc khử khuẩn cloraminB phòng dịch bệnh.
Giải pháp 5: Xây dựng thực đơn phù hợp, thực hiện nghiêm túc công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm:
Xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ là một việc làm mang tính
chất khoa học, nhằm mục đích tính khẩu phần ăn đảm bảo về năng lượng, sử
dụng tiền ăn với chất lượng cao. Khi tiền ăn được phân phối hợp lý sẽ tránh
được những chi tiêu không hợp lý, giảm tối đa sự thâm, thừa tiền ăn trong
ngày.
Khi xây dựng thực đơn tôi luôn chú ý xây dựng thực đơn theo mùa, mùa nào
thứ ấy để tránh các thực phẩm trái mùa có chứa chất bảo bảo quản, thuốc hóa
học và đảm bảo 5 ngày trong tuần thực đơn không trùng nhau. Tận dụng thực
phẩm sẵn có ở địa phương và hợp đồng với nhà cung cấp là phụ huynh học sinh
để đảm bảo an toàn cho trẻ
Sử dụng phần mềm Nutrikisd để tính khẩu phần ăn cho trẻ để đảm bảo năng
lượng 650 – 850 kcalo trong 1 ngày ở trường cho 1 trẻ. Cân đối các chất theo tỷ
lệ P: 14-20, L: 18-26%, G: 60-65%, cân đối giữa mỡ, đạm động vật và thực vật.
Ngoài việc tính khẩu phần ăn cân đối, phù hợp thì việc đảm bảo VSATTP là rất
càn thiết để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ. Vào đầu năm học nhà trường
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
tổ chức mời các khách hàng về ký hợp đồng thực phẩm, đảm bảo cung cấp
thường xuyên, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định và có trách nhiệm trước pháp
luật về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà trường sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn cho trẻ. Đồ dùng,
dụng cụ ăn uống của trẻ đảm bảo vệ sinh, loại bỏ các đồ dùng bằng nhựa.
Chỉ đạo giáo viên, nhân viên tổ dinh dưỡng thực hiện quy trình một chiều để
đảm bảo vệ sinh; giữ gìn nơi chế biến thực phẩm, có dụng cụ riêng cho thực
phẩm sống và chín; giáo viên, nhân viên phải đeo tạp dề, đội mũ khi chế biến,
đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng.
Ngoài ra tôi có lịch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của tổ nuôi
dưỡng để nâng cao trách nhiệm của họ.
Thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ, có
sổ theo dõi ghi rõ ngày, giờ lưu mẫu.
Giải pháp 6: Nâng cao chất lượng chuyên đề GDDD VSATTP:
Thực hiện tốt công tác giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm trong
nhà trường sẽ góp phần lớn trong việc phát triển thể chất cho trẻ từ đó giúp trẻ
phát triển toàn diện. Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục dinh
dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuyên đề GD DD VSATTP đã được triển
khai thực hiện trong nhiều năm qua đã góp phần đem lại hiệu quả trong công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Liên Châu. Song tôi vẫn
luôn chú trọng đến việc chỉ đạo thực hiện chuyên đề để ngày một nâng cao chất
lượng thực hiện chuyên đề nói riêng qua đó nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ nói chung.
Xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế và triển khai hướng dẫn giáo viên xây
dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhóm
lớp; tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch đa đề ra.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Chỉ đạo nghiêm túc và sâu sát các hoạt động của chuyên đề, tăng cường kiểm
tra, giám sát việc thực hiện chuyên đề. Tôi tiến hành kiểm tra, phân loại đồ
dùng phục vụ ăn ngủ và các loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo
dục dinh dưỡng cho trẻ. Xây dựng kế hoạch đầu tư bổ xung thiết bị đồ dùng, đồ
chơi phục vụ chuyên đề.
Tổ chức kiến tập chuyên đề để cùng nhau trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm
và học tập nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề của giáo viên.
