Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Yên Sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.69 KB, 13 trang )





TRƯỜNG MẦM NON YÊN SỞ - HOÀI ĐỨC









SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
CÓ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
MỚI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG NHÀ
TRƯỜNG




Tác giả: Nguyễn Thị Dần








Nguyễn Thị Dần - Mầm non

1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
CÓ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
MỚI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
Nguyễn Thị Dần
Trường Mầm non Yên Sở - Hoài Đức
I. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, Vụ Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội
đã quan tâm triển khai chương trình giáo dục mầm non mới là căn cứ để triển
khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm
non. Đồng thời chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm
non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điề
u kiện thực hiện chương trình
giáo dục mầm non có chất lượng. Trong đó Trường Mầm non Yên Sở là đơn vị
được Phòng Giáo dục huyện Hoài Đức chọn là đơn vị thực hiện thí điểm chương
trình giáo dục mầm non mới. Qua 6 năm thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới, Trường Mầm non Yên Sở đã có những kết quả chuyển biến tốt trong
phương pháp chăm sóc giáo d
ục trẻ, đổi mới môi trường giáo dục tạo cơ hội cho
trẻ chủ động trong học tập. Tuy nhiên, kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn
nghề nghiệp và kết quả theo dõi đánh giá trẻ ở 5 mặt phát triển vẫn chưa cao,
điều đó chứng tỏ trong quá trình chỉ đạo và thực hiện chương trình giáo dục mầm
non còn có nhiều hạn chế. Đó là lý do khiến tôi đi đến quyết
định chọn đề tài
“Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non
mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Yên

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả

2
Sở” với mong muốn đóng góp một phần cho sự thành công trong việc triển khai
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.


II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Thực trạng
1.1.Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành
giáo dục và các cấp lãnh đạo huyện Hoài Đức.
- Từ khi được sát nhập với Hà Nội, chuyển đổi loại hình từ trường bán công
sang công lập đời sống giáo viên và nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất được nâng cao. Giáo viên được tạo điều kiện đi tham quan, học tập.
- Trường Mầm non Yên Sở có tổng số
cán bộ, giáo viên, nhân viên là: 56 đ/c
- Toàn trường hiện có 673 học sinh / 18 nhóm lớp.
- Nhìn chung đội ngũ giáo viên của trường có tinh thần đoàn kết và ý thức trách
nhiệm cao trong mọi công việc. Đội ngũ giáo viên của trường vừa được ổn định về
số lượng vừa được bổ sung kế tiếp đội ngũ giáo viên trẻ để đảm bảo sự phát triển và
giữ tỉ lệ bình quân đủ 2-3 GV/ 1 lớp.
- Trình độ
giáo viên đứng lớp đạt chuẩn 100%. Trong đó có 17 GV đạt trên
chuẩn = 41,4%
- Số giáo viên giỏi cấp thành phố và lao động giỏi cấp huyện là 25 đ/c chiếm
tỷ lệ 51%
- Cha mẹ học sinh luôn tin tưởng đặc biệt là ban chấp hành hội phụ huynh
của trường luôn quan tâm đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và
sẵn sàng đầu tư cho con em có đủ điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi -

học tập và chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường.
Nguyễn Thị Dần - Mầm non

