Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đánh giá tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.52 KB, 64 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai tham gia vào hoạt động của
đời sống kinh tế xã hội, nó là nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của đất nước.
Theo điều 1 luật đất đai 2003 thì đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do
nhà nước quản lý. Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công
nghiêp hoá hiện đại hoá cùng với sự tăng nhanh của dân số và phát triển của
nền kinh tế đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai, trong khi đó diện tích đất lại
không hề được tăng lên. Vậy đòi hỏi con người phải biết cách sử dụng một
cách hợp lý nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn đó. Đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay các vấn đề về đất đai là một vấn đề hết sức nóng bỏng, các vấn
đề trong lĩnh vực này ngày càng phức tạp và nhạy cảm. Do đó hoạt động
quản lý về đất đai của nhà nước có vai trò rất quan trọng để xử lý các
trường hợp vi phạm luật đất đai, tranh chấp đất đai, đảm bảo công bằng và
ổn định kinh tế xã hội.
Thị xã Thái Hòa nằm ở vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố
Vinh 90 km về phía Tây. Phía Bắc, phía Nam và phía Tây giáp huyện Nghĩa
Đàn, phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu. Được coi là trung tâm kinh tế của khu
vực Tây Bắc Nghệ An. Nên thời gian gần đây có sự phát triển kinh tế xã hội rất
mạnh mẽ, nhiều năm qua nhu cầu về đất đai trên địa bàn thị xã liên tục tăng,
qua các năm đã làm cho quỹ đất của thị xã có nhiều biến động. Trong khi đó vấn
đề quản lý đất đai trên toàn thị xã vẫn đang còn hạn chế và công tác này vẫn
chưa được quan tâm đúng mức. Nó được thể hiện là một vùng trung tâm kinh tế
chính trị của khu vực Tây Bắc Nghệ An. Nhưng việc quản lý đất đai trên địa bàn
thị xã vẫn đang còn khá lỏng lẻo, số hộ được cấp GCNQSD đất đang còn ít,
người dân sử dụng đất vẫn đang tuỳ tiện. Ngoài ra việc xây dựng các quy hoạch,
kế hoạch của các cấp các ngành đang còn chồng chéo thiếu đồng bộ cũng đã tạo
ra những khó khăn cho vấn đề quản lý đất trên địa bàn thị xã.
Nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công tác điều tra đánh


giá tình hình quản lý và sử dụng đất, với vai trò là một sinh viên đang thực tập
tốt nghiệp, được sự phân công của Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông
Nghiệp Trường Đai học Nông Nghiệp Huế, được sự hướng dẫn tận tình của thầy
1


giáo Th.s Nguyễn Xuân Hào, cùng với sự chấp nhận của Phòng TN&MT thị xã
Thái Hòa tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình đăng ký đất đai,
lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu tình hình quản lý đất đai và biến động đất đai của thị xã Thái
Hòa từ 2009 - 2012.
- Tìm hiểu thực trạng đăng ký đất đai trên địa bàn thị xã Thái Hòa.
- Tìm hiểu thực trạng cập nhật, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính của thị
xã Thái Hòa.
- Tìm hiểu thực trạng tình hình cấp GCNQSD đất của thị xã Thái Hòa.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm phục vụ thật tốt cho quá trình
quản lý và sử dụng đất một cách tốt hơn trên địa bàn của địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được luật đất đai 2003 và các văn bản dưới luật có liên quan.
- Nắm được nghị định 181 và thông tư 08 - 09, các văn bản pháp luật có
liên quan.
- Số liệu đưa ra cần phải trung thực, chính xác, khách quan, khoa học và
có tính pháp lý cao.

2


PHẦN 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp
GCNQSD đất
2.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai
- Khái niệm:
Theo Đôcutraiep người Nga thì: “Đất là vật thể tự nhiên được hình thành
do tác động tổng hợp của 5 yếu tố: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời
gian, đối với trồng trọt thì có thêm yếu tố con người.”[11]
Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác nữa nhưng tùy theo lĩnh vực mà
người ta có thể định nghĩa đất đai theo nhiều cách khác nhau.
- Vai trò của đất đai:
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống và là địa bàn
phân bố dân cư, xây dựng cơ sở văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của xã hội. Trong giai
đoạn hiện nay khi đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hoá và mở
cửa hội nhập thì đất đai vẫn giữ một vị trí then chốt trong các ngành. Đồng thời
đất đai là nguồn lực cơ bản quan trọng nhất góp phần cho sự phát triển đất nước.
2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
- Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai,
cũng như bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13
nội dung quản lý quy định tại điều 6 luật đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu
toàn bộ quỹ đất của toàn vùng, từng địa phương trên cơ sở các đơn vị hành
chính để nắm chắc hơn về số lượng và cả chất lượng, để từ đó có thể đưa ra các
giải pháp và các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân bố hợp lý
các nguồn tài nguyên đất đai đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đất
đúng mục đích phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất hiệu quả và bền vững trong
tương lai tránh hiện tượng phân tán và đất bị bỏ hoang hoá.[10]


3


2.1.3. Đăng ký đất đai
Đăng ký đất đai là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa
đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.[5]
Do vậy để đảm bảo đăng ký đất đai với chất lượng cao nhất, đáp ứng
được yêu cầu kỹ thuật, pháp lý của hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất, trước
hết đòi hỏi phải triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung: xây dựng và ban
hành đầy đủ các văn bản về chính sách đất đai, đo đạc lập bản đồ đại chính, quy
hoạch sử dụng đất, phân hạng và định giá đất, thanh tra xử lý vi phạm và giải
quyết tranh chấp đất đai.[9]
2.1.4. Nội dung hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng
đất nó bao gồm: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi
biến động đất đai.[6]
2.1.4.1. Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có
liên quan theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác nhận.[5]
Nội dung của bản đồ địa chính: gồm các thông tin về thửa đất gồm: vị trí,
kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng đất; về hệ thống thủy
văn gồm: sông, ngòi, kinh, rạch, suối; về hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn
nước: đê, đập, cống; về đường giao thông gồm: đường bộ, đường sắt, cầu; về
khu vực đất chưa sử dụng có ranh giới thửa khép kín; về mốc giới và đường địa
giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới QHSD đất, mốc giới và ranh giới
hành lang bảo vệ an toàn công trình; về điểm tọa độ địa chính, địa danh và các
ghi chú thuyết minh.