Tôi chỉ đạo giáo viên giáo dục cho trẻ các kĩ năng vệ sinh cá nhân, hành vi văn
minh và vệ sinh trong ăn uống, giáo dục dinh dưỡng - VSATTP cho trẻ thông
qua các hoạt động trong ngày, trong các giờ rèn kĩ năng thông qua tích hợp vào
các giờ hoạt động chung, giờ ăn, giờ ngủ…; tổ chức bé tập làm nội trợ cho trẻ
lớp 5 tuổi và cuối của lớp 4 tuổi; sáng tác các bài thơ, ca hò, vè, các trò chơi về
giáo dục dinh dưỡng qua đó giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả.
Với giáo viên nhân viên tổ nuôi dưỡng tôi chỉ đạo thực hiện nghiêm túc theo
quy tắc bếp 1 chiều, lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng. Ngoài ra giáo
viên nhân viên nhà bếp phải khám bệnh và xét nghiệm ký sinh trùng 6 tháng 1
lần để đảm bảo điều kiện sức khỏe, tránh các bệnh lây nhiễm.
Tổ chức khảo sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện chuyên đề theo từng
giai đoạn để có biện pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra nhà trường tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện
chuyên đề trong học kì và trong năm học. Động viên, khen thưởng cho giáo
viên thực hiện tốt chuyên đề, phê bình thẳng thắn với giáo viên thực hiện chưa
tốt.
Giảipháp7:Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ:
Tôi chỉ đạo giáo viên, nhân viên tổ dinh dưỡng sử dụng phần mềm Nutrikids để
cân đối khẩu phần, xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ. Chỉ đạo Tổ dinh
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
dưỡng nghiên cứu ứng dụng các phần mềm mới để xây dựng thực đơn tốt hơn;
tham khảo các thực đơn lấy trên mạng để nghiên cứu, áp dụng sao cho phù hợp
với điều kiện nhà trường.
Chỉ đạo giáo viên thường xuyên cập nhật thông tin về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
theo khoa học vừa để bồi dưỡng thêm về chuyên môn vừa để có thêm kiến thức
để tuyên truyền cách nuôi dạy trẻ theo khoa học cho phụ huynh. Khai thác trên
mạng những mục dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ mầm non, những kỹ năng
cần thiết trong cuộc sống để giáo viên cô nuôi học tập.
Ngoài việc khuyến khích giáo viên, nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhà trường thực hiện quản lý, chỉ đạo việc
chăm sóc trẻ bằng ứng dụng công nghệ thông tin: đưa các báo cáo tổng hợp sức
khoẻ của trẻ, các nội dung chăm sóc - nuôi dưỡng qua mạng theo từng đợt quản
lý trên máy một cách khoa học.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Giải pháp 8:: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên,
nhân viên:
Việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của
giáo viên, nhân viêncó vai trò quan trọng. Qua kiểm tra, tôi nắm được đầy đủ
những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng
phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để
kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng
các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng của giáo viên, nhân viên.
Người quản lý phải sâu sát việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
của giáo viên, nhân viên để có những thông tin phản hồi thực tế, khách quan và
đánh giá việc thực hiện đó đồng thời để điều chỉnh chỉ đạo thực hiện.
Tôi kiểm tra các giờ vệ sinh, giờ ăn, giờ ngủ ở các lớp; kiểm tra mảng tuyên
truyền về dinh dưỡng ở các nhóm, lớp; dự giờ hoạt động chung xem giáo viên
tích hợp GD DD VSATTP không?... Thường xuyên kiểm tra đột xuất giám sát
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
trực tiếp đối với bếp ăn, kiểm tra số lượng, chất lượng thực phẩm, cách chế
biến bữa ăn cho trẻ của giáo viên nhân viên tổ nuôi,… Saukiểm tra tôi đánh giá
khách quan, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên, nhân viên để giúp
giáo viên, nhân viên phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế để
thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn.
Giải pháp9: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục:
Tuyên truyền rộng rãi với các cấp các ngành mọi tầng lớp nhân dân về chủ
trương xã hội hóa giáo dục. Để họ nhận thức được xã hội hóa giáo dục vừa là
quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mọi người. Xây dựng kế hoạch, chủ động tiến
hành nội dung hoạt động xã hội hóa giáo dục, biết tận dụng vai trò của hội
đồng giáo dục. Mặt khác đa dạng hóa, chú trọng đến hiệu quả nuôi dưỡng chăm
sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non .