3
1.2. Khó khăn:
a. Về cơ sở vật chất
: Nhà trường có 5 điểm trường, khoảng cách các điểm
trường tương đối xa, nên việc đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy và học gặp rất
nhiều khó khăn.
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chủ yếu là nguồn đóng góp của địa
phương và cha mẹ học sinh. Năm 2010-2011 nhà trường chuyển từ bán công
sang công lập nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng CSVC có thuận lợ
i hơn song
tiến độ triển khai tới địa phương còn chậm dẫn đến việc thi công cũng bị ảnh
hưởng.
b. Về kiến thức, kỹ năng sư phạm của Giáo viên
:
Nhận thức về chương trình giáo dục mầm non của một số giáo viên vẫn còn
hạn chế. Đặc biệt là ở 2 lĩnh vực (Kiến thức - Kỹ năng sư phạm) cụ thể:
- Một số giáo viên chưa có khả năng tự xây dựng kế hoạch và thiết kế các
hoạt động giáo dục theo chủ đề, khả năng thực hiện đổi mới hình thức t
ổ chức và
phương pháp còn có nhiều lúng túng, ít sáng tạo, giáo viên mới và giáo viên lớn
tuổi chưa tự tin khi tổ chức hoạt động giáo dục trẻ.
- Việc tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên vẫn còn hạn
chế. Đặc biệt là việc xây dựng giáo án điện tử và trình chiếu Powerpoint còn rất
lúng túng (toàn trường chỉ có 1-2 giáo viên biết sử dụng).
- Cách thức trang trí, xây dựng môi trường giáo dục ở các góc chủ yếu do cô
làm là chính, trang trí còn r
ờm rà chưa làm nổi bật chủ đề, ít lớp mẫu giáo biết

cách xây dựng góc chơi, khuyến khích trẻ được tự chọn góc chơi, thay đổi góc
chơi, hoạt động với nhiều nguyên liệu mở.
c. Đối với cha mẹ học sinh
:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả

4
- Phần lớn cha mẹ học sinh còn xem nhẹ việc học của con ở trường mầm non,
nên khi tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa có sự phối hợp tích cực
giữa cha mẹ và cô giáo.
- Đa số cha mẹ các cháu làm nghề nông thu nhập không ổn định nên việc hỗ
trợ đầu tư cho em học tập còn ở mức thấp.
2. Những biện pháp thực hiện
2.1. Tăng cường công tác tham mưu xây dựng CSVC và nâng cấp trang thiết
bị dạy học
- Năm học 2010-2011, tôi đã cùng Ban Giám hiệu nhà trường tích cực làm
công tác tham mưu với các cấp chính quyền địa phương xin bổ xung quỹ đất, xây
dựng mới 16 phòng học và 10 phòng chức năng cho nhà trường.
- Tính đến học kỳ I của năm học 2010-2011 nhà trường đã trang bị được 400
bộ bàn ghế bằng chất nhựa comporic và trên 200 cái ghế bằng chất nhựa đúc cao
cấp và 104 cái giá góc, mỗi lớp mẫu giáo có 1 bảng từ 2 mặ
t và các thiết bị
phương tiện dạy học khác phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm
non
- Nhà trường tiếp tục trang bị mua sắm máy chiếu, máy tính, máy photo và
thiết bị âm thanh phục vụ cho các hoạt động phát triển giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
- Huy động cha mẹ học sinh đầu tư mua sắm trang thiết bị khu bếp ăn trị giá
200 triệu đồng.
- Bên cạnh đó nhà trường còn phát độ
ng giáo viên và cha mẹ học sinh sưu

tầm nguyên học liệu để tạo môi trường vui chơi và học tập của trẻ phong phú.
2.2. Đổi mới hình thức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
- Phân nhóm đối tượng giáo viên theo những khả năng khác nhau.
Nguyễn Thị Dần - Mầm non