Trường hợp thửa đất quá nhỏ hoặc cần xác định rõ ràng ranh giới thửa đất
thì lập sơ đồ thửa đất kèm theo bản đồ địa chính để thể hiện chính xác hơn về
ranh giới thửa đất, hình dạng, kích thước, chiều dài cạnh thửa, toạ độ đỉnh, diện
tích chiếm đất của tài sản gắn liền với đất, địa giới hành chính chỉ giới quy
hoạch, ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình. [6]

4


2.1.4.2. Sổ địa chính
Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để thể
hiện thông tin về người sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất của người đó
với thửa đất đã cấp giấy chứng nhận. [5]
Nội dung sổ địa chính bao gồm:
a) Người sử dụng đất gồm: tên, địa chỉ và thông tin về chứng minh nhân
dân, hộ chiếu, hộ khẩu, quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh
của tổ chức kinh tế, giấy phép đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
b) Các thửa đất mà người sử dụng đất gồm: mã thửa, diện tích, hình thức
sử dụng đất (sử dụng riêng hoặc sử dụng chung), mục đích sử dụng, thời hạn sử
dụng, nguồn gốc sử dụng, số chứng minh nhân dân đã cấp.
c) Ghi chú về thửa đất và quyền sử dụng đất gồm: giá đất tài sản gắn liền
với đất (nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây lâu năm, rừng cây) nghĩa vụ tài
chính chưa thực hiện, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính, những hạn chế về
quyền sử dụng đất (thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch sử dụng đất
nhưng chưa có quyết định thu hồi, thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình,
thuộc địa bàn có quy định hạn chế diện tích xây dựng).
d) Những biến động trong quá trình sử dụng đất gồm những thay đổi về
thửa đất, về người sử dụng đất, về chế độ sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất, về GCNQSD đất. [6]
2.1.4.3. Sổ mục kê đất đai

Sổ mục kê đất đai là sổ ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất nhưng không
có ranh giới hành chính khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin liên quan đến quá
trình sử dụng đất. Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý các thửa đất, tra cứu thông
tin về thửa đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai. [5]
Nội dung của sổ mục kê đất đai bao gồm:
a) Thửa đất gồm: số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất và những ghi chú
về thửa đất (khi thửa đất thay đổi, giao để quản lý, chưa giao, chưa cho thuê, đất
công ích).
b) Đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất hoặc có hành
lang bảo vệ an toàn như đường giao thông; hệ thống thuỷ lợi (dẫn nước phục vụ
cấp nước, tưới nước, tiêu nước, đê đập); công trình khác theo tuyến, khu vực đất
chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên bản đồ gồm tên đối tượng, diện
5


tích trên tờ bản đồ; trường hợp đối tượng không có tên thì phải đặt tên hoặc ghi
ký hiệu trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính. [6]
2.1.4.4. Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai được thành lập ở cấp xã để theo dõi tình
hình đăng ký biến động về sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện thống kê diện
tích đất đai hằng năm. [9]
2.1.5. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.5.1. Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCNQSD đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
2.1.5.2. Ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCNQSD đất là một chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ giữa nhà
nước và người sử dụng đất, là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người
sử dụng đất. [9]

Việc cấp GCNQSD đất với mục đích để nhà nước tiến hành các biện pháp
quản lý nhà nước đối với đất đai, người sử dụng đất an tâm khai thác tốt mọi
tiềm năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên
đất cho thế hệ sau này. Thông qua việc cấp GCNQSD đất để nhà nước nắm chắc
và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất.
2.1.5.3. Những quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. GCNQSD đất được cấp cho người sử dụng đất theo mẫu thống nhất
trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên
GCNQSD đất, chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy
định của pháp luật về đăng ký bất động sản.
2. GCNQSD đất do bộ TN&MT phát hành.
3. GCNQSD đất được cấp theo từng thửa đất.
Trường hợp GCNQSD đất là tài sản chung của vợ và chồng thì GCNQSD
đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

6


Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng
thì GCNQSD đất được cấp chung cho từng cá nhân, hộ gia đình, từng tổ chức
đồng quyền sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng đân cư
thì GCNQSD đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện hợp
pháp của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì
GCNQSD đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệm cao
nhất của cơ sở tôn giáo đó.
4. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCNQSD đất, chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị thì không phải đổi giấy

chứng nhận đó sang GCNQSD đất theo quy định của luật này. Khi chuyển
quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó được cấp GCNQSD đất
theo quy định của luật này. [5]
2.1.5.4. Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nhà nước cấp GCNQSD đất cho những trường hợp sau đây:
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất trừ trường hợp thuê đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm
1993 đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCNQSD
đất.
3. Người đang sử dụng đất được quy định tại điều 50 và điều 51 của luật
đất đai năm 2003 mà chưa được cấp GCNQSD đất.
4. Người được chuyển đổi chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng
đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các
bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân
dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước đã được thi hành.
6. Người trúng đấu giá sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
7. Người sử dụng đất theo quy định tại điều 90, 91 và 92 luật đất đai năm 2003.
8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở.
7


9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở. [5]
2.1.6. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.6.1. Cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử
dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã,

phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ
sau đây thì được cấp GCNQSD đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà
miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
b) GCNQSD đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc
có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản
gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với
đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn
xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của
pháp luật.
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử
dụng đất.
2. Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy
định tại khoản 1 trên đây mà trên đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về
chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan, nhưng đến trước
ngày luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận
là đất không có tranh chấp thì được cấp GCNQSD đất và không phải nộp tiền sử
dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo nay được

8



UBND xã nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, không có tranh
chấp thì được cấp GCNQSD đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy
định tại khoản 1 trên đây nhưng đất đã sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm
1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp,
phù hợp với QHSD đất thì được cấp GCNQSD đất và không phải nộp tiền sử
dụng đất.
5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của
toà án nhân dân, quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đã được thi hành thì được cấp GCNQSD đất sau khi thực hiện nghĩa vụ
tài chính theo quy định của pháp luật.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy
định tại khoản 1 trên đây nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm
1993 đến trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, nay được
UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là không có tranh chấp, phù hợp với
QHSD đất đã được xét duyệt với nơi đã có QHSD đất thì được cấp GCNQSD
đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho
thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày luật đất đai năm 2003 có
hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCNQSD đất, trường hợp chưa thực hiện
nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền,
miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp GCNQSD đất khi có các điều kiện
sau đây:
a) Có đơn đề nghị xin cấp GCNQSD đất.
b) Được UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất dùng
chung cho cộng đồng và không có tranh chấp. [5]
2.1.6.2. Cấp GCNQSD đất cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất
1. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp GCNQSD đất đối với phần diện

tích đất sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp
GCNQSD đất được giải quyết như sau:

9


a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không
đúng mục đích, sử dụng không hiệu quả.
b) Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất cho UBND
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để quản lý, trường hợp doanh nghiệp
nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối đã
được nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
một phần quỹ đất làm đất ở thì phải bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư
trình UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương nơi có đất xét duyệt trước
khi bàn giao cho địa phương quản lý.
3. Đối với tổ chức kinh tế lựa chọn hình thức thuê đất thì cơ quan quản lý
đất đai của tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương làm thủ tục ký hợp đồng thuê
đất trước khi cấp GCNQSD đất.
4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp GCNQSD đất khi có các
điều kiện sau đây:
a) Cơ sở tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động.
b) Có đề nghị bằng văn bản của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo đó.
c) Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử
dụng đất của cơ sở tôn giáo đó. [5]
2.1.6.3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp GCNQSD đất cho tổ
chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.
2. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSD đất cho

hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất quy định tại khoản 1 điều
này được uỷ quyền cho các cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.
Chính phủ quy định điều kiện được uỷ quyền cấp GCNQSD đất. [5]

10


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ quỹ đất thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.
- Các văn bản về đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.
- Đề tài được thực hiện từ ngày 05 tháng 01 năm 2013 đến ngày 05 tháng
05 năm 2013.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát và đánh giá điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội
của thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.
- Tình hình lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính và kết quả cấp GCNQSD đất
năm 2009 đến năm 2012.
- Đánh giá thực trạng đăng ký đất đai, lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa
chính phục vụ cho công tác cấp GCNQSD đất tại thị xã Thái Hòa.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập và xử lý số liệu về:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội, số liệu về quản lý nhà nước về đất đai và các văn bản có liên quan.
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
- Phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin và ý kiến của người dân địa
phương (không dùng phiếu điều tra) về tình hình quản lý đất đai, quy hoạch và
công tác vận động và hướng dẫn lập thủ tục cấp GCNQSD đất.
3.4.3. Phương pháp thừa kế bổ sung
- Thừa kế những số liệu tài liệu của những người đi trước đồng thời bổ
sung những vấn đề, số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu.

11


3.4.4. Phương pháp so sánh
- Cụ thể là so sánh các số liệu qua các năm để rút ra các kết luận và tìm ra
những nguyên nhân tạo nên sự biến đổi đó.
3.4.5. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu số liệu
- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn
lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.
- Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau.
- Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể.

12


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
- Thị xã Thái Hoà nằm ở vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An và trên toạ độ: Từ

19 13' - 19o 33' vĩ độ Bắc và 105o 18' - 105o 35' kinh độ Đông, phía Bắc, phía
Nam và phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn, phía Đông giáp 2 huyện Quỳnh Lưu và
Nghĩa Đàn. Thái Hoà nằm cách quốc lộ 1A theo hướng Đông 35 km, cách thành
phố Vinh về phía Nam 90 km, trục quốc lộ 48 là trục đối ngoại Đông - Tây, lên
phía Bắc có Quốc lộ 15A, phía Nam có tỉnh lộ 545 đi Tân Kỳ, phía Đông có
đường Hồ Chí Minh đi qua, ngoài ra còn có tuyến đường sắt nối ga Thái Hoà
với đường sắt Bắc Nam tại ga Cầu Giát.
o

- Về tổ chức đơn vị hành chính: thị xã Thái Hoà có 10 đơn vị hành chính
bao gồm 4 phường (phường Long Sơn, phường Hoà Hiếu, phường Quang Tiến,
phường Quang Phong) và 6 xã (xã Nghĩa Thuận, xã Đông Hiếu, xã Nghĩa Mỹ,
xã Nghĩa Hoà, xã Tây Hiếu, xã Nghĩa Tiến).
- Với vị trí địa lý thuận tiện về giao thông với các khu vực xung quanh, thị xã
Thái Hoà có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong
các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - TTCN và sớm trở thành một đô thị
trung tâm của khu vực phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. [2]
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
- Thái Hoà là đô thị miền núi có địa hình khá phức tạp và bị chia cắt bởi
sông Hiếu, bao gồm một số đồi núi thấp, có chỗ trũng sâu và có thung lũng xen
kẽ giữa các sườn đồi, độ cao trung bình từ +40 m đến +70 m. Địa hình có
hướng dốc tự nhiên về phía Đông với độ dốc từ 0,4% đến 1,2%. Khu trung
tâm thị xã Thái Hoà nằm trên độ cao nền +48 m. Đường quốc lộ 48 có cao độ từ
+45,6 m đến +52,9 m. Khu vực phía Tây sông Hiếu có cao độ + 46,2 m đến +
69,6 m. Khu vực phía Đông sông Hiếu có cao độ + 45,3 m đến +72,2 m.
- Địa hình tự nhiên gồm các đồi bát úp và bị chia cắt bởi sông Hiếu, có
chỗ sâu trũng và có thung lũng xen kẽ các sườn đồi, có thể chia ra các dạng địa
hình sau. Địa hình núi cao: Thuộc phía Tây Nam xã Nghĩa Tiến có cao độ từ +
57 m đến +74,3 m và một phần thuộc phường Hoà Hiếu có cao độ +58 m đến
13



+91,6 m. Địa hình đồng thoải: Khu vực phía Tây sông Hiếu có cao độ từ + 45,4
m đến +52,6 m. Khu vực phía Đông sông Hiếu có cao độ từ +41,7 m đến + 54,1
m. Địa hình ven sông: Có cao độ từ + 34,3 m đến + 41 m. [2]
4.1.1.3. Thời tiết - Khí hậu
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 230C. Nhiệt độ nóng nhất là 41,60C.
Nhiệt độ thấp nhất xuống tới – 0,20C.
- Lượng mưa trung bình năm là 1.591,7 mm, phân bố không đồng
đều trong năm. Mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10 gây úng lụt ở các
vùng thấp dọc sông Hiếu, mùa khô lượng mưa không đáng kể do đó hạn
hán kéo dài, có năm tới 2 đến 3 tháng. [2]
- Trong vụ Đông Xuân, song hành với hạn là rét, số ngày có nhiệt độ
dưới 15 0C là trên 30 ngày, ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và phát
triển của nhiều loại cây trồng và các hoạt động sản xuất. Ngoài ra gió Lào,
bão, lốc, sương muối cũng gây tác hại không nhỏ cho nhiều loại cây trồng
hàng năm của thị xã.
Tóm lại, Thái Hoà có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa
hè, khô hanh lạnh về mùa đông, thích hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện
phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng. Song cần có biện pháp phòng
chống úng lụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất và mức sống của nhân dân.
4.1.1.4. Chế độ thuỷ văn
- Sông Hiếu, nhánh sông lớn nhất của hệ thống sông Cả, có nguồn nước
mặt phong phú với lưu lượng 3,7 tỷ m3 nước, đoạn qua địa bàn thị xã dài 13,90
km qua địa phận các phường, xã: Phường Quang Phong, phường Quang Tiến,
Phường Hoà Hiếu, phường Long Sơn, xã Tây Hiếu, xã Nghĩa Tiến, xã Nghĩa
Hoà. Chế độ thuỷ văn của sông Hiếu ảnh hưởng trực tiếp đế thị xã (mực nước
thấp nhất +36 m, mực nước cao nhất +47,5 m ứng với tần suất P=5%, mực nước
sông Hiếu ứng với tần suất 10% là 47 m, mực nước cao nhất vào mùa lũ hàng năm

dao động từ 39 m đến 42 m). [2]
- Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn có một nhánh của sông Sào (bắt nguồn từ
vùng núi Như Xuân – Thanh Hoá) và nhiều suối nhỏ chảy qua. Nguồn nước tuy
phong phú nhưng do địa hình không thuận lợi nên không thể phát triển thuỷ điện
quy mô vừa và nhỏ mà chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. [2]

14


- Nguồn nước ngầm của Thái Hoà nói chung rất hiếm, chưa có tài liệu nào
đánh giá chính thức về nguồn nước ngầm, nhưng qua thực tế cho thấy mạch
nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất là khó khăn. [2]
- Hiện nay, các hồ nước lớn trên địa bàn đang được đầu tư nâng cấp từng
bước đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc phục vụ nước tưới tiêu sản xuất
nông nghiệp kết hợp với nuôi cá nước ngọt. Về nước sinh hoạt của người dân,
trong thời gian tới thị xã cần có các biện pháp để cải tạo nguồn nước mặt đảm
bảo nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh môi trường.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Thị xã Thái Hoà có tổng diện tích đất tự nhiên năm 2012 là 13.499,95 ha
với 14 loại đất chính thuộc hai nhóm Thuỷ thành và Địa thành. Nhóm tài nguyên
đất của thị xã được đánh giá và phân bổ tại các xã như sau:
- Xã Nghĩa Thuận: Đất xám điển hình nghèo bazơ, đất xám nhiều sỏi sạn,
đất xám điển hình glây, đất xám tầng mỏng.
- Xã Đông Hiếu và xã Tây Hiếu: Đất đỏ điển hình, nghèo bazơ, đất xám
tầng mỏng nhiều sỏi sạn, đất đen nhiều sỏi sạn.
- Xã Nghĩa Mỹ: Đất xám điển hình, đất xám tầng mỏng.
- Xã Nghĩa Hoà và Nghĩa Tiến: Đất đen điển hình, đất xám nhiều sỏi sạn,
đất xám tầng mỏng, đất đỏ điển hình, đất phù sa cơ giới nhẹ.
- Phường Long Sơn: Đất đen điển hình, đất xám nhiều sỏi sạn, đất phù sa

chua, đất xám tầng mỏng, đất đỏ điển hình, đất phù sa cơ giới nhẹ.
- Phường Hoà Hiếu: Đất xám điển hình glay, đất xám tầng mỏng, đất xám
nhiều sỏi sạn.
- Phường Quang Tiến và phường Quang Phong: Đất xám đọng nước, đất
phù sa cơ giới.
Đánh giá chung về mặt thổ nhưỡng: Nhóm đất Địa Thành với nhiều loại
đất và trên nhiều địa hình khác nhau rất hợp với việc trồng các loại cây công
nghiệp lâu năm và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su,
cam...Đây là thế mạnh của thị xã khi phát triển các cây công nghiệp. Nhóm đất
Thủy thành phân bố tương đối tập trung rất thuận lợi cho việc trồng cây lương
thực và với loại đất khác phù hợp cho trồng cây ăn quả đất cam, dứa, dưa hấu,
mía nguyên liệu. [3]
15


b) Tài nguyên rừng và khoáng sản
- Theo kết quả điều tra, tổng diện tích đất lâm nghiệp của thị xã là
3.232,67 ha chiếm 32,04% tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã, trong đó diện
tích đất rừng sản xuất là 2.347,77 ha, diện tích đất rừng phòng hộ là 884,90 ha
và trữ lượng gỗ chiếm khoảng 100.000 m3. Ngoài ra còn có đất đồi chưa sử
dụng 76,55 ha có khả năng sản xuất lâm nghiệp. [2]
- Độ che phủ trên tổng diện tích tự nhiên đạt 35%. Thị xã đã triển khai
thực hiện tốt công tác trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng, kiểm tra, xử lý các vụ
vi phạm luật bảo vệ rừng, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt công tác bảo
vệ và PCCC rừng, tổ chức tuyên truyền PCCC rừng rộng rãi, không để xảy ra
cháy rừng trên địa bàn.
- Với nguồn tài nguyên phong phú như đá, cát, sỏi xây dựng và vàng sa
khoáng phân bố tập trung ở các phường, xã có sông Hiếu chảy qua: Hòa Hiếu,
Long Sơn, Quang Phong, Quang Tiến, Tây Hiếu. Tài nguyên khoáng sản ở Thái
Hoà có các loại sau:

+ Đá bọt Bazan (làm nguyên liệu phụ gia cho xi măng) tập trung ở Hòn
Én (Tây Hiếu) trữ lượng khoảng 1 triệu m3, đồi trọc Nghĩa Mỹ và phân bố tập
trung ở xã Đông Hiếu.
+ Đá vôi và đá hoa cương, trữ lượng 1 triệu m3 tập trung ở xã Nghĩa Tiến.
+ Sét, gạch, ngói: Trữ lượng khá lớn, phân bố tập trung ở xã Nghĩa Hoà,
phường Long Sơn, phường Quang Phong, phường Quang Tiến, Nghĩa Thuận,
Nghĩa Tiến.
+ Ngoài các loại tài nguyên trên thì tài nguyên cát, sỏi (ven sông Hiếu)
cũng là một thế mạnh của thị xã.
Nhìn chung trữ lượng tài nguyên khoáng sản hiện tại đảm bảo cho thị xã có
nguồn lực phát triển mạnh trong một thời gian. Ngoài ra, với địa hình đồi núi, việc bảo
vệ và phát triển rừng để tiến hành phát triển song song công nghiệp chế biến nông, lâm
sản là vấn đề rất quan trọng, nếu được đầu tư khai thác hiệu quả sẽ mang lại nguồn thu
lớn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh.
c) Tài nguyên nhân văn và du lịch
Thái Hoà là một thị xã miền núi của tỉnh Nghệ An, là vùng đất có bề dày
văn hoá - lịch sử lâu đời. Có di chỉ khảo cổ học làng Vạc (xã Nghĩa Hoà) tiêu
biểu cho nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng trong nước và khu vực Đông Nam Á.
Tại đây có người Việt cổ sinh sống, cách đây 2000 đến 2500 năm, tương đương
16


với thời kỳ các vua Hùng dựng nước và giữ nước mà cụ thể là tương đương với
thời kỳ An Dương Vương (vào khoảng năm 257 đến 208 trước Công Nguyên).
Thái Hoà không chỉ là vùng đất sinh sống của người Việt cổ với nền văn hoá
Đông Sơn rực rỡ (thời đại kim khí) mà còn là vùng đất có truyền thống đấu
tranh dựng nước và giữ nước, nơi đây còn lưu giữ những nét văn hóa truyền
thống đặc sắc như văn hóa cồng chiêng (phường Quang Tiến, phường Quang
Phong, xã Nghĩa Mỹ, xã Nghĩa Tiến).
Tóm lại, với một nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú nêu

trên là điều kiện rất thuận lợi để Thái Hòa phát triển du lịch đặc biệt là du lịch
văn hóa, du lịch tâm linh và xây dựng các khu di chỉ khảo cổ học. Nhưng một
trong những khó khăn chủ yếu đối với thị xã Thái Hòa là cơ sở hạ tầng thương
mại - du lịch còn hạn chế, đây sẽ là một thách thức không nhỏ trong quá trình
khai thác các điều kiện tự nhiên phong phú, hấp dẫn khách du lịch trong nước và
quốc tế.
4.1.1.6. Cảnh quan môi trường
Thái Hoà thị xã của tỉnh Nghệ An, đang ở giai đoạn đổi mới và đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các khu công nghiệp tập trung và khu
công nghiệp nhỏ đã và đang phát triển mạnh, các doanh nghiệp cơ quan xí nghiệp
đóng trên địa bàn thị xã ngày một nhiều. Do vậy vấn đề ô nhiễm về môi trường đất,
nước, không khí ở Thái Hoà cần phải được giám sát, kiểm tra thường xuyên.
Nguồn tài nguyên khoáng sản một mặt đã tạo ra nguồn thu đáng kể cho
một bộ phận dân cư, nhưng mặt khác cũng đang trở thành những thách thức lớn
về môi trường hiện nay. Do còn thiếu quy hoạch toàn diện nên việc xử lý vấn đề
môi trường chưa được quan tâm đúng mức, hiện tượng ô nhiễm khí, bụi đang
cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ về môi trường cần sớm được quan tâm xem xét.
Bên cạnh đó, một số khu dân cư có dân số tập trung, mật độ xây dựng lớn
và các khu chợ dịch vụ, trung tâm y tế..., có lượng chất thải nhiều nhưng lại
chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước, rác thải đã làm ô nhiễm bầu không khí
và nguồn nước mạch nông. Tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô (than đá,
củi, rơm rạ...), các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân, sử dụng
quá nhiều các chế phẩm hoá học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hoá học trong
sản xuất nông nghiệp, khói bụi từ nung vôi gạch, các chất thải trong hoạt động
giao thông và quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm
môi trường sinh thái tự nhiên của thị xã.

17



Do địa hình bị chia cắt, lượng mưa tương đối lớn, độ che phủ của hệ thực
vật còn thấp nên đất đồi núi thường bị rửa trôi bề mặt, làm cho đất bị chai cứng,
nghèo chất dinh dưỡng và có nguy cơ bị xói mòn trơ sỏi đá trở thành hoang trọc.
Hiện tượng lũ lụt, vẫn thường xảy ra đã làm cho một số diện tích đất bị sạt lở,
ngập úng, khô hạn, gây khó khăn trong sản xuất và đời sống. Vì vậy cần phải dự
kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm,
bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên môi trường
sinh thái trong khu vực.
Với những vấn đề nêu trên, cần phải có biện pháp sử dụng đất tiết kiệm,
có hiệu quả, khai thác các nguồn tài nguyên một cách khoa học và hợp lý, tránh
các hiện tượng ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong sạch trong tương lai.
4.1.1.7. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
cảnh quan môi trường trên thì thị xã Thái Hòa có những lợi thế cũng như
hạn chế sau:
a) Thuận lợi
- Lợi thế về vị trí địa lý, giao thông Thái Hòa được xác định là một trong
năm cực tăng trưởng của tỉnh và là tam giác phát triển của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ. Thái Hoà là một cửa ngõ quan trọng về kinh tế - xã hội của vùng Tây
Bắc Nghệ An có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, là đầu mối thông
thương buôn bán, trao đổi hàng hoá của cả khu vực.
- Lợi thế về tài nguyên khoáng sản: Có nguồn tài nguyên đất đai khá
phong phú, phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho đa dạng hoá nông
nghiệp. Địa hình khá thuận lợi so với các thị xã trung du và miền núi phù hợp
cho việc trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao cũng như nhiều loại cây
công nghiệp.
b) Khó khăn
- Một số nguồn tài nguyên chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ đã hạn
chế phần nào đến khả năng khai thác và sử dụng trên địa bàn thị xã. Với nguồn
tài nguyên như hiện nay không đáp ứng đủ để sản xuất với quy mô lớn.
- Mưa lớn nhưng phân bố không đều mà chỉ tập trung vào vài tháng trong

năm tạo ra mất cân đối nguồn nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng
lụt và hiện tượng xói mòn rửa trôi đất tại các vùng dốc.

18


4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng – Cơ cấu kinh tế
- Thị xã gồm có 10 xã, phường và ngành sản xuất chính là ngành Dịch vụ
- Thương mại. Dưới sự nổ lực của chính quyền địa phương và của nhân dân thì
kinh tế của thị xã đã có những bước phát triển nhất định. Giá trị gia tăng (VA)
của thị xã Thái Hòa năm 2012 là 2.799.300 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng VA
trung bình năm trong giai đoạn 2005 - 2012 là 11,2%/năm, riêng năm 2012 tăng
14,5% so với năm 2011.
- Thị xã với cơ cấu kinh tế chủ yếu là ngành Dịch vụ - Thương mại. Trong
những năm gần đây cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của tỉnh Nghệ An
thì thị xã đã hòa nhập và đạt được các kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 1: Cơ cấu các ngành kinh tế thị xã Thái Hòa qua một số năm
Năm 2005
Giá trị
Lĩnh vực

Cơ cấu

Năm 2009
Giá trị

Cơ cấu

Năm 2012

Giá trị


cấu

(Tỷ
đồng)

(%)

(Tỷ
đồng)

(%)

(Tỷ
đồng)

(%)

Nông-lâm-thuỷ sản

165,900

23,9

193,951

17,3


358,311

12,8

Công nghiệp-xây dựng

202,416

29,2

338,799

30,2

1069,332 38,2

Dịch vụ, thương mại

325,826

46,9

589,678

52,5

1371,657 49,0

Tổng cộng


694,142 100,00 1.122,428 100,00 2.799,3 100,00

4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
a) Trồng trọt và chăn nuôi
* Trồng trọt:
Năm 2012 mặc dù thời tiết không thuận lợi do rét đậm, rét hại kéo dài
trong vụ Đông Xuân song với nhiều giải pháp chỉ đạo quyết liệt và cố gắng của
bà con nông dân nên kết quả vẫn đạt khá:
+ Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 796,95 ha, năng suất đạt 50
tạ/ha, diện tích ngô 556,8 ha, năng suất đạt 28,5 tạ/ha.
+ Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 9.159 tấn.

19


+ Cây cây công nghiệp: Tổng diện tích các cây trồng chủ yếu khoảng hơn
5750,89 ha, trong đó diện tích cây công nghiệp thế mạnh như cao su hơn 1.000
ha, cà phê hơn 800 ha.
Trong nông nghiệp, cây lương thực là loại cây trồng chính chiếm phần lớn
diện tích và sản lượng của thị xã trong đó chủ yếu là cây lúa (chiếm 13,9% diện tích
trồng trọt nhưng lại chiếm 82,3% sản lượng lương thực). Bên cạnh cây lúa, loại cây
công nghiệp dài ngày có diện tích và sản lượng lớn của thị xã là cây mía (chiếm
25,12% diện tích), cây cao su (chiếm 16,9% diện tích), cây cà phê, thuận lợi cho việc
phát triển ngành công nghiệp chế biến cao su, cà phê trên địa bàn. Ngoài ra, ở thị xã
cũng trồng một số cây công nghiệp dài ngày như cam, chanh nhưng sản lượng không
đáng kể, chủ yếu phục vụ nhu cầu nội thị. [2]
* Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có khá lớn, đã có mô hình phát triển trang
trại chăn nuôi lợn siêu nạc quy mô lớn đang từng bước phát huy hiệu quả kinh tế.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đang xây dựng trang trại bò sữa ở xã

Đông Hiếu với quy mô 4.000 con bò sữa, đầu năm 2009 đã đi vào sản xuất kinh
doanh. Năm 2012 do giá thức ăn tăng cao, tình hình dịch bệnh ở gia súc gia cầm
diễn biến phức tạp cho nên tình hình phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm có
phần chững lại, tổng đàn gia súc chủ yếu hiện có 20.950 con, gồm có 4.584 con
trâu, 5.343 con bò và 11.023 con lợn. [2]
Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của thị xã cũng tương đối phát triển,
các trang trại chăn nuôi (chăn nuôi trâu bò hàng hóa, bò sữa, lợn ngoại, dê, gia
cầm..) được tập trung đầu tư phát triển. Các trang trại ở đây phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ không chỉ nhu cầu địa phương mà còn hướng
tới xuất khẩu. Do vậy, cơ cấu nội ngành nông nghiệp trong thời gian tới chắc
chắn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần và tỷ
trọng ngành chăn nuôi tăng dần. Đây là xu hướng phát triển phù hợp với xu thế
của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
b) Lâm nghiệp và thủy sản
* Lâm nghiệp:
Với chủ trương phát triển kinh tế rừng, triển khai thực hiện tốt công tác kiểm
tra, xử lý các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện
tốt công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức tuyên truyền phòng
cháy chữa cháy rừng rộng rãi, không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn. Đến nay, thị
xã có 3.232,67 ha rừng (chiếm 89,5% tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp),
20


trong đó rừng tự nhiên có 1.286,6 ha chiếm 39,8% diện tích rừng hiện có, còn lại là
rừng trồng tập trung có 1.946,07 ha, năm 2011 mang lại giá trị là 2.094 triệu đồng,
tăng gần 600 triệu đồng so với năm 2010, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện
và nâng cao đời sống của người dân thị xã. [2]
* Thủy sản:
Là một thị xã miền núi nên thủy sản ở đây chủ yếu có được do nuôi trồng,
còn sản lượng khai thác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2011, sản lượng thủy sản

của thị xã là 310 tấn trong đó sản lượng nuôi trồng là 300 tấn chiếm gần 97%
tổng sản lượng thủy sản. Tổng giá trị đóng góp của ngành thủy sản vào GO
Nông - Lâm - Thủy sản thị xã tuy rất nhỏ nhưng giá trị và tỷ trọng tăng lên tăng
qua các năm, cụ thể năm 2004 ngành này đóng góp 1.519 triệu đồng, chiếm
1,9%, đến năm 2011 là 7.390 triệu đồng (tăng 1,5 lần so với năm 2010), chiếm
tỷ trọng 3,81%. Số liệu trên cho thấy, mặc dù ngành thủy sản của thị xã có tăng
về giá trị nhưng tốc độ tăng rất chậm một phần là do đặc thù của thị xã là thuộc
miền núi. [2]
Thủy sản chủ yếu là nuôi cá và các loại hải sản nước ngọt tập trung ở các
vùng Nghĩa Thuận, Tây Hiếu, Nghĩa Hòa với tổng diện tích mặt nước 129.66 ha.
Hiện nay, thị xã đang xây dựng mô hình nuôi cá Tra thương phẩm (2.000m 2) tại
xã Nghĩa Thuận. Tuy nhiên, trình độ và kinh nghiệm phát triển thủy sản của
người dân nơi đây vẫn còn rất hạn chế.
c) Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
- Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN-XDCB theo giá so sánh 2010 đạt 898.650
triệu đồng đạt 99.7% kế hoạch và bằng 105.3% so với cùng kỳ (trong đó công
nghiệp đạt 340.200 triệu đồng bằng 97,9 % so với cùng kỳ). Theo giá hiện hành:
1.069.332 triệu đồng đạt 102,0% kế hoạch và bằng 118.3% so với cùng kỳ. [2]
- Triển khai thực hiện hoàn thiện dự án điện nông thôn REE II và bàn
giao lưới điện hạ thế của xã Nghĩa Mỹ cho điện lực Thái Hòa. Hoàn thành việc
hoàn trả lưới diện trung thế cho các đơn vị: Quang Tiến, Quang Phong, Long
Sơn. Triển khai công tác nâng cấp sữa chữa hệ thống điện thị xã theo dự án tái
thiết Đức. [2]
- Các làng nghề mộc Tân Quyết Thắng và Chế Biến Lâm Sản hoạt động
có hiệu quả, triển khai xây dựng làng có nghề (nghề sản xuất miến ở Long Sơn,
nghề chế biến mật mía ở Quang Phong), du nhập một số nghề mới (nghề sản
xuất hương, chế tác đá mỹ nghệ…) góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cải
thiện đời sống nhân dân. [2]
21



Năm 2012, giá trị xây dựng cơ bản hoàn thành ước đạt 385,5 tỷ đồng/KH
370 tỷ đồng đạt 104,2%, trong đó:
- Từ nguồn ngân sách cấp trên (Trung ương, Tỉnh): 143 tỷ đồng.
- Từ nguồn ngân sách thị xã và các phường, xã: 25 tỷ đồng.
- Từ nguồn huy động đóng góp của nhân dân: 2 tỷ đồng.
- Từ nguồn đầu tư của các doanh nghiệp: 98 tỷ đồng.
- Từ nguồn vốn đầu tư xây dựng trong dân: 117 tỷ đồng.
- Nguồn vốn Đầu tư XDCB từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất phân bổ
kịp thời, dự kiến năm 2013 đạt 13,2 tỷ đồng.
- Dự án khu dịch vụ - thương mại Đồng Lầy với quy mô 50 ha. Hiện nay
đã có 9 doanh nghiệp đầu tư, với các lĩnh vực như: Công nghiệp - dịch vụ thương mại tổng hợp, các doanh nghiệp đang hoàn thiện hồ sơ, triển khai san lấp
mặt bằng xây dựng công trình.
- Dự án Khu đô thị mới Đông Hưng đã cơ bản hoàn thành việc cắm mốc
ranh giới và trích đo giải thửa, hiện nay chủ đầu tư đang triển khai lập dự án đầu
tư, lập phương án bồi thường, chi trả cho các đối tượng bị ảnh hưởng để thực
hiện GPMB.
- Hiện nay trên địa bàn thị xã đang có 6 chợ hoạt động, dự án kinh doanh
xây dựng hạ tầng chợ Hiếu do Công ty cổ phần dầu khí Nghệ An chủ đầu tư, với
tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng đang được triển khai thực hiện.
- Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng: Thực hiện theo đúng
quy trình, thủ tục của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị
định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi
hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Tổ
chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
đúng quy trình, đạt hiệu quả.
- Công tác quản lý các công trình: Thực hiện theo Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình. Quyết định số 109/2009/QĐ-UBND ngày 09/12/2009 của
UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định về quản lý đầu tư, xây dựng

công trình và đấu thầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thành lập các Ban quản lý dự
án có đủ năng lực, chuyên môn để trực tiếp quản lý các công trình đạt hiệu quả.

22


- Đã thực hiện các quy trình thủ tục để UBND tỉnh quyết định đầu tư nâng
cấp, sửa chữa và xây dựng mới trụ sở UBND thị xã.
- Thực hiện tốt công tác thẩm tra, quyết toán vốn đầu tư các công trình đã
hoàn thành, không để tồn đọng hồ sơ.
- Chỉ đạo các Ban QLDA đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, thực
hiện thanh toán, giải ngân vốn và thanh toán tạm ứng vốn kịp thời.
d) Thương mại dịch vụ
- Tổng giá trị sản xuất (giá CĐ): 878.026 triệu đồng, đạt 100,2% kế hoạch,
bằng 118,9% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành: 1.371.657 triệu đồng
đạt 106,4% KH và bằng 126,6% so cùng kỳ. Chiếm 50,0% tỷ trọng cơ cấu kinh tế.
- Chỉ đạo phường Hoà Hiếu tổ chức tuyên truyền, vận động để tạo điều
kiện cho các thương nhân thực hiện việc nâng cấp chợ Hiếu lên chợ loại I do
công ty Cổ phần Dầu khí Nghệ An làm chủ đầu tư.
- Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn: 192, trong đó có 160 doanh nghiệp
hoạt động SXKD có hiệu quả tốt và báo cáo thuế đầy đủ. Chất lượng hoạt động
của các doanh nghiệp ngày càng cải thiện và hiệu quả hơn để đáp ứng yêu cầu
phát triển. Tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn có 3.130 hộ, tổng số vốn đăng ký
kinh doanh là 585.208 triệu đồng (vốn doanh nghiệp 436.548 triệu đồng). Tổng
số lao động tham gia kinh doanh 4.980 người. Tổng số chợ trên địa bàn: 06 chợ.
- Tổng số ốt xăng dầu hiện có 12, dự kiến từ 2011 - 2015 sẽ mở 2 ốt ở
Nghĩa Hoà và Quang Phong, nhu cầu mở thêm các ốt để đón đầu các dự án ở các
khu công nghiệp Phủ Quỳ, khu đô thị Đông Hưng là rất lớn.
- Trên địa bàn thị xã chủ yếu là vận tải đường bộ, số phương tiện vận tải
trên địa bàn là 499 xe (trong đó: vận tải hàng hoá: 465, vận tải hành khách 34).

Xe vận tải hành khách tại địa bàn chất lượng cao, tuy nhiên hoạt động của bến
xe thị xã chưa đạt chất lượng yêu cầu. [2]
e) Dân số và lao động
+ Qui mô, tốc độ phát triển và mật độ dân số
Tổng dân số toàn thị xã Thái Hoà tính đến 30/06/2012 là 67.427 người. Mật
độ phân bố trung bình là 498 người/km2. Số người dân tộc thiểu số 5.303 người
chiếm tỷ lệ 7,8% so với tổng dân số. Số lao động đang làm việc là 29.350 người
(chiếm 43,89%), tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (bao gồm cả ngắn hạn và dài

23


hạn) chiếm trên 50% so với tổng lao động, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm
gần 35% (10.732 lao động) so với tổng lao động đang làm việc.
Mặc dù tỷ lệ sinh của thị xã giảm (do thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa
gia đình, trung bình giảm 0,01%) nhưng tốc độ tăng dân số trung bình của thị xã vẫn tăng
dần qua các năm do tốc tăng độ tăng dân số cơ học của thị xã có xu hướng tăng lên (trung
bình năm tăng 0,2%). Nguyên nhân tăng là do trong những năm gần đây, Thái Hòa là
một trong những địa phương của tỉnh Nghệ An có tốc độ phát triển đô thị, khu công
nghiệp rất nhanh. Nên hàng năm, lượng người ở các vùng khác đến tìm kiếm công ăn,
việc làm rất lớn (phần lớn dân số tăng cơ học là dân số đang ở độ tuổi lao động). [2]
+ Về cơ cấu và chất lượng dân số
Cơ cấu nam có xu hướng luôn thấp hơn nữ, trong năm 2008 nam chiếm
46,4% và chênh lệch dân số giữa nam và nữ không cao, nhưng độ chênh lệch
này sẽ giảm dần. Tỷ lệ dân số phi nông nghiệp tương đối cao (chiếm 62,7%), cơ
cấu dân đô thị chiếm 43,1% dân số toàn thị xã (cơ cấu dân đô thị của tỉnh Nghệ
An là 24,6%), như vậy tỷ lệ dân phi nông nghiệp cao hơn hẳn so với dân đô thị.
Dự báo trong vòng 12 năm tới tốc độ đô thị hóa về dân số của thị xã sẽ rất cao
(ước thấp nhất là 3,17%/năm).
Lực lượng lao động chiếm 45,3% dân số (30.750 lao động), trong đó lao động

nữ chiếm 51,3%, chất lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng dần lên
do nhu cầu phát triển các khu công nghiệp và các ngành dịch vụ - thương mại.
Như vậy, nguồn lao động của Thái Hòa tuy khá dồi dào, lực lượng lao
động trẻ, khỏe, chịu khó, thông minh, nhanh nhạy tiếp thu cái mới và lực lượng
lao động qua đào tạo là rất cao (chiếm khoảng 50,0%) nhưng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn tới.
f) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua được sự đầu tư và quan tâm của các cấp, các ngành
đặt biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thị xã Thái Hòa cùng với sự nổ lực của
nhân dân trong thị xã đã ngày càng làm cho cơ sở hạ tầng của địa bàn có sự thay
đổi đáng kể. Nhiều công trình phục vụ đời sống và sản xuất của người dân được
hoàn thiện. Nó là động lực rất lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thị xã
nói chung và khả năng canh tác sử dụng đất có hiệu quả nói riêng.

+ Giao thông
24


Do đặc thù về vị trí địa lý, hệ thống giao thông của thị xã Thái Hòa tương
đối phong phú bao gồm: giao thông đường bộ và giao thông đường thuỷ. Tuy
vậy, giao thông đường bộ vẫn là mạng giao thông chủ yếu của thị xã.
- Có hai trục giao thông chính là đường Hồ Chí Minh đã được rải thảm
giai đoạn 1 (đoạn qua thị xã Thái Hòa dài 12 km) và quốc lộ 48 (đoạn qua thị xã
Thái Hòa dài 17 km) đã được nâng cấp, rải nhựa, cắt dọc, ngang giữa huyện và
tỏa ra theo 4 hướng.
+ Phía Đông, theo Quốc lộ 48 qua vùng phía Tây Bắc huyện Quỳnh Lưu,
Diễn Châu, gặp Quốc lộ IA tại Yên Lý.
+ Phía Tây, theo Quốc lộ 48 lên cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).
+ Phía Nam, theo đường Hồ Chí Minh qua huyện Tân Kỳ, gặp Quốc lộ 7
ở Khai Sơn huyện Anh Sơn).

+ Phía Bắc, theo đường Hồ Chí Minh ra tỉnh Thanh Hóa.
- Đường Quốc lộ 15A, từ xã Nghĩa Sơn, qua Nghĩa Minh (huyện Nghĩa
Đàn), cắt sông Hiếu tại phường Quang Phong, đi trùng Quốc lộ 48 đến Đông
Hiếu, qua Nghĩa Long, Nghĩa Lộc (huyện Nghĩa Đàn), sang Tân Kỳ, dài khoảng
23 km, đã được trải nhựa. [2]
- Tỉnh lộ 545: tiếp nối Quốc lộ 15A tại phường Quang Tiến, qua Nghĩa
An, Nghĩa Khánh (huyện Nghĩa Đàn), sang huyện Tân Kỳ. Đoạn qua thị xã dài
8 km, nền đường 6,5 – 7,5 m, mặt đường từ 3,5 – 5,5 m đã được trải nhựa. [2]
- Ngoài ra trong huyện còn có 17 tuyến đường xã, phường với tổng chiều
dài khoảng 89 km, trong đó có 83,2 km đã được rải nhựa, bê tông hóa, còn lại là
đường đất, có 206 tuyến đường liên thôn, xóm tổng chiều dài 802,7 km. Các
tuyến đường liên thông với các trục giao thông chính, tạo mạng lưới vận chuyển
vật tư, hàng hóa thông suốt đến hầu khắp các thôn xóm. [2]
Nhìn chung hệ thống giao thông có trong thị xã tương đối đồng bộ, trước
mắt đang được tiếp tục nâng cấp sửa chữa nên khai thác sử dụng tốt, tuy nhiên
để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các tuyến giao thông nói trên đều
cần được nâng cấp lên ở cấp độ mới, nhất là các tuyến đường trung tâm thị xã.
+ Hệ thống điện
Lưới điện của Thái Hòa nằm trong hệ thống cấp điện chung của tỉnh,
được cấp qua trạm 110 kv công suất 1 × 16 MVA, điện áp 110/35/10 KV, hiện

25


×