Tuyên truyền với các bậc phụ huynh để phụ huynh nhận thức thấy rõ việc ăn
uống là một nhu cầu cấp bách hàng ngày của trẻ ăn uống theo đúng yêu cầu
dinh dưỡng thì thể lực, trí tuệ phát triển tốt giúp gia đình đạt được ước mơ con
cái khoẻ mạnh, thông minh, học giỏi. Để phụ huynh tham gia ủng hộ xây dựng
cơ sở vật chất
Có kế hoạch xây dựng cải tạo cơ sở vật chất ngay từ đầu năm học, làm mới sân
trường khu trung tâm và xây bể nước mưa
Có kế hoạch mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến thực
phẩm đảm bảo cho việc nuôi dưỡng chăm sóc nuôi dưỡng các cháu hàng ngày,
hàng tháng có kiểm kê đánh giá chất lượng đồ dùng thiết bị nhà bếp có đảm
bảo an toàn, đảm bảo vệ sinh trong các khâu chế biến hay không, có đánh giá
khen thưởng kịp thời.
Giảipháp10: Công tác phối hợp gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ:
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Việc phối hợp với gia đình và cộng đồng là rất quan trọng trong công tác chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm chia sẻ trách nhiệm, huy động sức mạnh tổng hợp của
các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thúc đẩy và tạo điều kiện tối ưu cho
việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
*Phối hợp với phụ huynh:
Để phụ huynh và cộng đồng nhận thức rõ và sâu sắc tầm quan trọng của nhiệm
vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non thì nhà trường thực hiện
phối hợpbằng các hình thức sau:
- Thông qua các cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh, họp phụ huynh toàn
trường, qua Hội nghị cán bộ công chức…
- Viết bài tuyên truyền trên thông tin đại chúng.
- Xây dựng góc tuyên truyền lớn của nhà trường.
- Mời phụ huynh dự các giờ tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Qua tổ chức hội thi.
- Cán bộ, giáo viên đến thăm trẻ tại nhà.
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên tuyên nhỏ của từng lớp, tuyên
truyền trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ,…
- Qua các cuộc họp đoàn thanh niên.
Chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh theo dõi những tiến bộ, thay đổi,
biểu hiện bất thường … của trẻ hàng ngày để cùng với giáo viên có sự điều
chỉnh nội dung, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và cùng chia sẻ, trao
đổi kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho trẻ ở gia đình góp phần
nâng cao hiệu quả những biện pháp đã thực hiện ở trường
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để lắng nghe ý kiến đóng góp,
nguyện vọng của phụ huynh tham gia với nhà trường về chế độ ăn của trẻ, việc
thực hiện chăm sóc trẻ của giáo viên…Phối hợp với phụ huynh trong việc cung
cấp thực phẩm sạch cho nhà trường.
* Phối hợp với đoàn thanh niên:
Nhà trường giao cho Chi đoàn thanh niên việc cải tạo cảnh quan sư phạm trong
trường, hàng tháng cắt tỉa cây, bón phân, bổ xung cây hoa phù hợp mùa.
Thường xuyên kiểm tra hiện trạng các đồ chơi ngoài trời để kịp thời bảo dưỡng
tu sửa tạo môi trường an toàn thân thiện cho trẻ hoạt động. Không những thế
Chi đoàn thanh niên còn đảm nhận việc trồng và chăm sóc vườn rau trong
trường cung cấp được phần nào rau xanh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
cho bữa ăn của trẻ.
Với điều kiện thuận lợi là nhà trường có Chi đoàn thanh niên nên công tác phối
hợp với đoàn thanh niên gặp nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả.
* Phối hợp với Hội phụ nữ:
Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phần lớn là do bà, mẹ, cô, chị… đảm nhận Vì
vậy nhà trường phối hợp với phụ nữ để trang bị cho hội viên kiến thức chăm
sóc nuôi dưỡng con theo khoa học như: Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, nuôi
con bằng sữa mẹ, lịch tiêm chủng, phòng chống suy dinh dưỡng, đảm bảo an
toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ, chăm sóc răng miệng cho trẻ….
- Qua tham gia tập huấn của y tế xã.
- Qua buổi phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học của hội phụ nữ.