5
- Mở lớp học công nghệ thông tin cho 100 % giáo viên trong trường được
theo học để ứng dụng vào trong quá trình tiếp cận chương trình giáo dục mầm
non.
- Thay đổi kịp thời hình thức bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn theo nhóm là
chủ yếu.
- Đổi mới hình thức xây dựng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng:
+ Tháng 8 - tháng 10 hằng năm, Ban Giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn
tập hợp giáo viên cùng hợp lực xây dựng kế hoạch giáo dụ
c theo chủ đề cho cả
năm học.
+ Khi thực hiện đến chủ đề nào là giáo viên khối đó chỉ kiểm tra xem xét lại
có cần phải bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện của lớp mình. Như vậy
sẽ giúp giáo viên dành được nhiều thời gian hơn cho việc chuẩn bị kế hoạch soạn
giảng, làm đồ dùng đồ chơi, đi sâu vào hoạt động họ
c tập trong ngày của trẻ.
2.3. Phân công giáo viên, nhân viên phù hợp với từng nội dung công việc
Việc phân công trong Ban Giám hiệu, giáo viên, nhân viên phù hợp với từng
nội dung công việc nhằm tăng thêm hiệu quả của công tác quản lý và nâng cao
trách nhiệm của giáo viên trong việc CSGD trẻ.
Phân công 2 giáo viên trên lớp đều có trách nhiệm như nhau: khi cô ca 1 tổ
chức hoạt động giảng dạy thì cô ca 2 phải phối hợp với cô ca 1 để cùng tổ chức
hỗ trợ nhau trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và ngược lại.
Ngay cả đối với nhân viên nuôi dưỡng chúng tôi cũng ph
ải gắn trách nhiệm

với giáo viên trên lớp bằng cách: cô nuôi không chỉ chuyên chế biến nấu ăn cho
trẻ mà còn trực tiếp tham gia cùng với giáo viên trên lớp tổ chức bữa ăn cho trẻ.
Dựa trên nhiệm vụ được phân công, Ban Giám hiệu chúng tôi cũng phải thay
đổi cách nhìn nhận khi đánh giá giáo viên như: Ghi nhận kịp thời những cố gắng
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả

6
của giáo viên, luôn gợi mở các cách làm khác nhau để giáo viên có thể lựa chọn
sao cho phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện của lớp như vậy việc tổ
chức các hoạt động sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
2.4. Triển khai việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non từ lớp điểm
nhân ra đại trà
+ Triển khai việc học tập cách xây dựng kế hoạch, sử dụng hồ sơ sổ sách của
lớp điểm.
+ Tham khảo, học tập cách trang trí xây dựng môi trường và cách thay đổi
góc chơi với nguyên liệu mở phù hợp với chủ đề để thu hút trẻ
+ Các hoạt động đón trả trẻ, hoạt động vệ sinh, hoạt động chăm sóc giờ ăn,
ngủ cũng đượ
c triển khai để chị em giáo viên trong trường đến học tập.
Mỗi đợt cử giáo viên đi tham quan học tập hay dự kiến tập ở thành phố về,
Ban Giám hiệu đều tổ chức thảo luận và chỉ ra những mặt ưu và nhược của các
giờ kiến tập, sau đó định hướng để giáo viên xây dựng các hoạt động mới (không
trùng lặp với nội dung hoạt động đã
được dự).
- Chúng tôi chọn mỗi khối xây dựng 1 lớp điểm: Nhà trẻ, mẫu giáo 3 tuổi,
mẫu giáo 4 tuổi, mẫu giáo 5 tuổi.
- Ưu tiên giáo viên có khả năng dạy các lớp điểm.
- Đầu tư cho các lớp điểm đi trước 1 bước (Cả về CSVC và đồ dùng trang
thiết bị


)
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng ở các lớp điểm để nhân ra đại trà trong toàn
trường.
- Để phát huy tốt vai trò của khu điểm, lớp điểm mỗi tháng nhà trường tổ
chức ít nhất một lần kiến tập, sinh hoạt chuyên môn tại lớp điểm. Nội dung kiến
Nguyễn Thị Dần - Mầm non

7
tập được thực hiện lần lượt theo 5 mặt phát triển để tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc của chị em giáo viên.
Đặc biệt lưu ý đảm bảo tính công bằng giữa lớp diện và lớp điểm và có mức
thưởng phù với hiệu quả công việc mà giáo viên đã đạt được.
2.5. Tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ
Việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ, trong trường mầm non là cơ hội tốt nhất
để trẻ làm quen với các hoạt động lễ hội và các trò chơi dân gian. Ngày hội, ngày
lễ còn là hoạt động mang tính chiều sâu vì nó phẩn ánh chất lượng, trí tuệ của nhà
trường và là hoạt động bề nổi có khả năng thu hút được sự quan tâm theo dõi của
đông đảo tầng lớp nhân dân và các bậc phụ huynh học sinh góp phần thực hiện
mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và tuyên truyền rộng rãi các hoạt động
thực hiên chương trình giáo dục mầm non của nhà trường.
Tuy nhiên để có kịch bản hay, nội dung hình thức phong phú, tôi đã tập hợp
một số giáo viên chủ chốt đưa ra ý tưởng để giáo viên cùng suy nghĩ bàn bạc và
xây dựng kịch bản. khó nhất là khâu sáng tác tiểu phẩm, lựa chọn các giai điệu
hay phù hợp với trẻ, để cải lờ
i cho các bài hát, điệu múa, trò chơi phù hợp với
mục đích tuyên truyền của nhà trường đưa ra.
2.6. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục
- Vào đầu năm học chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên ở các nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo phối hợp với cha mẹ các cháu kiểm tra rà soát lại toàn bộ hệ thống điện,
nước của các nhóm, lớp và các đồ dùng phục vụ ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi học tập

của trẻ để lên danh mục đăng ký và báo cáo kịp thời cho Ban Giám hiệu nhà
trường.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả

8
- Phát động mỗi phụ huynh tham gia ủng hộ một ngày công lao động vận
chuyển đất, san sân vườn để trồng vườn rau, vườn hoa, cây cảnh và giúp giáo
viên cải tạo môi trường của lớp.
-
Mời phụ huynh tham gia vào việc ký cam kết mua bán thực phẩm và trực
tiếp kiểm tra việc giao nhận thực phẩm thông qua việc gửi con ở đầu giờ sáng, có
thể mời cha mẹ trẻ ở các đối tượng khác nhau cùng tham gia kiểm tra (không mời
cố định cha mẹ trẻ).
- Trong các ngày hội, ngày lễ ngoài việc tuyên truyền để huy động ủng hộ về
vật chất cho các cháu, nhà trường còn mời phụ huynh trực tiếp tham gia tạ
o sản
phẩm như: làm bánh, làm các món ăn
3. Kết quả
3.1. Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ ở cuối năm học:
Kết quả đánh giá trẻ ở năm học
trước
(2009-2010)
Kết quả đánh giá trẻ cuối
năm học (2010-2011)
Tỷ lệ
tăng,
giảm
Tổng số
trẻ
Đạt Tỉ lệ

%
Chưa
đạt
Tỉ lệ
%
Tổng
số
trẻ
ĐạtTỉ lệ
%
Chưa
đạt
Tỉ lệ
%
Trẻ
đạt
yêu
cầu
tăng
NT=138 103 74,6% 35 24,4% 141 124 88% 17 12% 14%
MG=519 425 81,8% 94 18,2% 532 489 92% 43 8% 10,2%

Nguyễn Thị Dần - Mầm non

9
3.2. Về cơ sở vật chất phục vụ chương trình giáo dục mầm non

- Diện tích đất sử dụng của nhà trường đã được địa phương quan tâm cho
mở rộng diện tích đất sử dụng là: 9200 m2 đảm bảo bình quân 13 m
2

/ 1 trẻ.
- Các phòng học được xây dựng khang trang rộng rãi đảm bảo diện tích 1300
- 1400 m2.
- Trang thiết bị đã đầu tư đủ theo yêu cầu đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
- Cở sở vật chất phục phụ chăm sóc nuôi dưỡng được đầu tư đủ các loại
dụng cụ, đồ dùng theo tiêu chuẩn hiện đại.
- Đồ dùng đồ chơi tự tạo của giáo viên - học sinh làm ra
đảm bảo màu sắc
đẹp, sáng tạo phù hợp chủ đề.
- Môi trường tổ chức các hoạt động giáo dục được xây dựng an toàn trang trí
phù hợp với chủ đề tạo được hứng thú của trẻ.
3.3. Khả năng thực hiện chương trình giáo dục mầm non của đội ngũ
giáo viên
- 100 % giáo viên có khả năng tự xây dựng kế hoạch và thiết kế các hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục của chương trình
giáo dục mầm non mới đề ra.

- 100 % giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy
học.
- 85 % giáo viên có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng
tích hợp phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.
- 100% giáo viên có kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho
trẻ.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả

10
4. Nhận thức của cha mẹ trẻ về các hoạt động giáo dục mầm non của
nhà trường
- 100% cha mẹ trẻ đều hưởng ứng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm
non của nhà trường, sẵn sàng đầu tư đồ dùng học tập của trẻ và ủng hộ nguyên

học liệu để giáo viên trang trí môi trường, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Đa số phụ huynh quan tâm chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ ở trường
cũng như ở gia đình.
- BCH của hội phụ
huynh hoạt động tích cực đóng góp một phần quan trọng
vào việc tổ chức thành công các ngày hội, ngày lễ của trẻ ở trong trường mầm
non
III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
- Để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới có hiệu quả đòi hỏi
người hiệu trưởng phải tích cực trong công tác tham mưu quỹ đất xây dựng cơ sở
vật chất và bám sát yêu cầu trang thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ đã qui định để
đầu tư mua sắm, cung cấp thiết bị đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu c
ủa
chương trình giáo dục mầm non mới đề ra.
- Ban Giám hiệu phải nắm chắc yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non
để tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn một cách cụ thể cho giáo viên thông qua các
buổi sinh hoạt chuyên môn của từng tổ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để 100% giáo viên mầm non có thể tham gia lớp
học sử dụng công nghệ thông tin thông qua việc mở lớp, mời giáo viên v
ề dạy tại
trường.
- Biết phát huy sự tham gia tích cực của đội ngũ giáo viên trong việc xây
dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức các hoạt động
Nguyễn Thị Dần - Mầm non

11
- Đổi mới công tác tổ chức bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn vào các buổi
trong tuần khác nhau để Ban Giám hiệu đến dự rút kinh nghiệm và hướng dẫn
cách thức thực hiện chương trình giáo dục mầm non có hiệu quả.

- Đảm bảo việc chỉ đạo thực hiện tốt qui chế chuyên môn sẽ tạo điều kiện
cho giáo viên thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới
- Làm tốt công tác xã hộ
i hóa giáo dục bằng cách tuyên truyền về tính hiệu
quả của chương trình giáo dục mầm non mới, thông qua các hoạt động của nhà
trường và sản phẩm của trẻ sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía cha mẹ học
sinh và sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo địa phương.
- Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ cũng là dịp để nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trong nhà trường từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các bậc
cha mẹ học sinh
2. Kiến nghị
a. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo:
Cần quan tâm đưa chương trình giáo dục mầm non mới vào trong chương
trình dạy học của các trường chuyên nghiệp và tăng cường công tác thực hành
thực tập nhằm tạo điều kiện cho các trường mầm non khi tuyển giáo viên mới sẽ
tiếp cận được chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.
b. Đối với phòng giáo dục huyện:
Đề nghị phòng giáo dụ
c - đào tạo tiếp tục mở các lớp bội dưỡng nâng cao
trình độ công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non, để tăng cường khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thực hiện chương trình
c. Đối với nhà trường:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả

12
- Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ để tạo điều
kiện giúp giaó viên theo học các lớp đào tạo trình độ trên chuẩn.
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra đánh giá giáo viên và học sinh sau mỗi
chủ đề để giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực
hiện và rút kinh nghiệm cho việc chỉ đạo chuyên môn được tốt hơn.


×