* Phối hợp với trạm y tế xã:
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Hàng năm nhà trường lên kế hoạch phối hợp với trạm y tế khám bệnh cho trẻ 2
lần/năm. Không những thế nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với y tế xã trong
việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ, nhà trường được sự hỗ trợ về tài liệu,
thông tin phòng chống dịch bệnh, được tập huấn, cung cấp thuốc khử khuẩn
clominB để vệ sinh phòng, lớp học và cọ rửa đồ dùng đồ chơi.
7.2: Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng tại lớp bồi dưỡng hè năm 2014
cho giáo viên trường Mầm non Đại Tự, huyện Yên Lạc. Sáng kiến này được
các giáo viên, nhân viên và phụ huynh đánh giá cao.
- Trong năm học 2014 - 2015: Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng
trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non Đại Tự. Khi áp
dụng sáng kiến này, chất lượng chăm sóc trẻ được nâng lên tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng và bệnh tật của trẻ giảm xuống một cách rõ rệt .
8. Những thông tin cần được bảo mật:Những giải pháp nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có thể áp dụng rộng rãi không cần bảo mật.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất: Tài liệu hướng dẫn công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, máy
tính. Các nhóm lớp, nhà bếp có đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác
chăm sóc trẻ
- Giáo viên, nhân viên: Các giáo viên dạy các nhớm lớp, nhân viên y tế, cô
nuôi.
- Học sinh, phụ huynh: Học sinh và phụ huynh các nhóm lớp trong nhà trường
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các
nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua quá trình áp dụng các giải pháp trong quản lý chỉ đạo thực hiên hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường mầm non, nhà
trường đã thu được rất nhiều kết quả hết sức khích lệ cụ thể như: Giáo viên
nắm vững kiến thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng, nắm vững đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ, không ngừng nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc nuôi
dưỡng. Đối với giáo viên nuôi dưỡng luôn cập nhật hoá các phương pháp chế
biến món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến thực phẩm đảm bảo ngon
mắt, ngon mũi, ngon miệng, hợp khẩu vị, trẻ ăn hết khẩu phần của mình, giúp
trẻ tăng cân đều hàng tháng, luôn thay đổi cách chế biến các món ăn theo mùa
phù hợp với địa phương, phụ huynh quan tâm phối hợp với nhà trường trong
công tác chăm sóc trẻ.
Năm học: 2014 - 2015 Số trẻ đến trường ngày càng đông, tỉ lệ bán trú 100%.
Các cháu được đảm bảo an toàn 100% tại trường. Trẻ suy dinh dưỡng tỷ lệ
giảm xuống còn 3%, Trẻ mắc các loại bệnh còn 1,% kết quả được thể hiện như
sau:
Qua kiểm tra,theo dõi sức khỏe của trẻ cuối năm học 2014-2015 tôi thấy tình
hình sức khỏe trẻ như sau:
Trẻ mắc
Kênh
Độ tuổi
Tổng số trẻ
Kênh bình
SDD/
thường
Bệnh
TMH
TC
Đầu năm học
bệnh
Sâu
răng
Các
bệnh
khác
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
24 – 36 tháng
60
55
5
1
0
0
3-4 tuổi
123
115
8
1
3
2
4-5 tuổi
113
107
6
2
2
2
5-6 tuổi
129
120
9
1
4
1
Cộng
425
397
28
5
9
5
Tỷ lệ
100%
93%
7%
1,2,%
2,1%
Trẻ mắc
1,2%
Kênh
Độ tuổi
Tổng số trẻ
Kênh bình
SDD/
thường
Bệnh
bệnh
TMH
TC
Sâu
răng
cuối năm học
24 – 36 tháng
60
60
0
0
0
0
3-4 tuổi
123
118
5
1
1
1
4-5 tuổi
113
108
5
1
2
1
5-6 tuổi
129
127
2
1
2
1
Cộng
425
415
12
4
5
3
Tỷ lệ
100%
97%
3%
0,9,%
1,2%
0,7%
Nhìn vảo bảng trên cho thấy sức khoẻ của trẻ cuối năm học được tăng lên tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng và bênh tật giảm xuống so với đầu năm học.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ
chức, cá nhân: